GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường eu (Trang 31 - 33)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.4.GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

KHẨU GIÀY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG EU

Ngành giày dép ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Việt Nam. Để nâng cao sức cạnh tranh của ngành giày dép với thị trường EU. Nhà nước Việt Nam đang trên con đường tìm kiếm những giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số giải pháp:

Thứ nhất là phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ:

Ngày da- giày khuyến khích các nguồn lực hướng ra xuất khẩu và tăng năng suất xuất khẩu của các sản phẩm giày dép trong tương lai. Trong đó, ưu tiên mở rộng thêm ba lĩnh vực: thiết kế phát triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và kiểm định chứng nhận sản phẩm. Việc tập trung vào ba lĩnh vực trên để gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm giày dép Việt Nam, chủ động cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất, tiết kiệm về chi phí và chủ động về xuất xứ

Thứ hai là giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu: ta có thể đưa vào

nền tảng năng lực sản xuất và chủ động với đội ngũ doanh nhân đủ khả năng kinh doanh các sản phẩm mang tính thời trang. Các doanh nghiệp Việt Nam nên thơng qua các chương trình thương mại quốc gia để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường mới. Các sản phẩm giày dép sẽ được nhiều đối tác, người tiêu dùng biết đến khi được xuất hiện trong các hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đây là dịp để các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm và từ đó tìm kiếm cơ hội sản xuất- kinh doanh sản phẩm giày da Việt Nam.

Giày thể thao và giày vải là mặt hang chủ lực của giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chủ động đổi mới các mẫu mã, thiết kế, kiểu dáng nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng EU. Và đồng thời, các doanh nghiệp cần từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường EU. Nhằm đưa mặt hang Việt Nam trở thành sản phẩm cao cấp, khẳng

định được chất lượng và uy tín

Bên cạnh việc phát triển thị trường các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến những quy định của thị trường EU đề ra và không vi phạm những quy định, ngun tắc đó. Cần tránh những hình thức phạt điển hình là vụ chống bán phá giá gần đây

Thứ ba là thu hút đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư ngành giày dép Việt Nam: một mặt ta cần huy động mọi nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế khác

nhau( ví dụ: huy động vốn từ nhân dân, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc thu hút vốn từ các nước phát triển cho ngành giày dép) Mặt khác, mở rộng quy mô sản xuất ngành giày dép như: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thay đổi máy móc thiết bị hiện đại và khuyến khích người lao động là việc hăng say là điều kiện giúp ngành giày dép ngày càng phát triển, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm

Thứ tư là đào tạo phát triển nguồn nhân lực:Nguồn nhân lực là vấn đề

quan trọng trong sản xuất giày dép ở Việt Nam. Tăng cường phát triển giày dép đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có khả năng tham gia, hồn thành tốt sản phẩm giày dép xuất khẩu. Các biện pháp có thể dung để đào tạo nguồn nhân lực như:

- Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ở trong nước

- Hướng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trong nước theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế

- Tạo điều kiện cho mọi người lao động có cơ hội học đi đơi với hành. Từ đó, sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển nguồn lực tiếp sau đó.

- Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách và các dự án phát triển kinh tế khác của cộng đồng trong và ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cho ngành giày dép

- Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ ngang với các nước tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trường EU

- Hiệp hội Da- Giày Việt Nam và Viện nghiên cứu Da- Giày là đầu mối phối hợp và liên kết với các trường đào tạo chun nghiệp thơng qua hình thức mở lớp đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ thiết kế, kĩ thuật, cán bộ kinh doanh, kế hoạch; Kết hợp đào tạo dài hạn và ngắn hạn; Kết hợp giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước và cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo

Thứ năm là phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: Nhà

bán với các nước phát triển các doanh nghiệp nên học hỏi và tìm cơ hội chuyển giao các máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước. đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức mạnh sáng tạo từ nội lực quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số đề án khoa học công nghệ cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn. Việc triển khai được một dây chuyền hiện đại đóng góp rất nhiều vào quy trình sản xuất giày dép ở Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước tập trung đi vào nghiên cứu những quy trình cơng nghệ xử lí chất thải dạng rắn, lỏng, khí trong thuộc da, sản xuất giày dép và chế biến đồ da theo công nghệ tiên tiến, thân thiện và bảo vệ mơi trường. Các trung tâm phân tích và đánh giá nguyên phụ liệu, sản xuất và môi trường ngành giày dép tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang được đưa vào dự kiến xây dựng

Thứ sáu là quản lí ngành giày dép

Quản lí ngành giày dép một cách hợp lí tạo điều kiện thuận lợi và dễ kiểm soát các khẩu sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Chính phủ cần đưa ra những cải cách hành chính đem lại hiệu quả nhất nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hiệp hội da- giày Việt Nam. Đồng thời đơn đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cơng tác đầu tư, xuất nhập khẩu, hải quan, hoàn thuế để thu hút đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, Luật thương mại và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường eu (Trang 31 - 33)