1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vấn đề cơ bản về tiền tệ

64 599 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm tiền tệ 1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp, con người thường chỉ có một số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc. Trong giai đoạn này, trao đổi sản phẩm mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng phương thức trao đổi sản phẩm trực tiếp H – H’.Đây là bước tiến lớn để xã hội công xã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, quá trình trao đổi hàng hoá ở giai đoạn này còn rất sơ khai và chủ yếu được thực hiện dựa trên nguyên tắc sự trùng khớp ngẫu nhiên về nhu cầu sử dụng.Tức là đòi hỏi các cá nhân tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa phải trực tiếp gặp nhau và đặc biệt là phải có sự phù hợp về nhu cầu trao đổi với nhau.Ví dụ như một người cần vải vóc và có thóc phải gặp được người cần thóc và có vải thì sự trao đổi hàng hoá mới có thể diễn ra.Như vậy, việc thực hiện giá trị của một hàng hoá này phụ thuộc vào giá trị sử dụng của một hàng hoá khác. Ngoài ra, trong hình thức trao đổi này người ta còn phải thoả thuận về tỷ lệ giá trị của hàng hoá, về số lượng hoá trao đổi, Cùng với việc cải tiến công cụ lao động và quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu sắc hơn, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, do đó, hình thái biểu hiện giá trị của các hàng hóa không còn mang tính ngẫu nhiên nữa. Lúc này, hàng hoá trên thị trường đã phong phú đa dạng hơn, đòi hỏi phạm vi trao đổi phải được mở rộng hơn. Sự phát triển của quá trình trao đổi hàng hóa dẫn đến vật trung gian trong trao đổi hàng hoá đã ra đời.Quá trình trao đổi được thể hiện dưới phương trình H-vật trung gian-H’. Ban đầu vật trung gian hay vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng hoá thông thường khác. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương. Về sau, với sự phát triển của trao đổi, vật ngang giá chung chỉ giới hạn ở một số hàng hoá quý hiếm và có ý nghĩa tượng trưng như da thú, vỏ sò, vòng đá, Khi lực lượng sản xuất phát triển, phạm vi không gian trao đổi hàng hóa được mở rộng, đồng thời, khi trao đổi hàng hoá đã trở thành nhu cầu thường xuyên của con người thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung đã gây khó khăn cho sự lưu thông trao đổi hàng hoá, khi đó vật ngang giá chung bằng kim loại khẳng định được ưu thế và thay thế dần các vật ngang giá chung khác. Kim loại đầu tiên được sử dụng làm vật ngang giá chung là sắt và kẽm, sau đó là đồng và bạc. Đến đầu thế kỷ XIX, với những đặc điểm ưu việt của mình như tính quý hiếm, tính dễ dát mỏng, chia nhỏ, tính lâu bền và gọn nhẹ vàng bắt đầu đóng vai trò vật ngang giá chung và hình thái tiền tệ được cố định ở vàng, gọi là “kim loại tiền tệ”. Như vậy, khi vàng độc chiếm vị trí vật ngang giá chung thì cái tên “vật ngang giá chung” được thay bằng “tiền tệ”. Có thể nói sự ra đời của vật ngang giá chung trong trao đổi đã đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời là bước chuyển hoá từ nền kinh tế trao đổi trực tiếp sang nền kinh tế tiền tệ. Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang giá chung mà kết quả là sự xuất hiện của tiền tệ ở đầu thế kỷ XIX, không những phản ánh số lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường ngày càng phong phú, mà còn phản ánh trình độ sản xuất hàng hoá đã tiến bộ vượt bậc so với thời gian trước đây. Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế. Như vậy, có thể khẳng định rằng tiền tệ là một phạm trù kinh tế lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loài người trong lĩnh vực kinh tế. Kể từ khi ra đời, tiền tệ đã trở thành tác nhân thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế - xã hội. Theo K.Mark: “Tiền tệ ra đời là một sự tất yếu khách quan, tiền tệ là sản phẩm tất yếu của quá trình trao đổi, là hình thái giá trị phát triển cao nhất trong trao đổi” 1 . 1.1.1.2. Khái niệm tiền tệ K.Mark (1818-1883) dưới cái nhìn của một nhà biện chứng duy vật đã nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và ông đã khẳng định: tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hoá, từ thế giới hàng hoá tách ra.Theo quan điểm của K.Mark, tiền tệ được định nghĩa 1 C.Mác. Tư bản, Quyển 1, Tập 1, NXB Sự thật Hà nội, 1962, Tr 134 như sau: Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác và thực hiện trao đổi giữa chúng. Tiền tệ ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quá trình này chứng minh rằng “ cùng với sự chuyển hoá chung của sản phẩm lao động thành hàng hoá, thì hàng hoá cũng chuyển hoá thành tiền tệ” 2 . Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt. Do đó, cũng như các hàng hoá khác, tiền tệ có hai thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng. Để sáng tạo ra tiền tệ, cũng có lượng hao phí lao động sống của những người thợ khai thác vàng, thợ đúc tiền kết tinh trong đồng tiền vàng, và với vai trò là trung gian trong trao đổi hàng hóa, có thể trao đổi với tất cả các hàng hóa khác thì lúc này tiền tệ có khả năng giúp con người thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng . Như vậy, tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt : giá trị sử dụng xã hội. K.Mark nhận xét: “ giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó”. 3 Lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã chứng minh rằng nền kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển theo một quy luật khách quan. Bước vào thế kỷ 20, cùng với sự phong phú của đời sống kinh tế, khi đề cập đến tiền tệ người ta không nhìn nó một cách hạn hẹp và giản đơn rằng tiền tệ chỉ là tiền kim loại hay tiền giấy mà đã xem xét trên giác độ rộng hơn kể cả các loại séc, số dư tiền gửi tại ngân hàng, nếu chúng có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt thì cũng có thể xem là tiền theo nghĩa rộng. Samuelson đã viết: “ Bản chất của tiền tệ ngày nay đã được phơi bày rõ ràng, người ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải hàng hoá, không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua được” 4 “bản chất của tiền tệ là để dùng làm phương tiện trao đổi” 5 . Ngày nay, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền tệ không đơn thuần là phương tiện trao đổi mà người ta còn sử dụng tiền để đầu tư, để cho vay và xem như một dạng của cải, một đối tượng để sở hữu. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính. 1.1.2. Các hình thái tiền tệ Với quan điểm về tiền tệ rất rộng mở của các nhà kinh tế học hiện đại, từ khi xuất hiện tới bây giờ, tiền tệ từ đã trải qua các hình thái sau đây. 1.1.2.1. Hoá tệ ( commodity money) - Hoá tệ phi kim loại Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa trong trao đổi không còn ngẫu nhiên. Phạm vi của trao đổi đã vượt khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi ngày càng mở rộng giữa các hàng hoá, đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi và bảo tồn giá trị. Khoảng 2000 năm trước công nguyên, vật ngang giá chung sử dụng trong trao đổi hàng hóa thường được chọn từ một loại hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu ngày đồng thời mang tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực nơi diễn ra quan hệ trao đổi. Thời cổ đại ở Trung Quốc, vật ngang giá chung rất đa dạng từ da cừu, vỏ trai đến thóc, vải ; ở Hy Lạp, La Mã dùng súc vật; Tây Tạng, Mông Cổ dùng chè; Bắc Mỹ dùng thuốc lá, …. làm vật trung gian trong trao đổi. Và ngày nay, một số bộ lạc ở Châu Phi, Châu Úc còn dùng cá khô, thuốc lá làm vật trung gian trao đổi.Những hoá tệ dạng này có nhiều nhược điểm gây khó khăn cho quá trình trao đổi hàng hóa. Do mỗi vùng, mỗi địa phương chọn một hay một số loại hàng hóa làm vật ngang giá chung để trao đổi trong phạm vi địa phương mình nên đã dẫn đến tính không đồng nhất về hình thái và chất lượng của vật ngang giá chung. Bên cạnh đó, những vật ngang giá chung có ý nghĩa thiết thực đối với dân cư như gia súc, lương thực,…nhưng lại khó bảo quản trong thời gian dài; khó vận chuyển từ nơi này đến nơi khác do tính cồng kềnh; khó phân chia hay gộp lại nên không thuận tiện khi tham gia trao đổi với các hàng hóa có giá trị quá nhỏ hay quá lớn so với vật ngang giá chung. 2 C.Mác. Tư bản, Quyển 1, Tập 1, NXB Sự thật Hà nội, 1962, Tr 138 3 C.Mac. Góp phần phê phán chính trị kinh tế học. NXB Sự thật Hà Nội, 1964, Trg 129 4 P.A.Samuelson – Kinh tế học I – Viện quan hệ quốc tế 1989 – Trg 332 5 P.A.Samuelson – Kinh tế học I – Viện quan hệ quốc tế 1989 – Trg 332 Mặt khác, theo đà phát triển của nền sản xuất, sự hình thành một thị trường rộng lớn đã đòi hỏi vật ngang giá chung mang tính phổ biến và đồng nhất hơn, do đó dẫn đến việc sử dụng tiền tệ kim loại. - Hoá tệ kim loại Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến. Kim loại được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ các nước cũng được thay thế từ những kim loại kém giá (sắt, đồng, kẽm ) đến những kim loại có giá trị cao (bạc, vàng). Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, một số thương nhân đã tự in đúc tiền và sau này nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia và thống nhất kỹ thuật in – đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền, đồng thời chứng thực quyền lực nhà nước. Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển mạnh mẽ đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao, tồn tại như một hình thức được nhiều người chấp nhận và phải có độ bền để bảo tồn giá trị theo thời gian. Từ đó, vàng và bạc đã loại dần các kim loại kém giá, dễ rỉ sét để trở thành tiền tệ phổ biến trong khoảng thế kỷ 18 và 19. Trong giai đoạn này, có những nước đã thực hiện chế độ song bản vị, nghĩa là cùng thừa nhận vàng và bạc là tiền tệ trong lưu thông. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta phát hiện ra nhiều mỏ bạc, năng suất khai thác bạc tăng lên, kim loại bạc được tạo ra nhiều hơn nên giá trị của nó đã bị suy giảm so với vàng. Khi đó, vai trò trung gian trong trao đổi hàng hóa của bạc đã bị sụt giảm rất nhiều so với vàng và kim loại vàng đã trở thành thước đo giá trị của bạc. Lúc này, hầu hết các nước phương Tây đã áp dụng chế độ bản vị vàng. Mối quan hệ giao thương bị phụ thuộc nhiều vào châu Âu nên các nước châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Dương, sau đó cũng lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng. Hoá tệ kim loại có ưu điểm là tính chất đồng nhất cao về chất lượng, giá trị ít biến đổi, dễ bảo quản, vận chuyển, chia nhỏ hay gộp lại và đặc biệt là khi vàng được sử dụng làm tiền tệ thì các ưu điểm trên càng nổi trội hơn. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là nguồn khai thác có hạn. Khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển đòi hỏi sự gia tăng của phương tiện trao đổi thì nguồn hoá tệ kim loại không còn đủ khả năng đáp ứng, do đó, các nước dần chuyển sang sử dụng tín tệ. 1.1.2.2. Tín tệ: Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (hoặc giá trị nội tại không đáng kể so với giá trị danh nghĩa), song nhờ có sự tín nhiệm của mọi người mà có giá trị trao đổi và được sử dụng trong lưu thông. Có các dạng tín tệ cơ bản sau: - Tín tệ kim loại Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại tiền tệ thuộc hình thái hoá tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa. Ở thời kỳ đầu của tín tệ kim loại, các kim loại có giá trị cao như vàng, bạc được sử dụng làm tín tệ kim loại. Tuy nhiên, khi việc khai thác những kim loại này ngày càng khó khăn, giá trị những kim loại này ngày càng cao, dẫn đến việc phát hành và lưu hành đồng tín tệ là vàng và bạc cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì thế, cần thiết phải có một loại tiền tệ khác thay thế cho phù hợp với yêu cầu trong trao đổi lưu thông và thanh toán hàng hóa dịch vụ. Ngày nay, tín tệ kim loại vẫn được sử dụng trong lưu thông dưới dạng các loại tiền đúc bằng kim loại kém giá (tiền xu của các quốc gia). - Tiền giấy Tiền giấy khả hoán Tiền giấy khả hoán là loại tiền giấy được ấn định tiêu chuẩn giá cả bằng vàng và có thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng theo hàm lượng Nhà nước đã công bố.Tiền giấy khả hoán được lưu hành trong chế độ bản vị vàng hối đoái, khi số lượng tiền đúc bằng vàng trong lưu thông không đủ để làm phương tiện trao đổi, Nhà nước phát hành tiền giấy vào lưu thông và công bố hàm kim lượng của đồng tiền. Tiền giấy khả hoán là 1 mảnh giấy được in thành tiền để lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta kí gửi ở ngân hàng. Người có loại tiền giấy này có thể đến ngân hàng để đổi lấy 1 số lượng vàng hay một số lượng bạc tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy được sử dụng làm tiền vào bất cứ lúc nào mà họ cần. Như vậy, bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Ở Trung Hoa từ đời Tống đã xuất hiện tiền giấy. Vì những nhu cầu mua bán, các thương gia hình thành từng thương hội có nhiều chi nhánh ở khắp các thị trấn lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi nhận giấy chứng nhận của hội sở thương hội, với giấy chứng nhận này các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài loại giấy chứng nhận trên triều đình nhà Tống còn phát hành tiền giấy và được dân chúng chấp nhận. Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền kim loại (vàng nén hoặc bạc nén) vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền kim loại đổi được 2 quan tiền giấy, việc sử dụng tiền giấy của Hồ Quý Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và sai lầm khi xác định quan hệ giữa tiền kim loại và tiền giấy (bao hàm ý nghĩa tiền giấy có giá trị thấp hơn). Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gởi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một ngân hàng Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại tiền giấy được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiệt hại cho dân chúng. Do đó, vua chúa các nước phải can thiệp vì cho rằng việc đúc tiền từ xưa là vương quyền và mặt khác việc phát hành tiền giấy là một nguồn lợi to lớn. Vương quyền các nước Châu Âu thừa nhận một ngân hàng tự có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định: + Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành + Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40% + Điều kiện phải cho Nhà nước vay không tính lãi khi cần thiết. Tiền giấy bất khả hoán Tiền giấy bất khả hoán (tiền phù hiệu) là tiền giấy được ấn định tiêu chuẩn giá cả bằng pháp luật, bắt buộc lưu hành và không thể trực tiếp chuyển đổi ra vàng theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Sự xuất hiện của tiền giấy bất khả hoán trong lịch sử đã được đánh dấu bởi hai hai mốc thời gian quan trọng là Đại chiến thế giới lần thứ nhất và khủng hoảng kinh tế thế giới 1929. Thế chiến thứ nhất đã làm cho các quốc gia tham chiến không còn đủ vàng để đổi cho dân chúng. Nước Anh từ năm 1931 đã cưỡng chế lưu hành tiền giấy bất khả hoán, nước Pháp năm 1936. Năm 1929, khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến ở nước Đức mọi người đua nhau rút tiền, do đó Ngân hàng Trung ương Đức đã phải dùng vàng trả nợ nước ngoài và do đó số trữ kim gần như không còn. Tiến sĩ Schacht (1933 – 1936) đã áp dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu, để tài trợ sản xuất và những chương trình kinh tế, xã hội lớn. Biện pháp này làm giảm 50% thất nghiệp, sản xuất tăng 41% (1934). Từ đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không phải dựa vào dự trữ vàng như các quan điểm trước đây. Ngày nay các nước đều áp dụng chế độ lưu thông tiền giấy. Tiền giấy do ngân hàng trung ương thống nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp được lưu hành với giá trị bắt buộc và nhà nước không thực hiện chuyển đổi tiền giấy ra vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn được thừa nhận là một trong những cơ sở đảm bảo của giấy bạc lưu hành cũng như là một tiêu chuẩn để xác định tính chất mạnh, yếu của các loại tiền giấy trên thị trường quốc tế. Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong người, dễ cất giữ. Mặt khác, việc in tiền với nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chi ly và chính xác. - Dễ bị làm giả - Chi phí lưu thông cao - Có thể gây ra hiện tượng lạm phát nếu phát hành… - Bút tệ ( bank money) Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, bút tệ không có hình thái vật chất và chỉ là những con số thể hiện số dư trên tài khoản ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, quá trình thanh toán ngày nay được tập trung đại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy chuyển ngân, giấy nhờ thu đã làm đa dạng các phương tiện thanh toán bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời còn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn, bảo quản, kiểm điểm, vận chuyển. Vì vậy, việc sử dụng tiền ghi sổ được coi là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế phát triển. Bút tệ có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, có thể kể đến như: Sử dụng bút tệ an toàn hơn do tránh được rủi ro mất mát; quá trình sử dụng bút tệ để giao dịch qua hệ thống ngân hàng thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch so với việc giao dịch bằng tiền mặt; việc chuyển đổi bút tệ sang tiền mặt được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh những ưu thế trên, bút tệ cũng có những hạn chế nhất định. Khi sử dụng bút tệ trong thanh toán thì người sử dụng phải chịu phí giao dịch, mức phí này do các tổ chức tín dụng ấn định, thường là ở một mức tối thiểu và một tỉ lệ % so với tổng số tiền giao dịch. Chính vì thế, khi giao dịch bút tệ với quy mô nhỏ lẻ thì người sử dụng có thể phải gánh chịu cho phí giao dịch rcao. Ngoài ra, muốn sử dụng được loại tiền này, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải được đầu tư đầy đủ về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật và phải tuân thủ những quy trình thủ tục nhất định. - Tiền điện tử (electronic money) Tiền điện tử là hình