Yếu tố con người được đặt ở vị trí trung tâm nên vì vậy việc phát triển thị trường sức lao động sao cho hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.. Gi
Trang 1Mục lục
I-Lý luận về hàng hóa sức lao động cúa C.Mác -.2 5 s-s
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động -s- se ««s sesss 2 I-Lý luận về hàng hóa sức lao động cúa C.Mác với thị trường lao động
ở Việt Nam hiện nay
1 Định nghĩa thị trường lao động
2 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
a Thực trạng cung lao đỘNg c5 SccSSeSSssseksesees 3 b Thực trạng câu lao ( NHG HH HH HH ng như 5
c Su chuyén ich 100 GONG ecececececccseceeeseceeeseceseenseeseeseeseeeseeeeeeaeeneeeee 6 3.Giải pháp cho thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay 7
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tri thức
trở thành xu hướng phát triền chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Yếu tố con người được đặt ở vị trí trung tâm nên vì vậy việc phát triển thị
trường sức lao động sao cho hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay
Sức lao động được coi là một hàng hoá đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức lao động và được quyết định bởi sự thoả thuận giữa hai bên Cá người lao động và người
sử dụng lao động đều có những quyền cơ bản đảm bảo cho việc tham gia thị trường lao động.Trước đồi mới, chúng ta hầu như không thừa nhận thị trường sức lao động Trong
điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yêu
Nhận thây tầm quan trọng của vấn đề sức lao động, em xin chọn đề tài “Lý luận về hàng hoá sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay” để làm
dé tai cho bài tập lớn học kỳ.
Trang 3I-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trớ thành hàng hóa
Theo C.Mác “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con , trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”
Trong bắt cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cơ bản của sản xuất
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa Thứ hai, người có sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự
mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác buộc phải bán sức lao
động cho người khác sử dụng
Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dau bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử
so với chế độ nô lệ và phong kiến Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động
đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phố biến và đã báo hiệu sự ra
đời của một thời đại mới tong lịch sử xã hội-thời đại của chủ nghĩa tư bản
2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá
trị và giá trị sử dụng
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định Giá trị hàng hóa sức lao động
được hợp thành bởi các bộ phận: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất
va tinh thần cần thiết đề tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân Hai là, phí tốn đào tạo người công nhân Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân Là hàng
hóa đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ:
Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động Giá trị của hàng hóa sức lao động
ngoài các yếu tố vật chất còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, đo đó nó
không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào
điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân Giá trị hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào Giá
trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân Tuy nhiên giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động đặc biệt ở chỗ: Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
Trang 4động là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đông thời tạo ra một giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động
la gid tri thang du ma nha tu bản sẽ chiếm đoạt Đây chính là chìa khóa đề giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Chính đặc tính này đã làm cho
sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa
thành tư bản
I-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị
trường lao động ở Việt Nam hiện nay
1 Định nghĩa thị trường lao động
Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được
mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công/tiền lương Tại đây người lao động (bên cung) và người
sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tổn tại Sự tác động lẫn nhau của hai loại chủ thé
này quyết định tính cạnh tranh của thị trường Bên cạnh đó cũng như các loại
khác thị trường lao động tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật
cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh
2 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế - xã hội Nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề, trước hết cần phải khẳng định rằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta đang xây dựng là giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần Chính sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, chính yêu cầu phát triển đồng bộ các loại thị đrường khác nhau đã góp phần phân bổ hợp lý, nhanh chóng,
có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế đã tạo điều kiện cho hàng hoá sức lao động và thị trường lao động Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang chuyên từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá XHCN, trong đó có vận dụng những thành tựu của sản xuất hàng hoá TBCN Yếu tố cơ bản dé phân biệt sản xuất hàng hoá TBCN với sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN là khả năng
phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao
động Đây là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác đề có thể xây dựng một quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN tốt đẹp hơn quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường
TBCN
a Thực trạng cung lao động
Cung lao động là tông nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem tham
dự vào quá trình tái sản xuất xã hội Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ
là số lượng và chất lượng lao động
Trang 5e©_ Số lượng lao động
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì đến hết năm 2010 dân số Việt
Nam là 86.927.700 người Trong đó số người trong độ tuôi lao động là 50.392.900
người, mức tăng trung bình hàng năm là 2.3% So với tốc độ tăng dân số (1,7%/nam) thi tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều Kết quả là
mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao động Và nếu so
với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ thì ở nước ta (khoảng từ 1,4% đến 2%)
thì có thể thấy rõ rằng hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi không thể
tìm kiếm được việc làm
Về cơ cầu lực lượng lao động theo giới tính: Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực
lượng lao động ở nước ta hầu như tương đương với các nước trong khu vực thì tỉ
lệ nữ giới lại lớn hơn hắn Ví dụ: nếu ở Việt Nam năm 2009-2010 tỷ lệ nữ tham
gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm 80,5% thì theo tố liệu của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) ở Philippines, Indonesia, Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ trên dưới
50% Dac biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều gần như ngang bằng với nam giới
e_ Chất lượng lao động
Thứ nhất, về mặt sức khỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu
vực về cân nặng, chiều cao, sức bền Theo số liệu điều tra thì số người không đủ
tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%, số lượng người lớn suy dinh
dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (số liệu điều tra năm 2009) Các số liệu
điều tra năm 2008 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ
cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%
Thứ hai,tỷ lệ lao động lao động đã qua đào tạo của chúng ta hiện nay còn rất thấp
Tý lệ lao động từ 15 tuôi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo(%) (Nguôn:Tông cục thông kê)
Qua bảng trên ta có thé thấy được số lượng lao động đã qua đào tao ở nước ta là rất thấp Mặc đù cả nước có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp,
khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động.Hơn nữa nó một sự chênh lệch rất lớn
giữa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn Trong khi ở thành
thị là 30.6% thì ở nông thôn chỉ chiếm 8.5%
Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do nước ta là một nước
nông nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của
một nền nhà nước tiểu nông Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và
kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc
Trang 6b Thực trạng câu lao động
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một
ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tudi(%) ( Nguôn: Tông cục thông kê)
Trong thời gian vừa qua do khủng hoảng kinh tế, cầu về lao động đã giảm, tỷ lệ thất nghiệp dang dần tăng lên, điều này tạo nên một gánh nặng cho xã hội rất lớn
b Giá cả sức lao động
Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền lương/tiền công Cũng giông như các loại hàng hóa khác, giá cả hàng hóa sức lao động cũng bị quy định bởi giá trị của nó và của các quy luật kinh tế như quy luật cung-cầu Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại những thay đổi bước đầu trong hệ thống trả công lao động, tạo nên sự hài hòa giữa người lao động với người sử dụng lao động Chính sách cải cách tiền lương quy định về mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu
là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động Hệ thống thang bảng lương
cũng đã dần dần được điều chỉnh Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước
đã ban hành hệ thống thang bảng lương, bảng lương (Nghị định 26/CP ngày
13/5/1993) để các doanh nghiệp nhà nước áp dụng thống nhất, và trở thành thang
gia tri chung cho việc tính lương như một yêu tố đầu vào
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước đã thé chế hóa chính sách tiền lương bằng cách ban
hành mức lương tối thiểu, còn các nội dung khác của chính sách tiền lương chỉ
mang tính hướng dẫn đề các doanh nghiệp, cơ quan hay tô chức đó quyết định trên
cơ sở quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và điều kiện của từng bên tham gia thị trường
Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị
trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000
đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là 290.000 đồng/tháng Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ
là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo Nghị định
94/2006/NĐ-CP là 450.000 đồng/tháng Dự kiến giai đoạn 2008 — 2012 điều chỉnh
từ 450.000 đồng lên 990.000 đồng/tháng (từ ngày 01/01/2008 đã điều chỉnh từ
Trang 7450.000 đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung)
c Su chuyén dich lao động
e Chuyên dịch lao động nội địa
- Chuyển địch theo ngành: Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế là rất quan trọng Nhìn chung sự chuyển dịch cơ câu lao động theo các ngành kinh tế đã có sự chuyền biến tích cực
Cơ câu lao động phân theo ngành kinh tế (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
- Chuyến dịch theo lãnh thổ: Các dòng lao động nước ta có xu hướng đi
chuyển từ Bắc vào Nam đo một số tỉnh miền Nam hiện đang có điều kiện
phát triển kinh tế tốt hơn đặc biệt là về trịn độ phát triển kinh tế Nhưng
dòng di chuyển lao động mạnh nhất hiện nay vẫn là từ nông thôn ra thành
thị: có đên gan % dan số hiện đang sống ỏ ở các vùng đô thị có nguồn gốc từ nông thôn, chưa kế số lao động đến làm việc theo ngày, hoặc theo thời vụ Trong khi đó, người có nguồn gốc từ thành thị ¡ chuyển đến sinh sống
và làm việc ở các vùng nông thôn chỉ chiếm con số rất nhỏ (gần 8%)
e Di chuyến lao động quốc tế
