Ảnh hưởng của ion Mg2+ lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng tinh trùng cá dìa (siganus guttatus bloch, 1787) nuôi tại nha trang - khánh hòa (Trang 57)

Các ký hiệu chữ cái a, b, c, d chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho (A) thời gian hoạt lực và (B) phần trăm hoạt lực theo từng cụm thời gian (10s, 60s và 120s)

Hình 3.8 Ảnh hưởng nồng độ khác nhau của các ion Mg2+ lên thời gian và phần trăm

tinh trùng hoạt lực cá dìa Siganus guttatus

Ion Mg2+ được đánh giá là ion chiếm thứ yếu trong dịch tương tinh trùng cá. Nồng độ của ion này nhiều nghiên cứu vẫn chưa xác định, nguyên nhân có thể do hàm lượng của chúng quá nhỏ [34]. Kết quả ở hình 3.8A, tinh trùng hoạt lực lâu nhất khi được kích hoạt trong dung dịch pha loãng ở nồng độ 0,6M Mg2+ với thời gian tinh trùng hoạt lực 159±4,1s, kế tiếp tại 0,4M Mg2+ (120,8±2,57s) và 0,8M Mg2+ (70,2±1,29s), ở 0,2M Mg2+

thì tinh trùng bất hoạt. Giữa các mức nồng độ Mg2+ thời gian tinh trùng hoạt lực có sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Để thấy rõ nồng độ khác nhau của các ion Mg2+ ảnh hưởng đến tinh trùng hoạt lực ta xem kết quả ở hình 3.8B. Ở tất cả các mốc thời gian quan sát 10s, 60s, 120s thì phần trăm tinh trùng hoạt lực ở nồng độ 0,6M Mg2+ cao hơn so với tại 0,4M Mg2+ và 0,8M Mg2+. 10s, phần trăm tinh trùng hoạt lực giảm dần tương ứng với các nồng độ 0,6M Mg2+

(71,7±1,86%), 0,4M Mg2+ (62,2±0,88%) và 0,8M Mg2+ (40±3,3%). Phần trăm tinh trùng hoạt lực có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ Mg2+ trong quan sát (P<0,05). 60s, phần trăm tinh trùng hoạt lực cao nhất vẫn ở nồng độ 0,6M Mg2+

(41±1,94%). 120s, phần trăm tinh trùng hoạt lực chỉ còn ở nồng độ 0,6M Mg2+ (18,9±2%) và 0,4M Mg2+ (2,1±0,77%), còn ở nồng độ 0,8M Mg2+ tinh trùng đã ngừng hoạt lực. Vậy, tinh trùng cá dìa hoạt lực tối ưu trong dung dịch có Mg2+ ở nồng độ 0,6M và kết quả này giống trên cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) [5], chẽm mõm nhọn

(Psammoperca waigiensis) [9] và cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [83] nhưng cao hơn cá tầm Iran (Acipenser persicus) (0,01M Mg2+) [15] và thấp hơn cá tráp (Acanthopagrus schlegelii) (0,45M Mg2+). Thông tin nghiên cứu ảnh hưởng Mg2+ lên hoạt lực tinh trùng cá còn rất hạn chế. Qua nghiên cứu này, chúng ta khẳng định Mg2+ ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng cá dìa.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng tinh trùng cá dìa (siganus guttatus bloch, 1787) nuôi tại nha trang - khánh hòa (Trang 57)