1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ

85 619 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 751,5 KB

Nội dung

Tức nó tạo ra chiếc cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong nước và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản phẩm.Trong hoạt động ngoại thương thì xuất

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Xin kính dâng!

Công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành

Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến!

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây, nơi đã tạo điều kiệncho tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành tốt đề tài này

Quý thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh đã dạy dỗ tôi trong thời gian qua

Và cuối cùng là Cô Đinh Thị Lệ Trinh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đềtài này

Xin kính chúc!

Cô, chú, anh, chị trong công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tâylàm việc đạt kết quả cao nhất, công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả và vươn

xa hơn nữa trong ngôi nhà mang tầm quốc tế

Thầy cô trong khoa kinh tế đặc biệt là cô Đinh Thị Lệ Trinh nhiều sức khỏe vàcông tác tốt

Trang 2

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Cần thơ, Ngày … Tháng … Năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Cam

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 3

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2012 Trưởng phòng kinh doanh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

Cần Thơ, Ngày…… Tháng … Năm 2012 Giáo viên hướng dẫn ĐINH THỊ LỆ TRINH NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

Cần Thơ, Ngày …Tháng …Năm 2012 Giáo viên phản biện

(Ký và ghi họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC Trang

Danh mục biểu bảng ix

Danh mục hình x

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 LỜI MỞ ĐẦU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

2

1.3.1 Không gian 2

1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa 3

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu 4

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu 7

2.1.4 Giới thiệu hệ thống cấp đông IQF 13

2.1.5 Phân tích ma trận SWOT 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16

Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU MIỀN TÂY 17

3.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 17

3.1.1 Lịch sử hình thành 17

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh 18

Trang 7

3.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC NHÂN SỰ 18

3.2.1 Tình hình nhân sự 18

3.2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 19

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban 19

3.3 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 21

3.3.1 Ký kết hợp đồng 21

3.3.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 22

3.3.3 Nhận xét về quy trình xuất khẩu của công ty 27

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009-6T2012 29

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 33

Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU MIỀN TÂY 35

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU 35

4.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 35

4.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 39

4.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 48

4.1.4 Phân tích các tỷ số tài chính 56

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 61

4.2.1 Nguồn nguyên liệu 61

4.2.2 Các tiêu chuẩn kỷ thuật 62

4.2.3 Phương thức thanh toán 63

4.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 64

4.3.1 Những điểm mạnh( S) 64

4.3.2 Những điểm yếu( W) 64

4.3.3 Những cơ hội( O) 65

4.3.4 Những đe dọa( T) 66

Chương 5 CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY WESTFOOD 69

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 69

5.2 CÁC GIẢI PHÁP 70

Trang 8

5.2.1 Giải pháp về mở rộng thị trường 70

5.2.2 Giải pháp về củng cố cơ cấu sản phẩm 71

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

6.1 KẾT LUẬN 73

6.2 KIẾN NGHỊ 73

6.2.1 Đối với Nhà nước 73

6.2.2 Đối với công ty 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

GVHD:Ths Đinh Thị Lệ Trinh - viii - SVTH: Nguyễn Thị Hồng

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG TrangBảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Westfood năm 2009-

6T2012 29Bảng 4.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của Westfood năm 2009- 6T2012 35Bảng 4.2 Sản lượng và kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của công ty Westfood năm 2009- 6T2012 40, 41Bảng 4.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Westfood qua các thị trường năm 2009-6T2012 49, 50Bảng 4.4 Các tỷ số thanh khoản của Westfood năm 2009- 2011 57Bảng 4.5 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của Westfood năm 2009- 2011 .58Bảng 4.6 Tỷ số quản trị nợ của Westfood năm 2009- 2011 60Bảng 4.7 Các tỷ số khả năng sinh lời của Westfood năm 2009- 2011 60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH Trang

Hình 2.1 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 11

Hình 2.2 Mô hình ma trận SWOT 15

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Westfood 19

Hình 3.2 Sơ đồ chế biến thực phẩm 23

Hình 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Westfood năm 2009-6T2012 30

Hình 4.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của Westfood năm 2009- 6T2012

36

Hình 4.2 Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng của Westfood năm 2009- 6T2012

42

Hình 4.3 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Westfood năm 2009- 6T2012

42

Hình 4.4: Sản lượng xuất khẩu của Westfood qua các thị trường năm 2009- 6T2012 51

Hình 4.5 Kim ngạch xuất khẩu của Westfood qua các thị trường năm 2009- 6T2012 51

Trang 11

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tuynhiên nước ta vẫn là một nước đi lên từ nông nghiệp Các sản phẩm từ nôngnghiệp đặc biệt là trái cây không chỉ phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩmtrong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Để nâng cao giá trị xuất khẩu củatrái cây, nhiều công ty đã được thành lập và đưa vào sản xuất những sản phẩm sơchế từ trái cây nhằm mang lại chất lượng và giá trị cao hơn Công ty cổ phần chếbiến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây là một trong những công ty đó

Được thành lập từ năm 1992, sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty đã từngbước đưa sản phẩm của mình gồm trái cây đóng lon và sản phẩm trái cây cấpđông đến với nhiều quốc gia từ Mỹ, Úc đến Nhật Bản, Hàn Quốc… Công tycũng không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật cũng như taynghề của đội ngũ nhân viên để tạo ra những sản phẩm có chất lượng hơn để đápứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác Ngoài việc thu về nguồn ngoại tệ lớn chođất nước, lợi nhuận cho công ty, hoạt động xuất khẩu còn thắc chặt mối quan hệhữu nghị giữa nước ta với các nước là bạn hàng trên thế giới

Trong thời gian công ty sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn donền kinh tế liên tục biến động, sự thay đổi về đối tác, nguồn cung nguyên vật liệukhông ổn định do đặc tính thời vụ Tuy nhiên Ban lãnh đạo công ty luôn cónhững chiến lược phát triển đúng đắn giúp công ty vượt qua tất cả khó khăn vàduy trì hoạt động kinh doanh một cách liên tục do đó đã đạt được những thànhcông nhất định

