Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 58)

Thị trường xuất khẩu luôn là một phần rất quan trọng quyết định sự sống còn của công ty, nhưng trong những năm qua tình hình kinh tế chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng của công ty phần nào thay đổi, từ đó kéo theo các đối tác của Công ty cũng theo đó mà thay đổi ít nhiều. Cũng chính vì vậy, công ty đã có những đối tác truyền thống và gắn bó lâu dài qua nhiều năm hợp tác. Để phân tích cụ thể hơn các thị trường mà công ty thâm nhập và hợp tác kinh doanh bảng số liệu sau được phân tích:

Bảng 4.3. SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA WESTFOOD QUA CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2009- 6T2012 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6T 2011 6T 2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/ 6T2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) MỸ Sản lượng (Tấn) 2.227 2.658 1.224 617 635 431 19,36 (1.434) (53,95) 18 2,91 Kim ngạch (Nghìn USD) 2.467 3.296 1.937 968 796 829 33,60 (1.359) (41,23) (172) (17,76) Nhật Bản Sản lượng (Tấn) - - 320 156 330 - - 320 - 174 111,53 Kim ngạch (NghìnUSD) - - 768 379 803 - - 768 - 424 111,87 Hàn Quốc Sản lượng (Tấn) - - 305 151 237 - - 305 - 86 56,95 Kim ngạch (Nghìn USD) - - 438 230 421 - - 438 - 191 83,04 Đài Loan Sản lượng (Tấn) 70 - - - 99 (70) (100) - - 99 - Kim ngạch (Nghìn USD) 83 - - - 137 (83) (100,00) - - 137 - Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6T 2011 6T 2012 2010/2009 2011/2010 6T2012/ 6T2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Úc Sản lượng (Tấn) 161 116 703 366 244 (45) (7,95) 587 506,03 (122) (33,33)

Kim ngạch (Nghìn USD) 271 217 1.049 516 397 (54) (19,92) 832 383,41 (119) (23,06) Châu Âu Sản lượng (Tấn) 717 519 842 501 509 (198) (27,61) 323 62,24 8 1,60 Kim ngạch (Nghìn USD) 857 668 1.033 590 649 (189) (22.,05) 365 54,64 59 10,00 Khác Sản lượng (Tấn) 251 205 292 187 65 (46) (18,32) 87 42,43 (122) (65,24) Kim ngạch (Nghìn USD) 398 328 455 265 106 (70) (17,58) 127 38,71 (159) (60,00) Tổng Sản lượng (Tấn) 3.426 3.498 3.686 1.978 2.119 72 2,10 188 5,37 141 7,12 Kim ngạch (Nghìn USD) 4.076 4.509 5.680 2.948 3.309 433 10,62 1.171 25,97 361 12,24

Hình 4.4. SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA WESTFOOD QUA CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2009- 6T2012

Hình 4.5. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA WESTFOOD QUA CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2009- 6T2012

(Nguồn: Bảng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Westfood qua các thị trường năm 2009- 6T2012)

Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường truyền thống là Mỹ, Úc và Châu Âu, thời gian gần đây công ty còn hợp tác kinh doanh với một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Năm 2009, Mỹ là đối tác chính của công ty khi đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất trong cơ cấu thị trường của công ty chiếm 65% tỷ trọng với 2.227 tấn nguyên liệu chủ yếu là nấm rơm đóng lon, cocktail đóng lon và bắp đóng lon (trong đó nấm rơm đóng lon và cocktail đóng lon chiếm phần lớn sản lượng) có tỷ trọng về kim ngạch là 60,5%. EU là đối tác lớn thứ hai của công ty trong năm nay khi chiếm 21% tỷ trọng sản lượng và cả kim ngạch. Trong năm này, công ty cung cấp cho EU chủ yếu là mặt hàng bắp đóng lon và nấm đóng lon còn cocktail đóng lon có sản lượng tương đối thấp. Trong khi đó thì Úc chỉ chiếm gần 5% sản lượng và 7% kim ngạch xuất khẩu, Công ty chủ yếu xuất nấm đóng lon và bắp đóng lon. Đài loan tiêu thụ cocktail đóng lon với tỷ trong chỉ chiếm 2% sản lượng và kim ngạch. Ngoài ra các thị ttrường khác chiếm 7% sản lượng và 9,5 % kim ngạch.

Sang năm 2010, Mỹ vẫn là đối tác có tỷ trọng cao nhất của công ty, đồng thời tăng sản lượng nhập khẩu lên chiếm 74% sản lượng và 73% kim ngạch so với năm 2009. Mặt hàng mà Mỹ tiêu thụ mạnh là cocktail đóng lon, bắp đóng lon và nấm rơm đóng lon, Mỹ còn có nhu cầu thêm sản phẩm nông sản IQF của công ty, tuy nhiên sản lượng xuất được chưa nhiều. Riêng đối với đối tác EU, sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng không cao chỉ với 15% sản lượng và kim ngạch. Sản lượng xuất sang EU trong năm khá thấp chỉ một phần nhỏ nấm đóng lon, bắp đóng lon, còn lại là cocktail đóng lon. Úc và các thị trường khác chiếm tỷ trọng còn lại trong cơ cấu thị trường với 11% sản lượng và 12% kim ngạch..

Đối với năm 2011, ba nước Mỹ, Eu, Úc trở thành ba thị trường chia phần lớn cơ cấu thị trường của công ty khi lần lượt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu với 33%, 23% và 19% về sản lượng và 34%, 18% và 18% về kim ngạch. Trong năm 2011 công ty ký kết hợp đồng với hai đối tác mới đó là Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đối tác này chiếm 8,6% và 8,3% về sản lượng còn kim ngạch thì chiếm 13,5% và 7,7%. Sản phẩm mà Nhật Bản hướng đến là nông sản IQF, nấm rơm đóng lon và bắp đóng lon, còn Hàn Quốc thì chỉ mới tiêu thụ nông sản IQF của công ty. Sở dĩ Hàn Quốc Nhập khẩu sản phẩm IQF của công ty là do lượng sản

phẩm rau quả của Hàn Quốc không đủ cho nhu cầu sử dụng trái cây trong nước, bên cạnh đó nhu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng Hàn đang được quan tâm hơn. Các thị trường khác như Nga Hong Kong chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu, Nga và Hong Kong là hai nước tiêu thụ trái cây lớn của Việt Nam nhưng các sản phẩm của công ty chưa được hai thị trường này tiêu dùng nhiều do các sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của hai đối tác này.

Riêng sáu tháng đầu năm 2012, Mỹ và Eu vẫn là hai nước truyền thống nhập khẩu các mặt hàng của công ty, đồng thời công ty còn có sự chào đón trở lại của Đài Loan sau hai năm vắng bóng trên danh sách đối tác của công ty. Đầu năm này Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 30% sản lượng tương đương mức kim ngạch là 24%, còn Eu chiếm 24% và 20% sản lượng và kim ngạch. Hai thị trường mới tiềm năng Nhật Bản và Hàn Quốc không những góp phần làm phong phú thêm danh sách các đối tác của công ty mà còn mang lại tỷ trọng tương đối cao, riêng Nhật Bản có tỷ trọng sản lượng là 15,5% còn kim ngạch lại cao hơn cả Mỹ và Eu chiếm 24,3%. Còn Hàn Quốc tuy tỷ trọng không cao bằng các đối tác khác của công ty nhưng đây là đối tác tiềm năng mà công ty có thể tiếp tục hợp tác trong tương lai, sản lượng thì chiếm 11,2% còn kim ngạch thì chiếm 12,7%. Úc, Đài Loan và các đối tác khác chiếm tỷ trọng còn lại 19,3% về sản lượng và 19% kim ngạch.

Mỹ: Từ những số liệu và phân tích từng thị trường riêng biệt trên thì Mỹ luôn là đối tác lớn nhất của công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu với mức sản lượng và kim ngạch luôn cao hơn 50% tổng số xuất khẩu của công ty. Năm 2009 Mỹ nhập khẩu 2.227 tấn trái cây các loại trong đó sản phẩm được đối tác Mỹ ưa chuộng là nấm đóng lon, bắp đóng lon và cocktail đóng lon đạt 2.467 nghìn USD về kim ngạch. Do các sản phẩm mà đối tác Mỹ hướng đến là các sản phẩm đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và các sản phẩm có chất lượng cao, tiện dụng và đa dạng nên trong năm 2009 các sản phẩm của công ty được Mỹ tăng trường nhập khẩu trái cây để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Sang năm 2010, lượng trái cây xuất sang Mỹ có sự tăng trưởng đạt mốc 2.658 tấn mức cao nhất trong ba năm phân tích tăng hơn năm 2009 là 431 tấn cao hơn 19,36% với mức kim ngạch tăng 829 nghìn USD tăng 33,60%. Thị trường

Mỹ có sự tiêu dùng cao như vậy là do trong năm nay nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Mỹ có thay đổi chuyển sang tiêu dùng nhiều sản phẩm cocktail và nông sản IQF. Do các sản phẩm này tạo được sự tiện lợi cũng như mang lại sự tươi ngon cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên năm 2011, Mỹ giảm lượng nhập đáng kể từ công ty chỉ còn 1.224 tấn thành phẩm giảm đến 53,95% sản lượng và 41,23% về kim ngạch. Như đã phân tích ở trên người tiêu dùng Mỹ ngày càng thận trọng hơn việc chọn lựa các sản phẩm để đảm bảo sức khỏe và tránh các nguy cơ về béo phì. Do đó các sản phẩm trái cây đóng hộp giảm lượng tiêu thụ vì được thay thế bằng các sản phẩm trái cây tươi. Do đó các sản phẩm như nấm rơm lon và bắp lon, cocktail đóng lon giảm về sản lượng và các sản phẩm nông sản IQF lại tăng lên. Tuy nhiên mức tăng của cocktail không bù đắp được sự giảm sút nhanh chóng của các sản phẩm khác làm cho sản lượng và kim ngạch trong năm 2011 giảm mạnh.

Còn sáu tháng đầu năm 2012 tuy sản lượng có tăng hơn sáu tháng cùng kì năm 2011 nhưng số lượng lại không cao chỉ tăng 18 tấn còn kim ngạch lại giảm 172 nghìn USD tương đương 17,76% do trong năm Mỹ nhập khẩu nhiều nông sản IQF hơn do giá mặt hàng này thấp hơn các mặt hàng khác do đó kéo kim ngạch giảm xuống. Trong năm nay Mỹ vẫn chú trọng nhập sản phẩm nông sản cấp đông còn nấm rơm đóng lon và cocktail đóng lon không còn được tiêu thụ mạnh như trước nữa. Mỹ tăng trường nhập khẩu trái cây tươi và trái cây đóng hộp nên sản phẩm nông sản IQF được thay thế nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu cho đối tác

Châu Âu là thị trường lớn thứ hai sao Mỹ với các nước như Đức, Hà Lan, Netherlands, Canada… Sản lượng xuất khẩu qua Châu Âu ngày càng tăng do chính sách mở cửa của cộng đồng kinh tế này. Năm 2009 Châu Âu nhập khẩu 717 tấn trái cây của công ty tương đương 857 nghìn USD chủ yếu là sản phẩm nấm rơm đóng lon, bắp đóng lon và một phần nhỏ cocktail đóng lon. Cũng do năm 2009 còn dư âm của cuộc khủng hoảng toàn cầu nên các nước Châu Âu tăng cường tiêu dùng các sản phẩm có giá cả hợp lý hơn bằng cách nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài có chất lượng và giá thấp. Do đó các sản phẩm của công ty xuất sang thị trường này tương đối cao.

Tuy nhiên sang năm 2010 lại giảm 198 tấn tương đương 189 nghìn USD so với năm 2009 giảm 27,61% về sản lượng và 22,05% về kim ngạch. Châu Âu là khu vực ưa chuộng sản phẩm nấm đóng lon và bắp đóng lon, do sản lượng bắp đóng lon không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, một phần nhu cầu do nhu cầu khách hàng thay đổi chuyển qua các sản phẩm đóng lon khác nhưng sản lượng không nhiều. Do thói quen tiêu dùng của Châu Âu không ăn nhiều một món mà ăn nhiều món khác nhau nên thị trường này cũng nhập khẩu các sản phẩm đóng lon khác của công ty như khóm đóng lon.

Đến năm 2011, đây là năm mà sản lượng nhập khẩu cao nhất trong ba năm đạt 842 tấn với kim ngạch 1.033 nghìn USD tăng 323 tấn và 365 nghìn USD so với năm 2010 do công ty tìm được sản phẩm thay thế cho nguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt đó là sản phẩm nông sản IQF. Hơn nữa trong năm nay do tình hình sản xuất trái cây của các nước EU không được thuận lợi do thời tiết xấu trong các vụ mùa thêm vào đó xu hướng tiêu dùng các loại trái cây nhiệt đới tăng lên trong điều kiện thời tiết tại các nước Châu Âu không phù hợp để trồng các loại cây nhiệt đới.

Sáu tháng đầu năm 2012, công ty cũng giữ được mức sản lượng tăng hơn so với cùng kì năm trước do giải pháp thay thế mới của công ty, so với sáu tháng đầu năm 2011 thì lượng xuất khẩu sang các nước Châu Âu tăng 8 tấn đạt mức 509 tấn với km ngạch tăng 59 nghìn USD đạt 649 nghìn USD. Hơn nữa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công nên người tiêu dùng ở các nước này quay lại tiêu dùng các mặt hàng có giá cả hợp lý tạo ra cơ hội cho công ty xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường này.

Úc là một trong các đối tác truyên thống của công ty, năm 2009 công ty xuất khẩu sàn Úc 161 tấn thành phẩm với trị giá là 271 nghìn USD sản phẩm mà thị trường này tiêu dùng chỉ là nấm đóng lon và bắp đóng lon nên sản lượng chưa nhiều. Sang năm 2010 lượng nhập khẩu của Úc lại giảm xuống chỉ còn 116 tấn với 217 nghìn USD do hai sản phẩm mà Úc nhập khẩu giảm nguồn cung về nguyên liệu. Còn năm 2011 công ty xuất khẩu sang Úc 703 tấn sản phẩm với giá trị là 1.033 nghìn USD mức cao nhất trong ba năm trở lại đây, do trong năm nay Úc ngoài tiêu dung nấm rơm đóng lon, bắp đóng lon còn nhập khẩu một lượng lớn cocktail đóng lon làm cho sản lượng xuất khẩu sang Úc tăng 587 tấn với kim

ngạch tăng 832 nghìn USD. Riêng sáu tháng đầu năm 2012 sản lượng đối tác Úc nhập từ công ty có giảm sút do sau một năm tiêu dung sản phẩm mới của công ty là cocktail đóng lon thì Úc giảm hẳn lượng nhập khẩu mặt hàng này nên sản lượng sáu tháng đầu năm 2012 so với sáu tháng cùng kỳ năm 2011 giảm 122 tấn và 119 nghìn USD.

Các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các đối tác mới của công ty hứa hẹn mang lại mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty. Với lợi thế về vị trí địa lý, sản phẩm của công ty dần thâm nhập vào các thị trường này với giá cả cạnh tranh. Tuy sản lượng chưa cao cả về kim ngạch và sản lượng nhưng công ty đang cố gắng tạo uy tín của mình để có thể dể dàng hợp tác kinh doanh với các nước này. Còn Úc tuy là nước chủ yếu nhập khẩu nấm rơm lon, bắp đóng lon nhưng gần đây đã mở rộng thêm các sản phẩm cocktail đóng lon, hứa hẹn sẽ tăng thêm sản lượng trong thời gian tới khi mà sản lượng đã tăng 587 tấn ở năm 2011 so với năm 2010 tương đương tăng 832 nghìn USD. Sáu tháng đầu năm 2012 tuy sản lượng xuất khẩu sang Úc có giảm hơn so với năm 2011 nhưng vẫn đạt sản lượng cao hơn những năm trước.

Trong những năm qua, công ty không những duy trì được hoạt động kinh doanh với các đối tác là khách hàng truyền thống của như Mỹ, Châu Âu, Úc mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh với các đối tác mới như Hàn Quốc, Nhật Bản và hợp tác trở lại với Đài Loan. Với phương châm hợp tác lâu dài và đảm bảo tăng trưởng bền vững, an toàn cho Ban giám đốc của Westfood luôn cố gắng tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cũng như xu hướng tiêu dùng của thị trường để có những thay đổi về cơ cấu sản phẩm và hướng phát triển bền vững nhất cho công ty.

4.1.4. Phân tích các chỉ số tài chính

Để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta dùng các tỷ số tài chính, số liệu được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ yếu phân tích bốn nhóm tỷ số sau: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động, các chỉ số khả năng sinh lợi và các chỉ số quản trị nợ.

4.1.4.1. Các tỷ số thanh khoản

NĂM 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tài sản lưu động (1) ( Triệu đồng) 22.651,04 12.925,92 18.507,12 Nợ ngắn hạn (2) (Triệu đồng) 17.988,68 11.640,10 16.479,29 Hàng tồn kho (3) ( Triệu đồng) 10.447,78 8.073,45 10.837,79 Tỷ số thanh toán hiện thời (1)/(2) (lần) 1,26 1,11 1,12 Tỷ số thanh toán nhanh (1-3)/(2) (lần) 0,68 0,42 0,49

(Nguồn Bảng cân đối kế toán công ty Westfood)

Tỷ số thanh toán hiện thời: do lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng nghĩa

vụ tài chính ngắn hạn, là cơ sở để công ty quản trị các khoản nợ ngắn hạn. đối với tỷ số thanh toán hiện thời thì năm 2009 là 1,26 tức một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,26 đồng tài sản ngắn hạn. Trong năm này tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tương đối cao do đó đảm bảo khả năng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 58)