1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Lý luận về hàng hóa sức lao động và việc vận dụng để phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay

21 179 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 103,01 KB

Nội dung

Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi về chất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động. Thị trường lao động đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể. Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuê mướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trình biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ. Trong những khó khăn lớn về nhận thức mà chúng ta đang gặp phải có vấn đề bản chất của lao động và thị trường lao động. Từng quen với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân, thoát ra ngoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi thay đổi quan niệm về lao động, bởi vì từ nay lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường. Dù có mang những phẩm chất đặc biệt thế nào đi nữa, sức lao động vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét trong mối tương quan với các hàng hóa khác và ngay cả với chính nó. Vì vậy, việc tiếp tục nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hàng hóa sức lao động, về thị trường lao động là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Do đó em lựa chọn đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao động và việc vận dụng để phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay” để có thể phân tích rõ từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học, cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển thi trường lao động của nước ta hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: Lý luận về hàng hóa sức lao động và việc vận dụng

để phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay

Họ và tên: Chu Bình Nhi

Lớp: Anh 13 – KTKT –K59 Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Văn Vinh

HÀ NỘI – THÁNG 6 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG

1 Hàng hóa

2 Sức lao động và điều kiện trở thành hàng hóa

3 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NƯỚC TA

HIỆN NAY

1 Thị trường lao động

2 Thị trường lao động ở nước ta hiện nay

2.1 Thực trạng thị trường lao động ở nước ta

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi vềchất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động Thị trường lao động

đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể.Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện quaviệc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuêmướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động

Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trìnhbiến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Nền kinh

tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ.Trong những khó khăn lớn về nhận thức mà chúng ta đang gặp phải có vấn đềbản chất của lao động và thị trường lao động Từng quen với quan niệm coi laođộng là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân, thoát rangoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi thay đổi quan niệm về laođộng, bởi vì từ nay lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thịtrường Dù có mang những phẩm chất đặc biệt thế nào đi nữa, sức lao động vẫn

là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét trongmối tương quan với các hàng hóa khác và ngay cả với chính nó Vì vậy, việctiếp tục nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hàng hóa sức lao động, về thị trườnglao động là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước tahiện nay

Do đó em lựa chọn đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao động và việc vậndụng để phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay” để có thể phân tích rõ

từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học, cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển thitrường lao động của nước ta hiện nay

Trang 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG

1 Hàng hóa

*Khái niệm:

Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thôngqua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người.Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất

* Các thuộc tính của hàng hóa:

Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:

- Tính ích dụng đối với người dùng

- Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động

- Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm

Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cáchhiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định Phạm trù hàng hóamất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trùgiá trị Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng,sức lao động, v.v được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết cónhững tính chất như đã liệt kê trên

Trang 5

2 Sức lao động và điều kiện trở thành hàng hóa

*Sức lao động:

Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong mộtcon người và được người đó sử dụng vào sản xuất Sức lao động là cái có trướccòn lao động là quá trình vận dụng sức lao động

* Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

Theo C.Mác: “ Sức lao động , đó là toàn bộ các thể lực và trílực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh độngcủa con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm chohoạt động để sản xuất ra những vật có ích”

Trong bất kì xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơbản để sản xuất Nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào,sức lao động cũng trở thành hàng hóa Sức lao động chỉ trởthành hàng hóa khi có đủ các điều kiện sau:

- Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủsức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mìnhnhư một hàng hóa

- Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuất cầnthiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gìkhác, để tồn tại thì buộc phải bán sức lao động của mình đểsống

Trang 6

*Hàng hóa sức lao động:

Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện

đó Một mặt, cách mạng tư sản đã giải phóng người lao độngkhỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến.Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tíchluỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sảnxuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuấtvào trong tay một số ít người

Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thứcthuê mướn Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủnghĩa tư bản, nhưng không phổ biến và chủ yếu được sử dụngtrong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng Chỉ đến chủ nghĩa

tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bảncủa toàn bộ nền sản xuất xã hội

Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng củanhững người chủ sở hữu hàng hoá, bình đẳng với nhau trên cơ

sở “thuận mua, vừa bán” Điều đó đã tạo ra khả năng kháchquan cho sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánhdấu một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của cáccông dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển của

Trang 7

văn minh nhân loại Sức lao động biến thành hàng hoá là điềukiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản.

