1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc

62 2,4K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 555,5 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đời sống của người dân ngày càng một nângcao hơn Đà Nẵng là một trong những thành phố đang trên đà phát triển với dân sốngày càng đông đúc và do tác động của các chính sách xây dựng và phát triển thànhphố nhiều khu vực có đông dân cư sinh sống đã và đang bị giải toả ,quy hoạchnhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố, làm cho nhu cầu về nhà ởngày càng trở nên cấp thiết.Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính cho người dâncủa thành phố thì các ngân hàng cũng đóng góp những nỗ lực của mình nhằm cungcấp cho người dân có được một căn nhà ổn định và khang trang

Đây là hoạt động cho vay đầy triển vọng của các ngân hàng, đem lại cho ngân hàngnhiều lợi ích nhưng cũng tìm ẩn rất nhiều rủi ro Là một sinh viên trong ngành sắp

ra trường trải nghiệm thực tế, tôi muốn phân tích tình hình hoạt động cho vay đầytiềm năng này nên quyết định chọn đề tài :” Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh ĐàNẵng”

Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010

Không gian nghiên cứu: tại phòng tín dụng cá nhân ngân hàng TMCP CôngThương – Chi nhánh Đà Nẵng

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài tôi có sử dụng một số phương pháp sau: mô t,suy luận,…

Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài sẽ khôngtránh khỏi những sai sót, mong thầy cô,các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến Emcũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ngân hàng, thầy cô đã hướng dẫn,cung cấp số liệu giúp em hoàn thành đề tài của mình

SVTH : Trần Thị Yến Trang i

Trang 2

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2011

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC ii

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG 1

1.1 Khái niệm ngân hàng: 1

1.1.1 Khái niệm ngân hàng: 1

1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: 1

1.1.2.1 Nghiệp vụ về nguồn vốn: 1

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: 1

1.1.2.3 Nghiệp vụ khác: 2

1.2 Tín dụng ngân hàng: 2

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng: 2

1.2.2 Phân loại tín dụng: 2

1.3 Hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và sửa chữa nhà ở của ngân hàng: 3

1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 3

1.3.2 Sự cần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 3

1.3.2.1 Đối với ngân hàng: 3

1.3.3.2 Đối với khách hàng: 3

1.3.2.3 Đối với xã hội: 3

1.3.3 Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.5 Phân loại cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.5.1 Theo mục đích vay: bao gồm 5

1.3.5.2 Theo thời hạn vay: 5

1.3.5.3 Theo hình thức đảm bảo: theo tiêu thức này tín dụng thường chia thành hai loại: 5

1.4 Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay: 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 7

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng: 7

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 7

2.1.2 Sơ đồ tổ chức: 7

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 8

2.1.4 Môi trường kinh doanh: 9

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: 12

2.1.5.1 Tình hình huy động vốn 12

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 12

Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 14

Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16

SVTH : Trần Thị Yến Trang ii

Trang 3

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP

Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng: 18

2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng: 18

2.2.1.1 Điều kiện vay vốn: 18

2.2.1.2 Phương thức cho vay: 19

2.2.1.3 Thời hạn vay: 20

2.2.1.4 Các hình thức bảo đảm vốn vay: 20

2.2.1.5 Mức cho vay: 21

2.2.1.6 Quy định về thời gian giải quyết thủ tục vay vốn: 21

2.2.2 Quy trình cho vay : 21

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: 21

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập tờ trình: 22

* Xác định phương thức cho vay: 22

*Xem xét khả năng nguồn vốn, xác định lãi suất cho vay: 22

* Lập tờ trình thẩm định vay: 23

* Tái thẩm định khoản vay: 23

Bước 3: Trình duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng: 23

Bước 4: Kí HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm 23

Bước 5: Giải ngân: 24

Bước 6: Kiểm tra giám sát, thu hồi nợ gốc và xử lý những phát sinh: 24

Bước7: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: 24

* Giải chấp tài sản bảo đảm: 24

Bước 8: Lưu giứ HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: 24

2.2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng: 26

2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở: 26

Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay 26

2.2.3.2 Phân tích theo mục đích sử dụng vốn: 28

Bảng 5 : Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn 28

2.2.3.3 Phân tích theo thời hạn vay: 30

Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn vay 30

2.2.3.4 Phân tích theo chủ thể vay: 32

Bảng 7: Tình hình cho vay theo chủ thể 32

2.3.3.5 Phân tích theo hình thức đảm bảo: 34

Bảng 8:Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY MUA NHÀ ,XÂY MỚI VÀ SNN TẠI

NH TMCP CÔNG THƯƠNG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 37

3.1 Kết quả đạt được 37

3.2 Hạn chế : 38

3.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới : 42

3.4 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng 43

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

SVTH : Trần Thị Yến Trang iii

Trang 4

SVTH : Trần Thị Yến Trang iv

Trang 5

SVTH : Trần Thị Yến Trang v

Trang 6

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG

1.1 Khái niệm ngân hàng:

Tuỳ theo luật của mỗi quốc gia mà có những khái niệm khác nhau về ngân hàng

Theo điều 20 Luật các TCTD Việt Nam (luật số 02/1997/ QH10) chỉ rõ: “Ngânhàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan” Trong đó, TCTD là DN được thành lập theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanhtiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi đểcấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ thanh toán

Như vậy, có thể nói ngân hàng là một định chế tài chính trung gian quan trọng vàoloại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồntiền nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay

và phát triển kinh tế

1.1.2.1 Nghiệp vụ về nguồn vốn:

- Vốn tự có: vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ pháp định và một

số khoản nợ dài hạn theo quy định của Nhà nước Vốn tự có của các Ngân hàng làrất ít so với tổng nguồn vốn Nguồn vốn tự có được sử dụng cho mọi mục đích, cóthể lấy để dự trữ pháp định, dự trữ kinh doanh, cho vay, đầu tư tài sản cố định…

- Vốn huy đông: là các khoản tiền của các chủ thể khác trong xã hội mà các

Ngân hàng được phép sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi.Các loại vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức

và các tổ chức tín dụng khác; phát hành giấy tờ có giá; vay giữa các tổ chức tíndụng, vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), …

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn:

- Nghiệp vụ ngân quỹ: Dự trữ bắt buộc tại NHNN và dự trữ tại quỹ ngân hàng

nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả, chi tiêu, cho vay và đầu tư nhanh của ngân hàng

- Nghiệp vụ cho vay: là khoản mục sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Mức độ

sinh lời cao vì vậy hàm chứa rủi ro cao.

- Nghiệp vụ đầu tư: chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán, ngoài ra còn có kinh

doanh ngoại tệ, kinh doanh bất động sản, đầu tư góp vốn vào các công ty khác…

- Nghiệp vụ tài sản cố định: bao gồm tài sản cố định hữu hình, vô hình tạo

nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo điều kiện hoạt động củangân hàng

Trang 7

1.1.2.3 Nghiệp vụ khác:

Bên cạnh nghiệp vụ tạo lập và sử dụng nguồn vốn thì nghiệp vụ trung gian thôngqua việc cung ứng các dịch vụ của ngân hàng luôn được các ngân hàng chú trọngđến trong nền kinh tế thị trường hiện nay như:

+ Làm trung gian thanh toán cho khách hàng

+ Bảo lãnh ngân hàng

+ Thực hiện các dịch vụ cho khách hàng

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Đầu tư chứng khoán

+ Dịch vụ chuyển vốn; dịch vụ nhận tiền gửi qua đem, tư vấn đầu tư, cho thuê két sắt để khách hàng ký gởi tài sản, những giấy tờ có giá,

1.2 Tín dụng ngân hàng:

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng về hình thức chính là mối quan hệ vay mượn kinh tế giữa người cho vay

và người đi vay với một số ràng buộc nhất định

Tín dụng về nội dung là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người cho vaysang người đi vay kèm theo một số điều kiện nhất định và sau một khoảng thời gian

đã thoả thuận trước thì người cho vay sẽ nhận lại được một lượng giá trị danh nghĩalớn hơn giá trị ban đầu

