Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
862 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết đề tài. Hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế khách quan tất yếu ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tối đa tận dụng ngồn lực trong nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho đời sống nhân dân. Từ khi Việt Nam bước vào đổi mới kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đến nay nước ta trở thành thành viên ASEAN và nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới. Và quan trọng hơn đó là từ khi Việt Nam ra nhập WTO, đó là bước ngoặt chuyển biến lớn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Đó là những cơ hội trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường, hợp tác liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ, vốn…Một trong những vấn đề hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam, đặc điểm là doanh nghiệp được quyết định bới việc giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh. Hiện nay những doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước tháo gỡ, tìm biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà trong đó chú trọng nhất là vấn đề về chi phí “ nguyên vật liệu”. Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Đặc điểm trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng trong công tác quản lý. Việc sử dụng quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ góp phần giảm chi phí quản lý. Đồng thời làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu, tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn. Muốn quản lý nguyên vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử dụng về số lượng, chủng loại. Hiệu quả quản lý nguyên vật liệu quyết định hiệu qủa sử dụng vốn lưu SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. vì vậy, phải nhất thiết xây dựng được chu trình quản lý nguyên vật liệu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp hạch toán nguyên vật liệu được chính xác mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm được nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán nguyên vật liệu là công cụ để quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả tình hình sử dụng nguyên vật liệu, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất, quản lý điều hành của doanh nghiệp. Việc đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời về cả số lượng và chất lượng đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh được diễn ra liên tục, từ đó duy trì các hoạt động kinh doanh khác và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là nhân tố quyết định đến thành công của công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Do vậy, để đáp ứng trên thương trường thì các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang lại ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách cho quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và Công ty TNHH MECANIMEX nói riêng. Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MECANIMEX, được sự giúp đỡ các anh chị phòng Hành chính nhân sự, phòng Tài chính kế toán nói riêng và toàn thể các nhân viên trong công ty nói chung, bên cạnh đó em cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình của chị Phạm Thùy Linh- phó phòng kế toán. Em đi sâu tìm hiểu nghiên cứu Đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí MECANIMEX ”. Do thời gian hạn chế nên công việc nghiên cứu thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo và các cô chú, anh chị trong công ty để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài. - Hệ thống hóa lý luận công tác kế toán nguyên vật liệu. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH MECANIMEX. - So sánh được công tác kế toán giữa lý thuyết với thực tế tìm hiểu được tại đơn vị. - Hoàn thành công tác kế toán nguyên vật liệu làm cơ sở giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành tăng lợi nhuận cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: “Kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí MECANIMEX”. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH MECANIMEX; địa chỉ: 35-37 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội + Thời gian nghiên cứu: số liệu khảo sát quý 1/2013 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra, khảo sát. Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát, xác định tính xác thực của thông tin. - Phương pháp thu thập dữ liệu. + Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn để người được hỏi trả lời qua đó ta thu thập được số liệu. Trong quá trình phỏng vấn cần xác định được. Thứ nhất: Mục đích của buổi phỏng vấn nhằm lấy thông tin cần thiết về kế toán nguyên vật liệu. Thứ hai: Là đối tượng phỏng vấn: Là đối tượng liên quan và hiểu về tình hình kế toán của doanh nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Thứ ba, chuẩn bị nội dung phỏng vấn: Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn cần gắn với vấn đề nghiên cứu là “ Kế toán NVL”. Bên cạnh những câu hỏi mang tính chất khái quát về tổng quan doanh nghiệp như: Hình thức kế toán mà công ty SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN áp dụng, tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng theo mô hình nào? Và nội dung cần đưa ra câu hỏi sâu về tình hình kế toán NVL như: kế toán NVL của công ty sử dụng những tài khoản nào? Chứng từ sử dụng, sổ kế toán và hạch toán của công đã hợp lý chưa? Thứ tư, là địa điểm và thời gian phỏng vấn: phỏng vấn tại công ty, thời gian phỏng vấn giờ nghỉ trưa hoặc cuối buổi chiều. Ghi chép thông tin phỏng vấn: Thông tin ghi chép trong quá trình phỏng vấn cần phải chính xác, trung thực và đầy đủ. Sử dụng thông tin phỏng vấn: thông tin phỏng vấn thu thập được cần phải chọn lọc kết hợp cùng với các phương pháp nghiên cứu khác để đảm bảo thông tin được chính xác. + Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát và ghi chép số liệu. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu và phân tích tổng hợp số liệu. 5. Bố cục khóa luận thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH MECANIMEX. Chương 3: Một số kiến nghị nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH MECANIMEX. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của kế toán nguyên vật liệu 1.1.1. Một số khái niệm cở bản NVL. 1.1.1.1. Một số khái niệm NVL và phân loại NVL a. Khái niệm: Theo C.Mac, nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng thay đổi do lao động thì đối tượng đó mới là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hay nói cách khác vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phế liệu thu hồi……. - Nguyên vật liệu chính: là các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm - Nguyên vật liệu phụ: là những loại Nguyên vật liệu có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với Nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm - Phế liệu thu hồi: là các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất có thể sử dụng lại hoặc có thể bán được. - ………………………………… Bất cứ một DNSX nào muốn tiến hành được hoạt động sản xuất thì phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản sau: - Tư liệu lao động. - Đối tượng lao động SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - Sức lao động Vậy nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong DNSX thì nguyên vật liệu là tài sản dự trữ của sản xuất thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các cách hiểu đều đúng về nguyên vật liệu, nhưng dưới đây là khái niệm tổng quát nhất về NVL: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào nó. b. Phân loại nguyên vật liệu. • Căn cứ vào yêu cầu quản lý và tính chất tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ tạo nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, dùng để bảo quản, phục vụ cho mọi hoạt động. - Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, khí đốt, xăng dâu… - Dụng cụ thay thế: Là những chi tiết phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… - Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các nguyên vật liệu và thiết bị (cần lắp hay không cần lắp, vật liệu kết cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm đầu tư xây dựng cơ bản. - Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các nguyên vật liệu và thiết bị (cần lắp hay không cần lắp, vật liệu kết cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp vào nhằm đầu tư xây dựng cơ bản. - Các loại vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài những thứ đã kể đến như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng… • Căn cứ theo mục đích và công dụng của NVL, nguyên vật liệu sẽ được chia thành: - Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý sản xuất. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - Nguyên vật liệu dùng cho quản lý cho doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng trong khâu bán hàng. • Căn cứ theo nguồn hình thành, nguyên vật liệu bao gồm: - Nguyên vật liệu mua ngoài. - Nguyên vật liệu tự gia công sản xuất. - Nguyên vật liệu do cấp trên cấp vốn. - Nguyên vật liệu do góp vốn liên doanh. - Do các nguồn khác… 1.1.1.2. Khái niệm giá trị nguyên vật liệu Giá trị của nguyên vật liệu được thể hiện qua việc ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nguyên vật liệu là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất. Khi quản lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. * Khái niệm về giá NVL: Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: "Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó: -Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Như vậy: phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán 1.1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm. Vì thế doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng chất lượng tốt giá thành lại hạ tạo mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý NVL ngày càng chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng. Trong khâu thu mua: các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả. Trong khâu dự trữ và bảo quản: để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu. Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây: - Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu, phải hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán nguyên vật liệu. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bố chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác. - Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời. Tóm lại: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính thì hạch toán kế toán vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tác vật liệu. Kế toán vật liệu có chính xác kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý vật liệu phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu. Hạch toán kế toán vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua,nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặt chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Mặt khác do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành do đó chất lượng của công tác kế toán vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập hợp chi phí giá thành sản phẩm. SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 1.2. Nội dung kế toán nguyên vật liệu. 1.2.1. Quy định kế toán NVL của doanh nghiệp theo VAS 02 VAS 02- Hàng tồn kho Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn khi theo nguyên tắc giá gốc Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thì phải xác định được chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó : • Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. • Chi phí chế biến bao gồm: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo chế độ hiện hành (quyết định 15/2006/ QĐ-BTC) 1.2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.2.1.1 Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là việc xuất nhập vật tư được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản nguyên vật liệu (TK 152). SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lớp: K45D4 [...]... t chc Cụng Ty TNHH MECANIMEX Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Phó TGĐ/ Giám đốc CN Công ty tại T.P HCM Phó TGĐ Thờng trực phụ trách Kinh doanh Chi nhánh Công ty tại T.P HCM P KD XNK III TC-HC P Tài chính Kế toán Đại diện tại Hải Phòng Phó TGĐ/ Giám đốc Nhà máy Quy chế Từ Sơn Nhà máy Quy chế Từ Sơn Phòng kinh doanh XNK I Phòng KD XNK II B phn qun lý: - Ch tch kiờm Tng Giỏm c Cụng ty: do Tng Giỏm... NGUYấN VT LIU SN XUT C KH TIấU CHUN V THẫP TI CễNG TY TNHH MECANIMEX 2.1 Tng quan tỡnh hỡnh v nh hng nhõn t mụi trng nh hng n k toỏn NVL sn xut c khớ tiờu v thộp ti cụng ty TNHH MECANIMEX ( Ngun: T liu t phũng hnh chớnh nhõn s) 2.1.1 Tng quan cụng ty TNHH MECANIMEX 2.1.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh phỏt trin ca Cụng ty TNHH MECANIMEX: - Tờn doanh nghip: Cụng ty trỏch nhim hu hn Nh Nc 1 thnh viờn xut nhp khu... Cụng ty TNHH MECANIMEX gm: inh tỏn, c vớt, bao bỡ - Nhiờn liu: Ti cụng ty nhiờn liu cho quỏ trỡnh hot ng sn xut kinh doanh bao gm: xng, du, in NVL chớnh ca cụng ty ch yu l vt liu sn xut c mua trc tip hoc nhp khu, do ú ngun cung cp NVL chớnh ca cụng ty khỏ di do NVL c thu mua v tp trung d tr trong cỏc kho, h thng kho ti cụng ty 2.2.2.3 ỏnh giỏ NVL ti cụng ty TNHH MECANIMEX * i vi NVL nhp kho: Cụng ty TNHH. .. 2.1.2.2 c im hot ng v t chc qun lý ca Cụng ty TNHH MECANIMEX 2.1.2.2.1.c im hot ng 2.1.2.2.1.1 c im v t chc sn xut kinh doanh ca Cụng ty TNHH MECANIMEX a.Cỏc b phn sn xut v mi quan h Cụng ty TNHH MECANIMEX hot ng ch yu trong lnh vc sn xut thộp, c khớ tiờu chun, bu-lụng, c vớt v phõn phi cỏc thit b ỏp ng mi nhu cu ca cỏc i tng khỏc nhau trong v ngoi nc, cụng ty khụng ngng ci tin nõng cao cỏc cụng ngh... Sn iu ny phn no cho thy Cụng Ty TNHH MECANIMEX ó thy rừ tim nng ca th trng thộp, c khớ tiờu chun v cụng ty ó c gng phỏt trin sõu vo lnh vc ny, thc t ó chng minh hng i ny ca Cụng Ty TNHH MECANIMEX l hon ton ỳng n b c im quy trỡnh cụng ngh sn xut sn phm chớnh Vi mt h thng trang thit b mỏy múc hin i cựng vi i ng cụng nhõn, nhõn viờn qun lý cú trỡnh tay ngh cao cụng ty TNHH MECANIMEX ó xõy SV: NGUYN TH... liu sn xut c khớ tiờu chun v thộp ti cụng ty TNHH MECANIMEX ( Ngun: Phũng hnh chớnh nhõn s, phũng k toỏn) 2.2.1 c im, phõn loi nguyờn vt liu sn xut c khớ tiờu chun v thộp ti cụng ty TNHH MECANIMEX SV: NGUYN TH THY(09D150290) Lp: K45D4 32 KHểA LUN TT NGHIP TRNG I HC THNG MI KHOA K TON KIM TON 2.2.1.1 c im nguyờn vt liu sn xut c khớ tiờu chun v thộp ca Cụng ty TNHH MECNIMEX: NVL chớnh: gm thộp l loi... gúi Cụng c dng c: Cụng ty s dng cụng c dng c phõn b cho nhiu ln nh nh bt, mỏy múc, k , giỏo 2.2.1.2 Phõn loi nguyờn vt liu ca cụng ty TNHH MECANIMEX d dng cho vic qun lý, cụng ty TNHH MECANIMEX tin hnh phõn loi NVL da trờn tiờu thc l vai trũ v tỏc dng ca tng loi NVL i vi quy trỡnh sn xut, c th l: - NVL chớnh: chim t trng ch yu trong tng giỏ tr sn phm NVL chớnh trong cụng ty bao gm: qung, thộp, nha... con ngi l mt trong nhng nhõn t nh hng chớnh n s phỏt trin ca doanh nghip Vi cụng ty TNHH MECANIMEX cng khụng ngoi l, doanh nghip ó quan tõm n vn o to ngun nhõn lc cho cụng ty, - Ti chớnh Ngun lc ti chớnh i vi mi doanh nghip cú nh hng trc tip n quỏ trỡnh sn xut kinh doanh ca doanh nghip i vi cụng ty sn xut nh cụng ty TNHH MECANIMEX thỡ ngun lc ti chớnh cng rt quan trng Khi doanh nghip cú th iu tit ngun... MI KHOA K TON KIM TON 2.1.2.3 T chc b mỏy k toỏn ca cụng ty TNHH MECANIMEX 2.1.2.3.1 c im ca t chc: Cụng ty hch toỏn c lp do ú cụng ty cú s t chc b mỏy nh sau : S 10 S t chc b mỏy k toỏn ti cụng ty K toỏn trng K toỏn trng Phú phũng K toỏn 2 Phú phũng K toỏn 1 K toỏn tin lng K toỏn theo dừi cụng n K toỏn thu v TSC K toỏn vi ngõn hng Cụng ty s dng hỡnh thc t chc b mỏy k toỏn va tp trung va phõn tỏn,... hc, nghiờm ngt, cỏc sn phm ca cụng ty TNHH MECANIMEX, mt khi c cung cp ra th trng, u m bo c cht lng ca mỡnh v ngy cng khng nh c thng hiu ca mỡnh ngy c trong nc v nc ngoi Hn th na, cụng sut thit k ca cỏc mỏy múc trong cỏc dõy chuyn sn xut rt cao: lũ oxy c bn,nh mỏy thộp cỏn, nh mỏy thộp cỏn,nh mỏy cun cỏn ngui,dõy chuyn ng hn, nh mỏy ng ỳc iu ny giỳp cụng ty TNHH MECANIMEX ó ỏp ng c cung v th trng thộp . Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí MECANIMEX ”. Do thời gian hạn chế nên công việc. NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT CƠ KHÍ TIÊU CHUẨN VÀ THÉP TẠI CÔNG TY TNHH MECANIMEX 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán NVL sản xuất cơ khí tiêu và thép tại công. chung về công tác kế toán nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH MECANIMEX. Chương 3: Một số kiến nghị nhận xét và giải