Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý các hoạt động của ngân sách nhà nước (Trang 32)

d. Thâm hụt cán cân thương mạ

3.4. Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam

Bội chi ngân sách xảy ra khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách huy động được. Ngược lại, khi chi ngân sách nhỏ hơn số thu ngân sách thì có bội thu ngân sách (hay thặng dư ngân sách). Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Việc xử lý bội chi NSNN là một nội dung quan trọng của chinh sách tài khoá của Nhà nước, có tác động đến kinh tế vĩ mô...

Chính những yếu kém trong ngân sách (thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm hụt ngân sách không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành) là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát... Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát nguồn bội chi NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tiền cung ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư lại tăng lên.

KẾT LUẬN

Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước đều xác lập cho mình những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai thác các nguồn lực trong nước và nước ngoài và phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển thì điều tất yếu mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải có là nguồn lực. Một trong những nguồn lực đó là Ngân sách nhà nước , nó giữ vai trò rất quan trọng, chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của nhà nước. Có ngân sách thì nhà nước mới hoạt động được, mới thực hiện được các mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động của Ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia, cụ thể là các khoản thu - chi ngân sách sao cho phù hợp, sao cho hợp lý và đạt hiệu quả là một điều rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Nó là sự thách thức mà nước Việt nam ta phải vượt qua được để hoàn thành quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không chỉ ở hiện tại mà còn cả trongtương lai.

Một phần của tài liệu quản lý các hoạt động của ngân sách nhà nước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w