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà trong đó ít nhất một chủ thể tham giavào là ngân hàng

Theo điều 3 của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành ngày31/12/1001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước: Cho vay là một hình thức cấp tíndụng, giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thờigian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi

1.2.2 Phân loại tín dụng:

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay:

- Cho vay đầu tư kinh doanh:có thể chia theo ngành, theo thành phần kinh tế

hoặc theo chủ thể

+ Chia theo ngành kinh tế bao gồm: cho vay công nghiệp, nông nghiệp,thương mại và dịch vụ…

+ Phân chia theo chủ thể: cá nhân, thể nhân và pháp nhân

+ Phân chia theo ngành kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, quốc doanh vàngoài quốc doanh

- Cho vay tiêu dùng:

+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là cho vay không qua trung gian nào mà chỉ cóquan hệ giữa người đi vay và người cho vay Có hai hình thức chủ yếu là: cho vaytiêu dùng gắn liền với một tài sản là phổ biến và cho vay tiêu dùng nhưng cho cácnhu cầu chi tiêu thường xuyên hoặc tiêu dùng có mục đích

Trang 8

+ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: thông thường qua các đơn vị bán trả góp

1.3.2 Sự cần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 1.3.2.1 Đối với ngân hàng:

Hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là một hình thức cho vaytiêu dùng góp phần làm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và tăngthêm thu nhập Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời góp phần khuyến khích tiêu dùngtrong xã hội Nó góp phần đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng,thông qua hoạt động hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở thì cácngân hàng có điều kiện thiết lập mối quan hệ mật thiết với cá nhân cũng như cácdoanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần, phát triển dịch vụ ngân hàng và khảnăng huy động vốn, tiền gửi dân cư

1.3.3.2 Đối với khách hàng:

Nếu như trước kia, để làm được một căn nhà thì người dân phải lao động, tiếtkiệm hàng chục năm, hoặc phải đi vay mượn thông qua mối quan hệ họ hàng, ngườiquen biết… Vì vậy để có được căn nhà mới thuộc sở hữu của mình thì cá nhân phảitrải qua một thời gian dài sống khổ sở trong những căn nhà tạm bợ hay những cănnhà thuê chất lượng thấp Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời giúp những người cónhu cầu nhưng chưa đủ khả năng một giải pháp có thể sở hữu trước một căn nhànhư mong muốn

1.3.2.3 Đối với xã hội:

Bằng nghiệp vụ cho vay về nhà ở của các ngân hàng sẽ góp phần không nhỏvào nhu cầu nhà ở của người dân Không những giúp họ ổn định cuộc sống định cư, antâm làm việc mà còn cải thiện và nâng cao mức sống của người dân Từ chỗ sinh sốngtrong những ngôi nhà đã xuống cấp, hoặc không có nhà ở thì thông qua hoạt động chovay về nhà ở sẽ có nhiều hộ gia đình được sống trong những căn hộ khang trang và đầy

đủ tiện nghi Cuộc sống của người dân được nâng cao cũng đã góp phần làm cho xã hộingày càng giàu mạnh, làm cho bộ mặt xã hội thay đổi và đẹp hơn hẳn

Bên cạnh lợi ích mang lại cho xã hội thì hoạt động cho vay này sẽ góp phầnthúc đẩy kinh tế phát triển, khi vay đã làm cho nguồn vốn lưu thông và quay vòngnhanh hơn Đây là nghiệp vụ cho vay có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai

1.3.3 Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở:

- Nhu cầu vay phụ thuộc nhiều vào chu kì kinh tế Khi nền kinh tế phát triển thịnhvượng, đời sống người dân nâng cao,thu nhập tăng thì nhu cầu vay cũng tăng theo

Trang 9

- Khách hàng vay là cá nhân nên việc chứng minh năng lực tài chính là khóbởi vì họ dễ dàng giấu kín những thông tin cá nhân đáng ra phải trình bày ( nhưtriển vọng công việc, tình trạng sức khỏe) hơn là doanh nghiệp Vì doanh nghiệp thì

có bảng cân đối kế toán, báo cao kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập

và chi tiêu của mình, còn cá nhân chủ yếu dựa vào tiền lương và sự suy đoán chứkhông có bằng chứng rõ ràng

- Nhu cầu vay phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn và thu nhập Những cá nhân

có thu nhập khá và đồng đều thì thường có nhu cầu vay vì họ có khả năng trả được nợ

- Là lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao bởi thời hạn vay dài, nguồn trả nợ củangười vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinhnghiệm,tài năng và sức khoẻ… của người vay Nếu cá nhân đó chết, đau ốm hoặcmất việc làm thì ngân hàng sẽ rất khó thu hồi được nợ Do đó ngân hàng thường yêucầu lãi suất cao và yêu cầu cá nhân vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểmnhân thọ, bảo hiểm tài sản đã mua,…

- Tư cách, phẩm chất của người vay rất khó xác định, chủ yếu dựa vào kinhnghiệm, đánh giá, cảm nhận của cán bộ tín dụng Đây là nhân tố quan trọng quyết

định sự hoàn trả của khoản vay.

1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở:

- Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả

Khách hàng vay vốn phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hợpđồng vay vốn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sai tráitrong quá trình sử dụng vốn

- Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết

Nguyên tắc này định ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động một cáchbình thường Mặt khác nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động nên ngânhàng phải quản lý và sử dụng sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại lợi ích chongân hàng Đó là khoản tiền ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, khi khách hàngcần rút ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng ngay Nếu khoản tín dụng không được hoàn trảđúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả cũng như uy tín của ngân hàng

- Vốn vay phải có bảo đảm

Thông thường các khoản cho vay mua nhà đất thường khá lớn, và mang tínhrủi ro cao bên cạnh những lợi ích có được Vì vậy để đảm bảo chắc chắn đối vớikhoản mục cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện nguyên tắc này Cónhiều hình thức bảo đảm khác nhau như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,

1.3.5 Phân loại cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở:

1.3.5.1 Theo mục đích vay: bao gồm

- Mua nhà: là hình thức cho vay tài trợ mục đích mua nhà và nền nhà

- Xây nhà : là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho việc xây mới nhà

- Sửa chữa nhà: là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho việc sửa chữa, nâng cấp, nhà

Trang 10

1.3.5.2 Theo thời hạn vay:

Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian kể từ khi vốn vay được giải ngân lần đầu tiênđến khi nợ gốc được hoàn trả lần cuối cùng Thường chia thành ba loại:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm

1.3.5.3 Theo hình thức đảm bảo: theo tiêu thức này tín dụng thường chia thành hai

loại:

- Cho vay có bảo đảm không bằng tài sản (tín chấp): Tín dụng đảm bảo bằng

uy tín, năng lực và triển vọng tài chính

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: theo hình thức này một khoản vay phải

có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng TS của người thứ ba Trên một tàisản thế chấp cụ thể có thể giúp cho ngân hàng có nguồn thu nợ dự phòng, ngoàinguồn thu nợ chính thức theo thoả thuận

1.4 Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay:

Nợ xấu bình quân = ( Dư nợ xấu đầu kỳ + Dư nợ xấu cuối kỳ )/2

- Tỷ lệ nợ xấu bình quân:

Chỉ tiêu này đo lường nợ xấu trên quy mô cho vay Nếu chỉ tiêu này nhỏ phản ánhchất lượng cho vay của Ngân hàng tốt và ngược lại nếu chỉ tiêu này lớn cho thấychất lượng cho vay của Ngân hàng chưa thực hiệu quả Thông thường,chỉ tiêu nàydưới 1.5% được coi là tốt

Tỷ lệ nợ xấu bình quân = x 100%

- Lợi nhuận của ngân hàng:

Phản ánh hiệu quả trong sử dụng vốn của ngân hàng

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu - Tổng chi

- Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM):

NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi màngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo

Nợ xấu bình quân

Dư nợ bình quân

Trang 11

đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất Bên cạnh đó, còn phản ánh các điều kiệncạnh tranh trên thị trường Chỉ tiêu này có xu hướng ngày càng giảm do điều kiệncạnh tranh thị trường gia tăng khiến lãi suất đầu ra giảm xuống và lãi suất đầu vàotăng lên và buộc các ngân hàng gia tăng các hoạt động ngoài lãi.