thức phát triển cao của tiền ghi sổ (bút tệ) được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là hộp ATM (Automated teller machine). Đây là một hệ thống máy tính điện tử nối mạng với hệ thống ngân hàng trung gian và kho chứa tiền mặt cũng như hệ thống thanh toán phục vụ cho việc thanh toán, chi trả của các chủ thể trong xã hội. Tiền điện tử tồn tại và được sử dụng thông qua các công cụ là các loại thẻ thanh toán như: thẻ tín dụng ( Credit cards), thẻ ghi nợ (Debit cards),… Tóm lại: Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn mang dấu ấn của nền văn minh nhân loại. Điều này đã được minh chứng qua quá trình phát triển các hình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu là hoá tệ không kim loại cho đến tiền điện tử ngày nay. Ngoài ra, tiến trình phát triển này còn biểu hiện cho sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm tiền tệ của những người sở hữu nó, đó là từ quan niệm tiền tệ không chỉ là phương tiện trao đổi mà còn phải được thừa nhận là biểu trưng cho của cải xã hội (hoá tệ, kim tệ) cho đến phi vật chất hoá tiền tệ (bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng được xem là nét đặc trưng cơ bản của quan niệm tiền tệ hiện tại. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ 1.2.1. Chức năng của tiền tệ Nếu trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế hàng hoá người ta chỉ sử dụng tiền tệ như một công cụ trao đổi thì cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá tiền tệ đã thể hiện ngày càng đa dạng hơn các chức năng vốn có của mình. Trong học thuyết của K.Marx, ông cho rằng vàng trong vai trò là vật ngang giá chung có thể thực hiện 5 chức năng: • Chức năng thước đo giá trị • Chức năng phương tiện lưu thông • Chức năng phương tiện thanh toán • Chức năng phương tiện cất trữ giá trị • Chức năng tiền tệ thế giới Ngày nay, chế độ lưu thông tiền kim loại đã nhường chỗ cho chế độ lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng đang được các nước áp dụng. Mặc dù vàng vẫn được thừa nhận là thước đo giá trị, phương tiện cất giữ và tiền tệ thế giới nhưng người ta đã hạn chế sử dụng vàng trực tiếp làm phương tiện trao đổi ở phạm vi lưu thông hàng hoá trong nước cũng như mậu dịch quốc tế. Do đó, với sự đa dạng về các hình thức tiền tệ được sử dụng trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nhà kinh tế đã xem xét các chức năng của tiền tệ ở một giác độ tổng quát hơn. * Chức năng thước đo giá trị Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nó đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác và chuyển giá trị của hàng hoá thành giá cả hàng hoá. Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, giá trị của tiền được coi là “chuẩn mực” để giá trị của tất cả các hàng hoá khác phải so sánh với nó. Như vậy, thông qua quan hệ này các hàng hoá biểu hiện giá trị của mình thành những lượng có cùng tên giống nhau về chất và có thể so sánh được với nhau về lượng, đó là giá cả. Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một “tiêu chuẩn” để đo lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hoá. Đây là chức năng cơ bản nhất của tiền tệ. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có những điều kiện sau: - Tiền phải có đầy đủ giá trị. - Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả : còn gọi là hàm kim lượng của đồng tiền Theo nguyên lý chung, hệ thống thước đo giá trị của mỗi quốc gia bao gồm: - Tiền đơn vị (gắn với tên gọi của đồng tiền) - Tiền ước số (phần chia nhỏ hay phần thập phân của tiền đơn vị) - Tiền bội số (bội số của tiền đơn vị) Tất cả những điểm này đều phải được quy định bởi pháp luật của Nhà nước. Với chức năng này, tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả các hàng hoá , từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hoá rất nhiều. Bởi lẽ, trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thương trường nếu không có một đơn vị thanh toán chung người ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hoá với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị không nhất thiết phải xuất hiện một lượng tiền thực chất, bởi vì việc đo lường giá trị hàng hoá chỉ thực hiện trong tư duy, trong ý niệm. Trong lịch sử lưu thông tiền tệ, tiền vàng là thước đo chuẩn mực nhất thông qua sự so sánh trực tiếp giữa giá trị hàng hoá và vàng. Như vậy, “phép đo” giá trị vẫn được thực hiện mà không cần sự hiện diện của thước đo. Đó là cơ sở đẫn đến hiện tượng “phi vật chất” của chức năng thước đo giá trị. Về điểm này K.Mark viết: “Giá cả , hay hình thái tiền của các hàng hoá, cũng như hình thái giá trị của chúng nói chung, là một cái gì khác với hình tháivật chất có thể cảm nhận bằng các giác quan. Do đó chỉ là một hình thái trên ý niệm, chỉ tồn tại trong quan niệm mà thôi” 6 Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả hàng hoá, cho thấy mối tương quan giữa giá trị tiền tệ, giữa giá trị hàng hoá và giá cả hàng hoá. Thực chất giá cả hàng hoá là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của nó với giá trị của tiền tệ.Chính vì thế mà giá cả của hàng hoá tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị tiền tệ. Mặt khác cho thấy tác dụng to lớn của tiền tệ trong chức năng thước đo giá trị đối với nền sản xuất hàng hoá, biểu hiện việc thực hiện quy luật giá trị - quy luật phổ biến của nền sản xuất hàng hoá. Việc chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả là điều kiện vô cùng quan trọng và tiên quyết để đưa hàng hoá vào quá trình lưu thông. Trong nền kinh tế thị trường vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn hướng đầu tư thích hợp. Hơn nữa, ở tầm vĩ mô trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP trong từng thời kỳ. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tiền còn giúp chúng ta đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biện pháp tận dụng những nguồn tài nguyền quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Mỗi quốc gia có thước đo giá trị riêng. Cơ sở để xác lập thước đo giá trị ở mỗi quốc gia là năng suất lao động và trình độ phát triển của nền kinh tế ở quốc gia đó. * Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán này khi nó xuất hiện trong lưu thông với tư cách làm môi giới trung gian cho quá trình trao đổi hàng hoá và là phương tiện để thực hiện quan hệ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vu tài chính. Sự tham gia của tiền tệ vào quá trình trao đổi hàng hoá đã cho phép thay thế phương thức trao đổi hiện vật trực tiếp (H-H’) bằng phương thức trao đổi gián tiếp thông qua tiền (H-T-H’). Khi tiền thực hiện chức năng này, quá trình trao đổi hàng hoá được tách thành hai giai đoạn riêng biệt là bán và mua.Hai giai đoạn này có thể được thực hiện hoàn toàn độc lập nhau, tách rời nhau về không gian và thời gian.Từ chỗ tiền tệ là trung gian cho quá trình trao đổi hàng hóa, thì giờ đây, tiền tệ đã trở thành mục tiêu của mọi quá trình mua bán hàng hóa. Điều này lý giải cho việc ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất kinh doanh khi tham gia quá trình kinh doanh đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Trên thực tế, việc trao đổi hàng hóa không nhất thiết phải có sự xuất hiện của tiền tệ. Ban đầu, việc trao đổi hàng hóa thường phải có sự xuất hiện của tiền tệ, khi đó tiền tệ khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi hay đóng vai trò là vật môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Lúc này, tiền tệ luôn vận động song hành với hàng hóa.Tuy nhiên, khi nền kinh tế xã hội càng phát 6 C.Mác. Tư bản, Quyển 1, Tập 1, NXB Sự thật Hà nội, 1962, Tr 142 triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng, nhưng không phải lúc nào các chủ thể tham gia vào quan hệ trao đổi cũng có đủ lượng tiền cần thiết.Chính vì vậy, đã nẩy sinh hiện tượng mua bán chịu hàng hóa, từ đó, để thực hiện việc trả nợ, người ta đã sử dụng tiền làm phương tiên thanh toán.Nói cách khác, tiền tệ đã thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, lúc này, người ta nói tiền tệ vận động độc lập tương đối về mặt giá trị so với hàng hóa. Bên cạnh đó, tiền tệ còn được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh toán các nghĩa vụ tài chính như là trả lương, trả thưởng cho người lao động và nộp thuế vào NSNN, nộp bảo hiểm,… Chức năng phương tiện lưu thông và thanh toán có tác dụng to lớn và rõ rệt không chỉ đối với quá trình trao đổi thanh toán hàng hoá dịch vụ và các nghĩa vụ tài chính nói riêng mà còn đối với nền kinh tế hàng hoá nói chung, nhưng nó cũng có thể tạo nên mầm mống của những cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và thanh toán, tiền tệ phải có đủ những điều kiện sau đây: - Phải có sức mua ổn định hoặc không suy giảm quá nhiều trong 1 khoảng thời gian nhất định - Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy đủ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. Chức năng phương tiện lưu thông và thanh toán mang ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội: - Thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế qua việc giảm bớt thời gian và chi phí phải gánh chịu khi trao đổi hàng hóa dịch vụ và thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa. - Tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. - Tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phát triển * Chức năng phương tiện cất trữ/ tích lũy giá trị Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ giá trị khi nó tạm thời rút khỏi lưu thông tồn tại dưới dạng giá trị dự trữ để đáp ứng cho nhu cầu mua sắm chi trả trong tương lai. Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận, với mục đích để chuyển hoá thành hàng hoá hoặc dịch vụ trong tương lai.Sở dĩ tiền thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ giá trị bởi vì nó là hiện thân của của cải xã hội và nó có thể trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá. Để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ, tiền tệ phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Tiền phải có giá trị nội tại (tiền đủ giá) hoặc phải có sức mua ổn định, lâu dài. - Giá trị dữ trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực và được xã hội thừa nhận. Hay nói cách khác, phải thể hiện bằng tiền mặt hoặc các phương tiện chuyển tải giá trị khác. Khi thực hiện chức năng phương tiện cất trữ, tiền ở trạng thái không vận động, không phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá, như vậy đối lập với tính chất của tiền trong chức năng phương tiện lưu thông. Trong điều kiện lưu thông tiền vàng hay bản vị vàng, việc thực hiện chức năng cất trữ của tiền đã có tác dụng điều hoà khối lượng tiền trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của lưu thông hàng hoá. Chức năng phương tiện cất trữ của tiền đã cho phép người sở hữu nó dự trữ một sức mua cho các giao dịch trong tương lai. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, khi các doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng sản xuất, khi các tầng lớp dân cư có nhu cầu mua sắm những vật phẩm có giá trị cao để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, người ta thường cất trữ dưới dạng tiền giấy hoặc số dư tiền gửi trên tài khoản ký thác tại ngân hàng. Ngày nay, khi nền kinh tế phải đối diện với tình trạng lạm phát người ta tích luỹ tiền vàng như một hình thức bảo tồn tài sản của mình. Bên cạnh đó, các tài sản có xu hướng gia tăng giá trị như bất động sản, chứng khoán, tài sản tài chính, cũng được sử dụng làm phương tiện cất trữ giá trị, tuy nhiên điểm khác biệt là tiền dự trữ thì có khả năng được sử dụng ngay khi cần còn các dạng dự trữ tài sản khác đòi hỏi thời gian và chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền để sử dụng. 1.2.2. Vai trò của tiền tệ Lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng: tiền tệ không phải đơn thuần chỉ là một vật trung gian trong trao đổi hàng hoá, biểu thị quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa mà nó còn biểu hiện những quan hệ xã hội khác. Ngày nay những quan điểm và định nghĩa về tiền đã được mở rộng và có sự thay đổi so với trước đây.Tuy vậy, tiền tệ vẫn khẳng định vai trò của mình đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau: 1.1.2.1. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng và phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi nghiên cứu quá trình ra đời của tiền tệ, chúng ta đã khẳng định tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa. Song rõ ràng, khi tiền tệ ra đời, tiền tệ lại trở thành một tác nhân tích cực đối với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ là công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá (trong nước và ngoài nước) phát triển lên ở mức cao hơn vì những lí do sau: - Nhờ có chức năng thước đo giá trị, giá trị của hàng hoá được biểu hiện một cách đơn giản. Nghĩa là, giá trị của các hàng hoá đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có thể so sánh dễ dàng với nhau. Trên cơ sở này, người lao động có thể so sánh được với nhau về mức độ và trình độ lao động mình đã bỏ ra cho xã hội trong một đơn vị thời gian. - Nhờ chức năng phương tiện thanh toán, đã làm cho sự trao đổi hàng hoá không bị ràng buộc về không gian và thời gian, làm cho hàng hoá đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách trôi chảy hơn. - Nhờ chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ, việc hạch toán và tính toán hiệu quả kinh doanh trở nên thuận tiện và đầy đủ; quá trình tích luỹ tiền tệ được thực hiện để mở rộng qui mô sản xuất và kinh doanh. 1.1.2.2 Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế Trong điều kiện nền KTTT, tiền tệ không chỉ là phương tiện để mở rộng và phát triển quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa ở trong và ngoài nước mà nó còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội,… Nhờ có tiền, mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới sẽ được hình thành và phát triển, làm cho xu thế hòa nhập trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật,… giữa các nước ngày càng sâu rộng. 1.1.2.3 Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng Trong điều kiện kinh tế thị trường, hầu như mọi quan hệ kinh tế xã hội đều bị tiền tệ hoá, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan … đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện đó, tiền tệ trở thành công cụ để xử lí mọi ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội (trong và ngoài nước), đồng thời tất cả các hành vi kinh tế trong nền kinh tế hiện nay đều hướng đến 1 mục đích duy nhất , đó chính là lợi nhuận (là tiền). Bên cạnh đó, thực tế đã chứng minh, tiền tệ là công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể trong nền kinh tế xã hội đạt được các mục đích khác nhau. Từ các cá nhân, đến các tổ chức, để tồn tại, hoạt động và phát triển, đều cần có nguồn lực vật chất thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, và tất cả các mục đích đó đều có thể được thỏa mãn thông qua việc dùng tiền để mua sắm. Thậm chí, ngay cả Chính phủ, để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình, để khuếch trương quyền lực chính trị của mình và tạo uy tín trong long dân chúng, Chính phủ cũng luôn cần đến tiền như là một phương tiện hữu ích nhất, và thỏa mãn đã dạng các mục đích nhất. 1.3. CÁC CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ 1.3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản cấu thành chế độ lưu thông tiền tệ: Có thể hiểu chế độ lưu thông tiền tệ một cách khái quát như sau:H Chế độ lưu thông tiền tệ là tập hợp có hệ thống các đạo luật, quy định và những văn bản của quốc gia hay tổ chức quốc tế về quản lý và lưu thông tiền trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Tiền là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, còn chế độ lưu thông là sản phẩm của pháp quyền.Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không chỉ phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi quố gia mà còn bị cho phối bởi trình độ tổ chức quản lý của Nhà nước. Chế độ lưu thông tiền của mỗi quốc gia sẽ được hoàn thiện dần cho phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nước và giao lưu quốc tế. Cho dù đồng tiền của một quốc gia hay của liên minh một số quốc gia và cho dù đồng tiền xuất hiện dưới dạng tiền mặt hay bút tệ thì cũng được điều chỉnh bởi chế độ lưu thông tiền tệ. Khi xây dựng chế độ lưu thông tiền tệ, cần phải chú ý các yếu tố cấu thành cơ bản là bản vị tiền, đơn vị tiền và các chế độ về đúc tiền và lưu thông tiền. - Bản vị tiền: Kim loại được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông thống nhất của quốc gia, là bản vị tiền. Dưới chế độ nô lệ và phong kiến bản vị tiền là kẽm và đồng.Dưới thời Chủ nghĩa Tư bản, bản vị tiền là bạc sau đó là vàng. - Đơn vị tiền tệ: Nếu nhân tố bản vị tiền tệ được qui định tương đối thống nhất giữa các quốc gia thì nhân tố đơn vị tiền tệ lại tuỳ thuộc đặc điểm riêng biệt ở mỗi quốc gia. Đơn vị tiền tệ bao gồm: tên gọi của đồng tiền và qui định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng tiền của mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau. Còn tiêu chuẩn giá cả là trọng lượng kim loại được qui định cho mỗi đơn vị tiền tệ (tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ vào điều kiện kinh tế khách quan trong từng thời kỳ của từng nước). Ví dụ: Đồng USD: Trước năm 1930, tiêu chuẩn giá cả 1 USD = 1,540 gr vàng. Sau 1945, tiêu chuẩn này là 0,888671 gr vàng. Ngày nay, hầu hết các nước đều lưu hành tiền giấy nên việc quy định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền không còn ý nghĩa.Trong lưu thông, người ta không quan tâm đến tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền mà họ chỉ quan tâm đến sức mua của đồng tiền. - Qui định chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc: Mỗi nước có luật đúc tiền riêng liên quan đến các vấn đề về: khuôn mẫu, hình dáng của đồng tiền, cách thức phát hành. Nhân tố này là nhân tố hết sức quan trong đối với các nước trong giai đoạn các nước còn