Với những vấn đề được tìm hiểu ở trên em đã chọn đề tài “ Phân Tích

Tình Hình Xuất Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trang 12

Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất

khẩu Miền tây từ năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012, đồng thời phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và đề ra giải pháp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm

xuất khẩu Miền Tây từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty vàquy trình xuất khẩu

- Kiến nghị các giải pháp giúp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu củacông ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây

1.3.2 Thời gian

- Thời gian thu thập số liệu từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2012

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩuMiền Tây, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, quy trình xuất khẩu

và các giải pháp

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trang 13

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa

2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Ngoại thương là hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới của

quốc gia Tức nó tạo ra chiếc cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của thị

trường trong nước và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản phẩm.Trong hoạt động ngoại thương thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụcủa một nước nhất định cho nước ngoài với phương diện thanh toán bằng ngoại

tệ của nước đó hay ngoại tệ của một nước thứ ba làm trung gian Xuất khẩu phảnánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trênthế giới góp phần phát triển kinh tế của một quốc gia

2.1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh mang tầmquốc tế Để nền kinh tế phát triển vững mạnh không thể thiếu hoạt động mua bánvới các bạn hàng trên thế giới Xuất khẩu có các vai trò ngày càng quan trọngtrong định hướng phát triển kinh tế như:

- Xuất khẩu làm tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước là bạn hàngtrên thế giới

- Xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranhcho các doanh nghiệp trong nước nhờ môi trường cạnh tranh toàn cầu, nâng caohiệu quả kinh doanh thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước, tích lũy đượckinh nghiệm kinh doanh nhờ các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

- Xuất khẩu góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng củađất nước: nguồn vốn, giải quyết việc làm cho nguồn lao động trong nước, chuyểngiao công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượngsản phẩm

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, mở rộng hoạt động kinhdoanh trong nước

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu

2.1.2.1 Cơ cấu sản phẩm

Đối với một công ty xuất khẩu, sản phẩm được các nước trên thế giới đónnhận chính là một thành công lớn đối với công ty Với mặt hàng xuất khẩu, các

Trang 14

sản phẩm sẽ được tiêu thụ bởi nhiều khách hàng ở nhiều nước với văn hóa và tôngiáo khác nhau Đo đó cơ cấu sản phẩm sau cho phù hợp rất quan trọng nó quyếtđịnh sự thành bại của công ty trong tiến trình gia nhập thị trường thế giới Cơ cấusản phẩm không chỉ phải phù hợp với quy mô của công ty mà còn đảm bảo tạo rađược lợi nhuận và đạt các tiêu chuẩn về chất lượng

2.1.2.2 Thị trường

* Định nghĩa

Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể là cánhân, tổ chức Hay thị trường là một tập hợp người bán người mua tác động lẫnnhau, dẫn đến khả năng trao đổi từ đó xác định số lượng và giá cả cần thiết củahàng hóa, dịch vụ Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi

có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và ngườimua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.Thị trường xuất khẩu: là thị trường nước ngoài nhập khẩu hàng hóa, dịch vụcủa công ty trong nước

* Vai trò của thị trường

Không thể phủ nhận thị trường là cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng

Nó đưa người mua và người bán hàng hóa, dịch vụ lại gần nhau Trong sản xuấtkinh doanh mà không có thị trường tiêu thụ thì công ty không thể tồn tại và pháttriển Trong hoạt động xuất khẩu thị trường càng có vai trò quan trọng, thị trườnggiúp nhà sản xuất và khách hàng gặp nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ thúc đẩycác hoạt động phụ trợ khác cùng phát triển Thị trường còn tác động rất lớn đếnquyết định kinh doanh của các nhà quản trị trong công ty, thông qua thị trườngcông ty sẽ đưa ra các quyết định về phân khúc khách hàng và chiến lược kinhdoanh phù hợp

Trang 15

Doanh thu thuần

 Tỷ số thanh toán hiện thời được xác định dựa trên số liệu trên bảng cânđối kế toán Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi baonhiêu đồng tài sản ngắn hạn Được xác định bằng công thức:

 Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn bằng giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản cao Tỷ số này chobiết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn màkhông kể giá trị hàng tồn kho Công thức xác định tỷ số thanh toán nhanh:

* Các tỷ số hiệu quả hoạt động

Các tỷ số hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản củacông ty Nhóm tỷ số này bao gồm: vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổngtài sản

 Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định,cho biết bình quân trong một năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa làhiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao Vòng quay tài sản cố định có côngthức tính:

 Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản củamột công ty, tỷ số này cho biết trong một năm một đồng giá trị tổng tài sản tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Công thức tính tỷ số này là:

* Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Giá trị doanh thu thuầnGiá trị tài sản cố địnhVòng quay tài sản cố định =

Tỷ số thanh toán nhanh =

Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn khoGiá trị các khoản nợ ngắn hạn

Vòng quay tổng tài sản=

Tổng tài sản bình quân

Tỷ sô thanh toán hiện thời =

Giá trị tài sản lưu độngGiá trị các khoản nợ ngắn hạn

Trang 16

Lợi nhuận ròngDoanh thu thuần

Tỷ số này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty Cơ cấu vốn có ảnhhưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của một công ty

Tỷ số nợ trên tổng tài sản còn được gọi là chỉ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợcủa một công ty trong việc tài trợ các khoản nợ hiện hành Tỷ số này cho biết nợchiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn Công thức được sử dụng:

* Các tỷ số khả năng sinh lợi.

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ

sở doanh thu được tạo ra trong kì Nói cách khác, tỷ số này cho biết một đồngdoanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Với công thức tính:

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời trênvốn chủ sở hữu, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận ròng Công thức sau được sử dụng:

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu

2.1.3.1 Vấn đề nguồn nguyên liệu

Công ty muốn duy trì hoạt động kinh doanh được liên tục thì cần có nguồnnguyên liệu đúng và đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất Do mặt hàng trái cây có đặctính theo thời vụ nên vấn đề tìm nguồn cung để duy trì sản xuất là rất quan trọng.Hơn nữa vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong nguồn nguyên liệu cũng cần đượckiểm soát chặt chẽ để tránh vi phạm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm với đốitác Mở rộng nguồn cung về nguyên liệu giúp công ty có một lượng cung dồi dào

Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng giá trị tài sản

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu =

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu bình quân

Trang 17

và hạn chế được rủi ro khi một trong các nguồn nguyên liệu không đạt về yêu cầu

kỷ thuật

2.1.3.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật

Các tiêu chuẩn kỷ thuật được các đối tác kinh doanh của công ty đặc biệtquan tâm để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu từ công ty đạt được các yêu cầu màbạn hàng đã đặt ra Trong thời gian qua công ty đã ngày càng hoàn thiện quytrình xuất khẩu từ khâu thu mua nguyên liệu cho đến khâu chế biến và bảo quản

do đó công ty đã đạt được các tiêu chuẩn sau :

* Tiêu chuẩn BRC

Khái niệm

Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn của Hiệp hội cácnhà bán lẻ Anh Tiêu chuẩn được ra đời nhằm giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầuđầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá

cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ

Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng, chế biến thực phẩm phải áp dụng

3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ, đó là:

- Áp dụng và thực thi HACCP

- Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa

- Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trìnhchế biến và con người

Những lợi ích cụ thể khi áp dụng tiêu chuẩn BRC:

- Tăng cường độ an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩmcủa công ty

- Thể hiện cam kết của công ty trong sản xuất kinh doanh thực phẩm antoàn

- Đạt được thừa nhận và chấp nhận của cộng đồng bán lẻ Anh Quốc

- Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và

Trang 18

- Giúp tăng lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất, đồng thời có thể nâng caogiá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.

- Mở ra thị trường mới, khách hàng tiềm năng mới với yêu cầu cao hơn về

an toàn và chất lượng

- Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp

- Giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sảnphẩm hỏng

- Hỗ trợ chiến lược quảng bá và tăng cường các giá trị cốt lõi của công ty

- Hỗ trợ các mục tiêu bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất

- Giao dịch kinh doanh với các nhà cung ứng đạt chứng nhận BRC

- Khách hàng có thể tin chắc rằng họ đang giao dịch với một công ty cónăng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh.Như vậy, khi áp dụng hệ thống doanhnghiệp sẽ giảm thiểu những chi phí quản lý trong chuỗi cung ứng và gia tăngmức độ an toàn cho khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng

* Hệ thống HACCP

Khái niệm

HACCP là từ viết tắc của Hazard Analysis and Critical Control Point cónghĩa là hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn hay hệthống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy cơ trọng yếu trongquá trình chế biến thực phẩm Đó là công cụ phân tích đảm bảo an toàn vệ sinh

và chất lượng thực phẩm, cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên mônvào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn thực phẩm

Nguyên tắc xây dựng HACCP

HACCP được xây dựng trên 7 nguyên tắc cơ bản sau:

- Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa Tiến hành phân tíchmối nguy Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quytrình Xác định và lập danh mục các nguy hại Chỉ ra các biện pháp phòng ngừacho từng mối nguy

- Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việcphân tích các mối nguy theo cây quyết định

Trang 19

- Thiết lập các ngưỡng tới hạn Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt cóthể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soátđược.

- Giám sát điểm kiểm soát tới hạn Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sátđảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, quan trắc

- Thiết lập các biện phắc khắc phục kịp thời Tiến hành những hoạt độngđiều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch

ra khỏi vòng kiểm soát

- Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá Tiến hành những thủ tục thẩm traxác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu

- Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP Tư liệu hóa tất cả các những thủ tục

đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụngnhững nguyên tắc này

Lợi ích của HACCP

Trang 20

+ Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gâyra,

+ Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,

+ Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.+ Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận,

+ Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

+ Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

+ Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá

2.1.3.3 Phương thức thanh toán

Để giao dịch buôn bán diễn ra thành công các công ty thường thỏa thuận đểchọn phương thức thanh toán nào có lợi nhất cho bản thân doanh nghiệp Khi đóđảm bảo bên bán hàng sẽ nhận được tiền hàng khi giao hàng đúng theo yêu cầucũng như có đầy đủ bộ chứng từ còn bên mua hàng sẽ nhận được hàng theo đúnghợp đồng thương mại đã ký kết Trong kinh doanh quốc tế có rất nhiều phươngthức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức

mở tài khoản, phương thức thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay và phươngthức tín dụng chứng từ Tuy nhiên phương thức thanh toán được các doanhnghiệp thường xuyên sử dụng khi giao thương với các doanh nghiệp ngoài nước

là phương thức tín dụng chứng từ

Hình thức thanh toán thư tín dụng( L/C- Letter of Credit) là một hình thứcthanh toán trong đó nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu với điều kiện người này xuấttrình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện đã thỏa thuận.Các bên tham gia vào phương thức này gồm có:

- Bên xin mở thư tín dụng: người mua hàng, nhập khẩu hàng hóa từ nhàcung cấp hàng hóa ở nước khác

- Ngân hàng mở thư tín dụng: ngân hàng được nhà nhập khẩu ủy quyền đạidiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu, sẳn sàng cungcấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng có nhiệm vụ thông báothư tín dụng cho người xuất khẩu, thường là đại lý của ngân hàng mở L/C ở nướcxuất khẩu

Trang 21

Ngân hàng mở L/

C

Nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

Hình 2.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG

(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại (2010), Thái Văn Đại, tủ sách

mở L/C chuyển đến, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cho nhà xuất

Trang 22

khẩu toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng đó và chuyển bản gốc cho nhàxuất khẩu.

4) Nhà xuất khẩu sau khi nhận thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởiđến thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký trước đây,nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu

5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúngđiều khoản trong thư tín dụng và chuyển cho ngân hàng thông báo

6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểmtra, nếu thấy phù hợp thì ngân hàng chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mởthư tín dụng để yêu cầu thanh toán hay chấp nhận thanh toán

7) Nhận được bộ chứng từ thanh toán ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tralại nếu thấy phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền( nhập hàng trả tiền ngay), hoặc

ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu và gửi hối phiếu lại(nhập hàng trả chậm)cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo

8) Nhận được điện báo có về khoản thanh khoản bộ chứng từ hàng hóa xuấtkhẩu, ngân hàng gởi báo có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được

và người nhập khẩu do đó hạn chế được các rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng Tuy nhiên, với phương thức thanh toán này bộ chứng từ rất quan trọng do

đó nhà xuất khẩu cần cẩn thận khi xây dựng bộ chứng từ để không bị ngân hàng

từ chối thanh toán thư tín dụng

2.1.4 Giới thiệu hệ thống cấp đông IQF

2.1.4.1 Khái niệm

Trang 23

Hệ thống cấp đông IQF được viết tắt từ chữ tiếng Anh Individual Quickly Freezer, nghĩa là hệ thống cấp đông nhanh các sản phẩm rời.

2.1.4.2 Mô tả hoạt động của hệ thống

Một trong những điểm đặc biệt của hệ thống IQF là các sản phẩm được đặttrên băng chuyền, chuyển động với tốc độ chậm, trong quá trình đó nó tiếp xúcvới không khí lạnh và nhiệt độ thấp nên nhiệt độ hạ xuống rất nhanh

Buồng cấp đông kiểu IQF chuyên sử dụng để cấp đông các sản phẩm dạngrời Tốc độ di chuyển của băng tải có thể điều chỉnh được tùy thuộc vào loại sảnphẩm cần làm lạnh nhanh và yêu cầu công nghệ Trong quá trình di chuyển trênbăng chuyền, sản phẩm tiếp xúc với không khí đối lưu cưỡng bức với tốc độ lớn,nhiệt độ rất thấp (từ -350C đến -430C) và hạ nhiệt độ rất nhanh Vỏ bao chebuồng cấp đông là các tấm cách nhiệt polyurethane hai mặt bọc inox

Các dạng chính của buồng cấp đông IQF

Buồng cấp đông IQF có 3 dạng chính sau:

- Buồng cấp đông có băng chuyền kiểu xoắn: Spiral IQF

- Buồng cấp đông có băng chuyền kiểu thẳng: Straight IQF

- Buồng cấp đông có băng chuyền siêu tốc: Impingement IQF

Đi đôi với buồng cấp đông, các hệ thống còn được trang bị thêm các băngchuyền khác như băng chuyền hấp, băng chuyền làm nguội, băng chuyền làmkhô, băng chuyền mạ băng và buồng tái đông

Giới thiệu hệ thống cấp đông IQF siêu tốc (Impingement IQF)

Nguyên lý cấp đông

Trong suốt thời gian cấp đông, khi sản phẩm được di chuyển xuyên quabuồng lạnh trên những băng chuyền, hàng ngàn tia khí lạnh với tốc độ cao hướngtrực tiếp lên mặt trên và mặt dưới của sản phẩm, thổi đi các hơi nóng bao bộcxung quanh sản phẩm, đẩy nhanh tiến trình trao đổi nhiệt Các tia khí này chophép hệ thống đạt đươc hiệu quả làm lạnh tương đương máy cấp đông dùng chấtnitrogen lỏng

IQF cấp đông siêu tốc được thiết kế với một hoặc hai băng tải độc lập đượcđiều khiển đồng bộ hoặc riêng biệt và có nhiều cỡ rộng khác nhau Băng tải đượclàm bằng thép không gỉ kết cấu belt được chọn lọc phù hợp với loại sản phẩm vàyêu cầu cấp đông

Trang 24

Tính năng

- IQF siêu tốc được thiết kế một hoặc hai băng chuyền thẳng, tải sản phẩmqua vùng các tia khí lạnh, các tia khí này nhanh chóng tạo thành một lớp băngmỏng bao bọc xung quanh sản phẩm, làm giảm lượng mất nước và không bị biếndạng về mặt cơ học của sản phẩm

- Thời gian cấp đông nhanh, tương đương với phương pháp nitrogen lỏng

- Hạn chế mất trọng lượng tốt hơn phương pháp nitrogen lỏng

- Chi phí vận hành chỉ bằng một nửa giá so với phương pháp nitrogen lỏng

- Kích thước thiết bị giảm gần một nửa so với các IQF thông thường

- Tế bào sản phẩm không bị phá vỡ, biến dạng trong quá trình được cấpđông

- Cho chất lượng sản phẩm cao, không bị “cháy lạnh”

- Sản phẩm cấp đông giữ nguyên được hình dạng ban đầu

- Đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

- Chế tạo và lắp ráp theo module, thuận tiện cho việc bảo trì, sửa chữa hoặcthay thế

2.1.5 Phân tích ma trận SWOT

Phân tích các điểm mạnh (S), điểm yếu (W) của công ty trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, đồng thời đánh giá những cơ hội (O) cũng như nhữngthách thức (T) mà công ty gặp phải trong tiến trình gia nhập kinh tế thế giới.Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thểthay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểumức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến Trong một sốtrường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những

Liệt kê những cơ hội

Liệt kê những nguy cơ

Trang 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty cổphần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây Ngoài ra, các số liệu và thông tincòn được thu thập từ sách, báo, tạp chí, Internet

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phântích số liệu, trong đó có hai phương pháp sau:

2.2.2.1 Số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kì phân tích(a1) và chỉ tiêu kì gốc(a0) trên cơ

sở sở sánh chênh lệch về số tuyệt đối Ví dụ như so sánh doanh thu năm trước và năm sau để tính mức chênh lệch để phân tích Với công thức tính:

Chênh lệch = a1 – a0

Liệt kê những điểm mạnh

Liệt kê những điểm yếu

Trang 26

XUẤT KHẨU MIỀN TÂY CẦN THƠ3.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây, tiền thân làmột bộ phận của Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ đó làXưởng Chế Biến Nông Sản

Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ ra đời là sự kết hợpgiữa Công ty Vật tư Nông nghiệp & Đại lý Nông dược Cần Thơ, có tên giao dịch

là Techno Agricultural Suppling Company, viết tắt là TSC Công ty được thành

Tỷ lệ (%)= a1 – a0

a0

x 100

Trang 27

lập theo thông báo số 117/HĐBT/TB ngày 10/10/1992 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp & Công nghiệp Thực phẩm Quyết định thành lập số : 1105/QĐUBTB 92ngày 31/10/1992.

Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do cơ quan Tài chính cấpxét và vay Ngân hàng theo chế độ của Nhà nước Công ty có chức năng giao dịchthương mại liên quan đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh, hợptác đầu tư trong nước và Quốc tế

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tâyhay được gọi là Westfood

Tên giao dịch: West Food Company (WFC)

Địa chỉ: Khu công nghiệp Cái Sơn Hàng Bàng, phường An Bình, quận NinhKiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Hiện nay, công ty có 2 phân xưởng chế biến trái cây và rau quả, bao gồm:

- Phân xưởng chế biến đông lạnh trái cây nhiệt đới, công suất 2000 tấn/năm, được trang bị thiết bị đông lạnh IQF của Anh Quốc

- Phân xưởng chế biến trái cây đóng hộp, công suất 8000 tấn/ năm

Với thâm niên trong ngành sản xuất trái cây, công ty dần khẳng định vịthế của mình với các đối tác nước ngoài cũng như nhận được sự tin tưởng củacông nhân, cán bộ và nhân viên hành chính Công ty đang cố gắng ngày càngvươn xa hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới

Trang 28

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng nông sản chế biến cấpđông (IQF) và đóng lon cho các thị trường thế giới Cụ thể sản phẩm của công tyđược xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, các nước Châu

Âu và Trung Đông Trong đó Mỹ và các nước Châu Âu là các đối tác lớn củacông ty

Các sản phẩm của công ty bao gồm: trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh,nước trái cây nguyên chất đóng hộp, trái cây tươi, nấm rơm đóng hộp, nước quả

cô đặc và puree (xoài chín xay nhuyễn) đạt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000, tiêu chuẩn BRC và hệ thốngHACCP

3.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC NHÂN SỰ

3.2.1 Tình hình nhân sự

Tổng số công nhân, cán bộ, nhân viên hành chính của công ty hiện có gần

500 người, độ tuổi trung bình của nhân viên là 28 tuổi

Đội ngũ nhân viên hiện nay hầu hết đã được đào tạo cơ bản về nghệp vụ, cókinh nghiệm thực tế và nhiệt tình với công việc Mỗi cá nhân được bố trí, phâncông công việc một cách cụ thể, chặt chẽ, chuyên môn hóa theo từng lĩnh vựchoạt động Công nhân của công ty làm việc trên cơ sở năng suất lao động, sảnlượng của công nhân quyết định mức lương hàng tháng của họ Chính điều này

đã tạo động lực cho nhân viên của công ty trong quá trình làm việc

Trang 29

3.2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 3.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY WESTFOOD

(Nguồn: Công ty Westfood)

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban

Ban Giám đốc: bao gồm 01 giám đốc và 01 Phó Giám đốc chịu trách

nhiệm điều hành các công việc kinh doanh của công ty

- Lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty;

- Ra các quyết định, chỉ thị về các vấn đề hoạt động của công ty;

- Phê duyệt các kế hoạch sản xuất;

- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo quy định;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyền và nghĩa vụ được giao

Phòng Kế hoạch Kinh doanh

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tổ chức điều hành quản lý hệ thốngthu mua nguyên vật liệu và bán hàng của công ty;

- Đảm bảo việc mua các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất với chất lượng

và giá cả tốt nhất;

- Phân công và kiểm soát thực hiện công việc của các nhân viên thu mua;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch muahàng và tổ chức hệ thống thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ;

- Đánh giá và quản lý các nhà cung cấp;

- Chịu trách nhiệm về kinh doanh sản phẩm của công ty;

BAN GIÁM ĐỐC

Phân Xưởng Cấp ĐôngPhân Xưởng Đóng Hộp

Phòng

Kế Hoạch Kinh Doanh

Bộ Phận

Cơ Điện

Phân Xưởng Sản Xuất

Phòng Quản

Lý Chất Lượng

Ban ISO, BRC, HAACP

Trang 30

- Đảm bảo và phát triển thị trường của công ty;

- Báo cáo tình hình nguyên phụ liệu;

- Phụ trách các công việc xuất hàng ra cảng;

- Lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kế toán quản trị nội

bộ, kiểm soát chi phí, quản lý hệ thống tài chính của công ty;

- Theo dõi công nợ và thanh toán với khách hàng;

- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước phù hợp vớiyêu cầu quản lý của công ty;

- Quản lý vật tư thiết bị của công ty thông qua hệ thống kế toán

Phòng Tổ chức Hành chính

- Đảm bảo công việc hành chính của công ty hoạt động thông suốt;

- Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;

- Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nhân viên;

- Đảm bảo các chính sách lương và phúc lợi được thực hiện theo đúng quyđịnh, đảm bảo quyền lợi của nhân viên;

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối vớingười lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp;

- Quản lý và điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ doanh nghiệp đi công tác;

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của doanh nghiệp

Phân xưởng Sản xuất

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, đề nghị mua sắm vật tư thiết

bị, sử dụng định mức vật tư sẵn có;

- Bố trí nhân sự và quản lý mọi hoạt động sản xuất trong bộ phận;

- Báo cáo việc thực hiện các kế hoạch của phân xưởng;

- Tham gia xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các định mức năng suất;

Trang 31

- Đề nghị khen thưởng các cá nhân làm tốt hoặc kỷ luật các cá nhân khôngtuân thủ quy định;

- Phân xưởng đóng hộp: Tổ chức sản xuất, đóng gói sản phẩm đóng hộp;

- Phân xưởng cấp đông:Tổ chức sản xuất, dóng gói sản phẩm cấp đông

Phòng Quản lý Chất lượng (QC: Quality Control)

- Đảm bảo hàng hóa đươc sản xuất đúng theo tiêu chuẩn và quy trình sảnxuất;

- Tham gia xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và antoàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 và HACCP trong côngty;

- Tham gia xây dựng và duy trì chương trình đánh giá hệ thống chất lượng

và an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Tham gia điều tra xử lý sự không phù hợp và phản hồi của khách hàng,đảm bảo không tái diễn;

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;

- Kiểm soát để đảm bảo rằng chất lượng công việc hàng ngày của các nhânviên theo đúng yêu cầu trong tiêu chuẩn công việc;

- Hiểu và nhận thức đầy đủ về nghiệp vụ kiểm tra sản phẩm mẫu

Phòng Cơ điện

- Kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động toàn bộ các thiết bị;

- Bảo dưỡng các thiết bị;

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty quyết định về việc sửa chữa, thaythế và nâng cấp các hệ thống thiết bị;

- Thu thập các thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống

3.3 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

3.3.1 Ký kết hợp đồng

Việc ký kết hợp đồng sẽ do Ban Giám đốc hoặc Trưởng phòng Kinh doanhphụ trách Sau khi ký hợp đồng xong, phòng Kinh doanh sẽ chuẩn bị đơn đặthàng và gửi xuống bộ phận quản lý phân xưởng Quy trình ký kết hợp đồngthường thông qua các giai đoạn sau:

Trang 32

- Sau khi có được thông tin mua hàng của khách hàng, hai công ty trao đổinhững thông tin cơ bản đầu tiên thông qua Email, đây là bước tạo tiền đề chogiao dịch trong tương lai và tạo dựng hình ảnh ban đầu với đối tác.

- Sau khi có những thông tin cần thiết, phía đối tác có thể yêu cầu bên công

ty gởi hàng mẫu cụ thể Hàng mẫu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của kháchhàng về chất lượng, quy cách, kích cỡ, kỹ thuật…

- Sau khi đối tác chấp nhận hàng mẫu và hài lòng về tiêu chuẩn kỹ thuật củasản phẩm, hai bên sẽ đàm phán về các điều khoản trong hợp đồng như: giá thành,thời gian sản xuất, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, phương thức vậnchuyển…

- Bước quan trọng nhất của quy trình xuất khẩu là hai bên cùng nhất trí vớicác điều khoản, hợp đồng sẽ được ký qua Fax hoặc ký tại Việt Nam Đa số cáchợp đồng hàng xuất của công ty đều sử dụng điều kiện FOB

- Chuẩn bị thủ tục thanh toán Đối tác sẽ mở thủ tục thanh toán quốc tế theothư thỏa thuận đã ký trong hợp đồng như hình thức L/C, T/T, D/P ngân hàng sẽbáo sau khi đối tác mở thanh toán quốc tế từ 3 đến 7 ngày, công ty cần kiểm tracác chứng từ có giá xem nội dung có đúng như trong thỏa thuận, cần thông báovới đối tác để chỉnh sửa ngay nếu các điều kiện thanh toán không đúng theo thỏathuận Đối với những hợp đồng có điều khoản thanh toán T/T, khách hàng sẽgiao tiền ngay khi ký hợp đồng hoặc chuyển khoản

Lưu ý: Nếu tiền chuyển khoản không đi qua ngân hàng thì công ty sẽ không

được hoàn thuế VAT

3.3.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Quá trình chuẩn bị hàng bao gồm: tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức sản xuấttheo hợp đồng

- Tìm kiếm nguồn hàng và mua nguyên liệu: Sau khi ký hợp đồng với các

đối tác, phòng Kinh doanh sẽ tính toán xác định số lượng mặt hàng, loại hàng sau

đó chuyển qua bộ phận mua hàng bằng văn bản, bộ phận mua hàng sẽ liên hệ vớinhà cung cấp để ký hợp đồng mua nông sản phù hợp nhu cầu sản xuất hàng hóatheo hợp đồng Giá cả thu mua được hai bên thỏa thuận và căn cứ vào giá thịtrường tại thời điểm thu mua

- Tổ chức sản xuất: bao gồm khâu sản xuất, đóng gói và ký mã hiệu

Trang 33

Khâu sản xuất

Song song với việc chuyển văn bản yêu cầu bộ phận mua hàng mua nguyênliệu thì phòng Kinh doanh cũng sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bộ phận Sảnxuất để lên kế hoạch sản xuất chi tiết, cụ thể

Hình 3.2 SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

(Nguồn: Công ty Westfood)

 Phân loại và sơ chế

Sau khi nguyên liệu mua về, bộ phận kho nguyên liệu tiến hành phân loạitheo kích cỡ, trọng lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất

Nguyên liệu sau khi phân loại sẽ được đưa qua bộ phận ngâm rửa Tại đây,trái cây sẽ được rửa sạch qua nước Công đoạn này được thực hiện bằng tay,công nhân sơ chế sẽ cho nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành công đoạn rửa và vớt

ra để ráo nước

 Cắt gọt

Đa phần trái cây sẽ được gọt bằng thủ công để đảm bảo không bị lỗi do quátrình gọt bằng máy như: bị sót vỏ, bị vỡ, dập do va chạm vào máy gọt tự động…

Thu mua nguyên liệu

Phân loại, sơ chế

Cắt gọt

Cấp đông hoặc vô

lonĐóng gói

Bảo quản

Trang 34

- Đối với khóm sẽ thêm công đoạn đục lõi, xây mắc, cắt khoanh, chẻ khốihình rẽ quạt, chẻ đôi cắm que hoặc không cắm que, chẻ 1/4 cắm que hoặc khôngcắm que, cắt “xí ngầu” (cắt hình hạt lựu kích cỡ 10mm x 10mm x 10mm)

- Xoài sẽ được gọt vỏ và cắt theo yêu cầu của từng loại sản phẩm: Xoài gọt

vỏ để nguyên trái cắm que hay không cắm que, xoài má (cắt hai má bên quảxoài), xoài má 1/4 (cắt hai bên má quả xoài sau đó chẻ dọc phần má này), xoài

má 1/8 (cắt hai bên má quả xoài, chẻ dọc phần má này sau đó chẻ ngang làm đôiphần vừa chẻ dọc), xoài “xí ngầu” (xoài sẽ được chẻ ra nhiều phần và cắt hạt lựu,kích cỡ 10mm x 10mm x 10mm),…

- Nếu sản xuất cocktail, nhiều loại trái cây (tùy vào yêu cầu của khách hàng

về thành phần sản phẩm, như: đu đủ đỏ, đu đủ vàng, ổi, xoài, khóm,…) sẽ sẽ cắttheo kích cỡ khách yêu cầu và trộn lẫn với nhau

- Khoai lang sẽ được gọt vỏ (đảm bảo không còn rễ), cắt khoanh, cắt hạtlựu, chẻ khối (tùy vào loại sản phẩm cần sản xuất) kích cỡ 10mm x 10mm x30mm

- Nha đam gọt vỏ cắt thành nhiều miếng ngang, dày khoảng 5mm

- Bắp non cắt khúc hoặc để nguyên trái Bắp hạt đã được tách sẵn trước khimua

- Cơm dừa mua về đã được sơ chế và chẻ làm đôi, đến công đoạn này sẽđược gọt kỹ, bỏ đi những phần vỏ lụa còn lại cho thật sạch và chẻ đôi lần nữa(một quả dừa sẽ được chẻ làm 4 phần, hoặc theo quy cách nhà đặt hàng yêu cầu)

- Nấm rơm được gọt chân, bốc bao (nấm trần) hoặc không bốc bao (nấmnguyên), chẻ đôi hoặc không chẻ đôi tùy vào loại sản phẩm cần sản xuất

Sau khi phần sơ chế cắt gọt hoàn tất, các loại trái cây củ quả này sẽ đượcngâm một loại hóa chất được cho phép (ở đây không cung cấp thành phần củahóa chất này) để bảo quản cho trái cây không bị hỏng trong một thời gian nhấtđịnh Sau đó được “chần” qua nồi áp suất hơi để tiệt trùng và diệt khuẩn Quátrình “chần” này sẽ loại bỏ phần lớn các khuẩn hại đối với sản phẩm làm ra

 Cấp đông hoặc vô lon

- Đối với hàng cấp đông: Trái cây, rau củ sau khi sơ chế cắt gọt làm sạch và

“chần” xong được đưa vào buồng cấp đông để làm lạnh nhanh Tại đây, trái cây

sẽ được tiếp xúc trực tiếp với hệ thống làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp (từ -350C đến

Trang 35

-430C) do quạt cao áp tạo thành, thổi xuyên qua bề mặt tạo thành lớp đệm gồmhàng ngàn các tia khí lạnh tốc độ cao thổi đều trên suốt bề mặt làm việc của băngtải, trong thời gian từ 13 đến 15 phút Các sản phẩm rải kín trên bề mặt băng tảidưới tác dụng của lớp đệm các tia khí trở nên bập bùng nhấp nhô trên suốt hànhtrình cấp đông Thời gian cấp đông ngắn, chất lượng sản phẩm sau khi cấp đôngkhông bị bất kỳ biến dạng nào Sản phẩm hoàn thành đảm bảo điều kiện vệ sinh

an toàn thực phẩm

- Đối với hàng vô lon: Các loại trái cây rau củ sau khi cắt gọt, sẽ được vôlon và được rót vào một loại dung dịch nước đường và hương liệu (dung dịch nàyđược bảo mật thành phần, gọi là “syrup”), sau đó được dập nắp Lon sẽ đượcthanh trùng đảm bảo theo đúng quy định an toàn trước khi cho trái cây rau củvào

- Đối với pure: Các loại trái cây pure chủ yếu là xoài, đu đủ, khóm Đượcxây nhuyễn và vô lon, dập nắp

Lưu ý: Mỗi lô hàng được sản xuất trong một ngày sẽ được quy định bằng

01 số code, số code được ký hiệu bằng chính ngày đó Số code này rất quantrọng, liên quan đến hạn sử dụng của sản phẩm

Ví dụ: Trên thùng hàng có ký hiệu code cho hàng sản xuất ngày10/10/2012, Số code: 10/10/2012

 Đóng gói

Về hình thức đóng gói, loại bao bì, kích cỡ hay chất lượng bao bì đều thựchiện theo yêu cầu khách hàng Nếu khách hàng chuyển fax mẫu nhãn hiệu sangcho công ty đều phải đặt in nhãn tại các công ty bao bì (thường đặt hàng của cáccông ty bao bì Hoàng Lộc ở Cái Răng, Cần Thơ và công ty bao bì King Group ởCái Tắc, Hậu Giang) để dán nhãn theo yêu cầu của khách hàng Công ty cũngđảm bảo đúng quy cách, đạt được 3 “P” : Protection (bảo vệ được sản phẩm),Preservation (bảo quản được hàng), Presentation (trình bày đẹp)

Mặt hàng của công ty được chia làm 2 dạng chính là hàng đóng hộp vàhàng cấp đông nên việc đóng gói cũng có điểm khác nhau

 Dạng đóng hộp: đối với dạng lon có 4 loại lon

- Lon số 1: Trọng lượng mỗi lon từ 1,500g - 1,800g Mỗi thùng carton sẽđóng 6 lon;

Trang 36

- Lon số 2: Trọng lượng mỗi lon từ 450g - 490g Mỗi thùng carton sẽ đóng

24 lon;

- Lon số 3 : Trọng lượng mỗi lon từ 340g - 350g Mỗi thùng carton sẽ đóng

12 hoặc 24 lon, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ đặt thùng cartonphù hợp với số lon cần đóng;

- Lon số 4 : Trọng lượng mỗi lon từ 200g - 230g Mỗi thùng đóng 12 hoặc

24 lon tùy theo yêu cầu của khách hàng

 Dạng cấp đông IQF: Qui cách 10 kg/1 thùng carton

Hàng cấp đông sẽ được gói trong bao nilon, sau đó được đóng vào thùngcarton và dán băng dính theo đúng quy cách

Sau khi đóng hàng vào thùng carton xong phải tiến hành ký mã hiệu

Điển hình như:

Tạm dịch là:

Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trênđường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ như: hàng dễ vỡ, mở chỗ này, tránhmưa, nguy hiểm…