3 Thuộc tính của hàng hóa lao động

Cũng giống như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao độngcũng có hai thuộc tính, đó là: giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian laođộng xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa sứclao động quyết định Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như nănglực sống của con người Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, ngườicông nhân phải tiêu thụ một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định

về ăn, mặc, ở, học nghề… Ngoài ra người lao động còn phảithỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ Vì vậy,thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất hàng hóa sứclao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết

để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói cách khác,giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp thông quagiá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất rasức lao động

Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, giá trị của nóbao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Lượng giá trị hàng hóasức lao động được hợp thành từ những bộ phận :

Trang 8

- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinhthần cần thiết để tái tạo sức lao động, duy trì đời sống củabản thân người công nhân.

- Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân

- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thầncần thiết cho con cái người công nhân

Để biết sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức lao động trongmột thời kì nhất định cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động,đối lập nhau đến sự biến đổi giá trị sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của

nó làm thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà tư bản.Giá trị sử dụng được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức laođộng, tức là quá trình lao động của người công nhân Quá trìnhnày khác với hàng hóa thông thường ở chỗ, đó là, trong quátrình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa thông thường, thì cả giátrị và giá trị sử dụng của nó sẽ giảm dần và tiêu biến mất dầntheo thời gian Trong khi, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức laođộng lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó,sáng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sứclao động

Trang 9

Từ quá trình tiêu dùng sức lao động, tạo ra một lượng giá trịhàng hóa dôi ra so với giá trị sức lao động, đó là giá trị thặng dư

mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt Như vậy, giá trị sử dụng củahàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốcsinh ra giá trị, tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó

Đó chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thứcchung của tư bản Chính đặc điểm này đã làm cho sự xuất hiệncủa hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệchuyển hóa thành tư bản

Trang 10

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NƯỚC

*Bản chất, đặc trưng của thị trường lao động

- Một là, hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt, vì khácvới hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động gắn chặt với người có sứclao động (không thể tách tời người lao động) cả về số lượng và chất lượng Dù

đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì nó vẫn đòi hỏi phải thường xuyênđược cung cấp những điều kiện về vật chất, tinh thần để tồn tại và không ngừngphát triển Do người lao động vẫn giữa quyền kiểm soát số lượng và chất lượngsức lao động, được tích lũy, sáng tạo trong quá trình lao động nên việc duy trì,phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất,hiệu quả của quá trình lao động Người sử dụng lao động phải xây dựng một cơ

Trang 11

chế đãi ngộ, kích thích, tạo động lực đối với người lao động phù hợp với sự pháttriển của doanh nghiệp và xã hội, trong đó tiền lương, tiền thường,…là các yếu

tố quan trọng đến sự phát triển hàng hóa sức lao động

- Hai là, tình không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường laođộng: Các hàng hóa, dịch vụ đặc bịt là hàng hóa công nghiệp thường đượcchuẩn hóa cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng Những hàng hóasức lao động không đồng nhất Mỗi người lao động khác nhau về tuổi tác,nguồn gốc, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc vàchúng đều có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu lực lao động Đồng thời, người laođộng còn có sự khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sốnăm kinh doanh công tác Mỗi người lao động là tổng hợp các năng lực bẩmsinh, sức lao động tự có cộng với các kỹ năng chuyên biệt tiếp thu được thôngqua giáo dục, đào tạo Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từngngười

- Ba là, giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung-cầu laođộng xác định: Sự hoạt động của quy luật cung- cầu lao động trên thị trường xácđịnh giá cả sức lao động, được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏathuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công.Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, giá cả sức lao động có thể ở mức thấp.Ngược lại, ở thời điểm cầu lao động lớn hơn cung lao động, đặc biệt đối với

Trang 12

người lao động có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, ở dạng “quý hiếm” thì sứclao động sẽ có giá cao hơn.

- Bốn là, thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau:ngoài thị trường lao động chung toàn quốc, người ta còn xác định các phânmảng thị trường khác như thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, thị trườnglao động theo trình độ kỹ năng, Xuất phát từ đặc điểm cung- cầu lao động khácnhau theo vùng, khu vực, địa phương, do trình độ phát triển nguồn nhân lực,phát triển kinh tế của các vùng, khu vực có sự khác nhau, nên thường tạo ranhững ranh giới thị trường lao động Vì thế trên thị trường lao động của một sốnước có thể ở vùng này, vùng khác hoặc khu vực này, khu vực khác, mức độhoạt động của quy luật cung- cầu lao động có thể khác nhau, sôi động hoặc kémsôi động

- Năm là, vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường laođộng Trong các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị trường lao động, cáncân thường nghiêng về phía người sử dụng lao động, vì ở các nước đang pháttriển, số lương những người đi tìm việc làm thường nhiều hơn số lượng cơ hộiviệc làm sẵn có (cung thường lớn hơn cầu) Người lao động đi tìm việc không

có tự liệu sản xuất, nguồn lực hạn chế phải bán sức lao động, trong khi đó người

sử dụng lao động có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn lao động hơn Trên thịtrường lao động với cung lao động dồi dào thì người sử dụng lao đọng thường ởthế mạnh trong đàm phán với người lao động, thường có vị trí quyết định về các

Trang 13

vấn đề trong quan hệ lao động Đối với các loại lao động khan hiếm trên thịtrường lao động như lao động lành nghề cao, lao động đòi hỏi khả năng đặcbiệt…thì vị thế của người lao động đạt được sự cân bằng hơn với người sử dụnglao động trong thỏa thuận và đàm phán về các nội dung hợp đồng lao động.

*Ý nghĩa của thị trường lao động:

Phát triển thị trường lao đọng có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến người laođộng, và ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút đầu tư, tới sự phát triển kinh tế củamột quốc gia, hoặc một địa phương

– Sự phát triển của thị trường lao động với nguồn nhân lực dồi dào về số lượnghứa hẹn đáp ừng đủ nhu cầu về nhân lực cho nhà đầu tư để đảm bảo hoạt độngsản xuất kinh doanh theo kế hoạch của họ Lao động là yếu tố đầu vào quantrong, có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực kháctrong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nhà đầu tư thường quan tâm trướchết đến nguồn lao động

– Một thị trường lao động với nguồn cùng lao động đầy đủ về số lượng, đảmbảo về chất lượng sẽ hấp dẫn đặc biệt các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trong bốicảnh thế giới đang dần tiến đến nền kinh tế tri thức, yếu tố con người với trình

độ chuyên môn phù hợp sẽ quyết định tính cạnh tranh doanh nghiệp, doanhnghiệp nào có nguồn nhân lực được đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao,đáp ứng tốt yêu cầu công việc sẽ đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh

Trang 14

– Một thị trường lao động với mặt bằng giá cả sức lao động phù hợp sẽ tạo sứchấp dẫn đối với nhà đầu tư Chi phí lao động chiếm một phần không nhỏ tronggiá thành sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận mà nhà đầu tư dự kiếnthu được

– Một thị trường lao động với các điều kiện giao dịch thuận lợi giữa cung vàcầu lao động cũng sẽ kích thích hoặc thu hút nhà đầu tư

2 Thị trường lao động ở nước ta hiện nay

Ngoài một số đặc điểm của thị trường lao động nói chung, thị trường laođộng Việt Nam còn có những đặc điểm sau:

- Việt Nam có khoảnh 45 triệu người trong độ tuổi lao động Lực lượng laođộng trẻ hùng hậu, trình độ văn hóa khá và đồng đều, khả năng tiếp thucông nghệ nhanh, chấp nhận mức lương thấp hơn các thị trường khác

- Về mặt số lượng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đốivới công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ khôngphải lúc nào cũng đáp ứng được

- Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, ý thức, tácphong công nghiệp chưa cao Phần lớn số lao động chưa được đào tạonghề sống ở nông thông, gây khó khăn cho việc thúc đất chuyển dịch cơcấu lao động

- Thị trường lao động cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước

đi đầu tiên, gần như hoàn toàn tự phát Các hoạt động dịch vụ liên quan

Trang 15

đến thị trường lao động chưa hoàn thiện, quy mô thị trường lao động cònhạn chế.

2.1 Thực trạng thị trường lao động nước ta

Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố không đồngđều giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi; khôngđồng đều giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Hiện nay ở Việt Namcung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai,điều đó tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư Hàng năm cung sứclao động tăng từ 3,2% đến 3,5%, như vậy mỗi năm chúng ta sẽ có thêm khoảng1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động Đó là hậu quả của việc bùng nổdân số trong những năm vừa qua Đây là những bất cập ngày càng lớn giữa quy

mô chung và cấu trúc “cung-cầu” sức lao động trên thị trường lao động

Lao động nước ta cần cù, chịu khó, luôn sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi,kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ (đặc biệt trong các ngành truyền thốngnhư Nông – lâm – ngư nghiệp) Chất lượng lao động ngày càng được nâng caonhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế, theo báo cáocho thấy từ năm 1996 đến năm 2005 chất lượng lao động tăng từ 12,3% đến25% Đặc biệt lao động nước ta chủ yếu lao động trẻ, năng động, nhạy bén vàtiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật

Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Về mặt sứckhỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực Về tỷ lệ lao

Ngày đăng: 23/07/2021, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w