1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Lý luận về hàng hóa sức lao động của MácLênin với thị trường sức lao động của Việt Nam hiện nay.

18 173 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 66,6 KB

Nội dung

Tài sản quý giá và to lớn của quốc gia là nguồn lao động; là một trong những điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách chóng mặt. Trong bối cảnh kinh tế hiện tại không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nguồn tài nguyên giờ đây đang trở nên khan hiếm dần theo thời gian mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người và hoạt động lập nghiệp của mọi người. Nhưng vẫn còn một vấn đề xảy ra đó là chính sách ưu đãi dành cho người lao động trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều nhau. Suy nghĩ ra được những phương pháp thiết yếu nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa hiện tại và mang tính cấp thiết. Những lý luận mang tính lịch sử cũng như có giá trị cao trong nhận thức mỗi con người là lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác. Từ những kiến thức được thể hiện làm bước đệm để giải thích cũng như ứng dụng vào nền hàng hóa thị trường sức lao động hay những vấn đề có tác động và ảnh hưởng tới nó. Thị trường lao động là một thị trường phong phú, mới lạ mà mọi người có thể thỏa sức trao đổi như hàng hóa sức lao động của người lao động với người sử dụng sức lao động được diễn ra một cách thường xuyên và sôi động. Nhà nước và pháp luật có thái độ tích cực, dễ chịu cho thị trường lao động phát triển và phù hợp hơn với người lao động giúp nó thực hiện được ý nghĩa nguyên thủy có nó. Một đất nước phát triển kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, giao lưu phát triển và trao đổi hàng hóa thì việc hiểu thêm về vấn đề hàng hóa sức lao động cũng như thị trường lao động là một việc vô cùng thuận tiện để tiếp nhận thêm những kiến thức để sau này có đủ hành trang gia nhập vào thị trường lao động của Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: Lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác-Lênin với thị trường sức lao động của Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Tạ Đức Minh Lớp: Anh 13 - K59 Chuyên ngành: Kế toán - Kiểm toán Giảng viên hướng dẫn: Ths.Hoàng Văn Vinh

QUẢNG NINH, THÁNG 6 - NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA MAC-LENIN 2

1 Hàng hóa, sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Để sức lao động trở thành hàng hóa cần có điều kiện 2

2 Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính 2

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 5

1 Khái niệm thị trường sức lao động 5

2 Những đặc trưng của thị trường sức lao động 5

3 Thực trạng thị trường sức lao động của Việt Nam 6

3.1 Nguồn cung lao động 7

3.2 Nguồn cầu lao động 8

3.3 Chính sách về tiền công và tiền lương tối thiểu đối với người lao động nước ta hiện nay 9

3.4 Xuất khẩu lao động 9

4 Nguyên nhân của thực trạng thị trường sức lao động 10

5 Những giải pháp cho thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay 11

5.1 Để nguồn cung lao động phát triển cần có giải pháp 11

5.2 Để nguồn cầu lao động phát triển cần có giải pháp 12

5.3 Để chính sách tiền lương và tiền công được hoàn thiện cần có giải pháp 12

5.4 Để xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai trò quản lý của Nhà nước cần có giải pháp 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tài sản quý giá và to lớn của quốc gia là nguồn lao động; là một trong những điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách chóng mặt Trong bối cảnh kinh tế hiện tại không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nguồn tài nguyên giờ đây đang trở nên khan hiếm dần theo thời gian mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người và hoạt động lập nghiệp của mọi người Nhưng vẫn còn một vấn đề xảy ra đó là chính sách ưu đãi dành cho người lao động trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn

và còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều nhau Suy nghĩ ra được những phương pháp thiết yếu nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa hiện tại và mang tính cấp thiết

Những lý luận mang tính lịch sử cũng như có giá trị cao trong nhận thức mỗi con người là lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác Từ những kiến thức được thể hiện làm bước đệm để giải thích cũng như ứng dụng vào nền hàng hóa thị trường sức lao động hay những vấn đề có tác động và ảnh hưởng tới nó

