PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.5.2. Về khai thác nguồn nguyên liệu
Do nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất giày dép đa số phải nhập khẩu từ bên ngoài nên ngành giày dép Việt Nam không chủ động được nguyên liệu sản xuất làm giảm sức cạnh tranh của ngành trên thị trường quốc tế. Khai thác nguồn nguyên liệu trong nước đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất giày dép. Để đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu các doanh nghiệp giày dép cần thực hiện một số giải pháp như:
Một là: Về nhập khẩu nguyên liệu da nước ngoài:
Ngành da giày chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được phần nhỏ của ngành. Để có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước cần có sự giúp đỡ của các Hiệp hội giày da, viện nghiên cứu giày da, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu giày dép… Bên cạnh đó cần có những doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nguyên liệu.
Ngành giày dép Việt Nam tại thị trường EU trong hơn bốn năm phải chịu thuế bán phá 10% đã làm cho kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm trong thời gian này. Tuy nhiên, năm 2011 khi được bãi bỏ thuế bán phá giá ngành giày dép dự báo sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới. Vì vậy, nguồn nguyên liệu ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu ngành giày dép
Hai là về ứng dụng khoa học cơng nghệ
Khoa học cơng nghệ có vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu ngành giày dép ở Việt Nam. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ sẽ giúp tăng năng suất sản xuất, khuyến khích khai thác các nguồn nguyên liệu da trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc nguyên liệu từ nước ngồi. Có các biện pháp như:
- Nghiên cứu và chế biến các sản phẩm da dựa trên việc đánh giá các loại da, da của mỗi loại động vật, các biện pháp ni giống các động vật có thể dùng
da để làm các sản phẩm về giày dép da.
- Nghiên cứu công nghệ thuộc da để nâng cao chất lượng của da cũng là nâng caao chất lượng sản phẩm giày dép. Thị trường EU nổi tiếng là thị trường lâu đời và có kĩ thuật trong cơng nghệ thuộc da vì vậy, các doanh nghiệp nên tìm cách học hỏi và mang về nước mình
- Chú trọng kĩ thuật ni các loại động vật có thể lấy da sử dụng được như cừu, dê… để nhanh chóng đóng góp vào nguồn nguyên liệu đang thiếu của ngành.
Ba là về cơ chế chính sách:
Cơ chế chính sách khơng q rườm rà, rắc rối, phức tạp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu sản xuất các nguồn nguyên liệu và áp dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ. Để thực hiện tốt các chính sách của nhà nước các doanh nghiệp nên:
- Bắt tay hợp tác với nhau để kinh doanh đem lại hiệu quả tốt nhất cho ngành giày dép
- Những nơi tập trung nhiều nguồn nguyên liệu nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn để đáp ứng quá trình sản xuất nguyên liệu đặc biệt những nơi có cơng nghệ thuộc da
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực trong ngành thiết kế các mẫu mã sản phẩm giày dép và chế biến nguyên liệu phụ
- Đầu tư, khuyến khích thực hiện các chương trình quảng cáo, hội trợ và triển lãm tạo điều kiện cho người nước ngoài có khả năng biết đến sản phẩm giày dép của Việt Nam nhiều hơn
- Vấn đề phân biệt các loại da cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng vì chất lượng da đánh giá một phần đáng kể vào chất lượng sản phẩm giày dép. Vì vậy, cần đào tạo các kiến thức cơ bản về các loại da sử dụng
Kết luận
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU có những bước phát triển đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của ngành này sang thị trường ngày càng tăng theo thời gian điều này đã khẳng định EU là thị trường xuất khẩu rộng lớn và đầy tiềm năng của giầy dép Việt Nam. Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU thì ngành giày dép đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế. Qua q trình phân tích và tìm hiểu em đã đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu giày dép đối với nền kinh tế trong nước. Từ đó, đánh giá thị trường EU là thị trường trọng điểm trong việc nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm giày dép của nước ta. Thị trường với sự tập hợp của 27 thành viên đã giúp cho Việt Nam có mơi trường xuất khẩu đa dạng. Để thấy rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU em đã phân tích về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm và các hình thức xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU khi gia nhập WTO có mức tăng đáng kể tuy nhiên do khủng hoảng năm 2009 ta có thể thấy rõ được kim ngạch xuất khẩu thay đổi trước và sau khủng hoảng . Cơ cấu sản phẩm cũng có thay đổi từ xuất khẩu những sản phẩm truyền thống ngành da giày Việt Nam cũng có những bước chuyển mới trong việc thiết kế các mẫu sản phẩm mới, thu hút người tiêu dùng với mục tiêu chiếm được lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu giày dép vào thị trường EU. Và hình thức xuất khẩu cũng đang dần chuyển gia công sang xuất khẩu trực tiếp.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU vẫn cịn nhiều khó khăn, để phát triển hơn nữa ngành giày dép ngồi sự giúp đỡ của nhà nước thì doanh nghiệp cũng cần phải tận dụng những lợi thế của mình để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng chiếm lĩnh thị trường này. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành này trên trường quốc tế, đưa sản phẩm giày dép Việt Nam sánh ngang với các quốc gia trên thế giới. Mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng với những giải pháp phù hợp và thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong hoạt động xuất khẩu chung của đất nước.
Với những định hướng, giải pháp đối với Nhà nước và kiến nghị của doanh nghiệp đưa ra để đẩy mạnh xuất khẩu ngành giày dép sang thị trường EU hi vọng ngành da giày Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu chiến lược vào năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Từ đó, ngành giày dép Việt Nam sẽ đưa Việt Nam sánh
ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần phát triển ngành giày dép nói riêng và tồn ngành kinh tế Việt Nam nói riêng, đóng góp vào cơng cuộc đổi mới đất nước và đi đúng theo chủ trương của Đảng tại đại hội lần thứ IX là phát triển đất nước theo hướng xuất khẩu.
Mặc dù có một khoảng thời gian khá dài nghiên cứu, nhưng do kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng thể thiếu sót trong q trình nghiên cứu. Em mong nhận được sự phê bình, đóng góp của các thầy cô, bạn bè và những cá nhân quan tâm đến đề tài.