1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

38 594 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Người luôn có công trong cả thời bình và thời chiến, thời chiến tranh Người đã đi tìm con đường cứu nước, trong thời bình Người đã để lại cho toàn dân tộc một di sản rất to lớn đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự tự hào của mỗi sinh viên, cán bộ. Đạo đức cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh không những kế thừa nhiều từ đạo đức, phong tục của dân tộc ta và cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, mà đặc biệt nó cũng kết tinh từ chủ nghĩa Mác Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong những tác phẩm, bài nói, bài viết, Người đã nhiều lần nói đến các phẩm chất đạo đức. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng của cánh mạng: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân 11, Tr.467. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Đất nước có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người trong mọi lĩnh vực cách mạng, phát triển xã hội, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như là người dân hiện nay là một vấn đề thời sự. Chúng ta đang sống trong thời đại mới thời đại văn minh, khoa học, nhất là trong quá trình phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, và những nét văn hóa của các nước trên thế giới du nhập vào, nó làm cho tri thức con người được nâng cao, nhưng bên cạnh đó giá trị đạo đức đang ngày càng bị sói mòn, duy vật chất, thực dụng và kéo theo đó là vô vàng các hệ lụy, như sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tân đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… và một phần không nhỏ bộ phận thế hệ trẻ đã bị ảnh hưởng về những văn hóa suy đoài, làm lung lay lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước. Chính vì vậy việc cấp thiết bây giờ là cần thực hiện giáo dục đạo đức thế hệ trẻ và cán bộ Đảng viên nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tin vào Đảng, vào Nhà nước và đưa đất nước từng bước phát triển lên tầm cao mới, sánh vai cùng với cường quốc năm châu.Nhằm đem lại cho mọi người hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng, yêu cầu thực tiễn đặt ra một số vấn đề và cũng như đề xuất mới, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần học hỏi, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nên tôi chon đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì hiện nay là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Người luôn có công trong cả thời bình và thời chiến, thời chiến tranh Người đã đi tìm con đường cứu nước, trong thời bình Người đã để lại cho toàn dân tộc một di sản rất to lớn đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự tự hào của mỗi sinh viên, cán bộ. Đạo đức cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh không những kế thừa nhiều từ đạo đức, phong tục của dân tộc ta và cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, mà đặc biệt nó cũng kết tinh từ chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong những tác phẩm, bài nói, bài viết, Người đã nhiều lần nói đến các phẩm chất đạo đức. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng của cánh mạng: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [11, Tr.467]. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Đất nước có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người trong mọi lĩnh vực cách mạng, phát triển xã hội, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như là người dân hiện nay là một vấn đề thời sự. Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là trong quá trình phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, và những nét văn hóa của các nước trên thế giới du nhập vào, nó làm cho tri thức con người được nâng cao, nhưng bên cạnh đó giá trị đạo đức đang ngày càng bị sói mòn, duy vật chất, thực dụng và kéo theo đó là vô vàng các hệ lụy, như sống thiếu lý 2 tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tân đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… và một phần không nhỏ bộ phận thế hệ trẻ đã bị ảnh hưởng về những văn hóa suy đoài, làm lung lay lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước. Chính vì vậy việc cấp thiết bây giờ là cần thực hiện giáo dục đạo đức thế hệ trẻ và cán bộ Đảng viên nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tin vào Đảng, vào Nhà nước và đưa đất nước từng bước phát triển lên tầm cao mới, sánh vai cùng với cường quốc năm châu. Nhằm đem lại cho mọi người hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng, yêu cầu thực tiễn đặt ra một số vấn đề và cũng như đề xuất mới, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần học hỏi, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nên tôi chon đề tài "tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì hiện nay" là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu -Khái quát những vấn đề cơ bản về đạo đức cách mạng. -Thực trạng về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. -Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện đạo đức cách mạng trong thời đại mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong thời đại mới, từ đó vận dụng vào việc xây dựng đạo đức cách mạng cho các thế hệ. 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong thời đại hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, phân tích, tổng hợp 3 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được bố cục làm hai chương sau: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng. Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong thời kì hiện nay. 4 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG. 