- Chênh lệch lãi suất bình quân:

Tỷ lệ này dùng để đo lường hiệu quả hoạt động trung gian của ngân hàng trong quátrình huy động vốn và cho vay Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng trong việc đánhgiá cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động truyền thống của các ngân hàngthương mại

Chênh lệch lãi suất bình quân = - x 100%

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI

VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng:

Thu lãi từ cho vay – chi lãi cho vay

Trang 12

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT về việcchuyển đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chi nhánhNHCT Quảng Nam_ Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động Ngânhàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính

Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình kinhdoanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thànhphố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14NHCT _QN ngày 17/12/1996 của tổng giám đốc NHCTVN Tháng 7/2009 Ngânhàng hàng niêm yết cổ phiếu và đổi tên thành NH TMCP Công Thương Đà Nẵng.Chi nhánh NH TMCP CT ĐN từ khi thành lập cho đến nay bám sát mục tiêu pháttriển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Thành phố Chinhánh NH TMCP CT ĐN đã đạt được những bước tăng tốc bức phá về nguồn vốn

và cho vay nền kinh tế từ tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ Hàng năm chi nhánh dànhhàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện đại hóa dâychuyền thiết bị công nghệ, mở rộng nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạchxuất khẩu trong các ngành sản xuất, gia công và dệt may, giày da, thủy hải sản.Vốn tín dụng của chi nhánh NH TMCP CT ĐN đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho cáchạn mức dự án, những công trình trọng điểm của thành phố và khu vực góp phầntạo nên diện mạo khang trang của thành phố Đà Nẵng hôm nay

NH TMCP CT có tất cả 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ sau: phòng kế toán giaodịch, tiền tệ kho quỹ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, phòng giaodịch, tổng hợp, thông tin điện toán, tổ chức hành chính, quản lý rủi ro và nợ có vấn

đề, kiểm tra nội bộ

2.1.2 Sơ đồ tổ chức:

Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh NH TMCP CT ĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mìnhngày càng tốt hơn Hiện nay Chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơcấu bộ máy quản lý sau:

Trang 13

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

+ Nhiệm vụ của Ban giám đốc:

Ban giám đốc chi nhánh do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định

bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước

* Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chinhánh

* Phó giám đốc chi nhánh: thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinhdoanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gởidân cư, kế toán hành chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật

về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động củachi nhánh khi giám đốc ủy quyền

+ Nhiệm vụ của các phòng ban:

* Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ Ngân hàng, thu – chitiền của khách hàng

* Phòng khách hàng Doanh nghiệp: thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay đốivới khách hàng là Doanh nghiệp,các nghiệp vụ thanh toán XNK

P Quản lý rủi

ro và nợ xấu

P Giao dịch Loại 1

P.Thông tin điện toán

P Tổng hợp

P Giao dịch Loại 2

Trang 14

* Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện hoạt động liên quan đến cho vay đối vớikhách hàng cá nhân.

* Phòng giao dịch : là đơn vị phụ thuộc thực hiện chức năng kinh doanh của Ngânhàng như: cho vay, nhận tiền gởi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyền củaGiám đốc chi nhánh

* Phòng Kế toán giao dịch: chức năng giao dịch thanh toán với khách hàng

* Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu: thực hiện chức năng quản lý các rủi ro tín dụngcho Ngân hàng, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn …

* Phòng tổng hợp: tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xâydựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụNgân hàng

* Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi nhánh, triểnkhai các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng

* Phòng hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chinhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp, tiếpkhách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân hàng

* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạtđộng của Chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Đà Nẵng

2.1.4 Môi trường kinh doanh:

* Tình hình thị trường:

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng được xác định là thànhphố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khuvực miền Trung và Tây Nguyên Đà nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân sốnăm 2009 là 887.070 người, gồm 6 quận và 2 huyện, được xác định là một trongnhững trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cảnước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến

bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, vv…Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,43%, năm 2010 tăng11% Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành côngnghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 46,5%; ngành dịch vụ 50,5%; ngành nông, lâmnghiệp, thủy sản 3%.Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế đang hoạt động tại thành phố

Cùng với tiến trình đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúpcho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Nẵng không ngừng được cảithiện

Trong 5 năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên đáng kể từ

1535 USD /người /năm 2008 lên 2000 USD /người /năm 2010 Nhờ đó, mức chi tiêubình quân hộ gia đình cũng tăng lên từ 500 ngàn đồng /tháng (năm 2006) lên 1triệuđồng /tháng (năm 2006), trong đó cơ cấu chi tiêu chủ yếu bình quân trong tháng của

Trang 15

mỗi hộ gia đình tại Đà Nẵng năm 2006 cũng tăng đáng kể so với 5 năm trước Kết quảtổng hợp sơ bộ giai đoạn 1 (11/11/2008) của cuộc điều ra cho thấy thu nhập tính bìnhquân nhân khẩu trong 1 tháng hiện nay tại Đà Nẵng trên 1,4 triệu đồng Sovới cuộc điều tra Khảo sát mức sống cách đây 2 năm, sau khi loại trừ yếu tố trượt giáthì thu nhập bình quân của cư dân Đà Nẵng đã tăng bình quân hàng năm là 9,8%

Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng

và xây mới Nhiều công trình lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang trong giai đoạnhoàn thiện như đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ, đường NgôQuyền, đường Bạch Đằng, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, hầm đường bộ qua đèo HảiVân, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng đang được khởicông và xây dựng,….Ngày càng nhiều địa bàn được giải toả, quy hoạch để xâydựng các công trình phục vụ cho các dự án đầu tư của thành phố nhằm phát triểnkinh tế - văn hoá – xã hội trên địa bàn

Chính những điều này đã tạo làm cho thành phố thu hút ngày càng nhiều nhà đầu

tư, người lao động và học sinh, sinh viên khắp nơi đến làm ăn, sinh sống và họctập Kéo theo đó là vấn đề về nhà ở sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết Đà Nẵnghiện có khoảng 23.000 hộ nghèo và 1.200 hộ diện chính sách, trong đó có khoảng1.700 hộ có nhà ở tạm bợ và 3000 hộ không có nhà ở ổn định; khoảng 1.500CBCNV làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp đang gặp khó khăn vềnhà ở Còn theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn có68.587 công nhân lao động, trong đó khoảng 50.000 người đang có nhu cầu về nhà

ở Đó là chưa kể có 45.000 trong tổng số 94.000 học sinh, sinh viên đến từ các tỉnhkhác có nhu cầu về chỗ ở để học hành trong thời gian dài Các đối tượng này đangthực sự có nhu cầu về nhà ở Đối mặt với tình hình này các nhà lãnh đạo thành phốcũng đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết chỗ ở cho người dân Chính quyền thànhphố đã có nhiều dự án đầu tư nhà ở cho người dân như:

Từ 2006 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai xây dựng được gần 3.500 căn hộ chung cưphục vụ nhu cầu có nhà ở cho hàng ngàn người dân thành phố Đây là một trong những

nổ lực lớn của TP trong chủ trương “có nhà ở” cho tất cả người dân Đà Nẵng

Đối với nhà đầu tư, thành phố có chủ trương giao đất không thu tiền để nhàđầu tư triển khai dự án, ưu tiên cho nhà đầu tư lựa chọn mặt bằng đầu tư dự án mộtcách thuận lợi như vị trí mặt bằng nằm gần trung tâm thành phố và đã hoàn thànhgiải toả đền bù và giải phóng mặt bằng, đơn giản hoá và rút ngắn thời gian làm thủtục đầu tư Bên cạnh đó, Nhà nước ban hành một loạt cơ chế về miễn thuế đất, tăngmật độ xây dựng, kéo dài thời hạn cho vay với lãi suất thấp, thuế thu nhập doanhnghiệp Bộ Xây dựng cũng cung cấp miễn phí các thiết kế điển hình cũng như cácgiải pháp công nghệ cho các chủ đầu tư xây dựng loại nhà ở này Việc phải xâydựng theo thiết kế này là không bắt buộc nhưng nó sẽ giảm chi phí cho DN.…đã tạođiều kiện cho các tập đoàn mạnh dạn đầu tư kinh doanh về nhà ở từ các chung cư

