1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chlorine + formol trong nuôi trồng thủy sản

12 2,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

1.Khái niệm:22.Điều trị trong Thủy Sản.2.1Công thức tính nồng độ chlorine.32.2Tác dụng và hiệu quả khử trùng.32.3 Liều lượng sử dụng.42.4Cơ chế tác dụng của Chlorine.42.5Những tác hại khi khử trùng nước bằng Chlorine.52.6Những lưu ý sử dụng Chlorine.63.Ứng dụng trong NNTS.6II.Formol 1. Khái niệm 7 2. Liều lượng dùng8 3. Tổng hợp.8 4. Cơ chế tác dụng10 5. Ứng dụng formol trong NNTS.10C. KẾT LUẬN.11D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN – N4. LỚP NGƯ Y 46 MÔN DƯỢC LÝ HỌC THỦY SẢN GVHD: Phan Văn Cư. 1. Huỳnh Văn Lâm 2. Phan Trường Long 3. Nguyễn Phương Nam 4. Bùi Nhật Phong 1 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. NỘI DUNG. I . Chlorine. 1. Khái niệm: 2 2. Điều trị trong Thủy Sản. 2.1 Công thức tính nồng độ chlorine 3 2.2 Tác dụng và hiệu quả khử trùng 3 2.3 Liều lượng sử dụng 4 2.4 Cơ chế tác dụng của Chlorine 4 2.5 Những tác hại khi khử trùng nước bằng Chlorine 5 2.6Những lưu ý sử dụng Chlorine 6 3. Ứng dụng trong NNTS 6 II.Formol 1. Khái niệm 7 2. Liều lượng dùng 8 3. Tổng hợp 8 4. Cơ chế tác dụng 10 5. Ứng dụng formol trong NNTS 10 C. KẾT LUẬN 11 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 2 Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ - Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh cả quy mô và sản lượng. Việc thâm canh hóa ngày càng tăng dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ao nuôi ngày càng nhiều đặc biệt là ô nhiễm nền đáy ao. Sau thời gian nuôi sự tích tụ các khí độc ở đáy ao nuôi thâm canh ngày càng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh sẽ làm tôm cá chậm lớn, giảm tỷ lệ sống và năng suất nuôi. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của vật nuôi cũng như môi trường ao nuôi được tốt hơn thì việc hạn chế các loại khí độc tích tụ ở đáy ao nuôi là rất cần thiết. Để cải thiện chất lượng nước trong môi trường nuôi thủy sản, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng các biện pháp sinh học, hóa học… Trong đó, chlorine và formol là một trong những loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản B. NỘI DUNG I. Cholorine 1, Khái niệm chlorine. Chlorine là một chất hoá học có tác dụng oxy hoá và sát khuẩn rất mạnh, thường được dùng với mục đích tẩy trắng và khử trùng. Tại Việt Nam, chlorine được sử dụng phổ biến trong thuỷ sản… Chlorine có các dạng tự do cholorine hay hypochlorite. Hypochlorite có 2 loại là Hypochlorite natri (NaOCl) dạng lỏng và Hypochlorite canxi [Ca(OCl) 2 ] dạng bột trắng, mùi cay xốc, khi pha với nước có màu trong suốt, có mùi vị. Trong các nhà máy sản xuất thủy sản thường sử dụng Hypochlorite canxi [Ca(OCl) 2 ] để khử trùng nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật. Một số sản phẩm thường thấy trên thị trường hiện nay như Chlorine Mỹ hoạt tính 70%, Nhật 60%, Trung Quốc 40%, Indonexia 65%. 3 2. Điều trị trong thủy sản. 2.1 Công thức tính nồng độ chlorine. - Chlorine có 2 dạng: (+) Ca(OCl) 2 hypochloric canxi, dạng bột trắng, mùi cay xốc, khi pha với nước có màu trong suốt, có mùi vị. (+) NaOCl sodium hypochloric dạng lỏng. Chlorine Mỹ hoạt tính 70%, Nhật 60%, Trung Quốc 40%, Indonesia 65% A = CV/F Trong đó: A là số mg thuốc pha, C nồng độ dung dịch thuốc pha (ppm), V thể tích cần pha (lit), F hoạt tính cuả thuốc (%). 