QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường eu (Trang 30 - 31)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.3. QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU

TRƯỜNG EU

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu chuyển dịch kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa hướng vào xuất khẩu đồng thời ngành giày dép là ngành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên có những quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU như sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang EU là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tồn ngành giày dép nói riêng.

Thị trường EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam. Doanh thu từ ngành giày déo xuất khẩu vào EU đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thị trường EU rất khó tính với nhiều rào cản kĩ thuật, thị hiếu và nhu cầu đa dạng. Để có thể thâm nhập vào thị trường này ngành giày dép Việt Nam cần tập trung đầu tư nhiều mẫu mốt, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng EU. Đồng thời, thị trường EU cịn là nơi có cơng nghệ kĩ thuật hiện đại nên việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường này có thể được chuyển giao cơng nghệ hiện đại giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Bên cạnh đó tại Việt Nam, ngành giày dép cũng đóng một vai trị quan trọng. Đây là ngành đã có cách đây khoảng hơn 20 năm, khơng ngừng phát triển và đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Ngành cịn tạo ra nhiều cơng việc cho nguồn lao động dồi dào của nước ta

Thứ hai: Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao Việt Nam- EU. Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990. Đến nay, sau hơn 20 năm quan hệ Việt Nam và EU có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2

Gần đây, tại hội thảo “ Triển vọng kinh tế hợp tác Việt Nam- EU giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” thứ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và EU trong vòng 5-10 năm tới là: sáng sủa và thuận lợi” bởi một số yếu tố như vị trí kinh tế quan trọng của Việt Nam và khu vực, phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để EU thúc đẩy quan hệ và tăng cường vai trị ở khu vực Đơng Nam Á

Ngày 4/10/2010 hiệp định đối tác, hợp tác tồn diện(PCA) được kí tắt đã tạo ra một khuôn khổ mới cho quan hệ Việt Nam- EU. Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho cả 2 bên có thể khai thác được lợi thế so sánh và bổ sung cho nhau. Thị trường EU một mặt là một thị trường lớn của mặt hàng giày dép mặt khác cũng là nguồn nhập khẩu máy móc, cơng nghệ nhằm gia tăng sản xuất và chất lượng giày dép. Đặc biệt, gần đây Việt Nam chuẩn bị đàm phán hiệp định thương mại

tự do(FTA) với EU sẽ mở ra nhiều thay đổi có lợi có ngành giày dép Việt Nam Vậy thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU đóng một vai trò quan trọng trong đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU.

Thứ ba là: Coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng, uy tín Việt Nam trên thị trường EU. Như đã nghiên cứu ở phần trên ta thấy thị trường EU là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và chữ tín. Người tiêu dùng ở EU chấp nhận sử dụng hàng có giá thành cao nhưng đảm bảo về chất lượng. Những mặt hàng giày dép có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn mặc dù giá đắt hơn các sản phẩm khác cùng chủng loại. Do ngành giày dép Việt Nam chủ yếu là gia cơng xuất khẩu nên các sản phẩm có thương hiệu của Việt Nam trên thị trường EU cịn rất ít, mẫu mã cịn kém đa dạng nên nâng cao chất lượng và uy tín chính là khẳng định vị trí của mình trên thị trường EU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày dép của việt nam vào thị trường eu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w