phân tích chiến lược kinh doanh của ibm

40 2.2K 36
phân tích chiến lược kinh doanh của ibm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sự phát triển tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp của thành tựu khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Đó là điều mà Các Mác đã tiên đoán cách đây hơn 150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT-TT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT-TT nó mà đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Internet đã nối mạng toàn cầu với số lượng lớn thông tin đã được số hoá, con người có thể tìm kiếm, trích lọc, tổng hợp thông tin trong những “kho kiến thức” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng. Internet đã hỗ trợ điều kiện để các nhà quản trị chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lý, hỗ trợ cho nhà quản trị đưa ra các quyết định hiệu quả của mình. Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm Mỹ là quốc gia có nền công nghệ thông tin rất phát triển, trong đó có sự góp sức của không ít những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Apple, Geteway, Dell, … trong đó không thể không kể đến IBM. IBM là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia và là công ty tin học lớn nhất thế giới, IBM được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin. Với những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho chúng ta, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu chiến lược của IBM sẽ giúp cho nhóm chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua đề tài này. Tên đề tài: “Phân tích chiến lược kinh doanh của IBM”, nội dung đề tài có ba phần: Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ IBM Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IBM Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ IBM ĐẠT ĐƯỢC Phần III. KẾT LUẬN Do thời gian hạn chế về thời gian và nguồn lực, nhóm chúng tôi chỉ nghiên cứu chiến lược kinh doanh của IBM trong thế kỷ 21 trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu,…Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, rất mong Thầy (Cô) và các độc giả chia sẽ góp ý cho nhóm chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn! Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ IBM 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia và là công ty tin học lớn nhất thế giới, IBM được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin, IBM có hơn 350.000 kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. Hiện nay, trụ sở chính của IBM đặt tại New York - Mỹ. - Năm 1910: Khởi đầu của IBM như là một công ty sản xuất máy lập bảng gần Herman Hollerith và nó được hợp nhất thành Computing Tabulating Recording Corporation (CTR) vào năm 1911 - Năm 1914: Thomas Watson cha được chọn làm giám đốc của hãng máy tính CTR - Năm 1924: CTR đổi tên hãng này thành IBM (International Business Machines). IBM liên tục phát triển với những phát minh mới trong lĩnh vực điện tử, bắt đầu bằng việc chế tạo thiết bị sản xuất và đọc các phiếu đục lỗ, IBM chuyển dần sang chế tạo máy chữ, sau đó là máy tính điện cơ. - Vào những năm 1950 IBM chuyển sang sản xuất máy vi tính. Số lượng nhân viên của hãng lúc này khoảng hơn 40 ngàn người, các nhà máy và chi nhánh của hãng được mở ra khắp châu Âu, châu Á và Nam Phi. - Năm 1956, Watson - cha nhường ngôi vị chủ tịch hãng IBM cho người con trai 40 tuổi của mình. Watson - con là người đầu tiên chú trọng đến việc đào tạo chuyên gia vi tính và ông đã chọn trường công nghệ Massachuset danh tiếng, nhờ đó mà hãng đã có nhiều kỹ sư giỏi. - Năm 1961: Công ty cho ra mắt hệ thống máy tính Stretch Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm - Năm 1970: Công ty giới thiêu đĩa mềm đầu tiên và đã có vị trí vững chắc trên thị trường máy tính. Những chiếc máy IBM là loại thiết bị không thể thiếu trong các trung tâm khoa học và các xí nghiệp công