Môn: Ngữ văn CHỦ ĐỀ: TÁC GIẢ HCM- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I.Mục đích kiểm tra, đánh giá - Đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác gia Hồ
Trang 1Môn: Ngữ văn CHỦ ĐỀ: TÁC GIẢ HCM- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I.Mục đích kiểm tra, đánh giá
- Đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác gia Hồ Chí Minh
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
- Đánh giá kỹ năng tạo lập văn bản ở các dạng khác nhau, theo những yêu cầu khác nhau : ngắn, dài; nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Tái hiện lại các khái
niệm, đặc điểm nghệ
thuật của ca dao
- Nhận biết thể thơ, các
biện pháp nghệ thuật
- Nhận biết phong cách
ngôn ngữ được sử dụng
Hiểu những đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao đã học và đọc thêm
- Vận dụng hiểu biết về ca dao
để lí giải nội dung, nghệ thuật của một bài ca dao cụ thể
- Vận dụng kĩ năng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một hình ảnh trong bài ca dao
- Từ nội dung của văn bản, suy nghĩ về thân phận người nông dân, người phụ nữ trong xa hội phong kiến
- Liên hệ những văn bản các văn bản đã học nói về đức tính của người Việt Nam hiện nay
- Bàn luận một vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản
Câu hỏi :
1 Trắc nghiệm khách quan:
- Câu nhiều lựa chọn
- Câu điền khuyết
- Câu đúng sai
2 Trắc nghiệm tự luận:
Câu hỏi trả lời ngắn
Bài tập :
1 Bài nghị luận văn học (bài viết):
- Bài cảm nhận một hình ảnh trong bài ca dao
- Bài so sánh các tác phẩm cùng đề tài (hoặc so sánh đoạn/khổ/tâm trạng nhân vật trữ tình…)
2 Bài nghị luận xã hội về vấn đề được đặt ra trong văn bản:
- Bài nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến nội dung tác phẩm
- Bàn luận về một chủ đề đặt ra trong bài ca dao
Trang 2HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP
THẤP
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong
cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ?
Câu 3: “Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bổng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Bác đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy đôi tay
Câu 1: Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ?
Câu 2: Giá trị về quyền
của con người?
Câu 3: Nhận ra tội ác
của thực dân pháp?
Câu 1: Viết đoạn
văn về quan điểm sáng tác của HCM
Câu 2: viết đoạn
trình bày về số nô lệ của dân tộc (tố cáo tội ác thực dân Pháp) ở đoạn văn
"Thế mà hơn 80 vô cùng tàn nhẫn"
Trang 3Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!”
Theo chân Bác Hồ- Tố Hữu
Đoạn thơ giúp anh chị biết đến hoàn cành ra đời của tác phẩm nào?
II Ma trận đề
Mức độ nhận
thức
Chủ đề
Nhận biết
I Đọc hiểu
Đoạn trích trong Tuyên
ngôn Độc lập (Hồ Chí
Minh) Từ ”Một dân
tộc độc lập ấy”
-Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
- Các biện pháp tu từ.
- Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ.
-Hiểu được phong cách văn chính luận của Bác.
- Vận dụng hiểu biết
về quan điểm sáng tác của tác giả để trình bày ý kiến
- Vận dụng tổng hợp hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2,0 20%
1 20%
1 60%
8 3,0
30 %
II Làm văn
Nghị luận xã hội
- Vận dụng hiểu biết văn học, văn
Trang 4hóa, xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 60%
1 7,0 70%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
9 10,0 100%
III Đề kiểm tra 15
Đề I :
Đọc và trả lời những câu hỏi sau :
“ Một dân dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
( Trích Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
1 Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (1.0 đ)
2 Xác định các biện pháp tu từ? Nêu tác dụng? (3.0 đ)
3 Có ý kiến cho rằng: Khi cầm bút Hồ Chí Minh chú trọng đến đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác để có nội dung và hình thức phù hợp
Từ ngữ liệu đã cho, anh/chị viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên (6.0 đ)
IV Hướng dẫn chấm
Đề 1 :
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
Trang 5Câu 2:
-Biện pháp tu từ: Điệp từ (độc lập; một dân tộc, gan góc, tự do) , điệp cấu trúc (Dân tộc đó phải được…)
-Tác dụng: Tuyên bố và khẳng định đanh thép quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam Quyết tâm bảo vệ
quyền độc lập tự do của dân tộc
Câu 3: Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng hiểu biết để viết đọan văn nghị luận Kĩ năng dùng từ, đặt câu rõ ràng,
trong sáng…
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
-Khẳng định ý kiến trên là đúng.
-Đối tượng hướng đến: Đồng bào trong nước, nhân dân thế giới và các thế lực ngoại bang
-Mục đích: Khẳng định trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thể hiện ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc; Đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch.
-Hình thức: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén có sức thuyết phục cao
Đề 2 :
Đọc và trả lời những câu hỏi sau :
" Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều Chúng cướp không ruộng đất, hầm
mỏ, nguyên liệu.
Trang 6Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
"
Trang 7ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MINH HỌA
CHỦ ĐỀ: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA (LỚP 10)
Thời gian : 90 phút I.Mục đích kiểm tra, đánh giá
- Đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu những kiến thức cơ bản về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao đã học.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào giải quyết những tình huống, vấn đề nảy sinh có liên quan
- Đánh giá kỹ năng tạo lập văn bản ở các dạng khác nhau, theo những yêu cầu khác nhau : ngắn, dài; nghị luận văn học, nghị luận xã hội
- Điều chỉnh cách dạy, cách học cho các bài tiếp theo trong chủ đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học
II.Ma trận đề
Mức độ
nhận thức
Chủ đề
I Đọc hiểu
Bài ca dao “Con
cò”
- Nhận diện văn bản là
ca dao, yêu thương tình nghĩa
- Xác định thể thơ của văn bản
- Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản
- Giải thích hình ảnh trong bài ca dao
- Tìm những bài ca dao
có cùng chủ đề với văn bản được đề cập
Trang 8Số điểm
Tỉ lệ
1,0 10%
2,0 20%
3,0 30%
II Làm văn
Nghị luận xã hội
- Vận dụng tổng hợp những hiểu biết bài ca dao, hiểu biết về xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một tư tưởng liên quan
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 7,0 70%
1 7,0 70% Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3 1.0 10%
2 2.0 10%
1 7.0 70%
6 10,0 100%
Trang 9III Đề kiểm tra
Phần I : Đọc hiểu (3.0đ)
Đọc bài ca dao và trả lời những câu hỏi sau :
“ Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong Chớ xáo nước đục, đau lòng cò con”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Sđd)
Câu 1: Văn bản trên là ca dao hài hước.
A Đúng
B Sai
Câu 2: Thể thơ của bài ca dao trên là:
A Thất ngôn Đường luật
B Song thất lục bát
C Lục bát
D Ngũ ngôn
Câu 3: Câu “- Ông ơi, ông vớt tôi nao”thuộc phong cách ngôn ngữ nào.
Câu 4: Giải thích hình ảnh ẩn dụ “nước đục, nước trong” trong bài ca dao.
Câu 5: Ghi lại hai bài ca dao khác có hình ảnh con cò mà em biết.
Trang 10Phần II: Làm văn (7.0đ)
Từ bài ca dao trên anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về phẩm chất, cuộc sống của người nông dân hiện nay
Trang 11IV Hướng dẫn chấm
Phần 1 : Đọc hiểu (3.0điểm)
Câu 1 : sai 0.25 điểm
Câu 2 (0.25đ): Phương án : C
Câu 3 : (0,5đ): sinh hoạt
Câu 4 (1.0đ): Thí sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, sau đây là một gợi ý: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người
nông dân xưa vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp của mình
Câu 5 (1.0đ):
- ghi đúng 2 bài ca dao có hình ảnh con cò: 1 điểm
- ghi đúng 1 bài ca dao có hình ảnh con cò: 0.5 điểm
- có ghi nhưng không hoàn chỉnh bài ca dao: 0.25 điểm
Phần II : Làm văn (7.0 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
- Có những cách viết sáng tạo, độc đáo
2 Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau Sau đây là những gợi ý:
- Người nông dân xưa lầm than khổ cực, không làm chủ được thân phận mình nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình
- Người nông dân hiện nay: vẫn phát huy phẩm chất tốt đẹp vốn có, làm chủ đất nước, làm chủ ruộng đất, sản xuất khoa học công nghệ
- Cuộc sống của người nông dân hôm nay ấm no hạnh phúc Tuy nhiên đôi lúc vẫn còn khó khăn do giá nông sản bấp bênh
Trang 12Biểu điểm
- Điểm 6 - 7 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 4 - 5 : đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả
- Điểm 2 - 3 : đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả
- Điểm 1 : không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả
- Điểm 0 : không làm bài