1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường eu

44 986 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 434 KB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt EU European Union Liên minh Châu Âu GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập CBPG Chống bán phá giá WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế BCT Bộ công thương PCA Hợp tác toàn diện FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do AICO Chương trình hợp tác công nghệ ASEAN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Đại hội Đảng XI, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Cùng với chủ trương của Đảng là sự phát triển của đất nước ngành giày dép Việt Nam ngày càng có nhiều chuyển biến và thêm vào đó là những bước phát triển vượt bậc, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm gần đây, ngành giày dép với sự nỗ lực phát triển của mình đã được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba ngành có vị trí quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam là phù hợp với chủ trương của Đảng và điều kiện nước ta theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, thị trường EU là một thị trường lớn với 27 quốc gia thành viên, là một trong ba trung tâm tài chính kinh tế hàng đầu thế giới trong một thời gian dài, có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Thị trường EU với nhu cầu nhập khẩu cao phần lớn là hàng may mặc, giầy dép, thủy sản… Từ khi Nhà nước ta có chính sách mở cửa đến nay, thị trường EU luôn được coi là đối tác lâu dài và ổn định. Nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng sang thị trường EU như dệt may, giầy dép, thủ công mĩ nghệ… trong đó ngành giầy dép chiếm một vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang EU. Vì vậy, chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giầy dép Việt Nam sang thị trường EU giúp tăng trưởng ổn định về ngoại thương đồng thời cũng thực hiện được chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Nhà nước. Tuy nhiên, mặt hàng giầy dép của nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Điển hình là những năm gần đây, Việt Nam bị kiện bán phá giá trên thị trường EU đã hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành và tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Do vậy cần có những biện pháp để giúp nước ta không mất thị trường tiềm năng này. Hiểu được vấn đề của ngành xuất khẩu giày dép và mong muốn nghiên cứ tìm hiểu sâu về thị trường EU và hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam, thực trạng của EU và đề xuất giải pháp Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và đánh giá một cách khách 2 quan ưu, nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giày dép sang thị trường EU của các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: xuất khẩu giày dép của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: - Xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU - Thời gian nghiên cứu: 2007-2011 và kiến nghị cho đến năm 2015 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích, thống kê và so sánh tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU Chương 2: Phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU đến năm 2015 CHƯƠNG I 3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG EU VÀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA THỊ TRƯỜNG EU 1.1.1. Những đặc điểm chính của thị trường EU Bắt đầu năm 1968, thị trường EU là một thị trường thống nhất về hải quan và có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước Ngày 7/2/1992, hiệp ước Masstricht được kí tại Hà Lan và đến ngày Ngày 1/1/1993, hiệp ước Masstricht chính thức có hiệu lực đã hình thành thị trường chung Châu Âu và thông qua việc hủy bỏ biên giới nội bộ trong EU Thị trường EU hiện nay có 27 thị trường quốc gia thành viên, là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học-kĩ thuật và là thị trường chính của xuất khẩu mặt hàng giầy dép nước ta. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nắm bắt được định hướng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thực tế nhằm ổn định và tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. 1.1.1.1.Về tập quán, thị hiếu người tiêu dùng Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia lại có đặc điểm tiêu dùng riêng nên thị trường này có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa. Có những mặt hàng rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức ưa thích. Tuy nhiên, các thành viên đều là các quốc gia nằm trong khu vực Châu Âu nên người tiêu dùng của thị trường EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng giữa họ. Người tiêu dùng Châu Âu có những quy định khắt khe về các sản phẩm tiêu dùng nên các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh khỏe, vệ sinh và có nguồn gốc rõ được ưa chuộng. Đặc biệt, họ thích sử dụng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng mặc dù nó có thể đắt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thông thường khác vì họ cho rằng những sản phẩm này sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Thị trường EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, mức sống và thu nhập cao và khá đồng đều do vậy, yếu tố trước tiên quyết định tiêu dùng của người Châu Âu là chất lượng và thời trang sau mới đến giá cả được tiêu dùng trên thị trường này. Mặc dù hiện nay EU đang bị khủng hoảng nợ công tác động nhưng sức mua vẫn khá lớn. Đây là một thị trường tiềm năng. 4 Thị trường EU giống một thị trường đa quốc gia nên bao gồm các nhóm tiêu dùng sau đây: - Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao(chiếm 20% dân số): dùng hàng chất lượng tốt và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo - Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình( chiếm 60% dân số): dùng hàng có chất lượng kém hơn 1 chút so với nhóm 1 và giá cũng rẻ hơn - Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp( chiếm 20% dân số): tiêu dùng những mặt hàng có giá cả và chất lượng đều thấp hơn nhóm 2 1.1.1.2. Về kênh phân phối Thị trường EU là thị trường rộng lớn của 27 các nước thành viên. Do vậy, hệ thống phân phối ở thị trường EU cũng khá phức tạp. Hệ thống kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ tham gia vào hệ thống này bao gồm: các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng , siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập….trong đó nổi bật lên là vai trò các công ty xuyên quốc gia. Hệ thống kênh phân phối hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Do vậy, việc tiếp cận được hệ thống phân phối này là điều rất khó cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận bằng cách sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm các nhà nhập khẩu của thị trường EU để hợp tác, đàm phán từ đó tìm cơ hội xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể biết được thị hiếu của thị trường EU và đáp ứng đúng nhu cầu của họ đồng thời cũng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp Thứ hai, các doanh nghiệp có thể tham gia lien doanh và trở thành công ty con của những công ty xuyên quốc gia ở thị trường EU. Như vậy, ngành giày dép Việt Nam vừa có thể xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU đồng thời có thể được các công ty mẹ đầu tư về dây chuyền công nghệ, cơ sở vật chất, đào tạo tay nghề… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các công ty này. Thứ ba, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể liên doanh với các công ty ở thị trường EU có uy tín, thương hiệu về việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hang hóa. 1.1.1.3. Năng lực sáng tạo của thị trường EU về khả năng sáng tạo mốt, khả năng sản xuất và xuất khẩu Thị trường EU được biết đến là nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn, đòi hỏi chất lượng cao cũng như mẫu mã đa dạng. Việc người tiêu dùng của thị trường EU ưa chuộng những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng cũng là do các sản phẩm 5 này đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của họ. Sự có mặt của nhiều trung tâm thời trang, các hãng hàng nổi tiếng tại thị trường EU đã biến thị trường này là kinh đô thời trang của thế giới. Thị trường EU một mặt nhập khẩu mặt hàng giày dép để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mặt khác, họ cũng đi vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có lịch sử lâu đời này. Tuy chịu ảnh hưởng về việc nhập khẩu hàng giày dép của các nước bên ngoài có giá rẻ hơn và ảnh hưởng của quá trình quốc tế hóa làm cho ngành giày dép của EU có xu hướng bị giảm nhưng hàng mặt hàng giày dép của EU vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng của ngành giày dép thế giới. Đặc biệt nhờ có những kĩ thuật về thuộc da mà chất lượng hàng giày dép của EU giữ vị trí số một thế giới được nhiều nước ưa chuộng. Hiện nay, khả năng sản xuất hàng giày dép của thị trường EU tại ngay lãnh thổ Châu Âu có xu hướng giảm nhưng thực tế EU đang mở rộng ngành giày dép dưới hình thức marketing tại nhiều nước, đặc biệt là Châu Á và hình thức chủ yếu là thuê gia công theo mẫu mã, kiểu dáng mà nhà tạo mẫu EU thiết kế. Vì vậy, EU rất có năng lực về khả năng sáng tạo, khả năng sản xuất và xuất khẩu 1.1.1.4. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU Khác với nhiều thị trường trên thế giới vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng được EU hết sức chú trọng. Chính vì vậy, các sản phẩm trước khi được tiêu thụ trên thị trường EU sẽ được kiểm tra ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bõ việc kiểm tra ở biên giới. Các quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng được EU thông qua như: quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu… Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Hơn nữa, EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Nên các doanh nghiệp muốn có mặt sản phẩm của mình trên thị trường EU thì phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được. Một điểm nữa là EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng. 1.1.1.5.Chính sách thương mại 6 Liên minh EU là một quốc gia lớn bao gồm 27 quốc gia nhỏ. Do vậy, chính sách thương mại EU bao gồm: chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương Chính sách thương mại nội khối: Chính sách nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu, xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan( xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông vốn, hàng hóa, dịch vụ và vốn, điều hòa các chính sách kinh tế- xã hội của các nước thành viên Chính sách ngoại thương: bao gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định được xây dựng dựa trên nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến như: thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kĩ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu Các chính sách phát triển ngoại thương của EU áp dụng từ năm 1951 đến nay là những nhóm chính sách phổ biến như: chính sách khuyển khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hóa thương mại, chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu, chống hàng giả Một số biện pháp với các nước đang phát triển hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Các biện pháp khuyến khích trong” chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU” thì những trường hợp sau đây được hưởng thêm từ 1/7/1999: Một là bảo vệ quyền của người lao động: những nước được hưởng GSP khi áp dụng các tiêu chuẩn của công ước 80, 98 của tổ chức lao động quốc tế Hai là bảo vệ môi trường: các nước được hưởng GSP khi áp dụng tiêu chuẩn OIBT về môi trường Ba là các sản phẩm đến từ các nước phát triển và chậm phát triển phải thực hiện đầy đủ các quy định của thị trường EU 1.1.2. Vai trò của thị trường EU đối với hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam Thị trường EU là một trong những thị trường chính đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ngành giày dép là ngành đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam. Vì vậy, xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU hiện nay có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và toàn ngành giầy dép nói riêng. Vấn đề cần thiết phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU thể hiện ở các đặc điểm sau: 7 Một là, thị trường EU là một thị trường lớn cùng với 27 thành viên là sức tiêu thụ rất lớn và thị trường EU còn là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường EU còn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với hàng giày dép tính trung bình khoảng 4-5 đôi/người/năm. Vào năm 2010, thị trường EU là thị trường nhập khẩu ngành giày dép Việt Nam lớn nhất với hơn 2 tỉ USD và chiếm 60% trong tổng số giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, đối với ngành dép của Việt Nam, thị trường EU là đối tác đóng vai trò quan trọng. . Hai là, thị trường EU áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại thị trường là thị trường rất khó tính với các rào cản kĩ thuật tương đối cao, thị hiếu người tiêu dùng EU lại tương đối cao, nhu cầu giầy dép đi lại ít mà làm đẹp thì nhiều. Do vậy nếu vượt qua được các rào cản kĩ thuật, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì không những chúng ta có thể chiếm được thị phần trên thị trường EU mà còn có thể thâm nhập dễ dàng các thị trường khác trên thế giới. Ba là , hiện nay ngành giày dép Việt Nam đang đóng vai trò là ngành xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau ngành dệt may và dầu thô. Do vậy, ngành giày dép đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách ngà nước. Bốn là, EU là một thị trường có nhiều ưu thế về khoa học- công nghệ hiện đại. Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU còn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ đó đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường EU khi xuất khẩu các sản phẩm giày dép. Năm là, thị trường Việt Nam là thị trường dồi dào về sức lao động. Vấn đề tạo công ăn việc làm cho công nhân, đảm bảo điều kiện sinh hoạt là điều cần thiết. Ngành giày dép đã đóng góp một phần đáng kể giải quyết công ăn việc làm do ngành giày dép ở Việt Nam đa số là gia công xuất khẩu. 1.1.3. Những quy định của EU đối với hàng giày dép nhập khẩu 1.1.3.1.Những quy định chung đối với xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU Thị trường EU là thị trường khó tính và khắt khe. EU đã đưa ra nhiều quy định đối với các sản phẩm giày dép được nhập khẩu vào EU. Vì vậy, khi xuất khẩu giày dép vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý một số vấn đề như sau: -Yêu cầu về chất lượng: Các doanh nghiệp phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sản phẩm nhất định. Thị trường mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, kích cỡ, màu sắc