nghiệp, chúng phục vụ cho quốc phòng cả trên mặt đất, dưới nước và trên không - Năm 1975: IBM giới thiệu máy tính cá nhân đầu tiên - Năm 1980: Máy scan 3687 cho phép chụp ảnh la de được cho ra đời - Năm 1992: IBM tung ra phiên bản mới của máy tính xách tay ThinkPad và lập tức nhận được hơn 1000 giải thưởng về thiết kế mẫu mã và chất lượng sản phẩm. - Năm 1998: IBM thông báo các công cụ Thương mại điện tử. Tháng 5 năm 1998, IBM thông báo kế hoạch hỗ trợ dịch vụ Net 2 phone Internet - phone của hãng IDT. Dịch vụ này cho phép những cuộc gọi đường dài được thực hiện thông qua máy tính. Phần mềm sẽ được đi kèm với các thiết bị tiếp cận Internet của IBM. - Năm 2005 IBM đứng thứ 23 trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và dẫn đầu trong số các nhà sản xuất thiết bị phần cứng máy tính. - Năm 2006, IBM đứng thứ 3 trong danh sách các thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới, với giá trị là 53,4 tỷ, đứng sau hàng Microsoft (59,9 tỷ USD) và Coca - Cola (67,5 tỷ USD). - Năm 2008 Với giá trị thương hiệu 59,031 tỉ đô la, tăng 3% so với năm 2007, IBM đã vượt qua Microsoft để xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng. Có thể khẳng định, cùng với sự phát triển cao của khoa học công nghệ IBM đã khẳng định được vị thế thống trị của mình trong làng các đại gia máy tính trên toàn cầu cả về giá trị thương hiệu lẫn quy mô về doanh thu. Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm Hệ thống các logo của IBM qua các thời kỳ 1.2. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG 1.2.1 Các loại sản phẩm của IBM - Phần cứng - Phần mềm - Dịch vụ tin học Là một trong những nhà sản xuất đầu tiên trong ngành máy vi tính, IBM đã trải qua một chặng đường dài đầy khó khăn để đạt được sự thành công cho đến ngày hôm nay, trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin - một lĩnh vực mà môi trường cạnh tranh rất gay gắt với sự đòi hỏi cao của khoa học công nghệ và đổi mới kỹ thuật. Ngay từ khi thành lập, với nguyên tắc kinh doanh: “Thành công của khách hàng chính là thành công của chúng ta”, IBM đã chọn ngành kinh doanh của mình theo định hướng phục vụ khách hàng, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đây cũng chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của IBM Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. IBM đã thay đổi việc cung cấp chuỗi các giá trị liên quan đến công nghệ thông tin từ sản xuất và lắp ráp sang dịch vụ và tư vấn. IBM đã chuyển đổi bất ngờ từ nhà bán lẻ máy tính cá nhân (PC) sang nhà cung cấp các giải pháp tin học và định vị cho mình là một phần tất yếu của các lựa chọn cho công việc kinh doanh xuyên quốc gia. Vị trí này đã và đang được IBM củng cố thông qua một số chiến lược thông minh, chẳng hạn như việc Lenovo hủy bỏ nhãn hiệu IBM khỏi dòng sản phẩm ThinkPad sớm hơn dự định đã tạo sự cách biệt cần thiết giữa IBM với các nhà sản xuất máy tính trong tâm trí khách hàng. 1.2.2 Thị trường tiêu thụ của IBM Là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia và là công ty tin học lớn nhất thế giới, IBM được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin, IBM có hơn 350.000 kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. Hiện nay, trụ sở chính của IBM đặt tại New York - Mỹ IBM sớm chiếm lĩnh một thị trường khá lớn trên thế giới so với các hãng HP, Sony, Intel Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, IBM đã được cả thế giới biết đến với những sản phẩm máy vi tính với công nghệ cao. Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm 1.3. VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH 1.3.1. Viễn cảnh a. Tư tưởng cốt lõi IBM luôn tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, củng cố lại tổ chức với dịch vụ kinh doanh toàn cầu, đầu tư đúng hướng, đưa công nghệ mới đến với khách hàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Giá trị cốt lõi: Chúng ta biết rằng giá trị cốt lõi là những nguyên lý thiết yếu của một công ty, đó là nhóm những nguyên lý hướng dẫn đường hướng của công ty. Chẳng hạn, giá trị cốt lõi của HP là công ty của sáng tạo, kinh doanh và luôn chịu trách nhiệm trong các vấn đề về quyền lợi công nhận. Thay vì thay đổi giá trị cốt lõi, một công ty lớn sẽ thay đổi về thị trường - tìm kiếm khách hàng khác - nhằm duy trì giá trị cốt lõi. Qua việc nghiên cứu lí thuyết cùng với việc tìm hiểu tình hình hoạt động của hãng IBM, chúng tôi nhận thấy rằng, giá trị cốt lõi của hãng IBM: + Thứ nhất, chia sẻ mọi điều trong công ty và đội ngũ IBM của các chi nhánh là một phần của IBM Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Thị trường tiêu thụ của IBM Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm + Thứ hai, luôn chú trọng vào sự thành công của khách hàng + Thứ ba là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng - Mục đích cốt lõi: Đó là những lý do cơ bản nhất để tổ chức tồn tại. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, đối với IBM mục đích cốt lõi là “thành công của khách hàng chính là thành công của IBM” b. Hình dung về tương lai - Những mục tiêu táo bạo, thách thức lớn + Tầm nhìn thương hiệu của IBM thể hiện vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghệ cao: “Tại IBM, chúng tôi phấn đấu để luôn giữ vị trí một công ty dẫn đầu về sáng tạo và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ, và vi điện tử. Chúng tôi truyển tải công nghệ cao sang giá trị thiết thực cho khách hàng thông qua các giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới”. Đây là tầm nhìn được vị chủ tịch mới của IBM, Low Gerster lập ra vào đầu thập niên 90 khi IBM gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. “ Điều đầu tiên tôi cần làm ngay lập tức là xây dựng một tầm nhìn mới cho IBM”. + Tích cực xây dựng một đội ngũ nhân viên tại các quốc gia là đối tác và thuê nhân công tại các nước đối tác làm việc trong đội ngũ của mình. + Tiếp tục đưa đội ngũ của mình vào thị trường và sát cánh với khách hàng, tìm hiểu sâu hơn họ cần gì và IBM có thể giúp gì để họ có thể thành công trong công việc kinh doanh. Và những gì mà IBM thực sự chú tâm đó là hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống thanh toán tiền cước, dịch vụ mạng, dịch vụ IP, trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ khách hàng, hay các công nghệ cơ bản như ERP… Điều quan trọng là IBM có khả năng và sẵn sàng tìm hiểu cũng như đi sâu xem khách hàng cần gì từ IBM. - Mô tả sống động Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm IBM là công ty công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới, với bề dày hơn 90 năm dẫn đầu trong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện đổi mới. Công ty IBM đã tạo ra, phát triển và sản xuất những công nghệ thông tin hàng đầu bao gồm hệ thống máy vi tính, phần mềm, hệ thống mạng lưới, các thiết bị lưu trữ và vi điện tử. Trong thị trường CNTT toàn cầu, IBM là một trong những công ty với nhiều tiềm năng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT thông qua môi trường web đồng thời là nhà cung cấp máy chủ và dịch vụ lưu trữ - nền tảng hạ tầng cho lĩnh vực điện toán đám mây. Bên cạnh đó, chúng tôi đang chiếm giữ phần lớn thị trường phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Trong các công ty đang nỗ lực đưa mã mở vào môi trường doanh nghiệp, chúng tôi tỏ ra tích cực nhất với các trọng tâm dịch vụ và đào tạo. Đây là hướng đi khá khả thi, nên IBM đã bắt tay vào xây dựng các trung tâm toàn cầu "Centers of Competency" để đào tạo khách hàng về mã nguồn mở từ nhiều năm nay. Hiện nay, chúng tôi có 6 trung tâm tại các quốc gia quan tâm đến Linux, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. 