Khác với những diễn ngôn mang tính chất chính thống, diễn ngôn phi chính thống đề cao xúc cảm cá nhân, thể hiện mong muốn cho con người được sống với những khát vọng đầy nhân bản, đặc bi
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––
BÙI THỊ KIM CƯƠNG
HIỆN TƯỢNG NHÀ THƠ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ QUA TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN VÀ MỘT SỐ BÀI THƠ
CỦA NGUYỄN BÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––
BÙI THỊ KIM CƯƠNG
HIỆN TƯỢNG NHÀ THƠ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ QUA TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN VÀ MỘT SỐ BÀI THƠ
CỦA NGUYỄN BÍNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NHO THÌN
THÁI NGUYÊN – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác
Ngày 20 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Thị Kim Cương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS TS Trần Nho Thìn - người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu với tất cả tấm lòng và trách nhiệm của người thầy
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa sau đại học; Ban chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học
Tôi xin ơn sâu sắc các bạn đồng nghiệp cùng người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Ngày 14 tháng 8 năm 2015
Tác giả
Bùi Thị Kim Cương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỚI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆN TƯỢNG TÁC GIẢ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ 6
1.1 Cơ sở thực tiễn: một số đặc điểm văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam 6 1.1.1 Văn hóa truyền thống 6
1.1.2 Văn hóa ứng xử giới nửa đầu thế kỷ 20 9
1.2 Cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ 10
1.2.1 Diễn ngôn phụ nữ thời Chinh phụ ngâm 10
1.2.2 Diễn ngôn nữ quyền thời Nguyễn Bính 14
1.2.3 Một số vấn đề lí thuyết về giọng nói và nhân vật trữ tình 16
Như vậy, nhân vật trữ tình nữ có thể do nhà thơ nam mượn giọng nhưng trong điểm nhìn vẫn ít nhiều ẩn chứa những trải nghiệm nam giới 20
Tiểu kết 1 20
Chương 2 HIỆN TƯỢNG HƯ CẤU GIỌNG NỮ TRONG CHINH PHỤ NGÂM 21
2.1 Sơ lược về tác giả và tác phẩm 21
Trang 62.1.1 Tác giả Đặng Trần Côn 21
2.1.2 Thể ngâm khúc Tác phẩm Chinh phụ ngâm 21
2.2 Giọng nói nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm 23
2.2.1 Giọng nói biểu hiện thân chinh phụ 23
2.2.2 Giọng nói biểu hiện tâm trạng 32
2.3 Các biện pháp nghệ thuật hư cấu giọng nữ 43
2.4 Ý nghĩa của hiện tượng 48
2.4.1 Biểu hiện tư tưởng của nhà văn 48
2.4.2 Biểu hiện sự vận động trong quan niệm về người phụ nữ 50
Tiểu kết chương 2 54
Chương 3 HIỆN TƯỢNG HƯ CẤU GIỌNG NỮ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 56
3.1 Sơ lược về tác giả và tác phẩm 56
3.1.1 Tác giả Nguyễn Bính 56
3.1.2 Các sáng tác hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính 57
3.2 Giọng nói nữ trong thơ Nguyễn Bính 58
3.2.1 Giọng nói biểu hiện thân phụ nữ 58
3.2.2 Giọng nói biểu hiện tâm trạng 63
3.3 Các biện pháp nghệ thuật hư cấu giọng nữ 79
3.4 Ý nghĩa của hiện tượng 89
3.4.1 Biểu hiện tư tưởng của tác giả 89
3.4.2 Biểu hiện sự vận động trong quan niệm về người phụ nữ 91
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC
Trang 7nam giới mà nhân vật trữ tình lại là phụ nữ Chinh phụ ngâm (văn học trung đại) và
một số bài thơ của Nguyễn Bính (văn học hiện đại) là những ví dụ như thế
Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của hiện tượng đó là gì?
Đó là điều quan tâm của luận văn chúng tôi
1.2 Tuy đều là thơ trữ tình nhưng Chinh phụ ngâm là tác phẩm thơ trung đại,
còn thơ Nguyễn Bính thuộc về trào lưu thơ Mới Vậy qua nghiên cứu hiện tượng hư cấu giọng nữ của hai loại sáng tác tiêu biểu đó, có thể nhận biết gì về sự tiếp nối truyền thống và sự đổi mới của hiện tượng thơ Mới Nguyễn Bính? Nói cách khác, có thể nghiên cứu so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thơ trung đại và thơ mới qua hiện tượng nam giới hư cấu giọng nữ như thế nào Đó cũng là một lí do nữa để chúng tôi lựa chọn đề tài này
1.3 Ẩn chứa sau tác phẩm hư cấu giọng nữ của Đặng Trần Côn hay Nguyễn Bính là quan niệm nghệ thuật về quyền sống của người phụ nữ, về con người nói chung Qua những sáng tác thơ ca tiêu biểu của hai nhà thơ lớn của hai thời đại, chúng ta có thể nhận biết phần nào quan niệm nghệ thuật về quyền sống của người phụ nữ đã vận động, biến đổi ra sao theo thời gian
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là một thành tựu lớn thời văn học
trung đại, các bài thơ của Nguyễn Bính cũng là những thi phẩm xuất sắc đầu thế kỉ
20, do đó có sức hút rất lớn với giới nghiên cứu phê bình và đông đảo bạn đọc Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu có giá trị được công bố về các tác phẩm này
2.1 Về lịch sử nghiên cứu Chinh phụ ngâm
Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ lịch sử văn học: Chinh phụ ngâm khúc giảng
luận của Hà Như Chi, Văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1956; Giáo trình lịch sử Văn học
Trang 8Việt Nam thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, 1976,1978, tái bản 1992; Lời dẫn của Nguyễn Thạch
Giang trong Những khúc ngâm chọn lọc, Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc, Nxb Đại học và GDCN, Hà Nội, 1987; một số bài viết trong Đến với
Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001…
Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp: Giảng văn Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai), Đại học sư phạm Hà Nội I, 1949; Giá trị nghệ thuật (Chinh phụ ngâm – Lại Ngọc Cang, nxb Văn học, 1964); Những khúc ngâm chọn lọc, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc – Nxb Đại học & GDCN, Hn,1987; Giảng văn
Chinh phụ ngâm khúc với nghệ thuật so sánh của Đặng Thai Mai, (tác giả)Tạp chí
Trung học phổ thông, Khoa học xã hội, số 7, 1/1996; Ngâm khúc quá trình hình
thành phát triển và đặc trưng thể loại, Ngô Văn Đức, Luận án, Đại học sư phạm Hà
Nội, 1997; Trông bốn bề, Hoàng Thị Mai, Tạp chí Trung học phổ thông, Khoa học
xã hội, số 31, 1/2000; một số bài viết trong Đến với Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001; Chinh phụ ngâm và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và
trữ tình, Đàm Thị Thu Hương – bài đăng tại hcmup.edu.vn, 2011; Thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm nhìn từ góc độ ngôn ngữ, Trầm Thanh Tuấn, bài đăng
trên se.ctu.edu.vn, 2012…
Thiên về cảm nhận, bình giá Chinh phụ ngâm khúc, tiêu biểu có các tác phẩm
Chinh phụ ngâm (Tuyển tập Hoài Thanh – Hoài Thanh), Nxb Văn học 1982; một số bài
viết trong Đến với Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001…
Đáng chú ý, gần đây một số nhà nghiên cứu có xu hướng tiếp cận Chinh phụ
ngâm khúc dưới góc độ văn hóa học Tiêu biểu có PGS.TS Trần Nho Thìn Trong
cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Huế, 2012, ông đã dành 36 trang để viết về Chinh phụ ngâm, đặt trong môi trường
văn hóa tác phẩm ra đời Từ hướng đi ấy, PGS.TS Trần Nho Thìn đã hướng dẫn nhiều sinh viên, học viên tiếp tục tìm hiểu các tác phẩm bằng góc soi chiếu mới
Trong đó có luận văn cao học Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán
ngâm nhìn từ quan điểm giới, Tạ Thị Thanh Huyền, Đại học sư phạm Hà Nội, 2010;
và Nhân vật người cung nữ và chinh phụ trong văn học trung đại Chinh phụ
Trang 9ngâm và Cung oán ngâm khúc, Vũ Thị Hoài, Luận văn, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, 2010 Bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học và Phê bình nữ quyền, các luận văn đã chỉ ra đặc trưng giới tính của kiểu nhân vật nữ trong hai khúc ngâm, các phương tiện và kỹ thuật biểu hiện tính nữ, đóng góp của hai tác giả Người nghiên cứu ý phân tích nhân vật trữ tình từ quan điểm văn hóa giới; hiện tượng “mặt nạ” tác giả, ý nghĩa của vấn đề Tuy nhiên hai luận văn đều chưa đặt ra vấn đề nhà thơ nam
giới mượn giọng nữ nhân vật trữ tình, đi từ Chinh phụ ngâm khúc (thời trung đại)
đến một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (thời hiện đại)
2.2 Về lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính
Bình giá, cảm nhận về thơ Nguyễn Bính, người ta thường nhắc đến những bài
viết tiêu biểu: phần viết về Nguyễn Bính trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, 1942, Nxb Văn học tái bản,1993 Một số bài viết trong cuốn Nguyễn
Bính – về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 Có thể kể đến: Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long, 1968, Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Bính, Tô Hoài,
1986; Lời bạt tuyển tập Nguyễn Bính, Chu Văn, 1986; Thơ Nguyễn Bính, Mã Giang Lân, 1986; Nguyễn Bính – Nhà thơ của tình yêu, Đỗ Đình Thọ, 1987; Nguyễn Bính
– một vì sao, Hoàng Tấn, 1990; Nguyễn Bính - thi sĩ của thương yêu, Hoài Việt,
1990; Bướm trắng – tơ vàng, Ilia Phônhiacốp, 1991; Cánh bướm và đóa hướng
dương, Vương Trí Nhàn, 1999….Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, độc giả yêu
thích Nguyễn Bính phân tích, cảm nhận về nhiều bài thơ riêng lẻ của ông…
Cũng trong cuốn Nguyễn Bính – về tác gia và tác phẩm, đa số các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến một đặc trưng cơ bản của thơ ông là chất dân gian: Thi sĩ của
hồn quê, Vương Trí Nhàn, 1990; Nguyễn Bính – nhà thơ chân quê, Tôn Phương
Lan, 1990; Đường về “chân quê” của Nguyễn Bính, Đỗ Lai Thúy, 1994; Thi Pháp
dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính, Nguyễn Quốc Túy, 1995; Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ, Lê Đình Kỵ, 1996; “Bạn thơ của vốn dân gian” Nguyễn Bính, Nguyễn Xuân Sanh, 1996; Bản sắc độc đáo của thơ tình Nguyễn Bính, Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian, Đoàn Đức Phương, 1996; Nguyễn Bính – người đi chân đất vào tương lai,
Ngô Thảo, 1997; Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê, Hà Minh Đức, 1998; Mã ngữ
Trang 10nghĩa của vốn từ vựng hay văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Nhã
Bản – Hồ Xuân Bình, 1999; Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê, Đoàn Hương, 2000; Một
đặc điểm trong nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, Hồng Diệu, 2001…
Bên cạnh đó, một số người viết nhấn mạnh về vị trí của Nguyễn Bính trong