2.2 Tác dụng và hiệu quả khử trùng của chlorine. - Trong nuôi trồng thủy sản, chlorine được sử dụng phổ biến ở dạng calcihypochlorite hơn natrihypochlorite bởi vì khi hòa tan vào trong môi trường nước Ca(OCl) 2 tạo ra 2 phân tử HOCl và sẽ phân ly thành 2 ion OCl - . Khi đó HOCl và OCl - tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn. - Hàm lượng HOCl và ion OCl - phụ thuộc vào pH của môi trường ao nuôi, khi pH cao thì OCl - chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại pH thấp thì HOCl chiếm tỷ trọng cao. Ví dụ: Khi pH = 7,5 thì lượng HOCl và ion OCl - là tương đương nhau (mỗi chất chiếm 50% tổng lượng Clo hoạt động) pH = 5,5 thì HOCl chiếm xấp xỉ 100% pH = 9,5 thì OCl - chiếm xấp xỉ 100% - Khả năng khử trùng của HOCl cao hơn OCl - từ 80 - 100 lần do HOCl là chất trung hòa dễ thấm qua màng tế bào tích điện âm của vi khuẩn so với ion OCl - . Vì 4 vậy, trong môi trường có pH thấp Chlorine sử dụng có hiệu quả cao hơn so với môi trường có pH cao. 2.3 Liều lượng sử dụng: + Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100-200 ppm (30 phút) + Khử trùng đáy ao: 50-100 ppm. + Khử trùng nước ao: 20-30 ppm + Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1-0,2 ppm + Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 - 15 phút) 2.4 Cơ chế tác dụng của Chlorine - Hypochlorite canxi và hypochlorite natri hòa tan trong nước cũng tạo ra OCl - . Sự hiện diện của các dạng chlorine phụ thuộc vào pH của nước (xem hình trên), dạng Cl 2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2, HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1 - 7,48, HOCl=OCl - khi pH = 7,48 và OCl - thì cao hơn HOCl khi pH trên 7,48. Mức độ nhạy cảm của vi sinh vật đối với các dạng chlorine phụ thuộc rất lớn vào tốc độ khuếch tán vào trong tế bào, HOCl - có hiệu quả khử trùng mạnh hơn OCl - khoảng 100 lần do HOCl có kích thước phân tử nhỏ và trung hòa điện tích nên dễ dàng khuếch tán vào tế bào hơn so với OCl - . Do đó, chlorine chỉ có hiệu quả khử trùng cao khi pH nhỏ hơn 6. Không nên dùng chlorine khi pH lớn hơn 7,48 và không được bón vôi trước khi khử trùng nước. Các bào tử của vi sinh 5 vật có khả năng chịu đựng chlorine ở nồng độ cao so với tế bào sinh dưỡng bởi vì chlorine khó khuếch tán qua vỏ của bào tử. - Diệt khuẩn, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường - Chlorine là chất oxy hóa mạnh có tác dụng oxy hóa vật chất hữu cơ sống trên cơ thể sinh vật. Chúng tác động lên tế bào, phá hủy hệ enzym của vi khuẩn, khi enzym tiếp xúc với chlorine thì nguyên tử Hydro trong cấu trúc phân tử được thay thế bởi chlorine. Vì vậy, cấu trúc phân tử thay đổi, enzym của vi khuẩn không hoạt động làm tế bào chết và sinh vật chết. 2.5 Những tác hại khi khử trùng nước bằng hóa chất xử lý nước chlorine - Chlorine tự do (Cl 2 , HOCl và Ocl - ) tồn lưu trong nước sẽ gây độc đối với tôm cá và các loài thủy sinh vật. - Nồng độ chlorine tự do tối đa cho phép đối với thủy sinh vật là 0,01 mg/L. Ở nồng độ 0,1 mg/L, chlorine tự do có thể gây chết hầu hết phiêu sinh vật biển và nồng độ chlorine tự do 0,37 mg/L có thể gây chết cá. Do đó, sau khi khử trùng nên khử chlorine hoặc sục khí mạnh trong 3-5 ngày trước khi thả cá. Có thể khử chlorine sau khi khử trùng bằng Na 2 S 2 O 3 , để loại bỏ 1 mg/L Cl cần dùng 6,99 mg/L Na 2 S 2 O 3 C1 2 + 2 Na 2 S 2 O 3 ·5H 2 O → Na 2 S 4 O 6 + 2NaCl + 10H 2 O - Trong môi trường giàu muối dinh dưỡng, ROCL phản ứng với NH3 hình thành các hợp chất chloramine (NH 2 Cl, NHCl 2 hoặc NCl 3 ), các hợp chất này bền, có thời gian lưu tồn lâu và cũng độc đối với sinh vật. Các hợp chất chloramine có tác dụng giống như NO 2 - , chúng phản ứng với Hemoglobine tạo