1.3.2. Sứ mệnh Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo định hướng phục vụ khách hàng, tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của khách hàng. Với phương châm “thành công của khách hàng chính là thành công của chúng tôi” từ phương châm này, IBM đã cụ thể hóa bằng những hành động:  Coi trọng ý kiến của khách hàng hơn ý kiến của cấp trên  Đầu tư lớn để xây dựng một kiểu mẫu quản lý  Tiếp tục tìm những phương sách thoả mãn nhu cầu của khách hàng  Hợp nhất các phần mềm của các nhà cung cấp vào một bộ công cụ ứng dụng và tham gia vào một thị trường ứng dụng trên mạng.  Thành lập các trung tâm sáng tạo toàn cầu nhằm giúp các nhà cung cấp phần mềm tiêu chuẩn hoá các ứng dụng của họ theo bộ công cụ hợp nhất ứng dụng Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm Chương 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IBM 2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2.1.1. Môi trường kinh tế Là công ty đa quốc gia, hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nên những biến động của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Trong năm 2008, suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là khủng hoảng tài chính đã tác động khá mạnh đến thị trường công nghệ. Suy giảm kinh tế, cùng với lạm phát tăng cao đã làm giảm tiêu dùng của người tiêu dùng đối với máy tính. Khi nền kinh tế bị suy giảm thì các doanh nghiệp, người tiêu dùng thường không mua sắm máy mới nên kinh doanh phần cứng sẽ bị giảm sút, tuy nhiên các hoạt động dịch vụ và phần mềm thì vẫn phải duy trì. Do đó, Công ty IBM đã chuyển từ việc cung cấp máy tính sang mũi nhọn chiến lược là dịch vụ và gia công phần mềm nên đã hạn chế được tốc độ của suy giảm kinh tế. Theo kết quả tài chính của IBM thì trong năm 2008, IBM đã đạt lợi nhuận 12,3 tỷ USD, tương đương 8,93 USD/cổ phiếu, tăng 18% so với năm 2007. Như vậy, IBM đã vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế so với các đối thủ cạnh tranh như: Intel, Microsoft, Dell,… và IBM đã chứng minh được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghệ là phần mềm và dịch vụ làm đầu tàu chủ lực. Mức lãi suất cao và tỷ giá hối đoái tăng cao cũng sẽ là một thách thức, nguy cơ đe doạ đối với ngành công nghệ thông tin, khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp và khi tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá USD diễn biến thất thường sẽ làm cho giá cả sản phẩm tăng cao, như vậy đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Do đó sẽ là một thách thức đe doạ đến hoạt động của ngành công nghệ thông tin. Phân tích CLKD Công ty IBM 38 [...]... chuyển chiến lược sang lĩnh vực tư vấn và dịch vụ tin học nhưng IBM thực hiện chiến lược kinh doanh bộ phận máy tính dưới dạng “cấp phép” nhằm giữ tên thương hiệu trong mắt khách hàng, đồng thời tạo ra doanh thu từ những dịch vụ vô hình như: phân tích, trợ giúp, quản lý và triển khai dự án Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm Sơ đồ chiến lược phát triển sản phẩm của IBM: ... kinh doanh theo định hướng phục vụ khách hàng, tư tưởng chủ đạo đã trở thành nguyên tắc của công ty đó là: Thành công của khách hàng chính là thành công của chúng tôi IBM đã tạo được vị thế cạnh tranh và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Các chiến lược của IBM trong thời gian qua là: Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm * Chiến lược Công ty - Chiến lược. .. Định hướng theo nhu - Chất lượng dịch vụ cầu của khách hàng cầu của khách hàng tốt, độ tin cậy cao - Chất lượng tốt, dịch -Chú trọng nâng cao chất - Phục vụ tốt nhu cầu vụ cao lượng phục vụ khách của khách hàng - Giá thấp hàng 2.3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY IBM 2.3.1 Phân tích chiến lược Ngành công nghệ thông tin là một ngành kinh doanh năng động, lợi thế cạnh tranh tập trung... ứng yêu cầu của khách hàng, IBM đã chọn giải pháp thứ ba đó là định hướng ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng Năng lực phát triển sản phẩm của IBM luôn tập Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhờ vậy