tiến trình thi ca dân tộc: Đóng góp của thơ Nguyễn Bính, Vũ Quần Phương, Báo Giáo viên nhân dân, số đặc biệt: Nhìn nhận lại một số hiện tượng văn học, 7/1989;
Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam, Vũ Quần Phương, báo Thể thao và văn hóa,
4/7/1992; “Sự có mặt của Nguyễn Bính”, rút từ cuốn Nguyễn Bính – thi sĩ của
thương yêu, Lại Nguyên Ân, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1990; Thơ Mới và thơ Nguyễn Bính, trích trong cuốn Thơ Nguyễn Bính - Những lời bình, Việt Hùng, Nxb
Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1999…
Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau
về con người, cuộc đời Nguyễn Bính và thơ của ông: nội dung thơ, phong cách thơ, thể thơ, âm hưởng thơ, nhân vật trữ tình trong thơ…Nhiều bài viết có công phu, có giá trị khoa học, lí thú…nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến hiện tượng mượn giọng vượt rào giới tính trong thơ Nguyễn Bính
Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng rẽ về Chinh phụ ngâm
và thơ Nguyễn Bính từ các góc độ khác nhau, tuy vậy cho đến nay, chưa có công trình nào đặt ra vấn đề và tìm hiểu về hiện tượng nhà thơ nam hư cấu giọng nữ ở những tác phẩm này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng
nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và những bài thơ có hiện
tượng hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát, nghiên cứu hiện tượng nhà thơ nam hư cấu giọng nữ qua các tác phẩm:
- Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), bản dịch theo thể song thất lục bát,
dài 412 câu, tương truyền của Đoàn Thị Điểm (?), cũng có ý kiến khác cho là của Phan Huy Ích
Trang 11- Những bài thơ có hiện tượng hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính: Mưa xuân,
Chờ nhau, Vô đề, Xa cách, Nhớ, Lỡ bước sang ngang, Lòng nào dám tưởng, Thời trước, Lòng mẹ, Bước đi bước nữa
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong tác phẩm
Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)và ý nghĩa của hiện tượng
- Tìm hiểu hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong những sáng tác thơ ca của Nguyễn Bính và ý nghĩa của hiện tượng
- So sánh hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong các tác phẩm đã nêu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt Sự tiếp nối và vận động, thay đổi của thơ ca qua việc các nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ Ý nghĩa của vấn đề
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung của chúng tôi trong luận văn là tiếp cận văn hóa học Do mỗi tác phẩm văn học đều được sinh thành trong một môi trường văn hóa nhất định, nên việc gắn tác phẩm với thời đại văn hóa nó ra đời sẽ giúp ta tiệm cận gần hơn với chân lý nghệ thuật PGS.TS Trần Nho Thìn đã chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp văn hóa học:
+ Tái hiện không gian văn hóa, những nhân tố thời đại tác động
+ Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hóa thời đại
+ Xác định cơ sở văn hóa xã hội đã hình thành nên tác phẩm: đề tài, chủ đề, hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác phẩm…
- Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp bổ trợ: phân tích, thống
kê, so sánh…
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần chính văn của luận văn gồm 03 chương, dài 86 trang Cụ thể:
Chương 1: Văn hóa ứng xử giới và cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ
Chương 2: Hiện tượng tác giả nam giớihư cấu giọng nữ trong Chinh phụ ngâm
Chương 3: Hiện tượng tác giả nam giớihư cấu giọng nữ trong thơ Nguyễn Bính
Trang 12PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỚI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆN TƯỢNG
TÁC GIẢ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ
1.1 Cơ sở thực tiễn: một số đặc điểm văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam
Phái tính (Sex) và Giới tính (Gender) là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng
không hoàn toàn tách biệt nhau
Sex chỉ giới tính bẩm sinh, giới tính thuần túy về giải phẫu, sinh lý Trong đó, căn cứ vào đặc điểm sinh học, con người được phân chia thành hai phái nam giới (mang cặp nhiễm sắc thể XY), và nữ giới (mang cặp nhiễm sắc thể XX)
Gender chỉ giới tính mang ý nghĩa văn hóa xã hội Simone de Bauvoir nói: Người ta trở thành phụ nữ chứ không phải sinh ra đã là phụ nữ Ý nghĩa của câu này
là nhấn mạnh quá trình hình thành nhân cách văn hóa của người phụ nữ thông qua giáo dục, văn hóa ở các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội Đối với nam giới tình hình cũng tương tự Gender còn có thể dịch là văn hóa ứng xử giới Cùng là giới tính nữ, nhưng nếu người con gái trưởng thành trong văn hóa Việt Nam thì sẽ có một phụ nữ Việt Nam khác với một người con gái trưởng thành trong văn hóa Pháp Ngay
cả trong một nước, sự khác biệt của môi trường văn hóa giữa các vùng miền cũng tác
động đến sự hình thành văn hóa ứng xử giới Trong đó, vai trò của giới là “những kiểu hành vi, quan điểm, thái độ mà xã hội trông đợi tạo nên mỗi giới tính Những vai trò này bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuẩn hóa đối với từng giới tính trong một xã hội cụ thể” [3] Việc xác định giới và vai trò của giới trong những môi trường văn hóa khác nhau sẽ lí giải được bản chất của nhiều hiện tượng xã hội trong từng thời kì lịch sử
1.1.1 Văn hóa truyền thống
Xã hội truyền thống Việt Nam, xét về quan hệ nam nữ, có thể gọi là xã hội theo văn hóa nam quyền, trong đó nam giới thống trị phụ nữ Trước đây người ta hay dùng khái niệm phụ quyền, song chữ “phụ” (cha) thu hẹp nghĩa nên nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm nam quyền bao quát hơn Thiết nghĩ, nam quyền là khái niệm
Trang 13thích hợp hơn vì nó nhấn mạnh khía cạnh giới trong nội hàm khái niệm mà phụ quyền không nói được
Chế độ nam quyền là một hệ thống xã hội trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu đối với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người đàn ông
có quyền lực với phụ nữ, trẻ em và tài sản Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc Địa vị thống trị của nam giới trước hết được bắt nguồn từ những ưu thế tự nhiên về sinh học (thể chất, khả năng tinh thần…) Sau đó, khoảng cách bất bình đẳng bị khoét sâu thêm bởi những quan điểm, định kiến xã hội mang nặng tính nam quyền
Nhà nước phong kiến phương Đông về cơ bản gắn bó rất chặt chẽ với hệ tư tưởng Nho giáo Hệ tư tưởng này đề cao nam giới và xem nhẹ phụ nữ Theo quan điểm Nho giáo, xã hội được thiết lập dựa trên ba mối quan hệ cơ bản (tam cương):
vua – tôi, cha – con, chồng – vợ Cụ thể quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương Qua đó thấy được: từ phạm vi trong gia đình đến ngoài xã hội những
người đàn ông đều làm bề trên cho người khác Họ lãnh đạo và có quyền lực cao nhất Phụ nữ nằm ở nhóm bậc dưới “tôi”, “con”, “vợ”, phải chịu sự giáo dục, thống trị của nam giới Phục vụ vô điều kiện cho nam giới được xem là “thiên chức” của người phụ nữ Đàn ông chủ việc bên ngoài, phụ nữ chủ việc trong gia đình nhưng đàn
bà vẫn phải phục tùng đàn ông Trong xã hội phong kiến theo quan điểm Nho gia, phụ nữ không được đi học, không được tham gia vào chế độ khoa cử, không được tham gia vào bộ máy chính quyền Điều đó dẫn đến tình trạng người phụ nữ thời kì này về căn bản bị “mất tiếng nói” trong đời sống xã hội nói chung, đời sống văn chương nói riêng Trong gia đình, tình hình cũng không nhiều khác biệt Vai trò chủ gia đình của người chồng, người cha cũng khiến nữ giới nhìn chung buộc phải phục tùng, chấp nhận, nín lặng Tiếng nói phụ nữ ít được xem trọng Đời họ diễn ra sau cánh cửa gia đình, nơi toàn bộ cuộc sống vật chất và tinh thần của họ phụ thuộc vào người đàn ông Uy quyền của nam giới được đề cao
Sự thống trị nam giới tạo nên sự bất công trên tất cả các phương diện quan hệ với phụ nữ
Trang 14Về kinh tế, trong xã hội truyền thống, nam giới là người nắm quyền sở hữu tài
sản Chỉ con trai mới được kế thừa tài sản của cha mẹ, con gái chỉ có một phần nhỏ của hồi môn trước khi về nhà chồng Người ta quan niệm con trai là người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ; con gái là con nhà người khác (vì phải đi làm dâu) Từ đó có tư tưởng “nam tôn nữ ti”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
Về đạo đức, nam giới áp đặt chuẩn mực “trinh tiết” cho phụ nữ nhưng chính
nam giới lại không bị ràng buộc Trinh tiết là sự trong trắng trong tâm hồn, ý chí kiên định trong việc tiết chế bản năng để giữ gìn thể xác thuần khiết trước hôn nhân Người ta đồng nhất trinh tiết với phẩm giá, nhân cách của người phụ nữ Theo đó, người con gái chưa chồng phải giữ gìn sự trinh nguyên Trường hợp cô gái bị mất trinh là nỗi ô nhục lớn cho cô và gia đình Khi đã thành gia thất, người vợ phải “thủ tiết” với chồng, nghĩa là chung thủy tuyệt đối kể cả khi chồng còn sống hay đã chết Làm được như vậy được khen là tiết hạnh Tuy nhiên, sự lượng giá (khen, chê) này lại chỉ áp dụng một chiều cho nữ giới mà không xuất hiện ở nam giới:
Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng
(Tục ngữ)
Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
(Truyện Kiều)
Quan niệm trinh tiết nghiêm ngặt, khắt khe với nữ giới nhưng lại khoan dung, rộng lượng với nam giới chính là một minh chứng tiêu biểu cho sự bất bình đẳng giới trong xã hội nam quyền truyền thống
Về thẩm mỹ, hình thành quan niệm nữ tính là phải rụt rè, yếu đuối, nhạy cảm,
vị tha…Trái ngược với quan niệm xã hội về nam tính: chủ động, quyết đoán, mạnh
mẽ, cứng rắn, lí trí… Từ thực tiễn này, trong tình yêu và hôn nhân, quyền chủ động thuộc về nam giới, phụ nữ phải ở thế bị động mới tốt đẹp, đáng khen Dấu ấn văn hóa
đó được thể hiện trong tục ngữ: Trâu đi tìm cọc, đời nào cọc đi tìm trâu
Trong ca dao:
Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
Trang 15Đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong đặc điểm diễn ngôn của hai giới: người phụ nữ thường im lặng trong việc bày tỏ tình cảm riêng tư, sâu kín, trong khi đó đàn ông có quyền được phát biểu công khai, tự do Thực tế đó được phản ánh khá rõ nét trong các sáng tác văn chương thời kì này
1.1.2 Văn hóa ứng xử giới nửa đầu thế kỷ 20
Thế kỉ 20 đánh dấu một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ về tiếp xúc văn hóa của lịch sử văn hóa Việt Nam Cùng với bước chân xâm lược của người Pháp, văn hóa phương Tây tràn vào nước ta Nếu trước đây, căn bản chúng ta chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông thì nay cuộc tiếp biến với văn hóa phương Tây đã làm cho nhiều khuôn khổ cũ phải lung lay, rạn vỡ Một số đặc trưng của văn hóa phương Tây như tính “duy lí”, đề cao quyền sống của con người cá nhân…đã chi phối không nhỏ đến nhãn quan của đông đảo dân chúng Việt thời kì này Dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp; ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trên thế giới, trong đó có tư tưởng nữ quyền, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, giáo
dục, văn hóa… Nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhận xét “sự gặp gỡ với phương Tây chính là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ” [28;15],
tựa như một cơn gió mạnh từ xa thổi đến làm cả nền tảng xưa bị một phen chao đảo, lung lay
Xã hội thay đổi, quan niệm về nữ giới và quyền sống của người phụ nữ cũng thay đổi Họ không đơn thuần an phận trong nếp nhà, sau lũy tre làng như trước kia nữa mà dần trở thành một thành phần lao động có mặt ở nhiều nơi Họ thành công nhân trong các nhà máy, người giúp việc trong các gia đình, người làm nghề dịch vụ
ở các thành phố…Chính sách giáo dục của người Pháp cho phép phụ nữ được đi học tạo nên một lực lượng phụ nữ trí thức (dù còn rất khiêm tốn với một vài trường nữ học) Họ tham gia công tác xã hội: giáo viên, nhà báo, thư kí…Nữ giới ngày càng được quan tâm hơn Nữ quyền trở thành một vấn đề quan trọng được đặt ra trong thời
kì này Xuất hiện nhiều tiếng nói học giả nam giới bênh vực cho quyền sống của người phụ nữ: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi…Những người phụ nữ
cũng có cơ hội được nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình Xuất hiện những tờ Nữ
Trang 16giới chung, Phụ nữ tân văn dành riêng cho phụ nữ, tiếng nói của phụ nữ Cô Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ) là một tác giả đắc lực viết cho Phụ nữ tân văn, bênh vực quyền của phụ nữ đồng thời cũng là người diễn thuyết ủng hộ thơ Mới Xuất hiện
một số tác giả nữ như Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sử, Mộng Tuyết bàn về người phụ nữ mới
Tuy nhiên, phải thấy đó là người phụ nữ trong môi trường văn học, văn hóa thành thị Những nhà văn và sáng tác chịu ảnh hưởng của tư tưởng hiện đại đến từ phương Tây, phản ánh ước mơ, khao khát thay đổi chứ chưa phải là sản phẩm của sự đổi thay xã hội trên thực tiễn Trên thực tiễn xã hội, do cơ sở nền tảng kinh tế nông nghiệp vẫn thống trị nên xã hội nam quyền vẫn tồn tại, thậm chí kéo dài mãi đến cuối
thế kỷ 20: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) hay Bến không chồng
(Dương Hướng) là những sáng tác phản ánh thực trạng nam quyền của văn hóa truyền thống vẫn còn ngự trị
So với đô thị, hiển nhiên nông thôn Việt Nam chính là địa bàn truyền thống của văn hóa nam quyền, nơi bảo lưu dai dẳng quyền thống trị của nam giới Không phải ngẫu nhiên mà sáng tác Nguyễn Bính viết về nông thôn lại có một sắc thái riêng Nhà thơ chú ý đến tâm tư của phụ nữ nông thôn nhìn từ góc nhìn của con người hiện đại, mang tư tưởng nữ quyền
Như vậy, xã hội truyền thống Việt Nam là xã hội nam quyền do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo Người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu trong xã hội ấy Nam quyền đi đôi với chế độ phong kiến áp bức, thủ tiêu quyền sống cá nhân Cuộc biến thiên mạnh mẽ của tình hình xã hội đầu thế kỉ 20 nới mở quyền sống cá nhân Cái nhìn nữ quyền hiện đại đã hướng đến thân phận, địa vị của người phụ nữ không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn
1.2 Cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ
1.2.1 Diễn ngôn phụ nữ thời Chinh phụ ngâm
Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ
cảnh văn hóa – xã hội
Chính văn hoá và các chuẩn mực của văn hoá đã quy định việc dùng ngôn ngữ, chi phối việc tạo dựng diễn ngôn, cách thức mã hoá - giải mã thông điệp Ngôn
Trang 17ngữ chi phối quá trình tư duy của con người, đồng thời qua ngôn ngữ quá trình tư duy
đó được hiện hữu Qua các diễn ngôn còn lưu lại, người ta có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, quan niệm…của chủ thể phát ngôn Rộng hơn, là nhận ra “gương mặt văn hóa” của một thời đại Có diễn ngôn chính thống (những phát ngôn hợp với bối cảnh văn hóa nó ra đời) Có diễn ngôn phi chính thống (những phát ngôn vượt ra ngoài những mệnh lệnh và ngăn cấm của hệ tư tưởng thống trị; hoặc dám nghi vấn, thậm chí phản đề những quan điểm, lối sống chung được xã hội chấp nhận)
Trong suốt thời đại phong kiến, do nam giới chiếm lĩnh địa vị thống trị trong gia đình và xã hội nên ở khắp mọi nơi, quyền lực diễn ngôn đều thuộc về họ Diễn ngôn chính thống thời kì này yêu cầu cả người đàn ông và người đàn bà phải sống lí trí, theo luật định chung của cộng đồng xã hội, trong đó có sự phân biệt nhiệm vụ cho mỗi giới Cụ thể, nó ca ngợi, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội; cổ súy cho lối sống an phận, trong khuôn khổ lễ giáo của người phụ nữ Tiếng nói trong suốt một nghìn năm văn học trung đại phần lớn là giọng nam: Lí Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Đặng Dung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu….Dưới ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền Nho giáo và do đặc trưng giới tính, tiếng nói ấy có giọng điệu chủ đạo đầy uy quyền Nội dung biểu đạt cũng là những vấn đề có tính hệ trọng đối với toàn xã hội, hoặc ít nhất cũng là hệ trọng trong cuộc đời người đàn ông: chuyện lập chí, lập thân…Ta có thể hình dung giọng điệu sang sảng, đanh thép của Lí
Thường Kiệt trong Nam Quốc sơn hà vang lên trước kẻ thù Đó là tiếng nói tuyên
ngôn cho chủ quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc Ta cũng nhớ tiếng nói đầy
nội lực, nam tính trong Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) Dù là khi khẳng định một
chân lí, kể về những khó khăn những ngày đầu mới dựng cờ khởi nghĩa, hay niềm vui rộn rã trước những thắng lợi liên tiếp trước kẻ thù…chúng ta đều thấy đó là giọng điệu của một người đàn ông: mạnh mẽ, đầy ý chí Vui buồn đều là thái độ trước nghiệp lớn bình thiên hạ Đó là con người mang tâm thế chung của thời đại chứ không xuất hiện với tư cách cá nhân đơn lẻ
Trang 18Ở một góc nhìn khác, khi Nguyễn Trãi gác kiếm, trở về với cuộc sống ẩn dật, với chính lòng mình; độc giả vẫn đọc thấy trong thơ ông thế giới tâm hồn của một nam nhi đại trượng phu:
Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia
(Ngôn chí – bài 11)
Tiếng nói của nam nhân, tiếng nói vượt lên trên cuộc sống ngày thường, tiếng nói của cánh chim đại bàng muốn tung cánh trên bầu trời cao rộng chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong thơ văn trung đại suốt mười thế kỉ
Do địa vị của mình trong xã hội nam quyền truyền thống, quyền lực diễn ngôn của người phụ nữ bị hạn chế, thậm chí là bị mất ngôn Họ phải che giấu, kìm nén, im lặng không được công khai bày tỏ nỗi niềm sâu kín, riêng tư của giới mình Trước dàn đồng thanh nam giới, hiếm hoi mới vang lên đây đó chất giọng nữ vượt qua được hoàn cảnh và quan niệm khắt khe của xã hội để bày tỏ lòng mình: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… Nhìn từ góc độ sáng tác, thời trung đại đã xuất hiện những phụ nữ viết văn, làm thơ nhưng con số này còn ít ỏi Năm 1929, trên
Phụ nữ tân văn, Phan Khôi đã viết: “nền văn học của nữ giới ta,từ xưa đến nay, chưa
hề có bao giờ Có chăng là từ ngày nay”; “Nhớ đi nhớ lại, trước sau cũng chỉ có mấy người: cô Nguyễn Thị Điểm (Đoàn Thị Điểm ?) cô Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan là cùng, đố ai còn kể hơn được nữa” [31;483-484]
Không những ít về số lượng, nội dung cảm hứng của các nữ thi sĩ nhìn chung cũng nằm trong khuôn khổ Thơ của Bà Huyện Thanh Quan còn lưu truyền lại được
đa phần là những bài thơ vịnh cảnh Độc giả không tìm thấy trong đó những tâm sự riêng tư về tình yêu của người phụ nữ Có chăng, đây đó ta bắt gặp những hình ảnh tả cảnh ngụ tình mềm mại, tinh tế:
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Rặng liễu sương sa, khách bước dồn
(Cảnh chiều hôm)
Êm ái chiều xuân tới Trấn đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
(Đền Trấn Võ)
Trang 19Khác với những diễn ngôn mang tính chất chính thống, diễn ngôn phi chính thống đề cao xúc cảm cá nhân, thể hiện mong muốn cho con người được sống với những khát vọng đầy nhân bản, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, trai gái, vợ chồng…Trực tiếp hoặc bóng gió, các tác giả theo xu hướng này phê phán xã hội nam quyền chỉ đề cao vai trò của người đàn ông mà xem nhẹ người phụ nữ, xem nhẹ tình cảm riêng tư…Diễn ngôn phi chính thống như một dòng chảy ngầm, suốt chiều dài lịch sử vẫn
âm thầm “đối thoại lại” với những diễn ngôn chính thống nổi trên bề mặt
Thơ Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo, cá biệt khi dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm : chuyện yêu đương nam nữ, chuyện không chồng mà chửa, tâm sự người phụ nữ phải sống phận lẽ mọn…Bà thường ỡm ờ đến chuyện ái ân nam nữ
trong các bài thơ vịnh vật, tả cảnh (Thiếu nữ ngủ ngày, Đánh đu, Dệt cửi…)
Chuyện người phụ nữ có thai ngoài hôn nhân vốn là vấn đề cấm kị trong xã hội phong kiến Nếu không may nhỡ nhàng bị rơi vào hoàn cảnh đó, cô gái sẽ phải chịu những hình phạt hà khắc: gọt đầu bôi vôi, thả rọ trôi sông, danh dự gia đình cô sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn bị cả làng phạt vạ…Ấy thế mà, lần đầu tiên trong lịch sử văn học viết, có một người phụ nữ dám công khai lên tiếng, bênh
vực cho những người con gái ấy (bài Không chồng mà chửa) Xã hội phong kiến
nam quyền cổ súy cho việc đa thê của người đàn ông Hồ Xuân Hương đã hiểu thấu và giãi bày nỗi cay đắng của những người phụ nữ lẽ mọn bằng góc nhìn và
tấm lòng của một người phụ nữ (bài Cảnh làm lẽ) “Những lời tình tự đó đơn
độc cất lên trong xã hội nam quyền phương Đông hệt như tiếng lòng giữa đêm khuya thanh vắng, buộc kẻ hậu thế là chúng ta phải suy nghĩ về quyền sống, quyền được yêu của người con gái Việt Nam” [31;486]
Tuy nhiên, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, hiếm thấy
Tiếng nói chính thống, phổ biến thời trung đại về cơ bản vẫn là tiếng nói nam giới Nó răn dạy người phụ nữ phải biết sống đúng bổn phận của mình theo quan
niệm Nho giáo “Để tuyên truyền giáo huấn đạo Nho, loại sách nữ giới (răn dạy phụ nữ), huấn nữ tử, gia huấn cả của Trung Quốc và Việt Nam xưa cho thấy các bậc cha
mẹ chuẩn bị cho người con gái bổn phận làm con gái (hiếu), làm vợ (trinh liệt) và làm mẹ (từ mẫu)” [31;484-485] Những hành động và phẩm chất mà một người phụ
Trang 20nữ chuẩn mực trong xã hội thời đó cần có là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) Người ta không tính đến sự
tồn tại của tình yêu nam nữ hay mong muốn, tình cảm riêng của người con gái Chuyện nam nữ tự do yêu đương không theo sự sắp đặt của cha mẹ bị xem là dâm bôn, cấm kị Sáng tác của các nữ nhà thơ thời trung đại vì thế trừ hiện tượng Hồ Xuân Hương, còn đa phần đều nằm trong khuôn khổ quan niệm Nho giáo Tiếng nói nữ giới trong văn chương trung đại đã ít ỏi, càng ít hơn nữa tiếng nói bộc lộ thế giới tâm
tư sâu kín của họ Đó là tiền đề quan trọng của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ trong văn chương
1.2.2 Diễn ngôn nữ quyền thời Nguyễn Bính
Việc một số nhà thơ nam giới giả giọng nữ xuất phát từ sự bất bình đẳng về giới, vì nữ tính từ xưa đến nay luôn bị áp bức về chính trị, và luôn bị xã hội chèn ép, nhận chìm Bên cạnh đó, về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tước đoạt (đàn bà con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn đề hôn nhân – gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt
Hiện tượng này không phải cá biệt ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó tồn tại dưới nhiều dạng vẻ, cách thức khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi phụ nữ là “phái yếu” - vừa có nghĩa họ cần được che chở, bảo vệ; vừa hàm ý về sức mạnh và địa vị thống trị của phái tính còn lại
Quyền của người phụ nữ chỉ thực sự phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội văn minh, hiện đại, ở đó, quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của mỗi con người được coi trọng Với tư cách là một trào lưu chính trị - xã hội, theo quan điểm của các nhà
xã hội học thì chủ nghĩa Nữ quyền được hiểu là sự ủng hộ tính bình đẳng xã hội của hai phái, dẫn đến sự phản đối chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giới tính
Trong đời sống văn học thế giới đã hình thành khái niệm “phê bình nữ quyền”
“Khái niệm nữ quyền (Feminism, women’s right) gắn liền với hoạt động chính trị và
xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới” [3] Khái niệm “Phê bình nữ
Trang 21quyền”: “Là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỉ XX, chủ trương xác lập một nền mĩ học, lí luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới” [3]
Luồng gió mới thời đại đã thổi vào Việt Nam cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cùng với những bão táp của lịch sử Một trong những phương diện tích cực của phong trào “phản phong” (chống những giáo điều phong kiến xưa cũ, không hợp thời), chính là giải phóng phụ nữ Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nữ giới ngày càng được quan tâm, chú ý và có điều kiện phát triển trong môi trường văn hóa cởi
mở hơn so với trước Xuất hiện những diễn ngôn nữ quyền, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những diễn ngôn của một số tác giả nam giới bênh vực cho quyền sống của người phụ nữ và cả diễn ngôn của chính họ Những tiếng nói ấy sôi nổi cả trong đời sống xã hội và đời sống văn học Phong trào thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn là những minh chứng tiêu biểu Trong hai phong trào sáng tác văn chương nổi tiếng thời
ấy, tiếng nói về quyền sống con người cá nhân vang lên mạnh mẽ Nhà thơ Xuân
Diệu đã viết Lời kỹ nữ thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương cho những cô gái làm
nghề ca kỹ Đặc biệt trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, vấn đề “gái mới”, gái tân
thời được đặt ra mạnh mẽ, thậm chí có lúc quyết liệt Cô Mai (Nửa chừng xuân –
Khái Hưng) bị ép gả làm vợ bé cho huyện Lộc đã chống đến cùng chế độ đa thê, bảo
vệ tình yêu lí tưởng Cô Loan (Đoạn tuyệt – Nhất Linh) dám lên tiếng phản đối lại
những quan điểm cổ hủ, lạc hậu của mẹ chồng…Các nhà văn đã đứng về phía cái mới, thể hiện mong muốn phá bỏ những trói buộc lễ giáo phong kiến, bênh vực quyền
tự do yêu đương của con người, bênh vực nữ quyền
Ở Việt Nam, tinh thần phê bình nữ quyền đã hình thành từ cuối thế kỉ 19, phát triển ở thể kỉ 20 Người đặt nền móng đầu tiên cho sự khởi phát này là nhà phê bình –
lí luận văn học Phan Khôi (1887-1959) Ông đã viết nhiều bài phê bình, nghiên cứu:
Về văn học của phụ nữ Việt Nam (Phụ nữ tân văn, số 1, 2/5/1929), Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân văn, số 2, 9/5/1929), Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kì toàn thạnh (Phụ nữ tân văn, số 3, 16/5/1929), Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, từ số 5 đến số 18, năm
Trang 221929)…Phan Khôi bênh vực cho quyền lợi của nữ giới, ủng hộ mạnh mẽ cho tinh
thần giải phóng phụ nữ khỏi những bất bình đẳng đói nghèo, trí thức, giáo dục…
Như vậy, ở thời đại đầu thế kỉ hai mươi đã xuất hiện nhiều diễn ngôn bênh vực
nữ quyền, trên cả hai mặt lí luận và thực tiễn sáng tác Đó là bầu không khí thuận lợi cho tư tưởng nữ quyền của Nguyễn Bính hình thành và phát triển Đây là tiền đề cho hiện tượng hư cấu giọng nữ trong thơ ông
1.2.3 Một số vấn đề lí thuyết về giọng nói và nhân vật trữ tình
Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc được gọi là nhân vật trữ tình Qua tác phẩm người đọc nhận ra niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, lí tưởng…của tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, ánh nhìn của nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình khác với nhân vật kịch hay nhân vật tự sự Nếu nhân vật trong tác phẩm
tự sự thường đến với độc giả trong một diện mạo tương đối trọn vẹn về lai lịch, hình dáng, suy nghĩ ; nhân vật kịch sống động trong ngôn ngữ và hành động trên sân khấu thì nhân vật trữ tình “bước vào” tâm trí độc giả bằng những xúc cảm mãnh liệt, những suy tư sâu lắng…
“Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay
có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch)(…) Tuy vậy, không được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả, bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, cho thời đại và nhân loại” (Biêlinxki), nhà thơ đã tự nâng mình lên trên đời thường, cá biệt” [7;234-235]
Mỗi nhân vật trữ tình cũng như mỗi con người trong cuộc đời, có một giọng riêng Ở đây, giọng hay giọng nói (voice) được hiểu trong phạm vi hẹp là yếu tố để
nhận ra giới tính, tuổi tác, vùng miền…của mỗi cá nhân (thiên về tính khách quan),
phân biệt với giọng điệu (tongue, tone) là yếu tố thể hiện rõ nét cảm xúc, thái độ của
đối tượng phát ngôn: vui, buồn, lạnh lùng, than thở…(có tính chủ quan đậm nét
hơn).“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ
Trang 23của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc” [7;134] Hai yếu tố này (giọng và giọng điệu) có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau Khi một tiếng nói cất lên, người ta nhận ra giọng (người nói là ai: giới tính, tuổi tác.…), và giọng điệu (sắc thái tình cảm) của chủ thể
phát ngôn Giọng – xét trên phương diện nhận diện giới tính – là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm trong luận văn này
Khi người sáng tác không trực tiếp bộc lộ cảm xúc mà “đóng vai” một người khác để bộc lộ cảm xúc, người ta gọi đó là hiện tượng nhập vai Ở đây chúng tôi lưu ý đến mối quan hệ giới tính giữa tác giả và nhân vật trữ tình mà nhà văn ấy hóa thân
Có trường hợp người viết và nhân vật trữ tình cùng giới tính, ta tạm gọi là “nhập vai
thuận giới” Khi sáng tác Cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã nhập vai Lê Lợi để viết Vị
công thần tưởng tượng mình trong vị trí của đấng quân vương từ thủa dựng cờ khởi nghĩa cho đến ngày chiến thắng Sự nhập thân của Ức Trai ở đây có thể nói đã đạt đến độ tinh tế Ông đã hiểu Lê Lợi bằng tấm lòng của người tri âm tri kỉ Đây là tiếng nói của những người đàn ông trong xã hội phong kiến về trọng trách của kẻ làm trai: trị quốc – bình thiên hạ Hiện tượng này lặp lại lần nữa khi Ngô Thì Nhậm thay
Quang Trung viết Chiếu cầu hiền Tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng tha thiết với đất
nước của nhà vua được thể hiện và lan tỏa mạnh mẽ qua ngòi bút của vị cận thần
Có trường hợp, giới tính tác giả và giới tính nhân vật khác nhau: nhà văn là nam nhân nhưng nhân vật trữ tình lại là nữ (hoặc có thể ngược lại) Ở đây ta tạm gọi là
“nhập vai nghịch giới” Khi đó, nhà văn nam đã mượn giọng (hư cấu giọng) nhân vật nữ
Nguyễn Gia Thiều viết Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm
khúc…là những ví dụ cụ thể Ôn Như Hầu tưởng tượng mình là người cung nữ già bị thất
sủng để trút bầu tâm sự Đặng Trần Côn lại hóa thân thành người vợ mòn mỏi chờ chồng hòng giãi bày nỗi lòng…
Hiện tượng nhà văn nam mượn giọng vượt rào giới tính (ventriloquism) xuất phát từ tình trạng người phụ nữ bị mất tiếng nói trong xã hội văn hóa nam quyền như
đã trình bày ở trên có thể quan sát thấy khá phổ biến trong văn học Trung Quốc Đất nước cổ kính này là một trong những “cái nôi” của tư tưởng nam quyền, đồng thời cũng là quốc gia có năm nghìn năm lịch sử văn học Hiện tượng nhà thơ nam giả giọng nữ nhân đã xuất hiện trong nền văn học Trung Quốc từ rất sớm, người ta gọi đó là
Trang 24hành động “nam tử tác khuê âm” (Nhà thơ nam giới viết thay lời người nơi khuê phòng)
“Nam tử tác khuê âm cũng như việc “mượn người nói ta, mượn xưa nói nay” là một phương pháp nghệ thuật truyền thống, được sử dụng phổ biến trong thơ ca cổ Trung Quốc (…) Nhà thơ Khuất Nguyên từng mượn loài cỏ thơm, mỹ nhân để tự bộc bạch nỗi lòng (…) Tào Thực lại ủy thác nỗi ưu tư của mình vào nỗi nhớ chồng của người khuê phụ” [29;81] Thời Đường, thơ ca phát triển rực rỡ, có mảng thơ “khuê phụ”, “khuê oán” của những nhà thơ nổi tiếng như Vương Xương Linh, Lý Bạch, Đỗ Phủ…Điều này có ảnh hưởng sâu đậm đến những người sáng tác văn học Việt Nam thời trung đại - vốn chịu tác động của văn hóa, văn học Trung Quốc
Ở đây có một câu hỏi được đặt ra: các nhà văn nam giới đó nhập vai nữ giới nhằm mục đích gì?
Trước hết, có thể khẳng định rằng: sự cảm thông sâu sắc, lòng thương xót với thân phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền chính là lí do quan trọng thôi thúc các nhà thơ nam giới nhập vai nữ giới để “nói hộ” họ (đặt trong hoàn cảnh người phụ
nữ gần như bị “mất tiếng nói” trong cả gia đình và ngoài xã hội) Ở Trung Quốc, Lý
Bạch viết Tử dạ thu ca, Bạch Cư Dị viết Tỳ bà hành, Vương Xương Linh viết Khuê
oán, hay bên Việt Nam Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều
viết Cung oán ngâm khúc đều là vì thế Do đó, đây là một hiện tượng giàu tính nhân
văn, nhân đạo
Mặt khác, trong “mặt nạ” nữ giới, khi diễn ngôn không xuất hiện như phát ngôn trực tiếp của chủ thể sáng tạo, mà thông qua một “người thứ ba” (ở đây là người phụ nữ - vốn bị “mất tiếng nói”, gần như không xuất hiện với vai trò chủ thể của những phát ngôn chính thống trong xã hội văn hóa nam quyền), nhà thơ nam giới có điều kiện “đối thoại lại” với những diễn ngôn chính thống trong xã hội, đặt chân vào địa hạt cấm kỵ của xã hội phong kiến nam quyền: phê phán nền chính trị, miêu tả đời sống bản năng, tính dục của con người
Maija Bell Samei nhận xét về biểu hiện và tác dụng của ba loại giọng nói trong
văn học Trung Quốc: “Điều bị cấm kỵ về mặt xã hội với các nhà thơ nam giới Trung Quốc chính là việc diễn tả niềm khát khao tính dục hay tuyên bố phê phán các thiết chế nam quyền, ví dụ nhà văn chọn tư thế một phụ nữ để phàn nàn bóng gió về sự đối
Trang 25đãi không đẹp của bề trên Tương tự như vậy, việc phàn nàn xuất ra từ miệng của người phát ngôn nữ có chồng đi hành dịch lâu ngày có thể được đọc như là sự phê bình trật tự xã hội nam quyền, trong đó các quan tâm riêng tư bị coi rẻ so với quan tâm chung, hay là trong xã hội đó, người thường dân bị giáo dục phải coi nhẹ các nhu cầu của gia đình riêng để hoàn thành các bổn phận quá mức do nhà nước đặt ra…nhân vật nữ cấp cho các nhà thơ nam giới một phương tiện thể hiện khoái cảm tự
ái, và phương tiện khoan thấu vào những chủ đề cấm kỵ, kể cả phê phán xã hội và những cảm xúc được xem là của phụ nữ như tình yêu” [dẫn theo 39;6] Với rất nhiều
điểm tương đồng về văn hóa, nhận định này có thể được soi chiếu để tìm hiểu về hiện tượng nhà văn nam giới hư cấu giọng nữ ở Việt Nam
Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, trong xã hội chuyên chế độc tài kiểu phương Đông, việc phê phán vua chúa hay triều đình hàm chứa những hiểm họa to lớn Việc các nhà thơ nam mượn giọng những người phụ nữ vô danh để phản ánh tâm trạng bất bình của mình là một cách làm khéo léo Mặt khác, trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời trung đại, tình yêu, dù là tình yêu vợ chồng - một thứ tình cảm rất nhân bản, ít
được nhắc đến “Nếu có nhắc đến người vợ, các ông chồng nho gia thường nói đến
“nghĩa” vợ chồng nhiều hơn là tình vợ chồng Đặc biệt, tình yêu, dục tính giữa vợ chồng bị hầu hết các tác giả văn học trung đại né tránh, hoặc chỉ được họ diễn tả rất
xa xôi, bóng gió, mờ nhạt Đặng Trần Côn hư cấu giọng nữ của người chinh phụ để
dễ phát biểu quan niệm có tính chất đổi mới về tình yêu, tình vợ chồng Dưới dạng các diễn ngôn tâm sự của người vợ lính vô danh, như hàng ngàn hàng vạn người vợ lính khác, ông có toàn quyền bày tỏ mối tình chồng vợ không những tràn đầy cảm xúc thiết tha, sôi nổi mà còn tràn trề khát vọng ân ái, không bị dư luận đạo đức phong kiến nam quyền lên án Trong khi xã hội khuyến khích, thậm chí ca ngợi người chinh phụ cam chịu, an phận thủ thường, nín lặng trước thân phận “bị bỏ rơi” chốn khuê phòng thì nho gia Đặng Trần Côn đã giúp người vợ lính nói to lên những khát vọng riêng tư, thầm kín của họ” [31;431]
Đó là những mục đích thường thấy của các nhà văn nam giới khi nhập vai, mượn giọng nữ trong sáng tác văn chương Có thể nhận thấy, hành động nhập vai ở đây chủ yếu mang ý nghĩa văn hóa giới, tư tưởng hơn là một thủ pháp nghệ thuật, một trò chơi
Trang 26Vậy những giọng nói nữ được hư cấu bởi nam tác giả có gì khác so với giọng nói nữ được cất lên bởi chính những người viết nữ? Khi nhập vai nhân vật nữ, nam nhân phải phát huy tối đa trí tưởng tượng để đặt mình vào một giới tính khác Tuy nhiên, sự thiếu trải nghiệm nữ tính và “cái nhìn đàn ông” chi phối họ, khiến hình tượng nữ nhân vật có lúc như là một “khúc xạ” của người phụ nữ trong đời thực Chẳng hạn, “cái nhìn đàn ông” khiến nam thi nhân nhiều lúc để nữ nhân vật tự miêu
tả nhiều đường nét thân thể với tính chất khơi gợi dục tính Một biểu hiện khác của
“cái nhìn đàn ông” là để nhân vật nữ suy tư về những vấn đề được xem là “đặc quyền” của nam giới trong xã hội nam quyền: triết luận về nhân sinh, thể hiện quan điểm chính trị…; Nhân vật nữ hư cấu có khi có trường nhìn vượt tầm phụ nữ: khung
cảnh chiến trường, biên ải xa xôi… Có thể nhận thấy điều đó trong Chinh phụ ngâm
và đặc biệt là Cung oán ngâm khúc Sự thiếu trải nghiệm nữ giới cũng có khi khiến
nhà thơ “quên mất” mà để nhân vật nữ biểu hiện hành động “như một người đàn
ông” Ví dụ, suy nghĩ, thái độ của cô cung nữ trong Cung oán ngâm khúc:
Dang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!
