Nhận xét về quy trình xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 37)

3.3.3.1. Điểm mạnh

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây được thành lập tương đối sớm (năm 1992), nên có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu nông sản và thiết lập được mối quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trường nhiều nơi trong nước và thế giới. Trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu công ty có những ưu thế sau:

- Do thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, công ty đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của thị trường về chất lượng. Từ đó đã xây dựng thành công các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm mang tính quốc tế như: tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (ISO 9001 : 2000), hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP), tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (BRC).

- Ban lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn cao về kinh nghiệm quản lý, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt đông xuất khẩu, nắm bắt thông tin. Vì vậy,

luôn đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, luôn tuân thủ các quy định của Hải quan, do vậy được đánh giá là đơn vị có uy tín trong việc thực hiện luật Hải quan. Từ đó, việc thông quan cho hàng hóa xuất khẩu của công ty đa phần (chiếm trên 80%) đều được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế, do đó rút ngắn được thời gian giao hàng tạo uy tín lớn đối với các đối tác.

- Về vấn đề nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, hiện nay công ty đang hợp tác với các trang trại để cung cấp các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và đảm bảo số lượng ổn định. Không bị động trong việc thiếu nguyên liệu sản xuất để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó công ty còn mua nguyên liệu từ những nhà vườn có uy tín để bổ sung cho việc sản xuất được tiến hành liên tục nếu các trang trại chưa cung cấp đủ nguyên liệu.

- Do đã thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác nên việc thực hiện hợp đồng và thanh toán ít gặp vấn đề tranh chấp, luôn tạo được niềm tin cho khách hàng truyền thống và tạo được sự tín nhiệm của các đối tác mới, từ đó mở rộng được thêm lượng khách hàng mới.

- Với công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới (hệ thống cấp đông IQF của Anh Quốc), công ty đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.

3.3.3.2. Điểm hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh cần được phát huy thì công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Hiện công ty còn bị động trong việc giao hàng lên tàu, là do công ty vẫn phải thuê phương tiện vận tải từ bên ngoài để vận chuyển container từ kho đến cảng, do vậy còn nhiều vấn đề phát sinh như: công ty vận tải chậm trễ trong việc điều động xe chở container từ bãi về kho để đóng hàng; nhân viên quên thanh lý Hải quan, vào sổ tàu khi giao hàng ra cảng,… những sai sót trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình giao hàng cho đối tác phần nào ảnh hưởng uy tín công ty.

- Việc thuê container chưa được đào tạo nghiệp vụ, không kiểm tra kỹ container nên đôi khi container bị móp méo, có khe hở hay lỗ thủng hay tình trạng vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng chất lượng hàng hóa, để khắc phục tình trạng này phải điều động nhân viên vệ sinh container, phơi container… dẫn đến mất thời gian và tăng chi phí của công ty.

- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu cũng gặp khó khăn, đôi khi hãng tàu dời lại ngày xuất hành, làm chậm trễ tiến độ giao hàng cho đối tác, hàng hóa phải lưu kho, tăng chi phí lưu kho cho công ty.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

Sau thời gian hoạt động, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây đã đạt được những kết quả nhất định, doanh thu năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Tuy nhiên mức tăng trưởng lại không ổn định qua các năm. Để tìm hiêu rỏ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2010 so 2009 2011 so 2010 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh thu 71.434 81.326 126.987 9.892 14 45.661 56 Chi phí 67.680 77.784 111.391 10.104 15 33.607 43 Lợi nhuận 3.754 3.542 15.596 (212) (6) 12.054 340 Chỉ tiêu 6T2011 6T2012 6T2012/ 6T2011

Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu 66.614 74.687 8.073 12

Chi phí 58.275 66.127 7.852 14

Lợi nhuận 8.339 8.560 221 3

Hình 3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Westfood)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta thấy kết quả kinh doanh của công ty có sự biến động liên tục qua các năm. Năm 2009 là năm đánh đấu sự trở lại của hàng loạt công ty sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các công ty xuất khẩu của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong năm 2008. Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của công ty có bước phát triển nhưng còn khá chậm, lợi nhuận chỉ chiếm 5% trong tổng doanh thu con số này khá thấp cho một năm hoạt động kinh doanh. Chi phí bỏ ra là 67.680 triệu đồng trong khi đó thu về khoản doanh thu là 71.343 triệu đồng. Do năm 2009 thị trường xuất khẩu trái cây trong nước bị thu hẹp, do nguồn cung về nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất bởi việc trồng chặt cây ăn quả diễn ra phức tạp cũng như khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ ở đầu ra. Sản phẩm của công ty bán với giá thấp hay gần mức giá vốn hàng bán để tìm kiếm đối tác do đó kéo mức lợi nhuận của công ty xuống, hơn nữa công ty còn phải vay ngắn hạn để trang trải các khoản nợ đến hạn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cao. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng làm cho công ty phát sinh nhiều công tác phí. Các khoản phát sinh trên điều làm cho chi phí của

doanh nghiệp tăng lên đáng kể phần nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được trong năm.

Còn trong năm 2010, lợi nhuận lại giảm chỉ còn ở mức 4% trên doanh thu. Năm 2010 được coi là năm đi lên của ngành xuất khẩu trái cây trong nước, doanh thu đạt được trong năm tăng hơn năm 2009 là 9.983 triệu đồng nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm 212 triệu đồng. Điều đó cho thấy chi phí công ty bỏ ra cao hơn nhiều so năm 2009. Mức tăng của doanh thu là 14% trong khi đó mức tăng của chi phí lên đến 15%. Mức tăng của doanh thu thấp hơn mức tăng của chi phí làm lợi nhuận của công ty giảm 6%. Trong các chi phí phát sinh thì chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi năm 2009. Thêm vào đó trong năm công ty tiến hành sữa chữa cơ bản phân xưởng sản xuất, xây thêm kho chứa bao bì và hồ xử lý nước thải để đảm bảo không gây ô nhiểm môi trường. Cũng trong năm nay thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn đóng trong khi năm 2009 thì được miễn thuế. Chi phí bán hàng cũng tăng gần 18% so với năm trước chứng tỏ công tác tìm kiếm đối tác của công ty vẫn được đẩy mạnh.

Năm 2011 là năm doanh thu của công ty tăng nhanh và đạt mức cao nhất trong ba năm. Với mức tăng 45.661 triệu đồng làm lợi nhuận của công ty đạt 15.596 triệu đồng tăng gấp 3 lần năm trước. Tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty, mặc dù so với năm 2010 các chi phí tăng 43% nhưng mức tăng về doanh thu lại cao hơn hẳn năm trước với mức tăng 56%. Doanh thu tăng cao như vậy là do năm 2011 nhiều đơn hàng của công ty với đối tác được ký kết, nguồn nguyên liệu dồi dào tạo điều kiện cho công ty sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Hơn nữa tỷ giá hối đối trong năm tăng cao ở mức kỉ lục, cùng với mức giá bán các sản phẩm của công ty cũng tăng nhờ đó nguồn doanh thu đạt được cao hơn hẳn năm trước. Năm nay chi phí lãi vay giảm hơn hẳn so với năm rồi giảm đến 89%, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng hơn năm 2010. Công ty đã tìm hướng đi thích hợp cho quá trình kinh doanh với việc luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào.

Còn trong hai quý của năm 2012, kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục đạt được thành công khi giữ được mức lợi nhuận tăng so với hai quý cùng kì năm 2011. Tuy lợi nhuận chỉ tăng 221 triệu đồng tương đương 3% nhưng điều đó cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2012 doanh nghiệp đã duy trì được hoạt động kinh

doanh và đạt được mức tăng trưởng nhất định. Ngoài việc tích cực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty còn quản lý tốt được các khoản chi phí sản xuất. Tạo tiền để cho sự phát triển của hai quý còn lại trong năm.

Đứng trên góc độ phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì doanh thu hàng năm của công ty luôn tăng tuy nhiên mức tăng này không đều qua các năm, nếu năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 14% thì trong khi đó năm 2011 lại tăng 56% so với năm 2010. Mức tăng như vậy không thể hiện được sự tăng trưởng bền vững của công ty, tốc độ tăng quá nhanh sẽ làm cho công ty khó có thể giữ được mức tăng như vậy trong những năm tiếp theo. Hơn nữa doanh thu còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như tỷ giá hối đoái, số đơn đặt hàng của đối tác… Tuy nhiên công ty cũng có thể chủ động trong công tác định giá sản phẩm để đảm bảo thu được về nguồn doanh thu cho công ty.

Còn về chi phí, doanh thu tăng, làm cho tốc độ tăng của chi phí cũng tăng theo với mức độ cao tương ứng ở mức 14% và 43%. Để quản lý được chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là điều không hề dể dàng nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Chi phí sản xuất luôn tăng theo quá trình phát triển của công ty, nhất là lương cho công nhân, cán bộ và nhân viên văn phòng. Giá cả của nguồn nguyên liệu cũng vậy biến đổi theo giá thị trường năm sau luôn cao hơn năm trước, làm cho giá vốn hàng bán tăng cao. Chi phí mở rộng thị trường cũng chiếm một phần không nhỏ trong nguồn chi phí nhất là hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài rất được công ty chú trọng. Việc quản lý nguồn chi phí phát sinh công ty hoàn toàn có thể kiểm soát được và sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có để tìm kiếm lợi nhuận khi công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

Còn về lợi nhuận, có sự sụt giảm trong năm 2010 so với năm 2009 ở mức 6% còn năm 2011 lại tăng gấp 3 lần năm 2010. Lợi nhuận của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu và chi phí, nó chỉ phản ánh được kết quả tương tác giữa hai bộ phận này. Tuy lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà công ty hướng đến, nhưng để đạt được mục tiêu đó công ty cần kinh doanh tốt, quản lý nguồn chi phí có hiệu quả, tạo được mức doanh thu tăng trưởng ổn định có như thế công ty mới có thể phát triển bền vững trong tương lai. Tạo được mức lợi nhuận như mục tiêu đề ra là nguồn động lực lớn cho ban giám đốc cũng như công nhân viên của công

ty trong năm sản xuất tiếp theo, nó cũng đảm bảo mức thu nhập và góp phần năng cao đời sống của đội ngũ nhân viên. Đồng thời nó còn góp phần nâng cao vị thế của công ty đối với đối tác, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và các bạn hàng trong nước mà công ty sẽ hướng đến trong tương lai.

Doanh nghiệp kinh doanh nào cũng gặp những khó khăn nhất định trong công tác quản trị doanh nghiệp, nhất là tạo được lợi nhuận cho công ty thông qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận đã phản ánh phần nào kết quả hoạt động trong từng giai đoạn của công ty, tuy nhiên nó chưa đủ để công ty đưa ra các định hướng phát triển mà còn phải dựa vào cơ cấu sản phẩm và thị trường mà công ty đang hướng đến.

3.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Định hướng phát triển của công ty là một tiền đề quan trọng để công ty hoạt động trong chu kì kinh doanh mới. Mỗi công ty điều có định hướng riêng để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây có định hướng phát triển công ty như sau:

- Tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản chế biến, phấn đấu nâng cao số lượng, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lên gấp đôi trong năm 2012. Mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực rau quả. Đến năm 2020 trở thành một trong những công ty hàng đầu về chế biến thực phẩm, trái cây và rau quả của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Năm 2013 xây dựng thương hiệu mặt hàng trái cây tiêu thụ tại thị trường trong nước. Tổ chức mạng lưới phân phối các sản phẩm vào các siêu thị tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ kinh doanh với các đối tác truyền thống. Bên cạnh đó tìm kiếm thêm các đối tác mới để mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu của công ty.

- Phát triển mạng lưới phân phối bằng cách tìm kiếm các đối tác có sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng, để đồng hành cùng hệ thống phân phối sản phẩm của WFC tại Việt Nam.

- Hiện nay, nguyên liệu sản xuất của công ty tùy thuộc vào bên ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới công ty sẽ xây dựng một hệ thống trồng và chăm sóc riêng nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch và chất lượng cao.

- Tập trung đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất hơn nữa từ nguồn vốn tích lũy hoặc vốn vay.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU MIỀN TÂY

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa phản ánh cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh chính của công ty. Với Westfood hoạt động chính đó là hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Đo đó để tìm hiểu rỏ hơn về hoạt động của công ty ta lần lượt đi vào phân tích các chỉ tiêu sau:

4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là mạch máu chảy xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của Westfood. Để phân tích một cách khái quát nhất hoạt động xuất khẩu ta đi phân tích kim ngạch và sản lượng dựa vào bảng số liệu:

Bảng 4.1. KIM NGẠCH VÀ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Sản lượng (Tấn) 3.426 3.498 3.686 72 2,10 189 5,40

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 37)