Thị trường lao động là một thị trường phong phú, mới lạ mà mọi người có thể thỏa sức trao đổi như hàng hóa sức lao động của người lao động với người

sử dụng sức lao động được diễn ra một cách thường xuyên và sôi động Nhà nước và pháp luật có thái độ tích cực, dễ chịu cho thị trường lao động phát triển

và phù hợp hơn với người lao động giúp nó thực hiện được ý nghĩa nguyên thủy

có nó

Một đất nước phát triển kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, giao lưu phát triển và trao đổi hàng hóa thì việc hiểu thêm về vấn đề hàng hóa sức lao động cũng như thị trường lao động là một việc vô cùng thuận tiện để tiếp nhận thêm những kiến thức để sau này có đủ hành trang gia nhập vào thị trường lao động của Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA MAC-LENIN

hóa

1.1 Khái niệm

Theo quan điểm của C.Mác:” Thông qua trao đổi qua lại mua bán mà sản phẩm của lao động nào đó có thể đáp ứng được yêu cầu một thứ cần có nào đó của con người thì được coi là hàng hóa.”

“Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra tiến hành vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó thì là sức lao động.” - Theo C.Mác đã viết

1.2 Để sức lao động trở thành hàng hóa cần có điều kiện.

Để sức lao động trở thành hàng hóa cần có đủ 2 điều kiện sau đây:

Một, người lao động được tự do về thân thể, có quyền sử dụng sức lao động của mình và có thể tùy ý bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định

Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên muốn sống họ phải bán sức lao động cho người khác sử dụng

Với sự biến đổi từ sức lao động trở thành hàng hóa là một quá trình tiền trở thành tư bản đồng thời quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa và tiền tệ phải tiến triển hình thành đến một trình độ nhất định thì khi đó tiền mới mới có thể trở thành tư bản một cách hoàn thiện nhất

Quá trình từ sức lao động trở thành hàng hóa làm cho nó cũng hình thành nên hai thuộc tính là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng như những hàng hóa thông thường khác Nhưng nó cũng có những nét riêng biệt của mình đối với những hàng hóa khác

Giá trị của hàng hóa sức lao động

Trang 5

+ Giá trị hàng hóa sức lao động cũng là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định

+ Xét về cấu hình, do hàng hóa sức lao động tồn tại trong con người đang sống, nên để sống và tái sản xuất sức lao động, người lao động phải sử dụng lượng tài nguyên sinh hoạt nhất định

+ Để tái sản xuất ra sức lao động thì cần một khoảng thời gian lao động

xã hội cần thiết và nó sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội mà từ đó có thể làm ra những kiến thức cũng như tài liệu sinh hoạt nhất định mà người lao động có thể tiêu dùng Hàng hóa sức lao động còn bao gồm cả yếu tố tinh thần

và lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được,

+ Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm:

Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) đề tài sản xuất ra sức lao động;

Hai là, chi phí bỏ ra để tiến hành đào tạo người lao động;

Ba là, hình thành lên những giá trị về tài liệu cũng như kiến thức sinh hoạt ( vật chất và tinh thần ) nuôi con của người lao động

Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá

cả của hàng hóa sức lao động phải hiện lên một cách rõ ràng nhất lượng giá trị nêu trên

Giá trị sử dụng của hàng hóa cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người

mua

+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiến hành

sử dụng sức lao động, tức là chuỗi các hoạt động lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó

+ Đặc điểm của hàng hoá sức lao động: trong quá trình sử dụng, sức lao động hình thành nên một lượng giá trị mới to hơn lượng giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với sức lao động là giá trị thặng dư từ đây suy ra được đó

là nút thắt để có thể điều hòa công thức chung của tư bản một cách hài hòa

+Mong muốn được thỏa mãn một cách cấp thiết nhu cầu sở hữu giá trị lớn

Trang 6

hơn, giá trị tăng thêm của người mua hàng hóa sức lao động Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động