Như vậy, nhân vật trữ tình nữ có thể do nhà thơ nam mượn giọng nhưng trong điểm nhìn vẫn ít nhiều ẩn chứa những trải nghiệm nam giới
Tiểu kết 1
Từ bối cảnh văn hóa ứng xử giới xã hội Việt Nam thời trung đại và thế kỉ 20;
từ các vấn đề lí thuyết chung về hiện tượng nhân vật trữ tình nhập vai, giọng; từ thực
tế sáng tác của các nhà văn, ta có thể kết luận: Trong văn học Việt Nam thế kỉ 10 đến thế kỉ 20 xuất hiện hiện tượng các nhà văn nam giới giả giọng các nhân vật trữ tình
nữ với mục đích chủ yếu về văn hóa – tư tưởng Chúng tôi tạm thời khảo sát, tìm hiểu
vấn đề này trong một phạm vi hẹp qua tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần
Côn) và một số bài thơ của Nguyễn Bính
Trang 27Chương 2
HIỆN TƯỢNG HƯ CẤU GIỌNG NỮ TRONG CHINH PHỤ NGÂM
2.1 Sơ lược về tác giả và tác phẩm
2.1.1 Tác giả Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) Hà Nội Ông sống khoảng nửa đầu thế kỉ 18 Ông đỗ Hương cống, từng làm các chức Huấn đạo, Tri huyện, cuối đời nhận chức Ngự sử đài
chiếu khám thời Lê – Trịnh Tác phẩm nổi tiếng nhất ông để lại là Chinh phụ ngâm
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: “Chinh phụ
ngâm do Hương cống Đặng Trần Côn soạn Nhân đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 1786)
có việc binh, người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra” Cũng
những năm này, các cuộc nổi dậy của nhân dân bùng lên mạnh mẽ chưa từng thấy và lan rộng khắp xã hội Đàng Ngoài Phong trào quật khởi của đông đảo quần chúng bị
áp bức đã khơi dậy một luồng tư tưởng mới trong giới trí thức và sau đó trở thành tư tưởng chủ đạo trong văn chương một thời Đó là tư tưởng về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ - đối tượng chịu nhiều bất
công nhất Chinh phụ ngâm là tiếng vang của tư tưởng ấy trong văn học
2.1.2 Thể ngâm khúc Tác phẩm Chinh phụ ngâm
“Ngâm, Khúc cùng với Oán, Thán, Vãn, Ca, Hành, Từ đều có nguồn gốc từ thư tịch cổ Trung Hoa Chúng là các thể văn trong Dân ca – Nhạc phủ thời Lưỡng Hán (206 trước công nguyên – 220 sau công nguyên) Lục triều (220 - 581) Các thể tài này rất gắn bó với âm nhạc nên thường được viết bằng các thể thơ cổ phong hoặc
cổ thể, âm điệu thường buồn” [5;9]
Đến thế kỉ 18 ở nước ta, cùng với sự phát triển của văn học chữ Nôm, thể thơ song thất lục bát (thể thơ có âm điệu buồn và rất giàu tính nhạc, phù hợp diễn tả tâm trạng buồn rầu đau đớn) và dòng cảm hứng nhân đạo, thể ngâm khúc mới thực sự trở thành một thể loại của văn học dân tộc, chuyên chở tâm hồn Việt trong một hình thức đậm đà bản sắc Việt Nam
Trang 28Điểm giao hòa trong nội dung của tất cả các khúc ngâm là thể hiện tâm trạng
bi kịch của nhân vật trữ tình Thể loại này cũng có hình thức thường gặp là thể thơ song thất lục bát chữ Nôm
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ra đời vào khoảng 1741, là một
trong những tác phẩm sớm khẳng định vị trí của thể loại ngâm khúc trong tiến trình văn học Việt Nam Sự thành công của tác phẩm, không những do nội dung lâm li tha thiết, hình thức đẹp đẽ, mượt mà, mà còn do tính độc đáo của tác phẩm Lần đầu tiên độc giả thấy trong văn chương nước mình có một thi phẩm đẹp, dài hơi đến thế, diễn
tả nghìn tâm trạng của người phụ nữ đằng đẵng chờ chồng đi chiến trận Văn tài của Đặng Trần Côn là ở chỗ ông đã thực sự “nhập thân” vào nhân vật người chinh phụ,
hư cấu giọng nữ để biểu hiện thế giới tâm hồn nàng
Theo PGS.TS Trần Nho Thìn: “Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm do tác động kết hợp của ba nguồn cảm hứng khác nhau: a, thân phận thực tế của những người chinh phu, chinh phụ trong các cuộc chiến tranh qua nhiều thế kỷ, nhất là các cuộc nội chiến đương thời, đã làm kết tinh lại trong cảm xúc của thi nhân về thân phận người lính và người vợ lính; b, cảm hứng đem lại từ mảng thi ca Trung Quốc về
“chinh phụ oán” vốn rất phong phú kể từ Nhạc phủ đời Hán đến thi ca đời Đường; c, nhu cầu tìm kiếm những hình thức biểu hiện nội tâm mới: khi tiếp nhận ảnh hưởng của thơ, từ, nhạc phủ Trung Quốc về đề tài khuê oán thì xét về mặt diễn ngôn và thể loại, truyền thống của các văn nhân nam giới Trung Quốc hư cấu giọng nữ nhân vật
nữ sẽ tự giác hay bất tự giác tác động đến việc hư cấu giọng chinh phụ ở Đặng Trần Côn Và đến lượt nó, thể ngâm khúc ra đời đã mở ra một hướng sáng tác thi ca mới, trên cơ sở của quan niệm giới mới mẻ, giải thoát cho thi ca Việt Nam với thể thơ Đường luật đến lúc đó dường như đã được khai thác cạn kiệt các khả năng biểu hiện nội tâm con người” [31;427-428]
Chúng tôi sử dụng bản dịch Chinh phụ ngâm khúc theo thể song thất lục
bát dài 412 câu, tương truyền của Đoàn Thị Điểm (?) để làm đối tượng khảo sát nghiên cứu
Trang 292.2 Giọng nói nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm
2.2.1 Giọng nói biểu hiện thân chinh phụ
2.2.1.1 Phạm trù thân và tâm
Thân và Tâm là hai phạm trù cơ bản của triết học về nhân sinh Nếu Thân là khái niệm nhấn mạnh đến phần vật chất, thân xác thì Tâm lại chủ yếu đề cập đến khía cạnh tinh thần của con người Thân là vấn đề mà chúng tôi khai thác để nhằm nói đến
phần nhục thân; quyền sống thân thể đòi hỏi phải được ăn uống, chăm sóc và cả bản
năng tính dục Tinh thần lại cần yêu thương, chia sẻ, cảm thông Cuộc sống con người sẽ chỉ thực sự hạnh phúc nếu được đáp ứng trọn vẹn cả hai nhu cầu ấy
Các nhà nhân đạo chủ nghĩa đã sớm nhận thấy con người đáng thương vì tâm
dễ bị vùi dập, rất khó được thấu hiểu và thân thì vô cùng mong manh, hữu hạn
Nguồn cảm hứng thương xót cho thân phận con người là một mạch nguồn lớn của văn học, nó cho thấy ý thức về cá nhân, về quyền sống riêng tư luôn tồn tại trong mọi
hoàn cảnh Nếu thơ thiền thường miêu tả tấm thân trần thế hữu hạn, có rồi không để
thể hiện thái độ bình thản, an nhiên của tâm hồn Phật tử trước lẽ vô thường của cuộc sống thì nhiều nhà văn nói đến thân phận con người đời thường với lòng thương cảm,
xót xa Xã hội càng bão táp, thay đổi sơn hà thì mảnh thân chiếc lá (ý thơ Nguyễn
Du) càng nhỏ bé, trôi dạt
Sâu sắc hơn, các văn nhân nhận thấy, nỗi đau không nhất thiết là những mất mát lớn lao hay sự dằn vặt, tàn khốc trong cuộc mưu sinh Nỗi đau nhiều khi đến từ tâm hồn sâu thẳm, những tình cảm riêng tư, từ những khát khao hạnh phúc đời thường không được đáp ứng Đó có thể là nỗi buồn li biệt, là tình yêu tan vỡ, là niềm
ân ái chỉ bên gối một giờ mộng xuân, là sự chờ đợi mỏi mòn…
Đau đớn hơn, nạn nhân gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh nhất của cuộc đời là những người phụ nữ Họ là giới có đặc tính dịu dàng, yêu thương, chở che, giàu đức
hi sinh nhưng cũng lại là phái yếu có sức chống đỡ mỏng manh trước định kiến xã hội
nặng nề và những nghiệt ngã của số phận Một số người viết có tư tưởng nhân đạo, tiến bộ đã nhận thức sâu sắc và chỉ ra trong tác phẩm của mình: người phụ nữ cũng có nhu cầu yêu thương, có quyền được nói lên hạnh phúc ái ân, nhưng vì xã hội phong kiến và đạo đức Nho giáo dạy họ khinh miệt điều đó nên hàng bao thế kỷ những người vợ xa chồng im lặng về đề tài tình yêu, hạnh phúc ân ái Trong khi đó, họ bị bỏ
Trang 30rơi, bỏ mặc trong cô đơn, giữa tuổi thanh xuân trẻ trung, đầy sức sống Không phải ngẫu nhiên mà có nhà nghiên cứu phương Tây dịch người phụ nữ chinh phụ hay cung
nữ là “những người phụ nữ bị bỏ rơi” (Abandoned Women) Chính trào lưu nhân đạo thế kỷ XVIII đã thức tỉnh sự quan tâm của nhà nho đối với quyền của phụ nữ, với sự
cô đơn, sự thiệt thòi về quyền sống hạnh phúc, ái ân Vì lẽ đó, các nhà văn thời này
rất chú ý xây dựng hình tượng các nhân vật nữ: người chinh phụ (Chinh phụ ngâm
khúc), người cung nữ (Cung oán ngâm khúc), người kỹ nữ (cô Kiều, nàng Đạm Tiên
trong Đoạn trường tân thanh; cô Cầm trong Long thành cầm giả ca)…
Quyền sống thân xác điều mà người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ
cô đơn, nghĩ đến nhưng không dám nói ra vì nhà nho tuyên truyền thái độ khinh miệt
thân xác dục tính, nói đến dục tính như cấm kỵ Những người phụ nữ trong Truyền
kỳ mạn lục có tình yêu mang màu sắc thân xác, dục tính đều được thể hiện là ma quỉ
chính là phản ánh quan niệm đạo đức thẩm mỹ của nhà Nho Vì thế mà cần có những tác giả nam giới thấu hiểu, cảm thông với nỗi niềm riêng sâu kín này để nói hộ họ, và
