quản lý các hoạt động của ngân sách nhà nước
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước 5
1.2.Bản chất Ngân sách nhà nước 6
1.3.Vai trò của Ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của các quốc gia……… 6
1.3.1 Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế 7
1.3.2 Giải quyết các vấn đề xã hội 7
1.3.3 Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá 7
1.4.Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước 8
1.4.1 Khái niệm hệ thống Ngân sách nhà nước 8
1.4.2 Căn cứ tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước 8
1.4.3 Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước 8
1.4.4 Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nước 9
CHƯƠNG 2.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10
2.1 Thu và chi Ngân sách nhà nước 10
2.1.1 Thu Ngân sách nhà nước 10
a Khái niệm 10
b Đặc điểm 10
c Nguồn thu ngân sách nhà nước 10
d Các nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách nhà nước 14
2.1.2 Chi Ngân sách nhà nước 15
a Khái niệm 15
b Đặc điểm 15
c Phân loại chi ngân sách nhà nước 16
d Các nhân tố ảnh hưởng tới chi ngân sách nhà nước 17
2.2.Cân đối ngân sách nhà nước 18
2.2.1 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước 18
2.2.2 Các trạng thái của ngân sách nhà nước 19
2.2.3 Đặc điểm của cân đối ngân sách nhà nước 19
Trang 22.3.Bôi chi ngân sách nhà nước 20
2.3.1 Khái niệm 20
2.3.2 Đo lường bội chi ngân sách nhà nước 20
2.3.3 Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước 24
2.3.4 Tác động của bội chi ngân sách đến nền kinh tế vĩ mô 25
a Ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế 25
b Ảnh hưởng lạm phát 26
c Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tế 26
d Thâm hụt cán cân thương mại 26
2.4.Năm ngân sách và chu trình quản lý ngân sách nhà nước 27
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 28
3.1.Nguồn thu của ngân sách nhà nước 28
3.2.Các khoản chi Ngân sách nhà nước 29
3.3.Thâm hụt ngân sách và vấn đề gia tăng nợ Chính phủ 31
3.4.Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam 32
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấutranh giai cấp Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiệncác chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năngchấn áp và các nhiệm vụ xã hội
Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần phải có nguồn lực tàichính – ngân sách Nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động
Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhà nước ngàycàng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vữngmạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đóngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia
Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệchặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cảcác khâu của hệ thống tài chính Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảmbảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổnđịnh phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của Ngân sách nhà nước, nhóm chúng em đãthảo luận và cùng phân tích về Ngân sách nhà nước và tình hình hoạt động của hệ thống Ngânsách nhà nước Việt Nam hiện nay
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (ngân sách chính phủ) là một thành phần trong hệ thống tài chính.
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốcgia Tuy sự ra đời của ngân sách Nhà nước đã khá lâu, song quan niệm về ngân sách nhà nước lạichưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trườngphái và các lĩnh vực nghiên cứu
Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1971) cho rằng: “Ngân sách nhà nước làbảng kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định; làmọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ xí nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trongmột giai đoạn nhất định”
Từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế Pháp định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là vănkiện được nghị viện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụtài chính của một tổ chức công (nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị công,…)hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”
Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là kếhoạch thu, chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự phápđịnh”
Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002
định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sáchtrung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quankhác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp cóHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
1.2 Bản chất Ngân sách nhà nước
Trang 5Ngân sách nhà nước là mối quan hệ kinh tế-xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tếkhác trong nền kinh tế, thông qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhànước Từ khái niệm bản chất trên, ta có thể rút ra các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Hoạt động thu-chi ngân sách nhà nước và gắn liền với việc thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế-xã hội của Nhà nước
Thứ hai: Mọi hoạt động thu-chi của Ngân sách nhà nước đều phải dựa trên cơ sở pháp luật
của Nhà nước Ví dụ như: pháp lệnh, chế độ, quy định về huy động vào ngân sách và chi tiêuNgân sách nhà nước
Thứ ba: Quỹ Ngân sách nhà nước được hình thành thông qua quá trình phân phối lại dưới
nhiều hình thức, trong đó thuế là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất
Thứ tư: Đằng sau các hoạt động thu-chi Ngân sách nhà nước là các quan hệ kinh tế mà
trước hết là quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế - xã hội
1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội
của các quốc gia
Trong hệ thống tài chính thống nhất, Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vịtrí chủ đạo Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồntại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của hànghoá, tiền tệ
Trong cơ chế thị trường, những quan hệ kinh tế thuộc nội dung Ngân sách nhà nước chỉ cóthể phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá trìnhsản xuất và lưu thông hàng hoá Tính chất, quy mô, mức độ và hiệu quả của quá trình hoạt độngnày là tiền đề vật chất quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước Sẽ không có một Ngân sách lànhmạnh nếu như sự vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá
bị ách tắc hoặc bị biến dạng theo xu thế không có lợi, làm tổn thương đến sự vận động của hànghoá Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng: trong mối quan hệ giữa Ngân sách nhà nước với sựvận động của các đơn vị tiền tệ nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hoá, các quan hệtiền tệ thuộc nội dung Ngân sách nhà nước hoàn toàn không mang tính thụ động mà có ảnh hưởngtích cực trở lại Sự ảnh hưởng trở lại đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà nước sử dụng Ngânsách làm công cụ quản lý kinh tế - xã hội như thế nào Trong cơ chế thị trường, Ngân sách nhànước được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội Do
Trang 6vậy có thể nói cùng với việc đảm bảo chỉ tiêu của nhà nước bằng việc huy động các nguồn tàichính trên phạm vi rộng lớn trong và ngoài nước.
