Nêu cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên các tổ chức và nhân dân trên các lĩnh vực đồng thời phát huy vai trò nêu

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (Trang 27 - 31)

tổ chức và nhân dân trên các lĩnh vực đồng thời phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Người cán bộ ngoài đạo đức cách mạng cần nâng cao sức lãnh đạo, sức chiến đấu, thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt của các tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở. Đấu tranh phịng, chống suy thối đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ cơ sở, trước hết phải nâng tinh thần trách nhiệm hoàn thiện đạo đức cách mạng của chi bộ, đảng bộ. Các tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, cấp ủy phải thực sự trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, làm tốt cơng tác tự phê bình và phê bình trong đảng bộ, chi bộ cơ sở. Các tổ chức đảng và cấp ủy các cấp phải chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng, tăng cường quản lý về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống, các mối quan hệ, hồn cảnh gia đình và tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc quyền.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên cần nêu cao ý thức tổ chức và chấp hành nghiêm kỷ luật, sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, nhân nghĩa, chan hòa với mọi người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cho thấy đảng viên có nhiệm vụ: Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm cơng tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Khơng ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực cơng tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên

không được làm. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích. Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, đồng thời xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội XI chỉ rõ cần thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận; Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; Kiện tồn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; Đổi mới công tác cán bộ, coi trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ ; Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa sâu xa đối với toàn Đảng, toàn dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải tự giác học tập, rèn luyện, phải có chương trình hành động cụ thể, thiết thực, tạo được bước chuyển biến sâu sắc về nhận thức, quyết tâm sửa mình theo tấm gương của Người. Cùng với việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác, cần nêu gương đạo đức của những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu qua các thời kỳ cách mạng, những tấm gương điển hình xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những hành động, những con người cụ thể của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay. Điều đó vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp của Đảng, của cách mạng, vừa có ý nghĩa tơn vinh những tấm gương sáng trong điều kiện mới.

Tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh niên trẻ tạo sự chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lịng phấn đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải hướng tới sự tự giác ngộ trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, cán bộ, đảng viên thông qua hành động thực tế; luôn cảnh giác trước những cám dỗ về danh lợi, vật chất, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thống nhất giữa lời nói và việc làm, mẫu mực trong chấp hành chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước; luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng; làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Bên cạnh đó cần thực hiện một cách minh bạch, chính xác trong việc tự phê bình và phê bình. Phải có một kế hoạch xác định trong đào tạo và bồi dưỡng án bộ, công tác đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành, của địa phương. Cịn với thanh niên hiện nay thì chăm lo bồi dưỡng giáo dục thanh niên, thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, của từng gia đình, của người lớn tuổi. Bên cạnh đó mỗi thanh niên Việt Nam cần nâng cao tinh thần tự học, tự nâng cao tay nghề, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với các tổ chức cần tăng cường giáo dục thanh niên thông qua các phương tiện truyền thơng hiện đại và hệ thống báo chí, xuất bản của Đồn thanh niên. Phát huy, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống báo chí, xuất bản, các cơng cụ báo chí điện tử, Website của Đồn thanh niên, tận dụng ưu thế tích cực của các mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền, định hướng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh niên. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; nêu gương người tốt, việc tốt, đặc biệt là những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Tăng cường số lượng và chất lượng các bài viết, buổi phát thanh, phát hình về nội giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Mở rộng các cuộc đối thoại giữa các thế hệ, giữa những người có uy tín xã hội trên các lĩnh vực với thanh niên trên các phương tiện báo chí, phát thanh và truyền hình. Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh địa phương. Xây dựng diễn đàn, khuyến khích thanh niên tổ chức diễn đàn trên các Website về chủ

đề lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước, dân tộc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường xuất bản các loại sách, truyện mang tính giáo dục cao, định hướng xây dựng lối sống văn hóa, phổ biến kiến thức, kỹ năng sống. Hàng năm, các tờ báo, tạp chí và các nhà xuất bản của Đoàn cùng phối hợp mở ra một chuyên mục, một cuộc trao đổi hoặc một cuộc thi xung quanh chủ đề bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ với mục đích, yêu cầu cụ thể. Đối tượng tham gia là tất cả các đối tượng đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên, nhân dân hoặc cho một nhóm đối tượng thanh niên cụ thể (Học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân, thanh niên nông dân ...).

Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, phải luôn đưa phát triển con người lên hàng đầu. Một trong những nguyên tắc thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức. Ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, đảng viên nêu gương cho quần chúng… Phát huy vai trò nêu gương trong thực hành đạo đức có ý nghĩa to lớn khơng chỉ trước mắt mà cịn mãi mãi sau này.

Trong xã hội hiện nay, nhằm nâng cao tinh thần hoàn thiện con người việc nêu gương về đạo đức của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong tác phẩm Nâng cao

đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

chỉ ra câu nói rất hay và rất đúng của nhân dân là “Nhân dân thường nói:

đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo yêu cầu đó của dân, trong đảng

và hệ thống quản lý nhà nước, việc lãnh đạo đi trước, làm trước để đảng viên, quần chúng, nhân dân đi sau, làm theo có ý nghĩa rất quan trọng. Yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải biết nêu gương. Khơng biết nêu gương, khơng nêu gương được thì khơng, hoặc chưa xứng đáng là người lãnh đạo tốt. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Việc học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các

tầng lớp nhân dân . Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luy ện đạo đức cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân” [8,tr.258].

Việc nêu gương về đạo đức không chỉ là sự vận động, mà phải trở thành những quy định, sự ràng buộc trách nhiệm để mỗi người đều tự giác và cần phải thực hiện. Các cấp, các ngành cần chủ động tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Đối với Đảng và Nhà nước phải hoạch định kế hoạch, chính sách cho thích hợp, đưa ra các hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả. Coi trọng và tổng kết thực tiễn từ những sáng kiến cá nhân, gương người tốt, việc tốt. Địng thời dựa vào đó để nhanh chóng phát hiện sai lầm trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đạo đức cách mạng. Trong xây dựng con người nói chung, nêu gương người tơt, việc tốt có mục đích giáo dục cán bộ, rèn luyện tư tưởng. Việc học hỏi theo gương khơng phải là đóng cửa tu thân mà phải hịa mình vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, thơng qua các phong trào thi đua yêu nước, coi trọng học tập và thực hành, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, tức là khơng chỉ tự mình sửa chữa mà phải tích cực giúp người khác sửa chữa. Như vậy, chúng ta đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng tới kinh tế tri thức, từng bước tiếp cận, sử dụng các yếu tố của kinh tế tri thức vào chiến lược phát triển ở nước ta. Việc tuyên truyền, nêu gương “người tốt, việc tốt” cần bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, phát triển những giá trị mới trong sự nghiệp đổi mới và đặc biệt coi trọng phát triển những giá trị mới của con người Việt Nam để phát huy nhân tố con người đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh, chủ động hội nhập, tham gia tồn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w