+ Là một loại hàng hóa đặc biệt thì hàng hóa sức lao động mang cả yếu tố tinh thần và lịch sử Một sự đặc biệt, một thứ mà hàng hóa thông thường không

có nhưng hàng hóa sức lạo động lại có được, đó là trong khi sử dụng nó, tạo ra

số lượng giá trị lớn hơn và giữ cho những giá trị của nó được nguyên vẹn

+ C.Mác khẳng định, hao phí sức lao động chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư

Trang 7

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

NAM HIỆN NAY

Thị trường sức lao động (Thị trường lao động) là một nhánh lớn của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình hình thành trao đổi giữa một bộ phận

là người lao động tự do và một bộ phận là người có nhu cầu sử dụng lao động

Sự trao đổi này được coi là thỏa thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một bản hợp đồng làm việc bằng văn bản đánh máy hoặc viết tay hay bằng miệng Cũng giống như các loại thị trường thì thị trường sức lao động cũng bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi những quy luật như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh hay quy luật giá trị thặng dư đều có những tác động nhất định đến thị trường

Đầu tiên là lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp, người lao động cả về số lượng hay chất lượng Người làm thuê phải tham gia tích cực, và chủ động trong quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình mặc dù đây là hàng hóa sức lao động của người sử dụng lao động, để tạo ra sản phẩm hàng hóa - dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng cải tiến tốt hơn Khác với những thị trường khác của nền kinh tế thị trường thì thị trường sức lao động

có những nét đặc trưng riêng của nó

Đặc trưng tiếp theo cần nói đến là người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng cũng như chất lượng của sức lao động, cho nên mối quan hệ lao động giữa người sử dụng sức lao động và người lao động là mối quan hệ ảnh hưởng lâu dài.Tuy nhiên do vẫn là sức lao động của người lao động tạo ra nên

Trang 8

người sử dụng lao động đó vẫn phải đôn thúc, phát triển mối quan hệ với người lao động để cải thiện hàng hóa tạo ra hay nâng cao được năng suất Chính vì lẽ

đó cần phải tích cực khuyến khích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp Phải khuyến khích cả về mặt tinh thần cũng như vật chất thì mới

có thể thúc đẩy được năng suất lao động

Tiếp đến là chất lượng lao động của người lao động không đồng nhất Nó

bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi giới tính, độ tuổi, sức lực, trí thông minh, về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,…Vì vậy rất khó khăn và gặp nhiều vấn đề trong việc đánh giá chất lao động của người lao động để thực hiện trả lương hay lựa chọn tuyển dụng vào một bộ phận phù hợp nhất

Ngoài ra, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quyết định được chất lượng cũng như số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra Cho nên, các chính sách, các quy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm… vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như giá cả, việc làm

Đồng thời, thị trường lao động luôn có những hạn chế nhất định về địa lý theo cung, về chuyên môn theo ngành, nghề Vậy nên cần phải hiểu về sự tác động chuyển dịch qua lại và sự liên kết giữa các thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức) khác nhau giữa các vùng, các nghề…

Cuối cùng, thị trường lao động cũng giống như bao loại thị trường khác trong hệ thống thị trường đều bị chịu sự tác động nhất định của pháp luật Các quy định cũng như điều luật và quy định có sự tác động đến hành vi và điều kiện của cả hai chủ thể người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuận các điều kiện và giá cả của dịch vụ lao động hay thị trường lao động chịu sự điều phối nhịp nhàng của Chính Phủ thông qua quy chế, hình thức luật pháp, mức tiền lương tối thiểu mà người lao động nhận được,…

Trang 9

3 Thực trạng thị trường sức lao động của Việt Nam

Từ năm 1986 sức lao động đã được nhà nước ta công nhận là một loại hàng hóa Vì vậy mà việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu và vô cùng quan trọng Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng phát triển thị trường sức lao động đóng một vai trò thiết yếu trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường theo theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3.1 Nguồn cung lao động

- Về số lượng lao động:

Theo báo cáo của UNFPA, Việt Nam đang trong thời kỳ tỷ lệ dân số hoàn hảo nhất, với dân số trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm đến tới 70% dân số Theo

số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, Năm 2019, Việt Nam có 55,77 triệu người đang trong độ tuổi lao động

Nước ta có lực lượng lao động dồi dào nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, khu đô thị, ven biển, giữa đồng bằng, và miền núi Hiện nay ở Việt Nam cung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai, điều đó tạo ra một sức đè ép về việc làm cho người dân Hàng năm cung sức lao động tăng từ 3,3% đến 3,5%, như vậy mỗi năm chúng ta sẽ có thêm khoảng 1,5 đến 2 triệu người đến độ tuổi lao động Đây là những tác hại cần đề phòng ngày càng lớn giữa quy mô chung và cấu trúc “cung-cầu” sức lao động trên thị trường lao động. Đồng thời, do hậu quả của bùng nổ dân số, lượng cung lao động đang lớn hơn lượng cầu lao động trên thị trường, từ đó tạo sức ép lớn trong việc giải quyết nghề nghiệp cho công

dân Từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2020 là gần 2,5%, cao gần gấp 1,15 lần so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi làm việc trong 9 tháng năm

2020 là hơn mức 7%, tăng 0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

- Về chất lượng lao động

Điểm tích cực trong nguồn lao động ở nước ta đó là sự cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, và đặc biệt kinh nghiệm trong các

Trang 10

ngành truyền thống như Nông – lâm – ngư nghiệp Tỷ lệ lao động qua đào tạo

có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên quý IV năm 2020 là 24,6%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn hẳn 1,11 điểm phần trăm so với cùng thời kỳ vào năm trước Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%, cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với năm 2019

Từ đó có thấy được sự cải thiện về chất lượng lao động của Việt Nam đang từng bước đạt được những thành quả nhất định

Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta so với thế giới thì vẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo, bằng cấp có sự cải thiện so với các năm thế nhưng, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm hơn 70% nguồn lao động tỷ lệ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên giữa thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn Cụ thể là năm 2020 ở khu vực thành thị là 39,9%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 16,3%

Người lao động ở nước ta còn thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, ngại sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm làm việc

3.2 Nguồn cầu lao động

Được định nghĩa là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương trong một khoảng thời gian xác định Điều ấy thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động

Dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhu cầu tuyển dụng lao động trong tháng 2 và tháng 3 có xu hướng giảm so với tháng 1 năm 2020 nhu cầu tuyển dụng nhân lực 3 tháng đầu năm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 27,30% so với năm 2019)

- Tỷ lệ thất nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 là 7,07%, tăng 0,45 phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 9 tháng đầu năm 2020

là 2,69%, tăng 1,15 phần trăm so với cùng kỳ năm trước

Trang 11

3.3 Chính sách về tiền công và tiền lương tối thiểu đối với người lao động nước ta hiện nay

Trên thị trường lao động hiện nay, giá cả của hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới thông qua tiền lương/tiền công mà người lao động được trả Theo nguyên tắc của C.Mác, mức tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động đồng thời đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người lao động cùng gia đình họ Sự phân phối tiền lương hợp lý

sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động Vì vậy, thu nhập của bản thân và tiền lương cũng phải thể hiện được sự công bằng không chênh lệch theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của người lao động

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 ( đồng/tháng ) ta có thể thấy vùng I

có mức lương tối thiểu cao nhất trong 4 vùng là 4.420.000 đồng/tháng Vùng IV

có mức lương tối thiểu thấp nhất là 3.070.000 đồng/tháng Vùng II đứng thứ hai

là 3.920.000 đồng/tháng Vùng III đứng thứ ba là 3.430.000 đồng/tháng

Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động quý IV/2020 đạt 5,7 triệu đồng,

Từ đó, cho thấy giá cả của sức lao động trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp Mức lương trung bình của người lao động còn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội, từ đó giảm động lực của người lao động trong công việc

3.4 Xuất khẩu lao động

Ngày đăng: 23/07/2021, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w