1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ 8.

18 764 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực của học sinh.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH

TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH

CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG

LẬP NIÊN BIÊU MÔN LỊCH SỬ 8

Người thực hiện: V õ Văn Út

Chức vụ: Giáo viên

V ĩnh Th ịnh, ng ày 15 th áng 11 n ăm 2013

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP

NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ 8

I Đặc vấn đề:

1 Lý do chọn đề tài.

Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập

và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua

Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học

Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là

sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch Sử 8 phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Trang 3

Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh

Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học

Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực

của học sinh

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng

tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới ở các tiết làm bài tập lịch sử, ôn tập chương, ôn tập học kì, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về thời gian, sự kiện lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, lịch sử Việt Nam Từ đó làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 của trường THCS Vĩnh Thịnh trong những năm học vừa qua

Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Vĩnh Thịnh với tất cả các khối lớp

Trang 4

Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học

Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh phải hệ thống tất cả các kiến thức trong các tiế ôn tập, làm bài tập, tổng kết Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời gian Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch sử Biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương Từ

đó biết khái quát, tổng hợp, nội dung bài học

II NỘI DUNG:

1 Thực trạng:

Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều Nhiều

em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới

Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng

có nhiều nguyên nhân Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh

Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện

Trang 5

thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất

Việc phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử 8, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ

Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó

Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch

sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8

2 Thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi:

Từ năm học 2012-2013 phòng Giáo dục huyện Hòa Bình đã thành lập các cụm chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện

Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử

Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học

Trang 6

Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên

đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài

và các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết

Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình

* Khó khăn:

Ở trường THCS Vĩnh Thịnh một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên

Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn

Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày

kĩ năng lập niên biểu mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học

Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp Nhằm giảm bớt số lượng

Trang 7

học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà

cụ thể là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương lập niên biểu một cách hiệu quả nhất

3 Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành thực hiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác

+ Phương pháp tổng hợp, khái quát, đối chiếu…

+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học

+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh

4 Giải pháp

Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu Lịch sử 8 nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến thời gian, sự kiện của bài học mới ở nhà Đồng thời phải có kế hoạch

cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp

Trước hết để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng và nguyên tác cơ bản sau:

* Kĩ năng:

- Nắm được phương pháp cơ bản lập niên biểu lịch sử

- Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử

- Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác

Trang 8

- Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu

* Nguyên tác:

Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu

kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp

Ngoài ra các giờ sử dụng niên biểu trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức Giáo viên phải khắc phục khó khăn, trao đổi chuyên môn tổ, chuyên môn cụm

để có cách lập niên biểu một cách hiệu quả nhất

Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu thời gian và sự kiện lịch sử dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động

Sử dụng niên biểu đúng mục đích, đúng lúc, đúng mức độ Cường độ kết hợp lập niên biểu với các đồ dùng được trang bị tốt Nội dung lập niên biểu phải

rõ ràng, sinh động, hấp dẫn với phương pháp thường hay sử dụng

Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

Ví dụ 1:

Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo: (Thời gian, phong trào, nội dung chủ yếu, kết quả)

Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau:

Thời gian Phong trào Nội dung chủ yếu Kết quả Đầu thế kỉ XIX - Đập phá máy

móc

- Bãi công

- Phá máy móc đốt công xưởng

- Đòi tăng lương

Thành lập các công đoàn

Trang 9

giảm giờ làm.

1831 Khởi nghĩa công

nhân dệt tơ ở Li-ông (Pháp)

- Đòi tăng lương, giảm giờ làm

- Đòi thiết lập chế

độ cộng hòa

Cuộc khởi nghĩa

bị đàn áp

1844 Khởi nghĩa công

nhân dệt Sơ-lê-din(Đức)

Chống sụ hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ

Khởi nghĩa bị đàn

áp đẫm máu

1836-1847 Phong trào hiến

chương ở Anh

- Mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị

- Đòi quyền bầu

cử, tăng lương, giảm giờ làm

Phong trào bị dập tắt nhưng đã mang

rõ tính chất quần chúng rộng lớn, có tính tổ chức và mục tiêu chính trị

rõ nét

Ví dụ 2:

Khi dạy bài 5: công xã Pari 1871

Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về công xã Pari

1871 theo: (Thời gian, diễn biến, kết quả),

Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau:

4-9-1870 Nhân dân Pa-ri (công

nhân và tiểu tư) sản khởi nghĩa

Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa

18-3-1871 Khởi nghĩa ở Pa-ri Nhân dân làm chủ Pa-ri

26-3-1871 Bầu củ Hội đồng công

86 đại biểu chúng cử, công xã được thành lập

Đầu tháng 4 đến đầu

tháng 5-1871

Quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pari

Quân Véc-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri

20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn

công Pa-ri

Tuần lễ đẫm máu

Trang 10

27-5-1871 Trận chiến đấu ở ngĩa địa

Cha La-se-dơ

Trận chiến cuối cùng, công xã sụp đổ

Ví dụ 3:

Khi dạy bài 11: các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX theo: (Tên nước, thời gian, các cuộc đấu tranh tiêu biểu, kết quả)

Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau:

Tên nước Thời gian Các cuộc đấu

tranh tiêu biểu

Kết quả

Cam-pu-chia 1863-1868 Khởi nghĩa ở Ta

Keo, khởi ngĩa ở Cra-chê

Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp

Việt Nam 1885-1896

1884-1913

Phong trào Cần

nghĩa Yên Thế

Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp

chống Anh

Chưa có kết quả

Phi-líp-pin 1896-1898 Cách mạng bùng

nổ

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời

ở Xa-van-na-khét Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp

In-đô-nê-xi-a 1905-1908 Thành pập công

đoàn xe lửa

Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a

Ngày đăng: 19/12/2014, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w