Trang 16

cho các hộ có thu nhập thấp, trung bình đến các căn hộ cao cấp cho những người cóthu nhập khá hơn Mặc dầu có sự hỗ trợ của nhà nước và cấp chính quyền địaphương nhưng do khả năng có hạn, nên không phải bất cứ ai cũng có khả năng đểthanh toán những khoản tiền mua nhà có giá trị lớn so với hầu hết mọi người Đốimặt với vấn đề đó, tiếp cận các món vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà để cómột ngôi nhà khang trang hơn là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nhu cầu về căn hộ cao cấp cũng được thành phốchú trọng thể hiện qua việc cấp phép cho hàng loạt các dự án căn hộ cao cấp củacác chủ đầu tư khác cũng được khởi công xây dựng như ở quận Hải Châu có khu đôthị mới quốc tế Đa Phước, Đà Nẵng Center, Trung tâm thương mại cao cấp ĐàNẵng, Chung cư Nguyễn Đình Chiểu, Poodinco Plaza Đà Nẵng; ở quận Thanh Khê

có căn hộ cao cấp Hồ Thạch Gián, Vĩnh Trung Plaza; ở quận Sơn Trà có GoldenSquare; ở Ngũ Hành Sơn có quần thể đô thị du lịch Eden, khu biệt thự Olalaniresort and Condotel; ở quận Liên Chiểu có khu phức hợp 2/9 Đà Nẵng

Vì vậy, sự ra đời và hoạt động của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rấtđúng đắn để phát triển hoạt động của mình

đã tạo dựng được uy tín và mối quan hệ với rất đông khách hàng trên điạ bàn Saugần 12 năm hoạt động thì ngân hàng đã thực sự tạo được niềm tin trong lòng ngườidân Đà Nẵng Điều này được minh chứng thông qua sự tăng trưởng rõ nét của sốlượng khách hàng vừa là khách hàng cá nhân vừa là khách hàng DN của chi nhánhtrong thời gian qua.Tính đến năm 2008 số khách hàng hiện tại của chi nhánh là 851doanh nghiệp lớn nhỏ và 2.381 khách hàng cá nhân giao dịch và mở tài khoản tạichi nhánh

* Tình hình đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…): hầu hết cácngân hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng.Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc tế cũng đanghoạt động có hiệu quả tại thành phố Các dịch vụ này ngày càng hoàn thiện, đáp ứngnhu cầu của nhà đầu tư Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM và giữa các NHTM vớicác công ty tài chính khác ngày càng gia tăng Đến cuối năm 2008, hệ thống tổ chứctín dụng trên địa bàn có 49 chi nhánh cấp I trực thuộc trụ sở chính TCTD, 144 chinhánh cấp II, phòng, điểm giao dịch ( tăng 3 chi nhánh cấp I và 31 phòng, điểm giaodịch mới so với đầu năm), 235 ATM, 569 điểm chấp nhận thẻ Trên địa bàn thành

Trang 17

phố Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều ngân hàng với ưu thế cạnh tranh rất mạnh trongtừng lĩnh vực như Vietcombank được quản lý tốt nhất, lĩnh vực hoạt động truyềnthống bao gồm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, ACB,Techcombank vàSacombank … rất mạnh về lĩnh vực cho vay đối với khách hàng cá nhân, Đông Áđược xem là ngân hàng năng động nhất trong khối các ngân hàng TMCP, mạnh vềphát hành thẻ ATM với những công nghệ mới nhất, tiện ích nhất và còn có thếmạnh về cung ứng các dịch vụ liên quan về kiều hối….Tuy nhiên với áp lực cạnhtranh ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 2 năm vừa qua hoạt động kinh doanh củangân hàng đối mặt với biến động chưa từng có của thị trường tiền tệ, cơ chế lãi suất,

sự thay đổi trong chỉ đạo điều hành vốn kinh doanh, cơ chế cho vay, chính sáchngoại tệ của NHNN Để có thể đứng vững thì các ngân hàng không ngừng đa dạnglĩnh vực hoạt động với rất nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới

VietinBank có một thị trường nội địa truyền thống, được đánh giá là ngân hànghàng đầu trong phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, … Đó chính là một số lợi thếcạnh tranh của NH TMCP Công Thương Việt Nam Cơ sở khách hàng chính của

NH nói chung và của chi nhánh nói riêng là các DNNN trong lĩnh vực công nghiệpnặng; nhưng ngân hàng này đang mở rộng sang các lĩnh vực khác, thể hiện đó là dư

nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác ngày cànggia tăng, hiện nay chiếm gần 45% so với dư nợ trong ngành công nghiệp, xây dựng

và giao thông vận tải Bên cạnh dó, Chi nhánh ngày càng phát triển và hoàn thiệnsản phẩm, dịch vụ của mình, áp dụng lãi suất linh hoạt … nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh của mình trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh:

TL(

%) Số tiền

TL(

%) 1.TGTC 472,119 40.83 536,119 41.75 685,714 42.93 64,00

Trang 18

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn đều tăng qua các năm và vẫn giữ đượcdoanh số huy động bình quân khá ổn định, thậm chí là tăng gấp đôi giữa 2 năm liềnkề.Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn huy động tăng lên 127,947trđtương đương với tỷ lệ 11.07%, nhưng sang năm 2010 chênh lệch tuyệt đối so vớinăm 2009 đã là 313.324trđ, với tỷ lệ 24,40%, điều này cho thấy tình hình huy độngcủa ngân hàng diển ra rất tốt, đáp ứng được các chỉ tiêu hoạt động.Theo đó, ta cũng

có thể thấy rằng nguồn tiền huy động chủ yếu và chiếm số lượng cao nhất đó lànguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân xấp xỉ 58% qua các năm lần lượt là670,494trđ, 734,122trđ, 897,158trđ với tỷ lệ tăng tương ứng so với các năm trước là9.49% và 22.21%tỷ lệ tăng gấp đôi điều này chứng tỏ ngân hàng vẫn giữ được vị trícao trong lòng khách hàng, nhất là đối tượng cá nhân, trong bối cảnh cạnh tranhngành ngân hàng ngày một tăng, đòi hỏi nổ lực rất lớn từ các nhân viên của ngânhàng để thu hút được khách hàng đối với những đòi hỏi cao về sự an toàn và sinhlợi như hiện nay.Nguồn tiền gửi thứ 2 của ngân hàng là tiền gửi doanh nghiệp, quacác năm mức tăng về số lượng của nguồn vốn này là năm 2009 so với năm 2008tăng 64,000trđ vậy mà sang năm 2010 mức tăng nay tăng gấp đôi lần trước là149.545 trđ tương ứng tỷ lệ 13.56% và 27.90% số liệu này cho thấy NHCT nóichung và NHCT chi nhánh Đà Nẵng nói riêng luôn là điểm đến đáng tin cậy và có

uy tín cho những doanh nghiệp trên địa bàn.Hiện nay chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã

và đang có nhiều mối quan hệ bền chặt và hợp tác tốt đẹp với nhiều doanh nghiệp

có tiếng trên địa bàn Đà Nẵng như Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, công ty

cổ phần Thép Dana-Ý, công ty cổ phần dược thiết bị y tế Đà Nẵng, tạo thêm lợithế về doanh số và sự ổn định của nguồn vốn huy động cho ngân hàng.Nhìn chung

số dư tiền gửi của những đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.Tiếp đến làngườn vốn khác cũng như 2 nguồn trên nguồn này cũng có sự tăng đều qua 3 năm.Tuy là nguôn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng so với các NHTM khác thì các con số

ở đây của NHCT Đà Nẵng cũng đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc huy độngvốn trên mọi hình thức của mình với mức tăng qua các năm là 319trđ và 693trđ,tương đương với tỷ lệ là 2.35%, 5.00%