Vai trò tất yếu của Ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế làcông cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường,bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội
1.3.1 Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích pháttriển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo
mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển ổn định và bền vững
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kếtcấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế(có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinhdoanh của các Doanh nghiệp) Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước
là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tìnhtrạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngânsách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổnđịnh về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn Thông qua hoạt độngthu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiệnvai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
1.3.2 Giải quyết các vấn đề xã hội
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt nhưchi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, cáckhoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồngbào bão lụt
1.3.3 Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng
hoá
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiếnlược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc
Trang 7gia Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ Kiềmchế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp Ngân sách nhànước góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
1.4 Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước
1.4.1 Khái niệm hệ thống Ngân sách nhà nước
Hệ thống Ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp Ngân sách và được tổ chức theo một cơcấu nhất định
Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theo haicấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó ngân sáchđịa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách thành phố (hay tỉnh) , ngân sách quận (huyện),ngân sách xã (phường)
1.4.2 Căn cứ tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước
Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước dựa vào những căn cứ sau đây:
Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước
Chế độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính
1.4.3 Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước
dự toán và quyết toán Ngân sách nhà nước)
- Thực hiện cơ chế bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới để đảm bảo tínhcông bằng và yêu cầu phát triể cân đối giữa các vùng
- Ngân sách các cấp không được dùng Ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấpkhác
Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Để quản lý và điều hành Ngân sách ở tầm vĩ mô, Nhà nước tập trung một số nguồn thu lớp,quan trọng vào Ngân sách cấp chính quyền Trung ương nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu, cânđối Ngân sách trên phạm vi toàn quốc
Trang 8Ngân sách tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Ngân sách xã, phường,
thị trấn
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
- Để các cấp chính quyền chủ động khai thác tốt nguồn thu và nhu cầu chi tiêu kịp thời, LuậtNgân sách quy định mỗi cấp chính quyền có một cấp Ngân sách riêng và được sử dụng vàonhu cầu chi tiêu cho bộ máy dầu tư phát triển kinh tế địa phương đó
Việc xây dựng dự toán, xét duyệt dự toán và quyết toán Ngân sách mỗi cấp đều tập trungvào chính quyền cấp tương đương, được công khai dân chủ ở mỗi cấp Ngân sách cho nhân dânbiết để nhân dân tham gia xây dựng Ngân sách, biểu hiện rõ nhất là các nguồn thu huy động từnhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
1.4.4 Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nước
Trang 9CHƯƠNG 2.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Thu và chi Ngân sách nhà nước
Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay giatăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Một trong các đại lượngbiểu thị sự tăng trưởng kinh tế đó là tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ như nước ta Nhà nước đóngvai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thông qua việc sử dụng công cụngân sách của mình Công cụ ngân sách nhà nước chủ yếu là thu và chi tiêu của nhà nước
2.1.1 Thu Ngân sách nhà nước
a Khái niệm
Đứng về phương diện pháp lý, thu Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền Nhànước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về mặt bản chất, thuNgân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trongquá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình
b Đặc điểm
Thu ngân sách nhà nước được đặc trưng một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, trong bất kỳ một xã nào, cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước đều gắn liền
với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước Trên cơ sở quyền lực của mình nhànước định ra các chính sách thu ngân sách nhà nước Ngược lại các khoản thu ngân sách nhà nước
là tiền đề để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
Thứ hai, thu ngân sách nhà nước luôn luôn gắn liền với các quá trình kinh tế và các phạmtrù chính trị Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động củacác phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu ngân sách
c Nguồn thu ngân sách nhà nước
Thu Ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách
mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
Theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, nội dung các khoản thu Ngân sách nhà nướcbao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
Trang 10- Lợi tức từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế;
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);
- Thu từ hoạt động sự nghiệp;
- Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;
- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;
- Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trìnhkết cấu hạ tầng cơ sở;
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Các khoản di sản Nhà nước được hưởng;
- Thu kết dư ngân sách năm trước;
- Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các đơn vị hành chính, sựnghiệp;
- Các khoản tiền phạt, tịch thu;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổchức, cá nhân ở nước ngoài;
- Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi và khoản huyđộng vốn đầu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh)quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước được đưa vào cân đối ngânsách
Cần lưu ý là không tính vào thu Ngân sách nhà nước các khoản thu mang tính chất hoàntrả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước(Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu Ngân sách nhà nước các khoản viện trợ không hoànlại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thuNgân sách nhà nước
Căn cứ vào tính chất sử dụng của các khoản thu, thu ngân sách nhà nước chia làm 2 loại :thu trong cân đối ngân sách và thu để bù đắp thâm hụt ngân sách
Thu trong cân đối ngân sách
Trang 11- Thuế: đây là hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước đến nay để tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước Tỉ lệ đóng góp của thuế vào ngân sách nhà nước luôn ở mức cao.Chẳng hạn như các nước ASEAN có tỉ lệ thuế trong thu thường xuyên của ngân sáchrất cao
Ở Việt Nam, nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu là nguồn thu từ thuế Mặt khác nếu sosánh tỉ lệ thuế động viên vào ngân sách Nhà nước từ GDP của Việt Nam so với những nước thànhviên ASEAN Tỉ lệ này ở nước ta cũng cao nhất
Điều đó cho thấy, Việt Nam khó huy động được nguồn thu ở một mức cao hơn nữa từGDP so với hiện nay Do đó, một trong những nội dung cải cách hệ thống chính sách thuế bước 2
là tiến hành điều chỉnh hợp lý cơ cấu các sắc thuế trong kết cấu thu nhằm bảo đảm nguồn thungân sách nhà nước theo hướng giảm thuế suất, tăng thu theo diện rộng Đồng thời, việc cải cáchthuế phải thực hiện được nhiệm vụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển Với hệ thống thuếtối ưu, nguồn thu thuế sẽ tăng lên mà không cần đòi hỏi phải tăng thuế suất Nhờ thế, Nhà nước sẽ
có được nguồn thu ổn định ở mức cao, dễ dàng chủ động thực hiện các chức năng quản lý và điềutiết vĩ mô nền kinh tế
- Phí và lệ phí: tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách nhà nước, song vẫn được
huy động và khai thác nguồn thu đưa vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầuchi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước
- Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: khoản thu này phản ánh hoạt động kinh tế đa
dạng của Nhà nước Trong giai đoạn trước mắt, Nhà nước có thể sử dụng các khoảnthu này để xây dựng các công trình công cộng y tế, giáo dục, đường sá, nhà ở Vớichủ trương bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng đã thuê Số thu về hàngnăm khá lớn Cùng với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, số vốn thu hồivào ngân sách sẽ tăng Đồng thời, khi các công ty cổ phần đi vào hoạt động và làm ăn
có hiệu quả, Nhà nước còn thu được lãi tức cổ phần được chia Như vậy, tiền thu từhoạt động kinh tế của Nhà nước sẽ là phần đóng góp quan trọng trong giai đoạn trướcmắt để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình
- Viện trợ không hoàn lại: bao gồm môt phần vốn ODA (chiếm khoản 25%) và toàn bộ
khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGO ) để phục vụ cho đầu tư cộngcộng ; giáo dục, y tế, giao thông Trong tương lai, khoản viện trợ không hoàn lại này
có xu hướng giảm dần Do đó, Nhà nước cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này bằng
Trang 12việc cải tiến các khâu điều tra và quản lý để giải ngân nhanh hơn các chương trìnhODA và cần quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này có hiệuquả
Như vậy toàn bộ khoản thu trên sẽ là khoản ổn định và thường xuyên của ngân sách nhànước Nhà nước sử dụng nguồn thu này để chi cho những hoạt động quản lý thường xuyên và chitrả nợ của Nhà nước Khoản chi này tuy không trực tiếp làm tăng thêm giá trị tổng sản phẩm,nhưng rất cần thiết cho sự phát triển xã hội Theo Luật Ngân Sách Nhà nước qui định là toàn bộkhoản thu trong cân đối này sẽ tài trợ cho các loại chi nói trên, phần còn lại sẽ được dùng cho chiđầu tư phát triển kinh tế Đây chính là mức tiết kiệm của ngân sách nhà nước Nếu số thu nàykhông đủ cho chi thường xuyên thì cương quyết cắt giảm chi Do đó, có thể nói thông qua nguồnthu này, Nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tốt nhất
Thu để bù đắp thâm hụt ngân sách
- Các khoản vay nợ của Chính phủ gồm có vay trong nước và vay ngoài nước Theo Luật
Ngân Sách của nước ta, qui định là Nhà nước sẽ dùng khoản tiết kiệm của ngân sách để chicho đầu tư phát triển kinh tế Nếu không đủ, Nhà nước sẽ đi vay để bù đắp thâm hụt ngânsách, không sử dụng khoản vay nợ cho chi thường xuyên Vay của Nhà nước bao gồm vaytrong nước và vay nước ngoài
Vay trong nước được thực hiện bởi việc phát hành công trái dưới các hình thức: tín
phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình
Vay nợ nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức như: hiệp ước hay hiệp định
vay mượn giữa hai Chính phủ, hiệp định vay mượn giữa Chính phủ với các tổ chứctài chính tiền tệ thế giới hoặc phát hành trái phiếu ra nước ngoài Vay nợ nướcngoài có 2 loại: vay ưu đãi với lãi suất rất thấp, thời gian hoàn vốn khá dài; vaythương mại với lãi suất cao hơn, thời gian hoàn vốn cũng dài
Đối với khoản vay nợ nước ngoài thì nước vay nợ dễ gặp rủi ro do tỉ giá hối đoái tăng làmcho đồng tiền trong nước mất giá, gánh nặng nợ nần chồng chất Vì vậy, cần phải tính đến hiệuquả kinh tế và hết sức thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn vay này Đối với khoản vay trongnước, nếu Nhà nước vay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức tiết kiệm và tích luỹ của các thànhphần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân Do đó, đầu tư của các thành phần này cũng có thểgiảm Hơn nữa, nếu Chính phủ vay trong nước nhiều, lãi suất có xu hướng gia tăng, giá cả hànghoá tăng, lạm phát có nguy cơ xảy ra
Trang 13- Phát hành tiền: Trước năm 1992, để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước còn sử dụng
hình thức này Tuy nhiên, đối với tình trạng sản xuất yếu kém như nước ta trước đây, việcchọn giải pháp này thường làm cho nền kinh tế không ổn định do lạm phát có xu hướng giatăng Vì thế đối với nước ta từ năm 1993 đến nay không phát hành tiền để bù đắp thâm hụtngân sách Như vậy để đầu tư phát triển kinh tế, trong khi nguồn thu ngân sách trong cânđối không đáp ứng đủ, Nhà nước sử dụng biện pháp vay nợ hoặc phát hành tiền để bù đắp.Trong điều kiện hiện nay việc phát hành tiền bị hạn chế nhiều Do đó nếu nguồn vay được
sử dụng có hiệu quả thì tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể.Tuy nhiên để có thể thựchiện tốt chức năng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng thamgia phát triển kinh tế, đồng thời để có thể kiểm soát được các mặt hoạt động của nền kinh
tế Nhà nước cần khống chế tỷ lệ vay nợ bù đắp thâm hụt ngân sách ở một mức nhất địnhnào đó, chẳng hạn mức khống chế hiện nay là dưới 3,5% GDP
Toàn bộ khoản thu ngân sách nói trên đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của tổng sảnphẩm quốc nội hay sự tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy nhiên, việc huyđộng vốn vào ngân sách nhà nước chỉ nên huy động ở mức vừa phải, hợp lý để Nhà nước vẫnthực hiện được chức năng quản lý kinh tế xã hội Đồng thời còn thực hiện vai trò động viên cácthành phần kinh tế khác cùng tham gia phát triển sản xuất, đưa đất nước phát triển một cách vữngchắc nhất
d Các nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách nhà nước
Thứ nhất, mức độ phát triển của nền kinh tế: đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng và giá trị
tổng sản phẩm quốc nội giữa các thời kỳ Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc,
ổn định có số thu tương đối ổn định
Thứ hai, hiệu quả kinh tế của từng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế: hiệu quả hoạt động
đầu tư cao thúc đẩy việc tiết kiệm tiêu dùn của khu vực tư nhân tạo điều kiện cho nhà nước tăngđược số thu từ việc vay trong nước
Thứ ba, quan hệ đối ngoại của nhà nước: liên quan đến việc vay nợ và nhận viện trợ từ
nước ngoài
Thứ tư, mức độ các khoản chi tiêu của nhà nước
Thứ năm, bộ máy tổ chức các cán bộ thu Ngân sách nhà nước.
2.1.2 Chi Ngân sách nhà nước
a Khái niệm
Trang 14Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo
những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
Chi Ngân sách nhà nước thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối
và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thựchiện các chức năng kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định
Chi Ngân sách nhà nước chủ yếu dựa trên những nguồn thu nhập lấy từ hoạt động sảnxuất Sự vận động của nó gắn liền với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội và quy mô củachi Ngân sách dựa vào mức tăng thu nhập quốc dân cũng như kết quả của việc phân chia nó thànhquỹ tiêu dùng và quỹ tích lũy xã hội
Quá trình phân phối quỹ Ngân sách nhà nước là quá trình cấp phát kinh phí từ Ngân sáchnhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng Chẳng hạn như việc cấp phát vốn
từ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự toán, cho các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sáchhoặc cho các quỹ tài chính khác
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp sử dụng khoản tiền cấp phát từ Ngân sách nhànước cho những công việc của nhà nước đã định sẵn không trải qua việc hình thành các loại quỹtrước khi đưa vào sử dụng
Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mangtính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt chính trị và xã hội, ngoại giao.Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính, một yêu cầu đặt ra là cần sử dụng tổng hợp các chỉtiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tácdụng, ảnh hưởng của các khoản chi phí ở tầm vĩ mô
Xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấpphát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp Chính vì vậy các nhà quản lý tài chính cần có
sự phân tích, tính toán trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh đượcnhững lãng phí không cần và nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước
Trang 15c Phân loại chi ngân sách nhà nước
Tuỳ theo yêu cầu của việc phân tích, đánh giá và quản lý ngân sách trong từng thời kỳngười ta có thể phân chia các khoản chi ngân sách theo nhiều tiêu thức khác nhau
Theo chức năng nhiệm vụ của nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước gồm:
Chi kiến thiết kinh tế
Chi văn hoá – xã hội
Chi quản lý hành chính
Chi an ninh - quốc phòng
Các khoản chi khác
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia các nội dung sau đây:
Chi thường xuyên
o Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dụcthể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác;
o Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
o Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
o Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
o Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam;
o Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệpphụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam;
o Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
o Các chương trình quốc gia;
o Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
o Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
o Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
o Trả lãi tiền do Nhà nước vay;
o Viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài;
o Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Chi đầu tư phát triển
Trang 16o Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năngthu hồi vốn;
o Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanhvào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theoquy định của pháp luật;
o Chi cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chươngtrình, Dự án phát triển kinh tế;
o Dự trữ nhà nước;
o Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển
o Chi trả nợ gốc tiền do Nhà nước vay
o Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Ngoài ra, còn có thể phân loại chi ngân sách nhà nước theo các ngành kinh tế, theo tínhchất của quá trình tái sản xuất xã hội
d Các nhân tố ảnh hưởng tới chi ngân sách nhà nước
Nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước là sự phản ánh những nhiệm vụ chính trị, kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước của mỗi quốc giathường sự chi phối của nhiều nhân tố:
Chế độ xã hội
Đây là nhân tố cơ bản quyết định đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước, nó quyếtđịnh đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước Nhà nước là chủ thể của chi ngânsách nhà nước, vì thế lẽ đương nhiên nội dung, cơ cấu của chi ngân sách nhà nước chịu sự ràngbuộc của chế độ xã hội Nhìn vào nội dung, cơ cấu chi của ngân sách nhà nước trên một lĩnh vựcnào đó có thể cho thấy về bản chất của xã hội đó
Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chingân sách nhà nước Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việchình thành nội dung cơ cấu chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổinội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định
Khả năng tích lũy của nền kinh tế