áp dụng chế độ lưu thông tiền kim loại. - Qui định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị: Khi Chủ nghĩa Tư bản ra đời, nhịp độ phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá đã làm tăng nhu cầu về phương tiện thanh toán, trong khi đó tốc độ khai thác kim loại quí không đủ khả năng đáp ứng. Do đó, bên cạnh cơ chế phát hành và lưu thông tiền kim loại, một bộ phận giao dịch được tiến hành bằng các công cụ lưu thông tín dụng như: kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, séc,… Việc phát hành các loại tiền dấu hiệu này, tuỳ theo pháp luật mỗi nước, sẽ có qui định riêng về cơ sở đảm bảo nhằm mục đích hạn chế khối lượng phát hành và đảm bảo lưu thông tiền tệ không bị rối loạn. 1.3.2. Các chế độ lưu thông tiền tệ: Trải qua thời gian dài tồn tại và phát triển, có hai chế độ lưu thông tiền tệ cùng với các mức độ phát triển khác nhau của tiền tệ trong hai chế độ đó. a. Chế độ lưu thông tiền kim loại bao gồm các giai đoạn sau: * Lưu thông tiền kém giá: Là chế độ lưu thông tiền mà ở đó các kim loại kém giá giữ vị trí chủ yếu trong quá trình lưu thông tiền tệ. Vào thời kì này, tiền đúc từ đồng và kẽm được xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Việc đúc tiền do người đứng đầu Nhà nước độc quyền thực hiện song vẫn có hiện tượng phân tán quyền đúc tiền do tính cát cứ địa phương do nhiều lãnh chúa tự phát hành tiền. Điều này đã dẫn đến hiện tượng có nhiều đồng tiền cùng xuất hiện trong một quốc gia. * Lưu thông tiền đủ giá: Là chế độ lưu thông tiền bạc và vàng, xuất hiện khi nền kinh tế thị trường phát triển. Gồm các thời kỳ: - Chế độ bản vị bạc: Là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó bạc được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Nửa cuối thế kỷ XIX, ở các nước Nga, Ấn độ, Hà lan, Nhật bản, … bạc đã được sử dụng phổ biến như là tiền trong lưu thông. Đến cuối thế kỷ này, hàng loạt mỏ bạc được phát hiện ở Mexico đã làm cho giá trị của bạc giảm xuống đáng kể nên ở một số quốc gia, bạc đã không còn thích hợp với vai trò là tiền tệ nữa. - Chế độ song bản vị: Trong chế độ này, bạc và vàng đều được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Trong lưu thông tiền tệ, hai thứ kim loại này có quyền lực ngang nhau và đều được thanh toán không hạn chế theo giá trị của chúng. Thực chất, đây là chế độ lưu thông tiền chuyển tiếp từ bản vị vàng sang bản vị bạc. Do bạc khai thác được nhiều nên giá trị của nó ngày càng giảm, còn giá trị của vàng ngày càng tăng do số lượng của nó không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Lúc này, vàng là thước đo giá trị của bạc, còn bạc là thước đo giá trị của các hàng hoá khác, đây là chế độ song bản vị thả nổi. Để đảm bảo quá trình lưu thông tiền tệ, Nhà nước phải qui định chế độ tỷ giá. Từ đó, có hiện tượng đổi từ bạc sang vàng theo tỷ giá qui định dẫn đến hiện tượng đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông, nói cách khác dân chúng có xu hướng mua vàng cất trữ vì nó có giá trị hơn bạc. - Chế độ bản vị vàng: Là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Chế độ này có các đặc điểm sau: + Được tự do đúc tiền vàng: Nhà nước chỉ qui định hàm lượng, tiêu chuẩn, còn việc đúc từ vàng thoi, vàng khối thành tiền hoặc ngược lại thì Nhà nước không quy định. Mọi người dân nếu có vàng thoi, vàng khối đều có thể đúc thành tiền vàng phục vụ tieu dung và cất trữ. + Tự do lưu thông tiền vàng: Tiền vàng được sử dụng thanh toán không hạn chế. Tiền vàng bị hao mòn trong lưu thông, tiền kim loại kém giá và giấy bạc ngân hàng đều có thể tự do được đổi lấy tiền vàng mới theo giá trị danh nghĩa của chúng. + Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia: Trong quan hệ thanh toán liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia đều được dùng vàng thanh toán không hạn chế, không bị cản trở bởi quy định của Nhà nước. + Lưu thông tiền vàng dưới chế độ này là lưu thông tiền đủ giá nên không bị lạm phát. Tuy nhiên, chế độ lưu thông vàng cũng bộc lộ những nhược điểm là: + Gây ra sự lãng phí của cải của xã hội: Trong lưu thông, với đặc tính lý hóa học của mình, vàng bị hao mòn nhiều, dẫn đến rất lãng phí. + Gây khó khăn trong thanh toán: Do vàng là kim loại quý hiếm, có trữ lượng hạn chế nên khi nhu cầu sử dụng tiền ngày càng nhiều thì nền kinh tế sẽ không đủ phương tiện lưu thông và thanh toán. b. Chế độ lưu thông phù hiệu (dấu hiệu) giá trị: Khi nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán của tiền tệ, người ta thấy rằng tiền tệ chỉ là vật trung gian chốc lát trong trao đổi hàng hoá chứ không thể hiện một cách độc lập giá trị của hàng hoá, vì vậy giá trị nội tại của tiền tệ có hay không cũng không có ý nghĩa quan trọng. Thực tế cho thấy, trong lưu thông, tiền đúc bằng kim loại dần dần bị hao mòn đi một phần, mặc dù vậy nó vẫn thực hiện được chức năng phương tiện lưu thông. Đây là bước đầu tiên để dẫn đến việc thay thế tiền có giá hoàn toàn bằng các dấu hiệu của giá trị. Bên cạnh đó, việc Nhà nước phát hành vào lưu thông những đồng tiền không đủ giá thực chất là làm giảm bớt trọng lượng của đồng tiền. Từ đó, người ta phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đủ giá để làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. - Bản chất của tiền giấy: Tiền giấy là một dạng tiền dấu hiệu được phát hành vào lưu thông để thay thế cho tiền đủ giá trị ở những chức năng mà lưu thông không đòi hỏi phải sử dụng tiền đủ giá. Với tư cách là đại biểu của tiền đủ giá nên tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa. Giá trị nội tại của nó thường không đáng kể so với mệnh giá của nó. Ở đây, cần lưu ý rằng nếu như vàng được sử dụng trong lưu thông vì nó có giá trị thì tiền giấy không phải do có giá trị mới lưu thông mà chính nhờ lưu thông mà nó có giá trị. Giá trị của tiền giấy không phải là giá trị bản thân nó mà chính là phản ánh giá trị của tiền đủ giá đáng lẽ phải có mặt trong lưu thông. - Giá trị tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy: Xuất phát từ bản