 Bảo quản

Việc bảo quản sản phẩm cấp đông sau khi hoàn thành được thực hiện tại haikho đông lạnh của công ty Kho được giữ ở nhiệt độ thấp (từ -250C đến dưới -

IQF PINEAPPLE CHUNK 1/8 CUTS

PRODUCT OF VIET NAM

Trang 37

300C) Sau khi xuất hàng đóng lên container, sản phẩm phải được giữ ở nhiệt độthấp để tránh việc hàng bị rã đông, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Đối với hàng đóng lon, sau khi dập nắp, dán nhãn, vô thùng theo đúng quycách thì được bảo quản tại kho thành phẩm hộp của công ty

Ngoài những công việc trên đây, công ty còn cần phải kiểm tra hàng hóa vàlấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa với quy định của hợp đồng (giấychứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ,…tùy theo yêu cầu của khách hàng)

3.3.3 Nhận xét về quy trình xuất khẩu của công ty

3.3.3.1 Điểm mạnh

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây được thành lậptương đối sớm (năm 1992), nên có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuấtkhẩu nông sản và thiết lập được mối quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trườngnhiều nơi trong nước và thế giới Trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩucông ty có những ưu thế sau:

- Do thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, công ty đã nhanh chóngbắt kịp nhu cầu của thị trường về chất lượng Từ đó đã xây dựng thành công cáctiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm mang tính quốc tế như: tiêu chuẩn

về chất lượng sản phẩm (ISO 9001 : 2000), hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thựcphẩm (HACCP), tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (BRC)

- Ban lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn cao về kinh nghiệm quản lý,

có bề dày kinh nghiệm trong hoạt đông xuất khẩu, nắm bắt thông tin Vì vậy,luôn đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác để giải quyết những vấn đề phátsinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, luôn tuân thủ cácquy định của Hải quan, do vậy được đánh giá là đơn vị có uy tín trong việc thựchiện luật Hải quan Từ đó, việc thông quan cho hàng hóa xuất khẩu của công ty

đa phần (chiếm trên 80%) đều được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóathực tế, do đó rút ngắn được thời gian giao hàng tạo uy tín lớn đối với các đốitác

- Về vấn đề nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, hiện nay công ty đang hợptác với các trang trại để cung cấp các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và đảm bảo

Trang 38

số lượng ổn định Không bị động trong việc thiếu nguyên liệu sản xuất để đảmbảo hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ Bên cạnh đó công ty còn mua nguyênliệu từ những nhà vườn có uy tín để bổ sung cho việc sản xuất được tiến hànhliên tục nếu các trang trại chưa cung cấp đủ nguyên liệu.

- Do đã thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác nên việc thựchiện hợp đồng và thanh toán ít gặp vấn đề tranh chấp, luôn tạo được niềm tin chokhách hàng truyền thống và tạo được sự tín nhiệm của các đối tác mới, từ đó mởrộng được thêm lượng khách hàng mới

- Với công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới (hệ thống cấp đông IQF củaAnh Quốc), công ty đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiết kiệm được chi phí vàthời gian, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhânviên của công ty

- Việc thuê container chưa được đào tạo nghiệp vụ, không kiểm tra kỹcontainer nên đôi khi container bị móp méo, có khe hở hay lỗ thủng hay tìnhtrạng vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng chất lượng hàng hóa, để khắc phục tìnhtrạng này phải điều động nhân viên vệ sinh container, phơi container… dẫn đếnmất thời gian và tăng chi phí của công ty

- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu cũng gặp khó khăn, đôi khi hãngtàu dời lại ngày xuất hành, làm chậm trễ tiến độ giao hàng cho đối tác, hàng hóaphải lưu kho, tăng chi phí lưu kho cho công ty

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

Trang 39

Sau thời gian hoạt động, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩuMiền Tây đã đạt được những kết quả nhất định, doanh thu năm sau luôn tăng caohơn năm trước Tuy nhiên mức tăng trưởng lại không ổn định qua các năm Đểtìm hiêu rỏ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chế biếnthực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

Tuyệt đối

Tương đối(%) Doanh

Trang 40

Lợi nhuận

Hình 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Westfood)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biếnthực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta thấy kết quả kinh doanh của công ty có sự biếnđộng liên tục qua các năm Năm 2009 là năm đánh đấu sự trở lại của hàng loạtcông ty sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiềunhưng các công ty xuất khẩu của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong năm

2008 Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của công ty có bước phát triểnnhưng còn khá chậm, lợi nhuận chỉ chiếm 5% trong tổng doanh thu con số nàykhá thấp cho một năm hoạt động kinh doanh Chi phí bỏ ra là 67.680 triệu đồngtrong khi đó thu về khoản doanh thu là 71.343 triệu đồng Do năm 2009 thịtrường xuất khẩu trái cây trong nước bị thu hẹp, do nguồn cung về nguyên liệukhông đáp ứng được nhu cầu sản xuất bởi việc trồng chặt cây ăn quả diễn ra phứctạp cũng như khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ ở đầu ra Sản phẩm củacông ty bán với giá thấp hay gần mức giá vốn hàng bán để tìm kiếm đối tác do đókéo mức lợi nhuận của công ty xuống, hơn nữa công ty còn phải vay ngắn hạn đểtrang trải các khoản nợ đến hạn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp cũng cao Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng làm cho công ty phátsinh nhiều công tác phí Các khoản phát sinh trên điều làm cho chi phí của doanh

Ngày đăng: 20/12/2014, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
2. PGS.TS Ngô Thế Chi, TS Nguyễn Trọng Cơ (2000). Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần, nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Khác
3. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, trường Đại Học Cần Thơ Khác
4. Trương Đông Lộc(2005). Giáo trình quản trị tài chính, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ Khác
5. GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, nhà xuất bản Lao động- Xã hội.Các trang tin Khác
1. Trang web của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây www.westfood.vn Khác
2. Trang web của công ty trách nhiệm hữu hạn BABYLON www.tieuchuanchatluong.com Khác
3. Trang web rau, hoa, quả Việt Nam www.rauhoaquavietnam.vn Khác
4. Trang web hiệp hội rau quả Việt Nam www.vinafruit.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w