và vật liệu của giày dép (vải, da, ) Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặc chuẩn ISO. 8 -Nhãn mác sản phẩm: Dựa vào chỉ thị 91/11/EC của Nghị viện Châu Âu và Ủy ban ra ngày 23 tháng 3 năm 1994 đã quy định về các yêu cầu và luật lệ đối với các nước về việc dán nhãn nguyên vật liệu được sử dụng trong các bộ phậm chính của giày dép để bán cho người tiêu dùng trên thị trường của EU. Dựa vào đó, các sản phẩm giày dép phải tuân thủ đầy đủ các quy định mới được nhập khẩu giày dép vào thị trường EU và được người tiêu dùng của EU biết đến. Các yêu cầu như: +Thứ nhất là nội dung: Nhãn mác phải miêu tả rõ những nguyên vật liệu của 3 phần chính trên mặt hàng giày dép (phần mặt trên, phần vải lót và đế giày), nêu rõ trong từng trường hợp là "da", "da thuộc", "vải" hay "loại khác". Nếu không có loại vật liệu nào chiếm ít nhất 80 % sản phẩm thì nhãn mác phải nêu rõ thông tin về 2 vật liệu chính đã được sử dụng tạo thành sản phẩm +Thứ hai là vị trí đặt nhãn mác: Nhãn mác phải được đặt trên giày dép, ít nhất là phải đặt trên một điểm nào đó của mỗi đôi, có thể bằng cách in, dính, thêu hoặc sử dụng nhãn đính kèm. Nhãn mác phải được nhìn thấy rõ, được đính kèm chắc chắn và dễ tiếp cận, kích thước của các ký hiệu phải đủ lớn để người sử dụng dễ dàng hiểu được. + Thứ ba là ngôn ngữ: Doanh nghiệp phải chọn lựa sử dụng ký hiệu hay ngôn ngữ chữ viết trên nhãn mác của sản phẩm phù hợp với qui định của nước nhập khẩu. Theo các quy định của EC 338/97 EU có quy định về các sản phẩm được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc của các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị tiệt chủng - Môi trường: Theo hướng dẫn của EU về vấn đề môi trường thì EU nghiêm cấm sử dụng các chất nguy hại trong các sản phẩm của giày dép ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ mô trường trong EU. - Đóng gói: các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải tuân thủ tiêu chuẩn bao gói EU trên cơ sở pháp lý của chỉ thị 94/62/EC và các chỉ thị sửa đổi: + Có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi nhiên liệu hoặc tự hủy. +Có trọng lượng và khối lượng phù hợp độ an toàn, vệ sinh theo yêu cầu của người tiêu dùng. + Bảo đảm lượng kim loại nặng hoặc các chất độc hại khác ở mức độ tối thiểu + Bảo đảm mức độ tối đa và các yêu cầu đặc thù đối với bao gói nguyên liệu gỗ (chỉ thị 2004/102/EC & 2006/14/EC sửa đổi chỉ thị 2000/29/EC). -Về phá giá: Đây là vấn đề chính của ngành giày dép trong thời gian gần đây giữa EU và các nước xuất khẩu. Đã có những quy định hạn chế nhập khẩu 9 từ một số nước. Những quy định này để bảo vệ ngành da giầy EU và ngăn chặn phá giá sản phẩm trên quy mô lớn trên thị trường EU mà có thể gây ra những bóp méo về thị trường. 1.1.3.2. Những quy định riêng của xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU Thứ nhất là về nguyên liệu: Để sản xuất một sản phẩm giày dép có chất lượng tốt thì yếu tố nguyên liệu sản xuất đóng một yếu tố quan trọng. Một trong những nguyên liệu sản xuất giày dép lâu đời như da thuộc, vải, cao su… Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất giày dép còn phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, thực hiện đúng những quy định mà thị trường EU đặt ra. Chất lượng giày dép được nâng cao, người tiêu dùng của thị trường EU yên tâm sử dụng hàng Việt Nam sẽ giúp ngành giày dép nâng cao sức cạnh tranh của mình. Thứ hai là về mức thuế: Vào tháng 10 năm 2006, EU đã bắt đầu áp dụng thuế chống bán phá giá trong thời gian 2 năm đối với ngành sản xuất giày dép ở Việt Nam và Trung Quốc. Khi bị áp dụng thêm thuế chống bán phá ngành giày dép Việt Nam phải chịu thêm mức thuế là 10% khi xuất khẩu vào thị trường EU. Ngày 17/12/2009, với sự đồng ý của 14 thành viên của EU đã quyết định gia hạn thêm 15 tháng đối với thuế chống bán phá giá ở ngành giày dép Việt Nam. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đã không còn được hưởng ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mức thuế suất bình quân EU áp dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khoảng 4.1% trong đó đối với ngành giầy dép là 12.4% Căn cứ vào sự phát triển của ngành giày dép Việt Nam , Ủy ban Châu Âu thấy rằng: Việt Nam đã “ trưởng thành” . Do vậy, sẽ không còn được hưởng ưu đãi GSP cho ngành giày. Hiệp hội gia giày Việt Nam Lefaso cho biết, chính sách ưu đãi thuế quan GSP đóng góp lớn vào sự tồn tại và phát triển của ngành da giày trong các năm qua. Vì vậy việc bãi bỏ GSP sẽ tác động đến doanh nghiệp, tốc độ phát triển ngành và nền kinh tế. Theo tính toán của Lefaso, lợi thế cạnh tranh về giá của ngành da giày Việt Nam sẽ suy giảm so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Bangladesh. Trung bình mỗi đôi giày xuất khẩu phải chịu thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%. Và bắt đầu từ ngày 1-4-2011, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam (VN) xuất khẩu vào thị trường EU chính thức không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) 10% kéo dài trong 4 năm qua. Thứ ba là về kiểu dáng, mẫu mã: 10 [...]... giày dép của Việt Nam trong những năm qua Thị trường EU đã đóng góp một phần đáng kể trong tổng kim ngạch hàng giày dép xuất khẩu Chúng ta có theo dõi biểu đồ 1.2 sau để thấy được thị phần mặt hàng giày dép Việt Nam trên thị trường EU: Biểu đồ 1.2 : Các thị trường chính của giày dép xuất khẩu từ Việt Nam Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU là thị trường xuất khẩu lớn... phá giá của EU do thị trường EU là thị trường nhập khẩu chính giày dép Việt Nam1 5 chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam Và năm 2011, sau khi được bãi bỏ thuế bán phá giá ngành giày dép Việt Nam có xu hướng tăng lên đáng kể Việt Nam xuất khẩu khoảng 3.1 triệu USD các sản phẩm giày dép vào thị trường EU Bỏ thuế bán phá giá đã tạo điều kiện và cơ hội cho giày dép Việt Nam phát... giày Việt Nam 1.2 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG EU 1.2.1 Quy định của EU Theo những quy định của thị trưởng EU về hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường EU ở mục 1.1.3 ở trên cho ta thấy thị trường EU đưa ra rất nhiều quy định rất chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu các quy định của EU rất chặt chẽ nên đây là thị trường khó tính, khắt khe, “ chuẩn mực” Hàng hóa nhập khẩu vào thị. .. được thị trường EU là một trong những thị trường tiềm năng, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này Sau đây, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu về kim ngạch xuất khẩu của ngành giầy dép vào thị trường EU trong 5 năm gần nhất: Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang một hướng mới Ngành giày dép Việt Nam xuất khẩu vào thị. .. mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu lớn ở thị trường EU như thị trường của: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ Bên cạnh đó, nghiên cứu và triển khai xuất khẩu vào các thị trường “mới” Về cơ bản ,ngành giày dép của Việt Nam chưa xâm nhập được vào tất cả các thị trường thành viên của EU mà mới tiếp cận được các thị trường lớn do vậy tiềm năng tăng kim ngạch của ngành giày dép vẫn... trò của thị trường EU với tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam qua bảng số liệu sau: 16 Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam giai đoạn 1999-2010 (TriệuUSD) Nguồn: Tống cục hải quan Việt Nam So sánh kim ngạch xuất khẩu giày dép của bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 ta nhận thấy thị trường EU là thị trường quan trọng, đóng vai trò nhập khẩu chính các sản phẩm giày dép của Việt Nam. .. trên thị trường EU Thuế chống bán giá được áp dụng cho hàng giày dép Việt Nam hơn 4 năm với mức thuế là 10% làm cho ngành giày dép Việt Nam chịu thiệt hại đáng kể vì thị trường EU là một trong những thị trường nhập khẩu lớn giày dép của Việt Nam mỗi năm chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu Việt Nam Đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm giày da của Việt Nam so với các sản phẩm của. .. động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU như sau: Mẫu mã các sản phẩm giày dép còn chưa đa dạng, thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam trên thị trường EU Ngành giày dép Việt Nam chưa tạo được thương hiệu trên thị trường EU Do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo hình thức nhận gia công xuất khẩu nên các sản phẩm được xuất khẩu sang... hướng vào xuất khẩu đồng thời ngành giày dép là ngành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên có những quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU như sau: Thứ nhất: Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang EU là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam nói chung và toàn ngành giày dép nói riêng Thị trường EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới và cũng... cho giày dép hợp kiểu, hợp mốt với tùy từng sở thích của chúng Như vậy, cơ cấu sản phẩm giày dép xuất khẩu vào thị trường EU phải có những chiến lược phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khác nhau 1.3.3 Cơ cấu thị trường Các sản phẩm giày dép Việt Nam được xuất khẩu ở nhiều nơi trên thị 18 trường quốc tế Trong đó, thị trường EU là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng giày dép . xuất khẩu giày dép sang thị trường EU đến năm 2015 CHƯƠNG I 3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG EU VÀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA THỊ TRƯỜNG EU 1.1.1 đề của ngành xuất khẩu giày dép và mong muốn nghiên cứ tìm hiểu sâu về thị trường EU và hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam, em chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giầy dép của. mặt hàng giày dép Việt Nam trên thị trường EU: Biểu đồ 1.2. : Các thị trường chính của giày dép xuất khẩu từ Việt Nam Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w