chất của tiền giấy chỉ là tiền dấu hiệu nên nói đến giá trị tiền giấy nghĩa là chúng ta muốn nói đến giá trị danh nghĩa của nó. Giá trị đại diện danh nghĩa của một đơn vị tiền giấy là con số được ghi trên tờ giấy bạc hay còn gọi là mệnh giá của đồng tiền. Khi nghiên cứu các vấn đề về tiền tệ, K. Mark đã đưa ra qui luật lưu thông tiền giấy. Nội dung của qui luật là: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền đó đặc trưng, mà lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Từ qui luật này có thể rút ra: Giá trị đại diện thực tế (= 1 đơn vị tiền giấy) = Số lượng vàng (bạc) cần thiết cho lưu thông Số lượng tiền giấy thực tế trong lưu thông Như vậy: Nếu số lượng tiền giấy phát hành vào lưu thông cân đối với số tiền đủ giá cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định thì giá trị đại diện cho một đơn vị tiền giấy phù hợp với giá trị danh nghĩa của nó. Nếu số lượng tiền giấy phát hành vượt quá lượng tiền đủ giá cần thiết cho lưu thông thì giá trị đại diện thực tế của nó sẽ bị giảm sút, nói cách khác tiền giấy bị mất giá và sức mua của nó bị giảm. Qua đó ta thấy, nếu số lượng tiền cần thiết cho lưu thông do giá cả hàng hoá quyết định thì trái lại giá trị của tiền giấy lại do số lượng của chính nó quyết định. [...]... loại tiền gửi mà chủ sở hữu của nó có thể rút ra hoặc phát hành séc để thanh toán tiền mua hàng hoá hay dịch vụ vào bất kỳ lúc nào - Khối tiền tệ M2 (Khối tiền giao dịch mở rộng): Đây là phép đo khối lượng tiền rộng hơn trong lưu thông Khối tiền tệ này bao gồm: + Khối tiền tệ M1 + Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại - Khối tiền tệ M3: Khối tiền tệ này bao gồm: + Khối tiền. .. trình cung ứng tiền tệ, người ta phân biệt các khối tiền trong lưu thông Thành phần mức cung tiền tệ thay đổi thường xuyên từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và khác nhau giữa các nước Thành phần mức cung tiền tệ hay phạm vi các phép đo khối lượng tiền có thể được trình bày khái quát như sau: - Khối tiền tệ M1 (Khối tiền tệ giao dịch): Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng,...Chương 2 CUNG - CẦU TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT Điều tiết cung cầu tiền tệ và phòng chống lạm phát là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào Chương học này giới thiệu các vấn đề cơ bản về cung cầu tiền tệ và lạm phát như là các khái niệm, các lý thuyết, học thuyết về cung cầu tiền và nguyên nhân, tác động của lạm phát cũng như các biện pháp phòng... tiền tệ M2 + Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác - Khối tiền tệ L: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Khối tiền tệ M3 + Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao, tức là dễ chuyển thành tiền mặt, có thể kể đến như: thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, Trong các khối tiền kể trên, khối tiền tệ M1 là khối có tính lỏng cao nhất Khi khối tiền. .. lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông Điều này giải thích cung tiền tệ đáp ứng cầu tiền tệ, khi đó lạm phát sẽ không phát sinh - Nếu khối lượng tiền tệ trong lưu thông lớn hơn khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên, hay nói cách khác là cung đã vượt quá cầu tiền tệ, nguy cơ lạm phát sẽ xuất hiện Trong tình huống này, biện pháp khắc phục là rút bớt lượng tiền thừa... động cơ đầu cơ Nếu gọi r là lãi suất, M là khối lượng tiền tệ và L là hàm số ưa chuộng tiền mặt thì: M = L(r) Từ đó, ông đưa ra phương trình: M = M1 + M2 = L1(R) + L2 (r) Trong đó: - M là sự ưa thích tiền mặt - M1 là số tiền mặt dùng cho động cơ giao dịch và động cơ dự phòng - M2 là số tiền mặt dùng cho động cơ đầu cơ - L1(R) là hàm số tiền mặt xác định M1 tương ứng với lãi suất R - L2(r) là hàm số tiền. .. tệ như sau: Cung cầu tiền tệ là một trong những quan hệ cân đối lớn của chính sách quản lý kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ Nếu cầu tiền bị chi phối bởi những quy luật kinh tế khách quan thì cung tiền lại phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của các cơ quan quản lý vĩ mô Việc nghiên cứu cung cầu tiền tệ sẽ giúp Nhà nước có chính sách, biện pháp điều tiết cung cầu tiền tệ cho phù hợp với từng... hoá là tiền đề của lưu thông tiền tệ" , nên nếu quĩ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả ổn định,… sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hoá "mũi nhọn" cho xuất khẩu Mục đích của giải pháp này là vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việc làm của nhân dân lao động, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ cho... phòng bằng tiền mặt hoặc đầu cơ tiền mặt tăng lên trong nền kinh tế xã hội thì người dân có xu hướng giữ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu này thay vì đem gửi tiết kiệm Khi đó, do khan hiếm tiền, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất để huy động vốn Như vậy, có ba yếu tố tác động đến sự ưa thích tiền mặt trong xã hội, đó là động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ Trong ba động cơ trên,... ứng, nó chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hoá, mà không phải qua một bước chuyển đổi nào Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Tiền đang lưu hành: gồm toàn bộ tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng Xét về chủng loại, tiền đang lưu hành bao gồm các loại tiền giấy, tiền xu, ngân phiếu + Tiền gửi không kỳ . Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm tiền tệ 1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời Sự ra đời của tiền tệ gắn liền. CẦU TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT Điều tiết cung cầu tiền tệ và phòng chống lạm phát là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Chương học này giới thiệu các vấn đề cơ bản về cung cầu tiền tệ. (hoá tệ, kim tệ) cho đến phi vật chất hoá tiền tệ (bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng được xem là nét đặc trưng cơ bản của quan niệm tiền tệ hiện tại. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w