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 1.1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 1.1.1.1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta góp phần hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Đất nước ta đã trải qua nhiều biến cố, những cuộc chiến tranh kéo dài. Ông cha ta đã chiến đấu và dành chiến thắng. Một phần nào cũng do chúng ta luôn coi trọng đạo đức, hình thành nên các chuẩn mực giá trị đạo đức tốt đẹp phù hợp với yêu cầu hiện tại. Và trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay thật khó mà kiếm được một người như chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói đến Người, mọi người đều biết rằng, đó là một người vĩ đại, có đạo đức trong sáng, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, cống hiến, hy sinh tất cả cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Ngoài ra truyền thống quý báu của dân tộc ta còn thể hiện ở chỗ đó là truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thủy chung, sáng tạo, Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đầu tiên là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sử dân tộc, từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền thuyết đến các tên tuổi sang ngời trong lịch sử đều phản ánh hùng hồn chân lý đó. Đại Hội 2 (2/1957) Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái. Hồ Chí Minh chú ý phát huy sức mạnh này và cố gắn nhấn mạnh bốn chữ “đồng” là đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh, truyền thống này cũng được 5 hình thành trong hoàn cảnh đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Thứ ba là tinh thần lạc quan, niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, vào một ngày mà cả dân tộc sẽ được độc lập, dân ta được ấm no hạnh phúc. Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong chế tạo, sản xuất và chiến đấu nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, một phần cũng nhờ vào vị trí thuận lợi, tiếp giáp với nhiều nước cùng với đường bờ biển dài, ở giữa đầu đạo đức Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống đạo đức tốt đẹp của cả dân tộc và gia đình, của nhân loại và đạo đức của chủ nghĩa Mác -Lênin Người đã kế thừa và phát triển, một phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đồng thời kết hợp với những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, trong khoảng thời gian mà Người đã bôn ba ở nước ngoài. Tư tưởng đó kết hợp với đạo đức tiên tiến nhất của thời đại là đạo đức cộng sản Hồ Chí Minh, tử đó Người đã xây dựng nên giá trị đạo đức mới, đó là đạo đức cách mạng. 1.1.1.2. Tư tưởng đạo đức văn hóa phương Đông, phương Tây Trong quá trình đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã đi nhiều nước trên thế giới, đã tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa ở các nước này. Trước hết là về Nho giáo. Mặc dù Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu,… tuy nhiên Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực nên mới có sức sống mãnh liệt trong mấy ngàn năm. Mà biểu hiện tích cực đó là triết hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; ngoài ra nó còn có triết nhân sinh giúp người học tu thân tích đức. Nho giáo còn đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Từ Nho giáo Hồ Chí Minh đã rút được nhiều mặt tích cực trong việc hoàn thiện đạo đức cách mạng. Đạo Phật vào Việt Nam từ rất sớm do vậy nó có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa nước nhà trong thời bấy giờ. Phật giáo truyền tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, đem những tinh thần quý báu vào trong tinh thần của nhân dân. Phật giáo còn khuyến khích con người làm việc thiện, sống trong sạch, giản dị, luôn tôn trọng tinh thần dân chủ, không phân biệt đẳng cấp. Nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay của Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam. Đó là những điều cần được khai thác để góp vào việc thực hiện nhiệm 6 vụ cách mạng. Phật giáo dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Phật giáo còn có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Đặc biệt là luôn đề cao tinh thần lao động, và tinh thần yêu nước của mỗi người dân. Phật giáo đã là một phần trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Về phía phương Tây, người cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. Xuất thân từ gia đình khoa bảng, tư chất thông minh, trình độ quốc học, hán học vững vàng, đồng thời cũng hiểu một phần nào văn hóa phương Tây khi Pháp sang xâm lượt nước ta, Người tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của đại Cách mạng Pháp. Người học hỏi không ngừng khi bôn ba năm châu bốn biển, đã đặt chân lên khoảng ba mươi nước, có vốn hiểu biết phong phú nhất về văn hóa của các nước đã từng đi qua, đã thông thái những ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở Châu Âu nên Người cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. Khi sang Mỹ Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Khi sang Pari là thủ đô chính trị cũng như là trung tâm văn hóa – nghệ thuật của Pháp tại đây Người đã có điều kiện thuận lợi để chiếm lĩnh vốn tri thức, đặt biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Người am tường văn hóa Đông, Tây, kim cổ, Người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây. Và cũng góp phần hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh. 1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong lịch sử tư tưởng đạo đức học đã có nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức cách mạng. Một số nhà duy tâm – tôn giáo xem mọi sử điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của con người là do sự an bài của Thượng đế. Không ít nhà đạo đức phương Tây hiện đại đã đi tìm cội rễ của các quan hệ đạo đức trong bản năng sinh vật, trong tiềm thức siêu nghiệm hoặc trong tâm lý riêng của cá nhân cực đoan, nhưng vẫn chưa giải thích đúng đắn bản chất của đạo 7 đức. Thực ra trong thời cổ đại, một số nhà triết học duy vật đã cố gắng giải thích nguồn gốc của đạo đức là từ chính bản thân của con người. Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc đạo đức đã nói: Đạo đức và các chuẩn mực của ý thức đạo đức được hình thành và tồn tại trong quá trình con người giao tiếp với nhau. Chúng là sự phản ánh và thể hiện kinh nghiệm chung sống và kinh nghiệm lịch sử - thực tiễn của con người. Theo Mác và Ăngghen, thì con người khi sống phải có nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau. Quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa con người với tự nhiên, như Mác đã từng viết “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của xã hội của họ quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Luận điểm này là chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội, trong đó có cả đạo đức. Như vậy, đạo đức không phải là sự biểu hiện của một sức mạnh ở bên ngoài xã hội, mà nó xuất phát từ con người. Đạo đức là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế xã hội. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức được sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của các quan hệ xã hội, hệ thống các luân đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng thao đó mà ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao. Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, có nghĩa là trong việc thực hiện phát triển đạo đức cách mạng chúng ta phải đặt ra những yêu cầu đối với mình và đối với cách mạng, phải luôn hoàn thiện bản thân đồng thời phải góp phần xây dựng đất nước. Đạo đức cách mạng là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó, đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với dân. Đạo đức cách mạng là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh 8 thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Đối xử nhân đạo với tất cả mọi người đều bình đẳng kể cả tù bình, hàng binh, đặc biệt là những sĩ quan, binh sĩ bị thương là một nét đẹp của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta trong chiến tranh. Mục đích cao nhất của Quân đội là chiến đấu để chiến thắng và đem lại hoà bình. Bởi vậy, khi kẻ địch đã thua hàng thì Quân đội không bao giờ dồn đến bước đường cùng, mà luôn mở cho chúng một con đường sống, một cơ hội cứu vãn hoà bình, hữu nghị. Đó là một biểu hiện nhân đạo của chiến tranh chính nghĩa, của những người cộng sản và quân nhân cách mạng. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm được cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng bản thân. Nhờ vậy Người đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin; đồng thời nó còn là sự vận dụng sáng tạo và phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tự do, xây dựng đời sống mới. 1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có một trí tuệ siêu việt và một tâm hồn cao thượng mà còn là một tấm gương sáng ngời về đạo đức và ý chí, về lòng yêu nước và tình thương đồng bào, về lòng nhân ái và tinh thần quốc tế, về dũng khí “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục” [ 15, tr 54]. Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của mỗi người cán bộ, sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Người là vị lãnh tựu quan tâm nhiều nhất về vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và người dân thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội: công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thiếu niên, nhi đồng Và có thể nói rằng toàn bộ những tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và về rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là một hệ thống tri thức khoa học và cách mạng, truyền thống và hiện đại về đạo đức của con 9 người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời đại ngày nay, là đạo đức học Hồ Chí Minh, đạo đức học Việt Nam hiện đại. Đạo đức học này đã ra đời cùng với tác phẩm “Đường kách mệnh” do Người viết nên. Người cho rằng đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng, quan điểm “đức làm gốc” của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang của mình. Đạo đức cách mạng liên quan đến thành bại của cách mạng, người đã nói người có phẩm chất đạo đức cách mạng phải đòi hỏi con người tham gia vào quá trình giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn lấy đạo đức làm gốc, là nguồn, là nền tảng bởi vì muốn làm cách mạng con người phải giữ tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với mình. Bác đã nói làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới là một nhiệm vụ rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Đạo đức cách mạng còn biểu hiện trong việc ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trước lợi ích riêng của cá nhân. Ra sức học tập theo chủ nghĩa Mác - Lênin, “Tự phê bình và phê bình phải thật thà vạch khuyết điểm. Có lỗi mà không vạch ra không khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc. Làm nhiều công việc thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi khuyết điểm. Cho nên phải dùng cách phê bình và tự phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ. Vạch khuyết điểm để sửa chữa, nhưng cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước” [14, Tr.441]. Nói tóm tắt muốn trở thành người cách mạng chân chính phải thực hiện tốt năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân; sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc có hại đến Nhà nước, không có việc gì phải che dấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Trí là không có việc tư túi làm mù quáng, cho nên 10 đầu óc phải trong sạch, sáng suốt. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ cũng không sợ sệt, rụt rè. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp và của dân tộc mà không ngại hy sinh lợi ích riêng của mình. Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, chất phát, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không mong muốn được hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa, cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người, cái khổ vì dân là cái khổ rất có giá trị, Người nói: “Chúng ta đem tinh thần để chiến thắng vật chất. Chúng ta vì nước vì dân mà chịu cực khổ, cái khổ rất có giá trị, thì vật chất càng khổ thì tinh thần càng sướng”. Vì thế, theo Người, “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người” [17; tr.248]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc lớn, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ vững được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Trong mối quan hệ giữa đức và tài thì đức là gốc nhưng đức và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia thì cũng không được. Trong đức có tài bởi vì, người có đức bao giờ cũng cố gắng hoàn thiện bản thân, nâng cao hiểu biết. Và đạo đức cách mạng là cái gốc nhân cách, là nền tảng của người cách mạng. Quan niệm lấy đức làm gốc không có nghĩa là tuyệt đối hóa về mặt đạo đức, mà coi nhẹ mặt tài, “Thanh niên phải có đức có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có [...]... đóng góp rất sâu sắc vào tư tưởng đạo đức macxit Hồ Chí Minh là hiện thân của đạo đức dân tộc, đạo đức làm người, mà quan trọng nhất là đạo đức cách mạng; là người đi đầu trong hoàn thiện và phát triển đạo đức con người Hồ Chí Minh hoàn thiện tư tưởng đạo đức mácxít về vai trò và sức mạnh của đạo đức, về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp Việt Nam... với tổ quốc, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về đạo đức cách mạng là không bao giờ cũ Hiện nay, mặc dù Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện nâng cao đạo đức cách mạng cho người dân, sinh viên, học sinh Tuy nhiên, việc xảy ra ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập như: đạo đức xuống dốc, nhiều hành vi đi ngược lại đạo đức cách mạng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền... cán bộ, đảng viên, thanh niên trẻ tạo sự chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tư ng cách mạng của Đảng, hết lòng phấn đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc... thanh niên công nhân, thanh niên nông dân ) Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, phải luôn đưa phát triển con người lên hàng đầu Một trong những nguyên tắc thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức Ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho... túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Mỗi cấp ủy, mỗi Chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng” [8,tr.139] Chúng ta đã tổ chức được nhiều lớp học cho các thế hệ về nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung như: -Thực... Minh đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Việt Nam, tư tưởng của Người về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về bồi dưỡng thế hệ trẻ, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng luôn là di sản vô giá cho chúng ta hôm nay và của các thế hệ mai sau học tập và làm... muốn về mặt vật chất, bí mật Đạo đức cách mạng còn là nhân tố hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, sự hấp dẫn ở đây là giá trị cao đẹp nhân văn, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng hành động của mình chiến đấu cho lý tư ng cộng sản Tư tưởng Hồ Chí Minh về dạo đức cách mạng người cán bộ, công chức là nhất quán được Người thể hiện trong nhiều tác phẩm, nhưng có thể lấy lời nói của Người về tư cách. .. hướng giáo dục lý tư ng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh niên Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về nội dung giáo dục lý tư ng cách mạng, đạo đức, lối sống; nêu gương người tốt, việc tốt, đặc biệt là những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống Tăng cường số lượng và chất lượng các bài viết, buổi phát thanh, phát hình về nội giáo dục lý tư ng cách mạng, đạo đức, lối sống Mở... ích của Đảng, Tổ quốc, cách mạng lên trên hết Quyết tâm thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Một phần đạo đức cách mạng gắn liền với hoạt động của Người là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm đó để làm thước đo sự giàu có về mặt vật chất và vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng... đức cách mạng đối với tuổi trẻ, vị thành niên càng trở nên quan trọng để nuôi dưỡng hoài bão, chí khí lớn, nghị lực đấu tranh cho chân lý, tình thương, lẽ phải Trung thực - Đoàn kết Vị tha - Nhân ái - Khoang dung; đó là những đạo đức mà Người ra sức thực hiện cho con người Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Việt Nam, tư tưởng . nghĩa là tuyệt đối hóa về mặt đạo đức, mà coi nhẹ mặt tài, “Thanh niên phải có đức có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng. hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùytiện, vô nguyên tắc ” [7,tr. 22]. Về phía thanh niên thì nhìn chung, thanh niên nước ta hiện nay. tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, phân tích, tổng hợp 3 6. Bố cục đề tài Ngoài

Ngày đăng: 20/12/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w