thành Methemoglobine gây ra chứng bệnh máu màu nâu và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu (cá bị nổi đầu). Do đó, không nên dùng chlorine để diệt tảo và diệt khuẩn cho ao nuôi, chlorine sẽ làm giảm sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá. 6 - Trong môi trường giàu xác hữu cơ, HOCl sẽ phản ứng với CH 4 và các nguyên tố khác có trong nước để hình thành các hợp chất Trihalomethan (CHCl 3 , CHCl 2 Br, CHClBr 2 , …). Trihalomethan (THMs) là các hợp chất độc với thủy sinh vật và con người, chúng được xem là tác nhân gây bệnh ung thư ở người và động vật. Trihalomethan rất bền, chúng có thể tích tụ trong cơ thể động vật và truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác trong chuỗi dinh dưỡng. Giới hạn của EPA (Hoa Kỳ) về hàn lượng THMs trong nguồn nước sau xử lý chlorine phải nhỏ hơn 80µg/L. 2.6 Những lưu ý trong sử dụng chlorine. +Phổ diệt trùng của chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị diệt, làm cho màu nước khó lên. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao. + Không bón vôi trước khi sử dụng chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng. Sử dụng cân đối, nếu dư sẽ gây độc cho tôm cá nuôi. + Khi dùng chlorine sát trùng nước, dư lượng của khí Clo có thể gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng tôm, cá biển. Do vậy, cần trung hòa chlorine bằng Natri thiosulfate. Cl 2 + 2 Na 2 S 2 O 3 .5 H 2 O > Na 2 S 4 O 6 + 2 NaCl + 10H 2 O - Để khử 1 mg/l Cl 2 cần 6,99mg/l thiosunfate natri. 3. Ứng dụng trong thủy sản - Diệt vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh vật trong môi trường nước - Khử trùng nguồn nước cấp vào đầu vụ nuôi. - Gây mê - Oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất giống hạn chế - Với bào tử của vi sinh vật và virus thì hiệu quả xử lý không cao. - tác hại khi khử trùng nước bằng hóa chất xử lý nước chlorine. - gây độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo nhiều.sử dụng quá 7 II. Formol 1. Khái niệm - Formaldehyde là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất… Công thức hóa học là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formol hay formalin).Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867. - Trong tự nhiên, Formaldehyde có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gaz) Ngoài ra, Formaldehyde còn hiện diện trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly… -Là hóa chất khử trùng trong trại giống và ao nuôi. 8 2. Liều lượng dùng - Lượng dùng từ 10-25 ppm khi bệnh bùng nổ. Sau khi sử dụng Formol phải thay nước để tăng cường oxy trong ao. nhằm loại bỏ chất hữu cơ và nó cũng là nguyên nhân làm giảm hàm lượng Oxygen trong ao nuôi - Sử dụng trong ao nuôi phải ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 h phải thay nước. - Trong trại giống có thể dùng từ 200-300 ppm từ 30 giây - 1p để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú. 3. Tổng hợp: - Formaldehyde thường được điều chế từ metanol với chất xúc tác là bạc được đun ở nhiệt độ khoảng 650°C. - Có hai công nghệ sản xuất công nghiệp formaldehyde hiện nay là: 1. Oxy hóa – dehyđro hóa hỗn hợp metanol – không khí, sử dụng xúc tác Ag, (quá trình BASF). 