Sau một số trục trặc cuối năm 2007 và khủng hoảng kinh tế 2008 đã khiến thị trường tiếp nhận lao động số một của Việt Nam một thời là Malaysia bị ảnh hưởng tiêu cực và gần như “đóng cửa” Phía nước sở tại đã ban hành chính sách tạm
ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài ở một số lĩnh vực Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2009 và năm 2010,mỗi năm cả nước đưa được 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài .Có được điều đó là nhờ những chính
sách của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn đi lao động
ở nước ngoài, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xuất khâu lao động và tăng
cường công tác tuyên truyên Tuy nhiên chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật nên giảm tính hấp
dẫn so với nguồn nhân lực của các nước khác: Trung Quốc, Phillipin, Indonexia
Nhận xét về thực trạng hàng hoá sức lao động tại Việt Nam hiện nay: Nền kinh tê thị trường ở nước ta vận động và phát triên gắn liên với quá trình
Trang 8CNH, HĐH Vì vậy, khi vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động vào phát triển thị trường lao động cần phải quan tâm giải quyết vấn đề nguồn cung lao động chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH Mặt khác, trong xu thé hội nhập quốc tế nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển là hướng đến nền kinh tế tri thức Day | la nền kinh tế đòi hỏi lao động trí tuệ cao, vì vậy, người lao động phải biết nắm bắt và xứ lý thông tin nhanh nhạy, đặc biệt là trong những ngành công nghệ mới Xu thế này của nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải đặc biệt quan tâm nhằm
nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động Tuy nhiên, quá trình
nhận thức và vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, cu thé như: về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động còn thấp làm hạn chế phần nào sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị hàng hoá sức
lao động còn bất cập, chưa bao hàm hết những yếu tốt đáp ứng yêu cầu tái
sắn xuất mớ rộng sức lao động cho một bộ phận lớn những người làm công
ăn lương Hệ thống thông tin lao động, việc làm chưa được quản lý chặt chẽ
Hệ thống giáo dục - đào tạo chưa đủ khả năng cung ứng nguôn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
3.Giải pháp cho thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay
Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng nước ta có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển thị trường lao động tuy nhiên giá trị của hàng hóa sức lao động còn thấp Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế
về chất lượng, quy mô và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp, đặc biệt
quan hệ cung-câu trên thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến sự không én định Trước các vân đề trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động để đảm bảo nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế như sau:
Thứ nhất, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và xu thé phát triển của nền kinh tế tri thức Điều đó đòi hỏi các hệ thống giáo dục của chúng ta phải được hoàn thiện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
về phẩm chất, năng lực thì mới có thể tiếp cận được nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
Thứ hai, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể nền kinh tế thị trường sự định hướng xã hội chủ nghĩa: Vì lợi ích
của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà
Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp cần được được luật hoá, theo đó, quan hệ
Trang 9giữa người sử đụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay gắt với nhau mà được chuyền hoá đề kết hợp thành một thê thống nhất, tạo hop luc chung vi su phat triển của xã hội, sự gắn kết hai hoà giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản đề tạo lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người
sử dụng lao động
Thứ ba, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải gắn liền với việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điều đó có nghĩa là phải xây dựng
và phát triên nguôn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Đó là
những người biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại; những người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý vĩ
mô và vi mô; là những người ứng xử có văn hoá cũng như có đạo đức nghề nghiệp Đi đôi với đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho người lao động, cần quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
cho dù người lao động đó làm việc trong bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế nào
Thứ tư, thúc đây giao dịch trên thị trường lao động bằng các hình thức như; phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước, củng
cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khâu lao động,
phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có hiệu
quả thị trường lao động, nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức đại điện cho người lao động và tô chức đại diện cho chủ sử dụng lao động, tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao
động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước
Trang 10KẾT THÚC
Qua bài tiểu luận trên, ta có thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức lao động Đối với Việt Nam hiện nay, việc phát triển nền kinh tế tri thức cần có một nguồn lao động với chất lượng cao Và việc xác định đúng hàng hoá sức lao động là một điều hết sức quan trọng
Trong thời gian tới chúng ta cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động được tự do bán sức lao động, tự do di chuyên sức lao động giữa các vùng, các miền khác nhau nhằm phát huy hết tiềm năng nguồn lực lao động của nước ta với mục đích xây dựng một thị trường lao động sôi động, ồn định và có hiệu quả tác động tích cực đến
sự phát triển kinh tế.