Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 71)

Công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng và tình hình nguồn cung nguyên liệu đầu vào nên việc thiếu nguồn cung ứng là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng của công ty tìm đối tác mới hay chuyển sang nhập hàng hóa khác thay thế. Hiện nay công ty vẫn chưa quy hoạch được nguồn nguyên liệu để có thể động bộ hóa nguồn cung và kiểm tra chặt chẽ tình hình sản xuất ra nguyên liệu. Các loại trái cây công ty đang chế biến thường được vận chuyển một quảng đường khá dài mới có thể đến được công ty do đó khó tránh được việc hao hụt do hư hỏng hay trái cây chưa đủ yêu cầu mà công ty đặt ra.

Sản xuất, chế biến nông sản nhất là trái cây thì nguồn nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, hơn nữa trái cây có tính chất thời vụ cao nên vấn đề đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung ứng nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là vấn đề mà công ty đang cố gắng giải quyết. Trong thời gian sản xuất kinh doanh, công ty chủ yếu thu mua nguyên liệu thông qua hợp tác xã hay các tiểu thương do đó chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng điều giữa các vùng miền. Chẳng hạn như khóm thì được thu mua ở Kiên Giang, đủ đủ ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, xoài thì được Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng cung cấp, nấm rơm ở Cần Thơ, đậu bắp ở Vĩnh Long còn bắp ở An Giang,…nguồn nguyên liệu rời rạc nên đôi khi làm chậm tiến độ thu mua ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã tuyển dụng nhân viên chuyên ngành nông nghiệp để đảm bảo việc thu mua nguyên liệu đúng tiến độ, thường xuyên liên lạc với các chủ vườn hay các tiểu thương để nắm được tình hình nguồn nguyên liệu sắp tới. Ngoài ra, dựa vào chuyên môn chuyên ngành nông nghiệp các nhân viên này còn đưa ra dự báo về sản lượng các loại trái cây với độ tin cậy cao giúp công ty định hướng được các sản phẩm có thể sản xuất trong tương lai để có thể ký kết các hợp đồng với đối tác một cách nhanh chóng rút ngắn được thời gian đàm phán, tìm hiểu nguồn nguyên liệu, cũng như tiết kiệm không ít chi phí cho công ty. Bên cạnh đó công ty còn mở rộng các sản phẩm của công ty bằng cách tìm

các nguồn nguyên liệu thử nghiệm để chuyển đổi sang các sản phẩm khác với mức độ cạnh tranh cao.

4.2.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật

Khi xuất khẩu các mặt hàng sang các nước đối tác công ty phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỷ thuật như hệ thống HAACP hay tiêu chuẩn BRC. Ngoài ra còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác, quy định an toàn thực phẩm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy định kiểm dịch thực vật, chứng nhận nông sản xuất khẩu và chứng nhận xã hội.

Để đảm bảo đạt các chỉ tiêu chuẩn này công ty cần chuẩn bị từ khâu nguyên liệu đầu vào lẫn quy trình sản xuất thành phẩm. Hàng năm đều có đợt kiểm tra HAACP của cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận HAACP cho công ty và công ty đã làm tốt công tác này trong những năm qua.

Ở mỗi thị trường công ty hợp tác điều có những yêu cầu nhất định về các tiêu chuẩn kỹ thuật, chẳng hạn như Mỹ yêu cầu mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng nông sản. Còn Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Công ty phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua Bô Nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. khó khăn đặt ra cho công ty là làm sao để đảm bảo đạt đươc tất cả các yêu cầu mà đối tác đặt ra nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ của nguồn nguyên liệu.

Tuy nhiên có trường hợp công ty phải giải trình với đối tác về vấn đề sản phẩm sản xuất ra có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, điều đó làm giảm phần nào uy tính của công ty. Vấn đề ở đây là làm sao mới có thể kiểm

soát được tình hình khi mà chủ yếu nguồn nguyên liệu để sản xuất của công ty là thu mua ở bên ngoài chưa được kiểm soát chặt chẽ.

4.2.3. Phương thức thanh toán

Hợp tác kinh doanh với nước ngoài các công ty thường gặp khó khăn trong công tác thu hồi các khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng. Trong những năm qua công ty luôn thu hồi nhanh chóng được các khoản thu này do việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và an toàn. Đó là phương thức thanh toán thư tín dụng, phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu trả ngay do đó luôn đảm bảo an toàn khi tiến hành hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Trong khi đó, công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng nên đảm bảo khả năng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. Hơn nữa công ty còn có thể mang bộ chứng từ đi chiết khấu ở ngân hàng khi chưa đến hạn thanh toán từ đối tác giúp cho nguồn vốn của công ty quay vòng nhanh hơn mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Tuy nhiên phương thức tín dụng này đòi hỏi bên nhập hàng từ công ty phải được ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu chấp nhận yêu cầu mở thư tín dụng và đôi khi tốn nhiều thời gian. Đối với các đối tác đã hợp tác lâu dài với công ty thì việc chọn phương thức thanh toán khác nhanh chóng hơn sẽ giúp công ty rút ngắn được thời gian thực hiện hợp đồng kinh tế.

4.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 4.3.1. Những điểm mạnh (S)

Các sản phẩm của công ty được các chuyên gia đánh giá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua công ty đã đạt được những tiêu chuẩn sau: tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (ISO 9001 : 2000), hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP), tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (BRC) dẫn đến sự an tâm của đối tác trong quá trình hợp tác kinh doanh. Từ đó tạo được mối quan hệ lâu dài giúp công ty có những đối tác truyền thống và dể dàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật với các đối tác mới.

Do cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư ngày càng hoàn thiện với phân xưởng đóng hộp (công suất 8.000 tấn/năm) và phân xưởng cấp đông (công suất 2.000 tấn/năm) được trang bị hệ thống cấp đông của Anh Quốc nên tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu khó tính của bạn hàng.

Bên canh đó công ty còn có đổi ngũ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ, có nhiệt huyết với công việc và còn khá trẻ (độ tuổi trung bình là 28 tuổi). Thêm vào đó, đội ngũ công nhân được trang bị đầy đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên công tác sản xuất các sản phẩm phục vụ đơn đặt hàng của khách hàng luôn hoàn thành đúng tiến độ tạo được uy tín với đối tác.

Các sản phẩm xuất khẩu của công ty được thông quan nhanh chóng (hơn 80% luồng xanh) bởi sự tín nhiệm của Hải Quan đo có sự chấp hành các quy định của cơ quan Hải quan từ đó rút ngắn được thời gian giao hàng cũng như giảm thiểu được chi phí.

Thêm vào đó, công tác tìm hiểu thị trường cũng được công ty chú trọng, chính vì thế mà công ty luôn nắm bắt được xu hướng tiêu dùng trái cây của các bạn hàng để có hướng thay đổi cơ cấu cho phù hợp. Ngoài ra công ty còn đảm bảo nguồn cung về nguyên liệu khi có mối quan hệ hợp tác lâu dài, uy tín với các nhà cung ứng.

4.3.2. Những điểm yếu (W)

Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của công ty sản xuất theo yêu cầu của khách hàng kể cả bao bì, nhãn hiệu và quy cách đóng gói nên công ty chưa tạo được thương hiệu riêng chưa được nhiều nơi biết đến. Do đó việc tạo lập thương hiệu riêng cho công ty sẽ làm cho công ty có được một lợi thế mới khi cạnh tranh với các đối tác khác trong nước cũng như ở nước ngoài.

Một yếu điểm của công ty nữa là sản phẩm của công ty chưa có mặt rộng rải ở trị trường trong nước. Khi mà thị trường thế giới có nhiều biến động thì công ty không thể hạn chế được các rủi ro về thị trường khi chỉ tập trung ở thị trường nước ngoài. Trong khi đó sản phẩm của công ty nếu được bày bán rộng rãi trong nước sẽ tạo thêm điều kiện cho công ty quảng bá sản phẩm tới các khách hàng là khách du lịch hay các kiều hối về nước tạo điều kiện mang các sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài.

Mặt khác, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân viên chưa thật sự đồng đều nên đôi khi các sản phẩm làm ra không thật sự đồng bộ về kích thước. Do đó công tác đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân luôn được công ty chú trọng trong thời gian qua.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu nên các sản phẩm có giá hợp lý của công ty có đều kiện thâm nhập hơn các thị trường này do xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có giá thích hợp. Thêm vào đó, Trung Quốc là nước xuất khẩu các mặt hàng trái cây lớn của thế giới nhưng thời gian gần đây vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao làm dấy lên làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc. Do đó mở ra cơ hội cho công ty cạnh tranh với thị trường này hơn.

Thêm vào đó khi mà Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) các mặt hàng của Việt Nam cũng như công ty được ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang các nước là thành viên của WTO mở ra thị trường cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Các chính sách của nhà nước về thúc đẩy xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông sản mở ra cơ hội cho công ty được hưởng các ưu đãi về thuế quan và các chính sách khác. Bên cạnh đó cơ hội tăng sản lượng và chất lượng trái cây Đồng bằng Sông Cửu Long cũng tạo điều kiện ổn định nguồn nguyên liệu cho công ty thông qua việc thực hiện Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ.

So với các nước khác cùng sản xuất thực phẩm xuất khẩu thì Việt Nam có lợi thế hơn vì có nguồn lao động giá rẻ, nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tạo được ưu thế cạnh tranh. Các sản phẩm trái cây nhiệt đới được các bạn hàng ưa chuộng và nhu cầu lớn về đặc sản trái cây của các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

4.3.4. Những đe dọa (T)

Trong môi trường kinh doanh ở nước ta không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các đối tác trong nước cũng như ngoài nước. Như cạnh tranh với công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Phú Thịnh ở Hậu Giang hay công ty phát triển kinh tế Duyên Hải ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan. Do đó công ty nên hướng đến các sản phẩm có chất lượng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thâm nhập vào nhiều phân khúc thị trường để tạo sự đa dạng nhằm phân tán các rủi ro do môi trường cạnh tranh gây ra.

Bên cạnh đó công ty cũng gặp không ít khó khăn với các hàng rào kỹ thuật từ các đối tác lớn của công ty như Châu Âu hay bạn hàng khó tính là Mỹ. Các tiêu chuẩn mà các đối tác này yêu cầu rất cao nên việc đáp ứng được yêu cầu này sẽ mở ra cơ hội tác lâu dài. Tiêu chuẩn VietGap/GlobalGAP đang được khách hàng trong nước và thế giới quan tâm do đó công ty nên chuyển sang sản xuất các sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn này. Hạn chế được nguy cơ các khách hàng yêu cầu các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn VietGap/GlobalGAP gây khó khăn cho công ty.

Thêm vào đó vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên cây ăn quả tạo nên mối đe dọa cho công ty khi mà nguồn cung nguyên liệu có nguy cơ không đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty. Thêm vào đó chất lượng nguồn nguyên liệu cũng làm cho sản phẩm không đồng đều về chất lượng ảnh hưởng tới thành phẩm mà công ty sản xuất ra. Khi đó sẽ gây khó khăn cho công ty khi không sản xuất được theo yêu cầu của khách hàng.

Các hợp đồng xuất khẩu của công ty thường bán hàng theo giá FOB ( giao lên tàu) khi đó công ty sẽ hết trách nhiệm về hàng hóa khi hàng được vận chuyển qua lan can tàu. Trong khi đó công ty chưa thể chủ động trong khâu đặt tàu nên sản phẩm của công ty phải vận chuyển một đoạn đường khá xa từ Cần Thơ đến cảng của Thành Phố Hồ Chí Minh mới có thể lên tàu làm kéo dài thời gian chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Sau đây là bảng ma trận SWOT:

S W

O: Những cơ hội

1. Có điều kiện cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO.

2. Hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước và tổ chức thế giới về sản xuất và xuất khẩu nông sản.

T: Những Đe Dọa

1. Môi trường cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

2. Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của các bạn hàng.

3. Nguồn nguyên liệu không ổn định do đặc tính thời vụ và ảnh

O T

3. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng và có giá hợp lý của người tiêu dùng.

4. Sản phẩm trái cây được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng.

hưởng của môi trường.

S: Những điểm mạnh 1. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, trang thiết bị hiện đại.

2. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà đối tác yêu cầu, đạt chuẩn quốc tế.

3. Có nhiều đối tác truyền thống.

S: Những điểm mạnh 4. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của các bạn hàng.

5. Thủ tục thông quan nhanh chóng.

6. Lao động được đào tạo nghiệp vụ, nhiệt huyết với công việc.

W: Những điểm yếu

1. Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho các sản phẩm của công ty.

2. Sản phẩm chưa có mặt rộng rải ở thị trường trong nước.

3. Chưa chủ động được ở khâu vận chuyển hàng hóa, kéo dài thời gian giao hàng lên tàu.

4. Sản phẩm làm ra chưa thật sự đồng đều. 5. Chưa có bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY WESTFOOD

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Trong hơn hai mươi năm hoạt động kinh doanh công ty đã dần đạt được nhiều thành công khi có được những đối tác truyền thống như Mỹ, Châu Âu, Úc và dần mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Hoạt động kinh doanh là thế nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn khi xu hướng tiêu dùng của khách hàng thế giới thay đổi giảm tiêu dùng sản phẩm trái cây đóng lon sang tiêu dùng nhiều trái cây tươi, đa dạng về chủng loại và tiện dụng tiết kiệm chi phí và thời gian. Hiện công ty chỉ mới đạt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w