Có kết quả nay là do NHCT Đà Nẵng đã thuec hiện nhiều giải pháp để giử ổnđịnh và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửiphù hợp với diển biến của thị trường; tăng cường tiếp thị Cung cấp các gói sảnphẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế ) khai thác nhiều kênh huy động vốn,thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới phong cách giao dịch, nâng caochất lượng phục vụ khách hàng đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểmgiao dich mẩu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới Dựa vào tốc độ tăngtrưởng nhanh chóng về nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008-2010 cho thấy rằng,

Trang 19

Ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng là một doanh nghiệp có nội lực thực sự,

có tiềm năng phát triển trong tương lai

2.1.5.2 Tình hình chung về cho vay

Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010

49.6 3

- Ngắn hạn 1,766,87

1,909,13 2

56.1 5

51.9 7

- Trung dài hạn

847,041 33 921,945 35 1,290,184 33 74,904 8.84 368,239

39.9 4

67.9 9

Trang 20

khách hàng, chính sách lãi suất huy động và cho vay trong giới hạn cho phép củangành nắm bắt thông tin kinh tế thị trường kịp thời, Ngân hàng đã đưa ra biện pháp

và phương hướng kinh doanh cụ thể phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm để đạtđược tỷ lệ tăng trưởng cao, thu hút ngày càng nhiều khách hàng Mặt khác Ngânhàng cũng đã cố gắng không ngừng trong việc tiếp cận đầu tư vốn cho sản xuấtcũng như nhu cầu vốn ngày càng cao của các ngành thành phần kinh tế trong địabàn Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2008lạm phát đã vượt lên mức 2 con số, đỉnh điểm lên đến 23%, giá xăng dầu tăng caothị trường tiền tệ biến động mạnh NHNN đã phải thắt chặt chính sách tiền tệ cuộcđua lãi suất của NH diển ra đỉnh điểm lên tới 21% năm.Đây cũng là nguyên nhândoanh số cho vay năm 2008 có tốc đố tăng trưởng thấp.Nhưng đến năm 2009 đặcbiệt trong năm 2010 khi nền kinh tế dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng vàcộng thêm nhiều chương trình kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp cónguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy làm doanh số chovay của NH lại tăng mạnh

Về doanh số thu nợ năm 2009 đạt 2,566,792trđ tăng 30,968trđ với tộc độ tăng1.21% so với năm 2008.Năm 2010 DSTN đạt 3,947,932trđ tăng vượt hơn so vớinăm 2009 là 1,350,172trđ với tốc độ tăng 51.97%.Nhìn chung doanh số thu nợ qua

3 năm đã có một tỷ lệ tăng trưởng cao trong việc thu hồi nợ DSTN ngắn hạn năm

2009 đạt 2,100,092trđ thấp hơn so với năm 2008 là 92,600trđ tương ứng 4.22%.Năm 2010 DSTN đạt 2,657,748trđ tăng 981,933trđ với tỷ lệ tăng 58.59%so vớinăm 2009 Ta thấy đã có một tỷ lệ tăng trưởng cao trong việc thu hồi nợ nhưng nhìnchung thì DSTN vẫn còn thấp hơn so với DSCV chứng tỏ hoạt động tín dụng chưathực sự hiệu quả.Tuy nhiên chất lương tín dụng trong năm còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác

Về dư nợ bình quân, dư nợ là tổng sồ tiền cho vay phát sinh tại một thời điểm nhấtđịnh, hay nói cách khác đay là một chỉ tiêu phản ánh số dư nợ trên tài khoản chovay của NH cho vay tại một thời điểm Số dư nợ là một trong 2 chỉ tiêu đánh giáhoạt động tín dụng đây là chỉ tiêu thời điểm nó luôn luôn biến động và phản ánh số

dư nợ của NH tại một mốc thời gian

Do đó khi phân tích tình hình cho vay ta sử dụng chỉ tiêu dự nợ bình quân để đánhgiá nhận xét

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ bình quân của NH tăng từ 1,016,199trđ năm 2008leen1,466,002trđ năm 2009, lên 1,887,164trđ năm 2010, với tốc độ tăng năm 2009

là 44.26% so với năm 2008 Năm 2010 là 28.73% so với năm 2009.Cùng với sựtăng lên của DSCV dư nợ bình quân qua 3 năm cũng tăng điều này cho thấy hoạtđộng cho vay của NH tăng trưởng đi lên

Nợ xấu năm 2010 là 1,407trđ, giảm 2,989 trđ so với năm 2009 với tốc độ giảm67.99% và chiếm 0.07% trong tổng dư nợ bình quân Đây là những khoản nợ phát

Trang 21

sinh từ những năm trước ta thấy tỷ lệ này giảm hơn nhiều chứng tỏ NH đã rất thành

công trong công tác thu hồi nợ xấu

Như vậy, DSCV, DSTN, và dư nợ bình quân của NH trong 3 năm qua đều gia tăng

Tuy vậy nợ xấu của NH vẩn còn chiếm tỷ trọng cao vì vậy trong thời gian tới NH

cần phải có biện pháp để cân đối giữa nợ xấu và dư nợ bình quân sao cho phù hợp,

mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian

tới để vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho NH

2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2009/2008 CL 2010/2009 Số

tiền

TT(

%)

Số tiền

TT(

%)

Số tiền

TT(

%)

Số tiền

- Chi phí trả lãi tiền gửi 177,1

- Chi phí kinh doanh khác 3,969 1.90 4,894 1.72 4,750 1.80 925 23,31 -144 -2.94

3

8.45 21,765 7.63 23,75

6 9.01 4,112 23,29 1,991 9.15

(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)

Để đạt được mục tiêu đề ra trong nhưng năm qua Ngân hàng đã không ngừng thay

đổi phương thức hoạt động, cố gắng tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, bước đầu

đã có những chuyển biến tích cực và đánh dấu bước trưởng thành đi lên của ngân

hàng

Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu nguồn thu của ngân hàng có sự thay đổi Năm 2009 tổng

thu nhập của ngân hàng đạt 335,413 trđ tăng 78,41 trđ với tốc độ tăng 30.68% so

với năm 2008 Nguyên nhân do sự tăng lên từ hoạt động cho vay và thu từ hoạt

động dịch vụ Bước sang năm 2010, năm được xem là năm khó khăn với tất cả các

Trang 22

ngân hàng, vì vậy tổng thu nhập của ngân hàng đạt 318,711 trđ giảm hơn 36,702 trđvới tốc độ giảm là 4,98% so với năm 2009.

Với mục tiêu của mình là tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng đã tìm mọi cách để tối đahóa lợi nhuận nâng thu nhập đến mức cao nhất và giảm chi phí đến mức thấp nhất.Trong đó nguồn thu của ngân hàng bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngânhàng, thu ngoài tín dụng và thu các hoạt động khác, còn chi phí của ngân hàng baogồm chi về lãi tiền gửi, chi phí kinh doanh khác: chi phí điều hành, chi phí dịchvụ , chi phí chung, và các khoản chi phí khách của ngân hàng

Kết quả tài chính của ngân hàng đã có bước tăng vượt bậc qua các năm Năm 2009lợi nhuận đạt 50,319trđ tăng 2,553trđ với tốc độ tăng 5.34% so với năm 2006 Tuydoanh thu lại giảm hơn so với doanh thu năm 2009 nhưng do tổng chi phí của ngânhàng giảm nhiều nên cuối năm lợi nhuận đạt 54,993 trđ tiếp tục tăng 4,674 trđ vớitốc độ tăng 9.29% so với năm 2009 Nguyên nhân là do ngân hàng đạt nổ lựckhông ngừng trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình biết đầu tư vàonhững lĩnh vực có lợi nhuận và tránh đầu tư vào những lĩnh vực có chiều hướng đixuống

Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng như: thu lãi, thu từcác món vay mua nhà, sữa chữa nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùngđạt 214,348trđ năm 2008 và 253,062trđ năm 2009 và đạt 272,359trđ trong năm

2010 Kết quả cho thấy thu lãi từ hoạt động cho vay đem lại nguồn thu lợi chính choNgân hàng

Sở dĩ nguồn thu lãi từ 3 năm qua tăng là do: Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầucủa con người cũng theo đó mà tăng lên và nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Vì vậy, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô hoạtđọng của mình nên doanh số cho vay trong 3 năm tăng lên đáng kể, đặc biệt trongnăm 2010 với doanh số cho vay là 4,428,187trđ tăng hơn hẳn so với năm 2009 vớitốc độ tăng 49.63% đã mang lại cho Ngân hàng số lãi lớn Bên cạnh đó do đáp ứngnhu cầu thanh toán trong và ngoài nước cũng như nhu cầu về ngoại tệ của các doanhnghiệp và bộ phận dân cư nên phần thu nhập từ các dịch vụ của ngân hàng cũngtăng lên đáng kể Năm 2009 là 24,341trđ tăng 5,034trđ với tốc độ tăng 26.07% sovới năm 2008 Điều này góp phần nâng cao tổng thu nhập cho ngân hàng Năm

2010 là năm khó khăn đối với NHCT Đà Nẵng, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácNgân hàng đặc biệt là các Ngân hàng ngoài quốc doanh làm cho thị phần củaVietinbank cũng bị sụt giảm, tổng thu từ dịch vụ hoạt động Ngân hàng đạt21,309trđ giảm 3,032trđ với tốc độ 12.46%

Về chi phí, tổng chi phí năm 2009 là 285,094trđ làm phát sinh chi phí tăng thêm76,188trđ với tốc độ tăng 36.47% so với năm 2008 Sự gia tăng tổng chi phí chủyếu là do trong năm 2009 Ngân hàng đã tiếp tục gia tăng lãi suất huy động đã làmcho chi phí trả lãi tiền gửi tăng Cụ thể năm 2009 chi phí trả lãi tiền gữi là

Trang 23

245,942trđ, năm 2008 là 177,152trđ với tốc độ tăng 38.83% so với năm 2008.Mặtkhác còn có những khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt đọng kinh doanh của Ngânhàng như: chi cho nhân viên, quản lý thuế đều tăng nên dẫn đến tổng chi phí năm

2009 tăng hơn so với năm trước Năm 2010 tổng chi phí là 263,718trđ với tốc độgiảm 7.50% Nguyên nhân giảm chi là do lãi suất huy động giảm so với năm 2009

cụ thể năm 2010 chi phí trả lãi tiền gửi là 224,153trđ giảm 21,789trđ với tốc độ là8.86% so với năm 2009

Qua 3 năm tổng thu nhập và tổng chi phí của Ngân hàng đều có sự biến động

Dù trải qua thời gian kinh doanh khó khăn trên thị trường tiền tệ, nhưng tốc độ tăngtrưởng của tổng thu nhập vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng chi phínên kết quả là lợi nhuận của Ngân hàng cũng gia tăng.Để có thể đạt kết quả như vậy

là nhờ vào những cố gắng nổ lực không ngừng của toàn thể lãnh đạo và cán bộ côngnhân viên Ngân hàng trong công tác huy động vốn, cho vay, xữ lý nợ và thu hồi nợxấu tạo điều kiện cho Ngân hàng ngày càng phát triển.Thể hiện nguồn vốn ngàycàng được mở rộng, uy tìn Ngân hàng ngày càng cao, ngày càng thu hút được nhiềukhách hàng đến với Ngân hàng

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng:

2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng:

2.2.1.1 Điều kiện vay vốn:

A Cho vay có bảo đảm bằng TS:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước phápluật về việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời điểm kết thúc thời hạn chovay

- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh, thành phố(trực thuộc trung ương) nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở

- Có vốn tự có tham gia, mức vốn tự có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn trừ trườnghợp áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ có giá

- Có nguồn thu và phương án vay trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phítrong thời gian vay cam kết

- Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN VN

và hướng dẫn của NH TMCP CT VN

- Không có nợ xấu tại bất kì TCTD nào và không còn nợ đã được xử lý rủi ro bằngquỹ dự phòng rủi ro của NH TMCP CT VN, đang hạch toán ngoại bảng tại thờiđiểm cho vay

- Đủ điều kiện được đăng kí quyền sở hữu nhà, sử dụng đất

B Cho vay bảo đảm không bằng TS:

Trang 24

- Là công nhân, viên chức và người lao động ( CBCNV) tham gia đóng BHXH đầy

đủ, đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng lao động không xác định thờihạn tại :

 Cơ quan Nhà nước ( hành chính và sự nghiệp)

 Doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng

 Doanh nghiệp thuộc bộ công ích

- Cơ quan quản lý lao động ( trực tiếp quản lý, sử dụng lao động và chi trả lươngcho người lao động) phải có trụ sở chính đóng cùng địa bàn tỉnh, thành phố vớiNHCV

- Có thu nhập thường xuyên ổn định hàng tháng từ 1.500.000VNĐ trở lên

- Cam kết sẽ thông tin cho NHCV về việc thay đổi nơi làm việc

- Cam kết trả nợ trước hạn nếu vi phạm thoã thuận trong HĐTD và không thực hiệnđược các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của NHCV

2.2.1.2 Phương thức cho vay:

- Phương thức cho vay từng lần:

+ Kì hạn trả nợ gốc và kì hạn trả lãi có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau Kìhạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi có thể là 1 tháng hoặc 3 tháng, hoặc trả nợ một lần vàocuối kì nếu là cho vay ngắn hạn

+ Áp dụng đối với mọi khách hàng đủ điều kịên vay vốn

+ Mỗi lần vay NH TMCP CT và khách hàng tiến hành làm thủ tuc vay vốn và kíkết HĐTD

- Phương thức cho vay trả góp:

+ Số tiền phải trả (cả gốc và lãi) được chia thành nhiều khoảng đều nhau và hoàntrả theo định kì là 1 tháng hoặc 3 tháng Lãi được tính theo dư nợ gốc và số ngàythực tế của kì hạn trả nợ

+ Áp dụng cho khách hàng đủ điều kiện vay vốn, chứng minh được thu nhập ổnđịnh,chắc chắn để trả đựơc nợ gốc và lãi

Trang 25

+ Khách hàng có thể trả trước hạn, nhưng vẫn phải hoàn trả đầy đủ số nợ gốc vàlãi đã xác định và thoã thuận của kì hạn đó.

2.2.1.3 Thời hạn vay:

Căn cứ để xác định thời hạn vay :(i) nhu cầu vay vốn, (ii) khả năng trả nợ,(iii) thờigian sử dụng còn lại của tài sản bảo đảm

Thời hạn cho vay BĐ bằng TS tối đa:

+ Thời hạn cho vay mua đất và xây dựng nhà ở: 20 năm

+ Thời hạn cho vay mua nhà ở: 20 năm

+ Thời hạn cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở: 5 năm

Thời hạn cho vay BĐ không bằng TS tối đa: 3 năm nhưng không vượt quá

thời gian làm việc còn lại của khách hàng tại tổ chức đó

* Bảo đảm bằng tài sản của khách hàng( cầm cố, thế chấp), của bên thứ 3:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, sử dụng ( đối với đất) của bên bảo đảm theo quyđịnh

- Đựơc phép giao dịch

- Không có tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng tại thời điểm kí kết

- Phải được mua bảo hiểm trong suốt thời gian bảo đảm tiền vay với số tiền bảohiểm không thấp hơn số tiền cho vay ( gốc, lãi, lãi phạt quá hạn và phí nếu có) đốivới tài sản phải mua theo quy định theo PL hoặc quy định của NHCV yêu cầu

* Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

- Xác định được quyền sở hữu, quyền sử dụng đất

- Xác định được giá trị, được phép giao dịch

- Phải thuộc các loại tài sản được dùng để cầm cố, thế chấp theo quy định

* Bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ 3:

- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật

- Có khả năng tài chính để thực hịên nghĩa vụ trả thay

- Cam kết chịu trách nhiệm bằng tất cả các tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sửdụng đất, tài nguyên của mình

- Phạm vi bảo đảm có thể là một phần, hoặc toàn bộ nghĩa vụ ( tiền gốc, lãi, lãi phạtquá hạn và phí nếu có)

- Các bên có thể liên đới chịu trách nhịêm hoặc là chịu trách nhiệm độc lập ( trongtrường hợp có nhiều người tham gia bảo lãnh) theo cam kết trong hợp đồng

2.2.1.5 Mức cho vay:

Trang 26

Giám đốc NHCV căn cứ vào: (i) nhu cầu vay vốn,(ii) khả năng trả nợ, (iii) giá trị tàisản bảo đảm và loại tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để quyết định mức chovay nhưng phải đảm bảo:

Mức cho vay BĐ không bằng TS tối đa: là 12 lần thu nhập thường xuyên

hàng tháng của khách hàng nhưng không quá 50.000.000VNĐ

2.2.1.6 Quy định về thời gian giải quyết thủ tục vay vốn:

Trong thời gian : Không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn

Không quá 10 ngày là việc đối với cho vay trung, dài hạn

Kể từ khi CBTD nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết từ phía kháchhàng, NHCV phải thông tin về việc cho vay hay không cho vay tới khách hàng( nếu không cho vay phải nêu rõ lý do)

Tuy nhiên, đối với những khoản vay phức tạp thì NHCV có thể thoã thuận vớikhách hàng nhằm gia hạn thêm thời hạn giải quyết hồ sơ

chung những quy định của ngân hàng về cho vay đối với lĩnh vực này rất chi tiết vàchặt chẽ

2.2.2 Quy trình cho vay :

CBTD tiến hành phân tích và thẩm định khách hàng và mục đích vay vốn theo thứ

tự các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn:

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cungcấp thông tin, các quy định của NH mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vayvốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được NH cho vay

- Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hànghoàn thiện hồ sơ vay

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập tờ trình:

Trang 27

* CBTD kiểm tra tính đầy đủ, xác thực và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng/ hoặc qua các kênh thông tin.

 Kiểm tra hồ sơ khách hàng:

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay:

 Kiểm tra mục đích vay vốn :

* Điều tra thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn:

CBTD phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu thêmthông tin

*Kiểm tra, xác nhận thông tin:

CBTD thực hiên qua các nguồn sau: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của

KH trong hệ thống, thông tin bạn bè, người thân,…

* Phân tích tư cách khách hàng vay vốn:

CBTD tìm hiểu, phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự,…

*Phân tích, đánh giá tình hình tài chính: CBTD thực hiện

* Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng:

Bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi ở hiện tại và trong quá khứ:

+ Đối với NHCV và các chi nhánh khác trong hệ thống NH TMCP CT

+ Đối với các tổ chức tín dụng khác:

* Dự kiến lợi ích của NH nếu món vay được phê duyệt:

CBTD tiến hành tính toán lãi và /hoặc phí(các lợi ích có thể thu được nếu khoảnvay được phê duyệt) CBTD phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lậpquan hệ tín dụng với khách hàng

* Thẩm định tài sản baỏ đảm tiền vay:

Lập tổ thẩm định theo quýêt định của GĐ NHCV tối thiểu phải có 2 cán bộ, hoặc thuê cơquan có chức năng nếu TSBĐ vượt quá thẩm quyền thẩm định của CBTD

* Xác định phương thức cho vay:

Phải phù hợp với các đặc điểm về tài chính của khách hàng, phương án vay vốn,yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của NHCV và quy chế hiện hành của NHTMCP CT VN

*Xem xét khả năng nguồn vốn, xác định lãi suất cho vay:

Xem xét khả năng nguồn vốn:

CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng phụ tráchnguồn vốn để xem xét khả năng đáp ứng nguồn vốn vay

Xác định lãi suất cho vay :

+ Lãi suất cho vay không được thấp hơn sàn lãi suất (nếu có)của NH TMCP CTtrong từng thời kì

+ Lãi suất cho vay được xác định tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro,thời hạn cho vay củatừng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền

Trang 28

vay và mức độ tín nhiệm,… của KH, đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn,chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

Lãi suất phạt quá hạn:

Bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết hoặc điều chỉnh theo thoả thuậntrong HĐTD

Phí cho vay:

CBTD và KH thoã thuận ghi vào HĐTD 2 loại phí sau, cách tính phí áp dụngcho từng món vay phù hợp với hướng dẫn của NHCT VN:

 Phí gia hạn nợ: theo biểu phí NH TMCP CT VN từng thời kì

 Phí điều chỉnh kì hạn nợ: theo biểu phí NH TMCP CT VN từng thời kì

* Lập tờ trình thẩm định vay:

TĐTD phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án xinvay của khách hàng cũng như đề xuất ý kiến với đề nghị của khách hàng

* Tái thẩm định khoản vay:

NHTMCP CT VN quyết định quản trị khoản tiền vay bắt buộc phải được tái thẩmđịnh theo từng thời kì Tuy nhiên, đối với những khoản vay dưới mức quyết địnhnày nhưng có tính chất phức tạp thì Giám đốc NHCV ( hoặc người được uỷ quyền)

có thể quýêt định tái thẩm định

Ít nhất 02 cán bộ tham gia tái thẩm Thời gian tái thẩm định nằm trong thời gian quyđịnh cho thẩm định gốc và không quá 03 ngày đối với khoản vay ngắn hạn vàkhông quá 05 ngày đối với khoản vay trung – dài hạn

Bước 3: Trình duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng:

*CBTD: Trình tờ TĐ/TTĐ cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn cho TPTD (hoặc người

được uỷ quyền)

* TPTD( hoặc người được uỷ quyền): Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các

tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sảm thế chấp,…theo quy định hiện hành Trình

GĐ NHCV duyệt

* GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền): Ra quyết định phê duyệt khoản vay

( có thể yêu cầu phòng tín dụng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu trong trường hợpcần bổ sung điều kiện vay vốn,… hoặc thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa nội dung

tờ trình nếu cần) Hoặc nếu từ chối phải ghi rõ lý do vào tờ trình thẩm định, sau đógửi lại phòng tín dụng cá nhân để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng ( do CBTDsoạn thaỏ và GĐ NHCV kí)

Bước 4: Kí HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.

GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền ) sẽ là người quyết định về HĐTD và hợpđồng bảo đảm tiền vay có phải đưa ra công chứng hay không

Khoản vay được phê duyệt, NHCV và khách hàng sẽ lập HĐTD và hợp đồng bảođảm tiền vay ( nếu có)

* Soạn thảo nội dung HĐTD:

Trang 29

CBTD soạn thảo văn bản TPTD thực hiện xác nhận lại nội dung HĐTD

* Kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay:

HĐTD sau khi được kí kết thì phải được GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền )

kí xác nhận

* Làm thủ tục giao nhận giấy tờ, tài sản bảo đảm tiền vay

* Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay

* Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm

Bước 5: Giải ngân:

CBTD kiểm tra, giám sát các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng, căn cứ đểgiải ngân, số tiền và hạn mức được giải ngân đã được thoã thuận trong HĐTD cólưu ý đến các biến động bất thường, xấu về tình hình tài chính của khách hàng

Bước 6: Kiểm tra giám sát, thu hồi nợ gốc và xử lý những phát sinh:

Công việc trong giai đoạn này là phải theo dõi quá trình trả lãi, vốn, đôn đốc thu hồi

nợ, kiểm tra đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển

nợ quá hạn, khởi kiện, thu hồi nợ xấu

Bước7: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay:

- Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đốichiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc và lãi, phí để tất toán

- Thanh lý HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay

- Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo văn bản thanh lý hợp đồng trìnhTPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo kí biên bản thanh lý

* Giải chấp tài sản bảo đảm:

- Xuất kho giấy tờ tài sản bảo đảm CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ

và tài sản bảo đảm

- Đăng kí xoá giao dịch bảo đảm CBTD soạn thảo công văn đề nghị xoá giao dịch bảođảm, hồ sơ khoản vay, biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và GĐ NHCV kí duyệt