đã đạt được sự thành công trong kinh doanh Chẳng hạn như năm 1981, IBM đã dùng cách tự tạo tự tạo doanh nghiệp... khách hàng vượt trội Như đã phân tích ở trên, sứ mệnh kinh doanh của IBM là tập trung vào khách hàng, với triết lý kinh doanh: “Thành công của khách hàng chính là thành công của chúng tôi”, IBM đã tập trung nỗ lực và thành công với việc đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ vào “hiệu quả, chất lượng và sự cải tiến vượt trội” IBM đã hoàn toàn đúng đắn khi chọn ngành kinh doanh của mình theo định hướng phục... hàng, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đây cũng chính là chìa khoá để đạt được sự thành công trong chiến lược kinh doanh của IBM Với IBM, nhân viên không chỉ tuân theo lời của cấp trên mà còn phải lắng nghe và thực hiện ý kiến của khách hàng và nhân viên phải làm tất cả để thoả mãn khách hàng chứ không phải lãnh đạo của mình Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS Nguyễn Thanh... thương mại, công nghiệp, xã hội và toàn thế giới IBM đã không ngừng phát triển, đổi mới linh hoạt theo yêu câu của thị trường và khách hàng 2.3.4 Phân tích những thất bại trong chiến lược Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng khá, là một trong những thương hiệu nổi tiếng của ngành công nghệ thông tin Tuy nhiên trong chiến lược kinh doanh, Phân tích CLKD Công ty IBM 38 ... mãn nhu cầu của khách hàng Có một con số thống kê có thể cho thấy vấn đề này: Năm 1994, chi phí kinh doanh của IBM là 17 tỷ USD, trong đó những chi phí cho công việc phục vụ khách hàng chiếm 4,8 tỷ USD Điều đó tỏ rõ tư tưởng kinh doanh coi trọng khách hàng của IBM Nhờ vào việc xác định sứ mệnh kinh doanh tập trung vào khách hàng nên IBM đã đạt được sự nổi bật trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng... tàng hiện nay IBM đang dịch chuyển về chiều hướng sản xuất số lượng ít nhằm đáp ứng thị hiếu đặc thù của khách hàng Đặc tính khác biệt của sản phẩm đó là: chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ, IBM nổi bật về dịch vụ và độ tin cậy cao Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm của IBM đi kèm với chiến lược tiếp thị phân biệt IBM cung cấp trọn gói các phần cứng và phần mềm cho nhiều phân khúc khác... cơn bão kinh tế Thương vụ giữa Sun và Oracle đã cho thấy một điều các ông lớn đang chạy đua để trở thành “điểm đến” duy nhất cho các doanh nghiệp và chính phủ Với việc mua lại Sun và mở rộng quy mô sản xuất phần cứng, Oracle đã phá vỡ tham vọng quay trở lại đàm phàn với Sun của IBM Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm - Chiến lược kinh doanh toàn cầu: Là một doanh nghiệp . cứu chiến lược của IBM sẽ giúp cho nhóm chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua đề tài này. Tên đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của IBM ,. hoá các ứng dụng của họ theo bộ công cụ hợp nhất ứng dụng Phân tích CLKD Công ty IBM 38 Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm Chương 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IBM 2.1. MÔI TRƯỜNG. của hãng IBM, chúng tôi nhận thấy rằng, giá trị cốt lõi của hãng IBM: + Thứ nhất, chia sẻ mọi điều trong công ty và đội ngũ IBM của các chi nhánh là một phần của IBM Phân tích CLKD Công ty IBM

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I

  • 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

  • 1.2. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG

  • 1.2.1 Các loại sản phẩm của IBM

  • 1.3. VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH

  • - Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Về thái độ phục vụ khách hàng, IBM yêu cầu các nhân viên bán hàng phải lịch sự, lễ phép, khiêm tốn, nhiệt tình, nhẫn nại lắng nghe ý kiến khách hàng, khéo giúp họ trong công việc mua hàng. Nếu khách hàng phàn nàn thì giám đốc trước tiên phải yêu cầu nhân viên tự kiểm tra mình.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan