Siganus guttatus
Các ký hiệu chữ cái a, b, c, d chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho (A) thời gian hoạt lực và (B) phần trăm hoạt lực theo từng cụm thời gian (10s, 60s, 120s và 180s)
Hình 3.3 Ảnh hưởng nhiệt độ lên thời gian và phần trăm tinh trùng hoạt lực cá dìa
Siganus guttatus
Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng cá dìa ở các mức nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC và 35oC tại hình 3.3A thì thời gian tinh trùng hoạt lực ngắn nhất tại 35oC (214±4,8s) và lâu nhất tại nhiệt độ 25oC (325±7s), kế tiếp tại nhiệt độ 30oC (267±5s) và 20oC (248±4,9s). Kết quả cho thấy một sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 4 mức nhiệt độ.
Kết quả hình 3.3B thể hiện rõ các mức nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt lực tinh trùng cá dìa. Phần trăm tinh trùng hoạt lực ở các mức nhiệt độ giảm dần theo thời gian. Phần trăm tinh trùng hoạt lực ở 25oC cao hơn so với 20oC, 30oC và 35oC ở tất cả các mốc thời gian quan sát. 10s, phần trăm tinh trùng hoạt lực giảm dần tương ứng với các mức nhiệt độ
25oC (90,9±2,23%), 30oC (87±1,12%), 20oC (64,4±2,27%) và 35oC (55,7±1,2%). Hai mức nhiệt độ 25oC và 30oC không có sự sai khác về mặt thống kê nhưng hai mức nhiệt độ này có sai khác so với 20oC và 35oC. Từ 60s đến 180s thì phần trăm tinh trùng hoạt lực cao nhất vẫn ở 25oC và đã có sự sai khác về mặt thống kê so với các mức nhiệt độ còn lại (P<0,05). Tại 180s, phần trăm tinh trùng hoạt lực ở 25oC (17,9±0,65%), 20oC (11,1±0,98%), 30oC (8,3±0,83%) và 35oC (4,89±0,111%). Như vậy, 25oC là nhiệt độ thích hợp nhất để kích hoạt tinh trùng cá dìa hoạt lực. Ở các loài cá khác nhau thì mức nhiệt độ thích hợp cho tinh trùng hoạt lực cũng khác nhau như nhiệt độ thích hợp tinh trùng cá đù vàng (Larimichthys polyactis) hoạt lực là 10oC [84], cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (13oC) [13], cá tầm Iran (Acipenser persicus) (15 – 20oC) [15], cá tuyết (Lota lota) [15], cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus) (20oC) [5], cá chép (Cyprinus carpio)
(18 – 21oC) [93], cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) (30 oC) [9].