Bước 8: Lưu giứ HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay:

- CBTD lưu toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay

- Kế toán cho vay lưu hồ sơ HĐTD, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan xử lý nợ, đăng

kí kì hạn nợ và gia hạn nợ ( bản chính)

Thời hạn lưu giữ theo quy định do NHNN và NHTMCP CT VN

 Sau khi nghiên cứu quy trình cho vay có thể đưa ra những nhận xét sau: Quy tình cho vay tại chi nhánh hướng dẫn rất chi tiết và phân công trách nhiệm rõràng cho từng thành viên Các bước thực hiện trình tự, logic do CBTD thực hiện,bên cạnh đó còn có sự kiểm tra giám sát của TPTD và cấp có thẩm quyền phêduyệt, đối với những khoản vay mới và có quy mô lớn còn có sự tham gia thẩmđịnh của phòng Quản lý rủi ro, thậm chí có thể tái thẩm định theo yêu cầu nếu cóbiểu hiện không chắc chắn Quy trình gắn kết sự tham gia của nhiều người nên hạnchế được sai sót, và tránh tình trạng quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến kết quả thẩm

Trang 30

định khoản vay So với các quy trình cho vay tham khảo tại các ngân hàng khác nhưACB, Techcombank, Agribank thì hầu hết đều giống nhau về nội dung công việc và

sự phân công tránh nhiệm chỉ khác nhau trong phân chia thành nhiều bước nhỏ haygộp thành một bước lớn mà thôi

Tuy nhiên, tại ngân hàng ACB, Techcombank thì việc phân tích thẩm định trong nội

bộ phòng khách hàng cá nhân có sự chuyên môn hoá từng công đoạn, như có tổ sẽđược phân công tiếp xúc tư vấn khách hàng, có tổ sẽ làm công tác thẩm định, tổ sẽlàm công tác kiểm soát, thu hồi nợ, Như vậy, sẽ hạn chế sai sót và quá trình xử lý

hồ sơ sẽ nhanh chóng hơn Trong khi ngân hàng hiện nay thì việc tiếp nhận, xử lý

và theo dõi hồ sơ khách hàng lại theo từng CBTD, khi thẩm định CBTD thườngphải tự mình đi thu thập tài liệu nên quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, có thểxảy ra nhiều sai sót đòi hỏi trình độ chuyên môn CBTD phải cao Bên cạnh đó, hiệnnay số lượng CBTD tại chi nhánh còn hạn chế gồm 4 cán bộ chuyên môn, 2 phóphòng tín dụng, 1 trưởng phòng như vậy áp lực công việc là rất lớn

Về ấn định mức lãi suất, thì trong thời gian qua chính sách lãi suất áp dụng tại chinhánh cũng tương đương với các ngân hàng trên địa bàn Nhìn chung, trên thịtrường các ngân hàng lớn như ACB, Techcombank, Abbank, đều điều chỉnh mứclãi suất xấp xỉ nhau và mức cho vay tại chi nhánh cũng vậy Như trong năm 2008,những tháng đầu năm mức cho vay các ngân hàng phổ biến là 16%/ năm, đến cuốinăm thì sau khi tình hình lạm phát đã bắt đầu giảm dần thì chi nhánh cũng chấpnhận vay vốn với lãi suất trung bình 12.5%/ năm Sang năm 2009, mức cho vay cácngân hàng phổ biến 10.5%- 13%/năm khi trần lãi suất NHNN là 10.5%/năm, lúcnày mức cho vay thoã thuận nhà ở ngắn hạn của chi nhánh phổ biến là 10.5%/năm

và trung dài hạn là 13%/năm Trong khi đó, ACB được xem là một trong nhữngngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay bất động sản tiêu dùng thấp, dao động từ10,5%/năm đến 12,75%/năm Khi NHNN thay đổi trần lãi suất cho vay sản xuấtkinh doanh là 12%/ năm thì mức cho vay hiện tại của chi nhánh và một số ngânhàng khác như Sacombank, VPbank, ABbank …đều dao động trong mức 12.75% –15.5%/năm Như vậy, việc xác định lãi suất cho vay tại chi nhánh hiện nay là kháhợp lý so với mặt bằng chung các ngân hàng khác, nhưng trong trường hợp khikhách hàng gặp khó khăn trong thời gian trả nợ, chi nhánh vẫn có chưa có chế độmiễn giảm lãi như tại ACB, Techcombank đã làm thêm vào đó do mức lãi suất chovay trong lĩnh vực này khá cao nên vẫn còn gây tâm lý lo ngại cho nhiều người vay

Do vậy, chi nhánh cũng nên đưa ra các cam kết sẽ điều chỉnh số tiền chi trả hàng kìkhi lãi suất tăng vượt quá khả năng chi trả

Về mức phí thì tuỳ thuộc vào từng thời kì mà có sự điều chỉnh thích hợp tuy nhiênđây cũng là một nguồn thu bắt buộc của ngân hàng, trong khi một số ngân hàngkhác đã có chính sách miễn giảm phí hồ sơ tín chấp như ACB, Sacombank,MB, Tuy không quá lớn nhưng cũng là điều mà nhiều khách hàng quan tâm

Trang 31

2.2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại

ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng:

2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở:

Trong điều kiện thị trường phát triển và cạnh tranh ngày càng gây gắt, các ngân

hàng đã không ngừng đưa ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động Sản phẩm cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở cũng là hoạt động truyền

thống của ngân hàng nhưng hiện nay cũng vẫn luôn dành được quan tâm đáng kể vì

tiềm năng phát triển của nó khi nền kinh tế ngày càng phát triển và đời sống của

người dân ngày càng được nâng cao

Cùng với đà tăng trưởng của thành phố trong những năm qua, với nỗ lực của nhà

quản lý và cán bộ nhân viên chi nhánh thì lĩnh vực cho vay này cũng không ngừng

tăng trưỏng qua các năm được thể hiện qua doanh số cho vay trong bảng dưới đây:

Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay

(Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng).

Qua bảng số liệu phân tích ta thấy dư nợ bình quân và tỷ trọng của nó còn thấp

trong tổng dư nợ bình quân của chi nhánh Trong khi nhiều ngân hàng xem đây là

mảng tín dụng nhiều tiềm năng và là sản phẩm chủ đạo trong quá trình phát triển tín

dụng với dư nợ nhiều ngân hàng lên đến 50% trong tổng dư nợ cho vay Thể hiện

qua dư nợ bình quân ở mức 20,252trđ chiếm 1.99% năm 2008 và năm tiếp theo đạt

26,873trđ chiếm 1.83%

Nguyên nhân này là do: chi nhánh có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực công

nghiệp và thương mại với tỷ trọng cho vay hằng năm chiếm hơn 60% (giai đoạn từ

năm 2000 đến năm 2004 - theo vinacapital) nên tỷ trọng hoạt động cho vay mua

nhà, xây mới và SCN ở còn rất thấp Mặc dầu hiện nay nó đã không ngừng mở rộng

hoạt động kinh doanh ra các lĩnh vực khác, trong đó mở rộng cho vay tiêu dùng

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thành  phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14  NHCT _QN ngày 17/12/ - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
hi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thành phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT _QN ngày 17/12/ (Trang 10)
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: (Trang 15)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 (Trang 15)
2.1.5.2 Tình hình chung về cho vay - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
2.1.5.2 Tình hình chung về cho vay (Trang 17)
Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 2 Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 (Trang 17)
Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 3 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 19)
Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 3 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 19)
Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà,xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 4 Tỷ trọng cho vay mua nhà,xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay (Trang 29)
Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở  trong tổng dư nợ cho vay - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 4 Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay (Trang 29)
Bảng 5: Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 5 Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn (Trang 31)
Bảng 5 : Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 5 Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn (Trang 31)
Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn vay. - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 6 Tình hình cho vay theo thời hạn vay (Trang 33)
Bảng 7: Tình hình cho vay theo chủ thể. - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 7 Tình hình cho vay theo chủ thể (Trang 35)
Bảng 8:Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo - Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Bảng 8 Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w