2. Oxy hóa hỗn hợp metanol – không khí, sử dụng xúc tác oxit kim loại Fe/Mo, (quá trình Formox). - Sở dĩ có hai công nghệ sản xuất formaldehyt cùng dựa trên phản ứng oxi hóa metanol là vì tính chất nổ của hỗn hợp metanol – không khí nằm trong khoảng nồng độ 6,7 – 36,4% thể tích metanol. Để tránh rơi vào vùng hỗn hợp nổ, quá trình BASF chọn điều kiện dư metanol (nồng độ metanol > 38%), còn quá trình FORMOX chọn điều kiện dư oxy (nồng độ MaOH < 6,7%). Hiện nay formaldehyt 9 được sản xuất theo cả hai công nghệ trên. Mỗi công nghệ được đặc trưng bởi các ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. - Trong công nghiệp, formandehyde được sản xuất bằng cách ôxi hóa metanol có xúc tác. Các chất xúc tác được sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt ôxít vớimolypden và vanadi. Trong hệ thống sử dụng sắt ôxít (công nghệ Formox) phổ dụng hơn, metanol và ôxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra formandehyde theo phương trình sau: CH 3 OH + ½ O 2 → H 2 CO + H 2 O - Xúc tác gốc bạc thông thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có hai phản ứng hóa học tạo formandehyde diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống như phương trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hydro CH 3 OH → H 2 CO + H 2 - Sự ôxi hóa tiếp theo của sản phẩm formandehyde trong quá trình sản xuất nó thông thường tạo ra axít formic, được tìm thấy trong các dung dịch formandehyde, được tính theo giá trị ppm. - Ở mức độ sản xuất ít, foormalin có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác bao gồm sự chuyển hóa từ etanol thay vì nguồn nguyên liệu metanol thông thường. Tuy nhiên, các phương pháp này không có giá trị thương mại lớn. Hiện nay Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã lắp thành công dây chuyền chuyển hóa metanol thành formaldehyde dựa trên xúc tác Ag. Dây chuyền này hiện đã đi vào hoạt động ổn đinh với công suất 10.000 - 20.000 tấn/năm. 10 [...]... dụng của hai loại thuốc sát trùng Chlorine và Formol là hai loại được dùng phổ biến nhất trong NTTS,từ đó chúng ta có thể biết được cách sử dụng như liều lượng thích hợp với mục đích sử dụng để phát huy được tối đa hiệu quả của thuốc từ đó làm tăng năng suất nuôi, tránh được một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi: bệnh nấm, bệnh kí sinh trùng,…… - Formonl và Chlorine là hai loại thuốc sát trùng... quy tắc nhất định cũng như mang bảo hộ, tránh những tổn thương trong quá trình sử dụng mà Chlorine và Formol có thể gây ra trong quá trình sử dụng D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.http://www.khuyennong.binhthuan.gov.vn/Report/bantin/bt2011/bt51052011/20 11/06/296.aspx 2 http://luandatgiang.blogspot.com/2011/02/nong-o-ppm-la-gi.html 3 Bệnh học thủy sản – Bùi Quang Tề 4 vi.wikipedia.org/wiki/Formaldehyd 12 ... làm đông cứng protein Vô hoạt vi sinh vật bằng cách alkyl hóa nhóm -NH2 ,-SH của protein và vòng nitrogen trong các base purin - Tác dụng trên hấu hết các vi khuẩn, vi khuẩn sinh bào tử, trực khuẩn BK, virus - Khử trùng dụng cụ, chuồng trại, phòng ốc, lò ấp, bảo quản mẫu bệnh phẩm 5 Ứng dụng formol trong NNTS - Test tôm giống để chọn tôm khỏe - Phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú - Điều chế vacxin - Bảo . lượng nước trong môi trường nuôi thủy sản, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng các biện pháp sinh học, hóa học… Trong đó, chlorine và formol là một trong những. và hiệu quả khử trùng của chlorine. - Trong nuôi trồng thủy sản, chlorine được sử dụng phổ biến ở dạng calcihypochlorite hơn natrihypochlorite bởi vì khi hòa tan vào trong môi trường nước Ca(OCl) 2 . hiện nay như Chlorine Mỹ hoạt tính 70%, Nhật 60%, Trung Quốc 40%, Indonexia 65%. 3 2. Điều trị trong thủy sản. 2.1 Công thức tính nồng độ chlorine. - Chlorine có 2 dạng: (+) Ca(OCl) 2

Ngày đăng: 21/12/2014, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w