cũng vì thế mà không khí ân ái tràn ngập trong Chinh phụ ngâm
Từ đó, chúng ta có những tiền đề để cảm nhận, hiểu và lí giải về thân phụ nữ của người chinh phụ trong khúc ngâm của Đặng Trần Côn
2.2.1.2 Tiếng nói biểu hiện tình cảnh người chinh phụ
Đề tài người chinh phụ là một đề tài không xa lạ trong văn học của một đất nước thường xuyên phải đương đầu với những cuộc chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh xâm lược của ngoại bang và nội chiến như nước ta Đến nay, tác phẩm sớm nhất viết về
đề tài này được biết tới là Chinh phụ ngâm của Thái Thuận, viết vào thế kỉ 15
Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm trữ tình Do đó, nhân vật người chinh
phụ không đến với chúng ta bằng một lai lịch rõ ràng hay những đường nét đầy đặn Nàng bước thẳng vào tâm thức người đọc trên cây cầu của nỗi lòng, tình ý Thân phận của chinh phụ cũng được cảm nhận chủ yếu qua dòng chảy nội tâm như thế
Mở đầu khúc ngâm, chúng ta gặp ngay hình ảnh người vợ lính cô đơn Trong
vò võ chờ đợi, nàng hồi tưởng lại nguyên nhân vì đâu mình lại rơi vào hoàn cảnh xa cách Kí ức vẫn vẹn nguyên tâm trạng sợ hãi, hoang mang khi chiến tranh ập đến như một tai họa khủng khiếp:
Trang 31Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
(Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên)
Tiếng nói chinh phụ giãi bày về hoàn cảnh gia đình mình Chồng nàng là một thanh niên trẻ, gia đình dòng dõi:
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
(Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt)
Khi chiến tranh nổ ra, chàng phải sung vào quân đội để đi đánh giặc trong
không khí gấp rút, khẩn trương:“Nửa đêm truyền hịch, định ngày xuất chinh” Xuất
thân tầng lớp trên, chàng đi đánh giặc không phải trong tâm thế người lính bình thường, mà được tiếp kiến vua, nhận gươm, nhận áo vua ban Con đường ra chiến trường của chàng cũng đồng thời là con đường tìm kiếm công danh:
Vân tuỳ Giới Tử liệp Lâu Lan
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện
(Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba)
Vua Chiêu đế đời Đường sai Phó Giới Tử đi sứ đến đất Đại Uyển Giới Tử dung mưu bắt được vua nước Đại Uyển là Lâu Lan Sau Tử được phong tước Nghĩa Dương hầu Mã Viện đời Đông Hán giữ chức Phục Ba tướng quân, đã có lần sang
đánh Giao Chỉ Ông ta thường nói: “Kẻ trượng phu lập chí là khi khốn cùng nên có lòng kiên nhẫn, khi già nua thì nên mạnh bạo” Dùng điển này, ý nói người chinh phu
quyết ra trận, lập công danh Chàng mơ lập công cao, được phong tước lớn, thỏa giấc mộng nam nhi
Bản thân nàng là một phụ nữ trẻ có ngoại hình xinh đẹp “nhan sắc đương thì hoa nở” Nàng kiêu hãnh ngầm sánh mình với những mĩ nhân xưa như Văn Quân,
Phan lang Văn Quân tức Trác Văn Quân, sống ở đời Hán, nổi tiếng xinh đẹp, văn hay Nàng góa chồng khi còn trẻ Tư Mã Tương Như là một văn nhân nổi tiếng tài
hoa thời đó trông thấy đã phải say đắm Chàng gảy khúc Phượng cầu hoàng để quyến
rũ nàng trốn đi theo mình Điển Văn Quân chỉ người con gái tài sắc Phan lang chỉ người con trai tuấn tú đời Tấn, tên Phan An Nhân, mỗi khi ra đường, con gái hay
Trang 32ghẹo, ném quả đầy xe Trích lại chuyện xưa, người chinh phụ ý chỉ hình thức đẹp đẽ, hơn người của mình
Trai tài, gái sắc, hai vợ chồng trẻ sống trong hạnh phúc đôi lứa tràn đầy:
Nhất cá thị phong lưu thiếu niên khách
Nhất cá thị thâm khuê thiếu niên hôn
(Khách phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên)
Dan díu nghĩa gốc vốn chỉ những cặp trai gái yêu nhau bất chính (thường là do
một trong hai người hoặc cả hai đã có gia đình) Tình cảm của họ tuy rất nồng nhiệt, không thể chấm dứt nhưng không bao giờ được phép công khai Ở đây, lấy ý chỉ đôi
vợ chồng trẻ đương thời thanh xuân đằm thắm thì phải đè nén tình riêng vì người chồng đi chinh chiến Chiến tranh chia rẽ ân tình của họ, biến thiếu phụ trẻ đẹp, hạnh phúc thành người chinh phụ héo mòn, đau khổ
Khi chồng ra trận, nàng ứng xử theo đúng chuẩn mực đạo đức người vợ theo
mẫu hình truyền thống: thực thi bổn phận của người con dâu với mẹ chồng (ngọt bùi thiếp đã hiếu nam), là từ mẫu chăm sóc dạy dỗ con nhỏ (dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân), là hiền thê thủy chung chờ đợi chinh phu Hành động thể hiện sự tự ý thức
về vai trò làm vợ làm mẹ, đồng thời cho thấy cái nhìn của tác giả về đức hạnh của
người phụ nữ khi chồng đi chinh chiến xa nhà Chinh phụ cũng ý thức rất rõ phận của
mình Nàng luôn tự nhận mình ở thế bị động, nép bóng phu quân:
Nguyện vi ảnh hề tuỳ quân biên
Quân hữu hành hề ảnh bất viễn
(Xin làm bóng theo cùng chàng vậy
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp theo)
Hoặc trong một so sánh khác, nàng ví mình như hoa hướng dương, còn người chồng là mặt trời Tính chất mối quan hệ giữa họ là nam ban phát, chủ động; nữ nhận,
bị động:
Thiếp tâm như hoa thường hướng dương
Chỉ phạ quân tâm như lưu quang
(Hướng dương lòng thiếp như hoa
Bóng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương)
Trang 33Nàng biết môi trường của chồng là thế giới bên ngoài, là “cõi xa mưa gió” rộng lớn
đầy thử thách, còn mình tự lui về không gian của ngôi nhà, hẹp hơn nữa là khuê phòng – trung tâm tồn tại của người phụ nữ theo quan điểm phong kiến nam quyền:
- Lang khứ trình hề mông vũ ngoại
Thiếp quy xứ hề tạc dạ phòng
(Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn)
- Quân tại thiên nhai, thiếp ỷ môn
(Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây)
- Ỷ môn cố thiếp kim sinh phận
Thiên nhai khởi quân bình sinh hồn
(Trong cửa này đã đành phận thiếp
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?)
Tất cả mọi hoạt động của nàng đều diễn ra trong không gian nhỏ hẹp ấy: chăm sóc gia đình, những việc làm giải khuây (đánh đàn, đốt hương, trang điểm…), những
giờ khắc đằng đẵng, triền miên trong nhung nhớ…Mọi sự vật đều trong trường nhìn
phụ nữ Đó là đồ đạc trong nhà (chăn, chiếu, gối, lá màn, buồng, đèn, rèm…), là y phục, đồ trang sức của nữ giới (trâm, hài, xiêm y…), là thiên nhiên trong khu vườn (hoa, chim, sâu, cành cây, tiếng trùng…) Trong không gian “bị giam cầm” ấy, mọi
việc làm, ý nghĩ của chinh phụ đều hướng đến người chồng vắng mặt
Mỗi nhịp đi của thời gian đều gợi nhớ đến người đi xa:
- Thư quy nhân vị quy
Sa song tịch mịch chuyển tà huy
(Thư thường tới, người không thấy tới
Bóng rèm thưa lần dãi bóng dương)
-Thí tương khứ nhật tùng đầu sổ
Bất giác hà tiền dĩ tam chú
Tối khổ thị liên niên tử tái nhân
Tối khổ thị thiên lý hoàng hoa thú
(Thử tính lại diễn khơi ngày ấy
Trang 34Tiễn sen này đã nẩy là ba
Xót người lần lữa ải xa
Xót người nương chốn Hoàng Hoa dặm dài)
Nhưng sự xa cách đã trở thành một thực tế Ngay từ đầu đã không thể cưỡng lại, sau này lại càng không thể thay đổi Người chinh phụ ngày một mỏi mòn vì chờ đợi Ngày lại ngày trôi qua, nàng ý thức rõ hơn tình cảnh của mình: một thân gái ở nhà, quán xuyến mọi việc, tuổi xuân rơi rụng từng ngày Chồng ở nơi xa, chiến trường khốc liệt sự sống chết hết sức mong manh Ấn công hầu đâu chẳng thấy, chỉ thấy ngay một sự thực là đôi lứa phải xa nhau khi đang đầu xanh tuổi trẻ, không được hưởng hạnh phúc lứa đôi bình dị Nàng tủi thân mình và phập phồng lo sợ cho mạng
sống của chồng Thân phận của thiếp là thân phận của một người vợ lính cô đơn
Nàng cô đơn ngay trong gia đình, bên mẹ già, con nhỏ Nỗi cô đơn vì thiếu vắng tình yêu đôi lứa
Có thể nhận thấy, khi đề cập đến thân phận chinh phụ, Đặng Trần Côn không nói nhiều đến sự vất vả về vật chất hay công việc Nhà thơ chỉ dành một dung lượng rất ngắn (10/412 dòng thơ) để đề cập đến những cố gắng để đảm đương bổn phận làm
vợ, làm mẹ của chinh phụ:
Hoàng hoa thú thuỳ vô đường thượng thân
Tử tái nhân thuỳ vô khuê trung phụ
Hữu thân an khả tạm tương ly
Hữu phụ an năng cửu tương phụ
Quân hữu lão thân mấn như sương
Quân hữu anh nhi niên thả nhụ
Lão thân hề ỷ môn
Anh nhi hề đãi bộ
Cung thân xan hề thiếp vi nam
Khóa tử thư hề thiếp vi phụ
Cung thân khóa tử thử nhất thân
thương thiếp tư quân kim kỷ độ
(Tình gia thất nào ai chẳng có
Trang 35Kìa lão thân, khuê phụ nhớ thương
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sữa, vả đương phù trì
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẽ biết bao!)
Ngược lại, ông một lượng rất lớn lời thơ nói lên nỗi khổ của tấm thân tuổi trẻ đương thì hoa nở mà không được hưởng hạnh phúc yêu đương ân ái vì nghịch cảnh
chiến tranh Người chinh phụ lẻ loi, đơn chiếc tấm thân chốn phòng khuê Trong cảnh
cô đơn, nàng nhận thức sâu sắc được rằng tình cảm giành cho chồng còn mãi, nhưng tấm thân sẽ đổi thay theo năm tháng Chính vì thế, nàng luôn ám ảnh bởi nỗi sợ già,
vì tuổi già sẽ đến cùng nhan sắc tàn phai, đồng nghĩa sức hấp dẫn giới tính sẽ mất đi, trong khi tình yêu chỉ thực sự trọn vẹn khi nó là sự gắn bó, hài hòa giữa hai tâm hồn
và thể xác Đặc biệt, thân xác có tiếng nói âm thầm mà mãnh liệt trong đời sống lứa đôi Chinh phụ không giấu diếm những khao khát nhục thể khi phải xa cách chồng Tình yêu gắn với mong muốn giao hòa thể xác trở thành một ám ảnh thường trực trong nỗi nhớ của người vợ trẻ Quay về từ nơi tiễn chồng ra trận, nàng thấy lẻ loi, buồn tủi trong không gian đôi lứa:
Lang khứ trình hề mông vũ ngoại
Thiếp quy xứ hề tạc dạ phòng
(Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn)
Không gian, thời gian ngày đêm thực chất chỉ là sự nối dài của nỗi nhớ Ngày ngày mong ngóng đến thẫn thờ Đêm đêm niềm tương tư sâu đậm hiện hình thành những giấc mơ gặp gỡ rồi giật mình tỉnh mộng, cô đơn đến xót xa:
- Kỷ độ hoàng hôn thời
Trang 36Trùng hiên nhân độc lập
Kỷ hồi minh nguyệt dạ
Đơn chẩm mấn tà khi
(Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai)
- Thiếp thân bất đáo quân chinh trướng
Thiếp lệ bất đáo quân chinh cân
Duy hữu mộng hồn vô bất đáo
Tầm quân dạ dạ đáo giang tân
(Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn
Duy còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người)
- Ký đắc kỷ phiên hoan hội xứ
Vô phi nhất chẩm mộng trung xuân
( Sum vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua bên gối một giờ mộng xuân)
Nỗi nhớ triền miên da diết, như một nỗi đau Lặng lẽ như chiếc bóng, thiếu phụ quanh quẩn vào ra trong căn nhà trống trải, cảm nhận sâu sắc tình cảnh của mình Thời gian vẫn nặng nề trôi Thiên nhiên mỗi mùa lại đổi thay áo mới Nỗi phiền muộn bào mòn, đổi khác tấm thân chinh phụ:
Quần thối nhu yêu sấu bất chi
(Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo)
Có lúc, một mình trên chiếc giường trống trải, người vợ trẻ chợt nhận ra mình:
Kỷ hồi minh nguyệt dạ
Đơn chẩm mấn tà khi
(Trăng khuya nương gối, bơ phờ tóc mai)
Còn đâu những ngày uyên ương ríu rít? Chỉ có ánh trăng soi vào góc giường bên cạnh, như ngầm nhắc về khoảng trống người đi xa để lại
Nàng ân hận đã để chồng đi chinh chiến:
Trang 37Hồi thủ trường đề dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu
(Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong)
Thiếu phụ hiểu rằng thời gian đang trôi, thời thanh xuân đang qua, tuổi già sẽ vụt đến rất nhanh:
Lương thời tiết hề hốt như thoa
Nhân thế thanh xuân dung dị qua
Huống phục thị xuân muộn vị tiêu thu hận tục
(Thoi đưa ngày tháng ruổi mau
Đời người thấm thoắt qua màu xuân xanh)
Lối cảm nhận này khác biệt với đa số quan niệm thời trung đại cho rằng thời gian tuần hoàn, do đó thường có thái độ ung dung, tự tại trước thời gian Cảm thức
này rất rõ trong thơ Thiền: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước, một nhành mai – Mãn Giác thiền sư); “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (Một cuộc thịnh suy đừng sợ hãi/ Thịnh hay suy thì cũng như sương trên đầu ngọn cỏ mà thôi – sư Vạn Hạnh) Các nhà thơ lớn như Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương cũng thấy mùa xuân trở lại: “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Nguyễn Du), “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con” (Hồ Xuân Hương) Chinh phụ thấy thời gian trôi qua đồng nghĩa với mất mát:
sự mất mát của thời gian đời người, sự mất mát của đời sống ái ân tuổi trẻ không được thụ hưởng, sự mòn héo của tinh thần Cách nghĩ ấy thể hiện một tư duy mới mẻ Đầy táo bạo, nhà thơ đã qua lời chinh phụ để nói lên một sự thực: khi chiến tranh xảy
ra, không chỉ người đi chiến trường trải muôn vàn gian khó, mà những người vợ lính
ở nhà cũng chịu nhiều vất vả Một trong những thiệt thòi lớn nhất là con người không được sống bình thường, mất mát đời sống dục tính – nhu cầu hạnh phúc thầm kín giản dị và tự nhiên Với người thiếu phụ trẻ, thiên đường không phải là cái gì đó xa vời ở kiếp sau, cũng không phải là công danh phú quý Thiên đường chính là hiện thế,
là việc con người được yêu đương trong độ xuân thì Nếu người chồng có trở về khi
Trang 38tuổi già tóc bạc thì sự trở về ấy không còn đủ đầy, trọn vẹn Nhưng như biết bao người vợ lính, nàng còn biết làm gì khác ngoài việc chờ đợi và cầu mong chồng trở
về bình an Để rồi phu thê nàng lại được:
Nguyện châm cửu uấn hề xướng song liên
Dữ quân chỉnh đốn hề cựu nhân duyên
Giao kỉnh thành song đáo lão thiên
Thường liễu công danh ly biệt trái
Thái bình niên nguyện quân chỉ qua trí
(Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc xa sầu, cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình)
Ước mơ lớn nhất không phải là vinh hoa phú quý mà chính là được sống có đôi có lứa trong cảnh đất nước thanh bình Đó là mong muốn chính đáng, giản dị mà xúc động của một người vợ lính, trải nghiệm sâu sắc thân phận của người cô phụ, chỉ biết buồn tủi, mòn mỏi trong đợi chờ Mong muốn ấy không phải riêng nàng mà còn của biết bao người phụ nữ khác trong một đất nước trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh Đất nước của bao hòn Đợi, bao tượng Vọng Phu Bằng trái tim lớn, nghệ sĩ lớn, tác giả và dịch giả đã song hành dựng lên thân phận một nàng Tô Thị rất đời, rất người trong tác phẩm
2.2.2 Giọng nói biểu hiện tâm trạng
Chinh phụ ngâm là tác phẩm mang chất trữ tình đậm đặc – tiêu biểu cho thể
loại ngâm khúc Hơn bốn trăm câu thơ là dòng cảm xúc chan chứa trong cõi lòng người vợ có chồng đi lính xa nhà Bằng biện pháp giả giọng nữ, Đặng Trần Côn đã thực sự “hóa thân” vào nhân vật để khám phá và thể hiện biết bao cung bậc của nỗi chờ đợi: buồn thương, tiếc nuối, lo lắng, hi vọng, thất vọng, mong đợi, khao khát, oán
trách, giận hờn…Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều,
nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã thống kê được 474 câu thơ trực tiếp phản ánh nội tâm
(trên tổng số 3254 câu thơ), chiếm tỉ lệ 14,5% Ông gọi đó là “tỉ lệ khủng khiếp” Ở
Chinh phụ ngâm, tỉ lệ này còn cao hơn thế rất nhiều Người viết đã thống kê được
Trang 39187 câu bộc lộ trực tiếp cảm xúc (trên tổng số 412 câu toàn tác phẩm), chiếm tỉ lệ 45,4% Những câu thơ còn lại đều gián tiếp thể hiện tâm tư của nhân vật trữ tình Có
thể nói, mỗi dòng thơ Chinh phụ ngâm là một dòng tâm trạng
Hà Như Chi chia tình cảm của chinh phụ ra làm ba cung bậc chính:
-Thiết tha, gắn bó với chồng sau khi chia tay
-Tình yêu rất chung thành khi chồng đi vắng
-Thương nhớ chồng một cách tình tứ: tưởng tượng và cảm xúc rất tế nhị
Buồn khổ nhưng không quên bổn phận: tình cảm, nhiệm vụ làm mẹ, làm vợ điều hòa với nhau làm nên vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm rất Á Đông [2;153]
Nhà nghiên cứu Thuần Phong lại công phu phân tách ra 12 trạng thái trong tâm lý người chinh phụ nhớ mong chồng Ông cho rằng mỗi trạng thái ấy như một
màu sắc, những màu sắc xuất hiện theo một tầng thứ hợp lý Từ tiếc (câu 113-124) ra trách (câu 125-152), từ trách đến âu lo (câu 153-168), từ lo đến mong (câu 169-176) Lần lượt tiếp theo là thương (câu 177-184), nhớ (câu 185-216), tủi (câu 217-228), sầu (câu 229-256), mộng (câu 257-268), trông (269-292), than (293-252), cuối cùng là nguyện (353-372)
Tâm trạng chinh phụ gắn với mạch tự sự của tác phẩm Dẫu cho cốt truyện
Chinh phụ ngâm khúc nhạt mờ, nó vẫn là “cái đinh” để nhà thơ đóng lên đó rất
nhiều tâm trạng Đó là sự kiện người chồng phải đi lính ra trận khi hai vợ chồng trẻ đang yêu đương quấn quít Người vợ trẻ ở nhà mỏi mòn chờ đợi, vừa khắc khoải nhớ thương vừa khao khát tình đôi lứa Cô hiểu ra chẳng cái ấn phong hầu nào sánh được với việc phu thê hạnh phúc bên nhau Cuối cùng, cô chỉ biết nguyện cầu cho người
chồng trở về Mạch truyện rất đơn giản, nhưng gắn với đó là quá trình biến chuyển trong nhận thức của người phụ nữ trẻ, nó là nền móng vững chắc để tác giả xây dựng một quá trình tâm lí phong phú, tinh tế cho nhân vật, làm nên sức hấp dẫn kì diệu cho
tác phẩm Mâu thuẫn cơ bản nhất xuyên suốt những quá trình ấy là mâu thuẫn giữa
phép công và niềm tây Phép công là những việc chung của đất nước mà con người
nghĩa vụ, con người công dân phải làm Cụ thể trong Chinh phụ ngâm khúc khi
chiến tranh nổ ra, thanh niên trai tráng phải đi đánh giặc Hịch vua truyền vừa là lời
kêu gọi, hiệu triệu, cũng đồng thời là một mệnh lệnh Niềm tây là những tình cảm
riêng tư, thuộc về con người cá nhân Một sự kiện xảy đến với đất nước, con người
Trang 40công dân phải lập tức thi hành trách nhiệm của mình trong không khí khẩn trương,
gấp rút “Nửa đêm truyền hịch, đợi ngày xuất chinh” Nhưng khi đoàn quân đã đi xa, thiếu phụ trở về với cõi lòng sâu thẳm của mình, con người riêng tây lại cất tiếng Đó
chính là sợi dây logic dẫn dắt quá trình tâm trạng của nàng
Với thủ pháp mượn giọng, Đặng Trần Côn đã thực sự nhập thân vào nhân vật trữ tình của mình, nói lên nỗi lòng u uẩn của người vợ lính Ngay từ đầu khúc ngâm, nhà văn đã để chinh phụ hồi tưởng lại quá khứ (vì đâu có sự xa cách) với giọng điệu
bi ai, oán trách:
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
(Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?)
“Nỗi này” chính là cuộc chiến bỗng dưng xảy đến, gió bụi, mờ mịt, khiến
nàng cảm thấy mỗi phận người nhỏ bé như hạt cát bị cuốn phăng trong cơn bão tố Trước vận mệnh của đất nước, con người công dân trong nàng khảng khái chấp nhận:
“Phép công là trọng, niềm tây sá nào” Người vợ trẻ còn tự hào về hình ảnh oai
phong, đẹp đẽ của chồng mình:
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề sự cung đao…
Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến
Tây phong minh tiên xuất Vị kiều
(Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
…
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa