d. Thâm hụt cán cân thương mạ
3.2. Các khoản chi Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng). Góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2011.
Tổng chi Ngân sách nhà nước thực hiện tháng 7 ước đạt 39.340 tỷ đồng, luỹ kế chi 7 tháng đạt 264.820 tỷ đồng, bằng 53,9% dự toán, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó: chi đầu tư phát triển: thực hiện tháng 7 ước đạt 8.190 tỷ đồng, luỹ kế chi 7 tháng đạt 61.675 tỷ đồng, bằng
54,7% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2008; riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 53,7% dự toán, tăng 10% so với cùng năm 2008; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): thực hiện tháng 7 ước đạt 26.840. tỷ đồng, luỹ kế chi 7 tháng đạt 169.045 tỷ đồng, bằng 55,3% dự toán năm, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2008. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ các khoản chi theo tiến độ thực hiện và dự toán được duyệt đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an nih và các nhiệm vụ mới phát sinh, như chi chống hạn, cứu đói và khắc phục hậu quả hạn hán, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội...
Chi Ngân sách nhà nước đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được duyệt tập trung nguồn nhân lực để tăng chi đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Số bội chi Ngân sách nhà nước năm 2010 là 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP
Năm nay, Việt Nam giữ được mức tăng trưởng GDP hơn 5%, có thể đạt 5,2-5,3%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và toàn dân ngăn chặn đà suy giảm kinh tế đã thành công. Kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm...Do đó, nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành tài chính trong năm 2011 là cùng với các bộ, ngành, địa phương trong cả nước là tập trung phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Chi ngân sách ước cả năm 566.000 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách có thể xấp xỉ 8% GDP. Công tác đầu tư phát triển và giải ngân vốn đầu tư xây dựng khá chậm, tính đến hết tháng 7 năm 2010, các Bộ, ngành đã phân bổ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách Trung ương 20.431,3 tỷ đồng (Chính phủ giao kế hoạch 21.397,6 tỷ đồng). Vốn đầu tư từ nguòn trái phiếu Chính phủ, đến hết tháng 7 năm 2010 mới giải ngân khoảng 10.300 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm 2010, trong đó, các dự án giao thông, thuỷ lợi giải ngân ước đạt 25,0% kế hoạch, các dự án giáo dục giải ngân ước đạt 43,0% kế hoạch.
Trong 7 tháng đầu năm, Ngân sách nhà nước đã vay 35.200 tỷ đồng (vay trong nước 31.000 tỷ đồng và vay nước ngoài 4.200 tỷ đồng) để bù đắp bội chi Ngân sách nhà nước theo dự toán đã được Quốc hội phê chuẩn.
Toàn bộ hệ thống kho bác nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên 131.000 tỷ đồng, đã phát hiện 24.000 khoản chi của 10.800 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục chế độ
quy định đã yêu cầu đơn vị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cần thiết. Đã từ chối với số tiền ước khoảng 150 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định.
Tuy nhiên, trong công tác điều hành, thực hiện dự toán Ngân sách nhà nước trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2010 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 thấp. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý kéo theo hậu quả lãng phí). Chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, do đó chưa mang lại hiệu quả cao.
Kết luận tại Hội nghị trực tuyến tống kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011, do Bộ Tài Chính tổ chức ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã đặt ra mục tiêu trong năm 2011 của ngành tài chính là thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch 2011, phục hồi nền kinh cao hơn năm 2010, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tái lạm phát ở mức cao, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 - 2011.
Bên cạnh đó, trong năm 2011 công việc mà ngành tài chính phải phấn đấu để đạt được là đấu tranh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Quốc hội giao; huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động vốn trái phiếu chính phủ; tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng ở nông thôn, quan tâm kiểm soát chặt chi tiêu công, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo ngân sách, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chủ động rà soát các công ty nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần.