Năm ngân sách và chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu quản lý các hoạt động của ngân sách nhà nước (Trang 26)

d. Thâm hụt cán cân thương mạ

2.4.Năm ngân sách và chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính, tài khoá), là giai đoạn mà trong đó dự toán thu – chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành.

Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho một năm ngân sách bằng với thời gian của một năm dương lịch (bằng với 12 tháng). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của một năm ngân sách được tính từ ngày mùng 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Trong chu trong chu trình ngân sách, lập ngân sách là khâu khởi đầu, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Việc dự toán thu chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực tiễn ngân sách nói riêng.

Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện ngân sách được triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu Ngân sách nhà nước và bố trí cấp ngân sách nhà nước cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Việc chấp hành ngân sách nhà nước thuộc về tất cả các pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của chính phủ. Trong đó, Bộ Tài chính có vai trò quan trọng.

Mục tiêu đặt ra trong việc tổ chức chấp hành dự toán thu là không ngừng bồi dưỡng, tăng nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên mà Quốc hội đã phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đã hoạch định.

Đối với tổ chức chấp hành dự toán chi, mục tiêu đặt ra là đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Khâu cuối cùng trong chu trình trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước là khâu quyết toán ngân sách nhà nước. Thông qua quyết toán ngân sách sẽ thấy được kết quả toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước, hoạt động Ngân sách nhà nước với tư cách là công cụ vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua, từ đó rút knih nghiệm cần thiết trong điều hành ngân sách nhà nước. Do đó, yêu cầu của quyết toán Ngân sách nhà nước phải đảm bảo chính xác, tính trung thực và kịp thời.

Khi phân cấp quản lý ngân sách cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:  Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước;

 Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để bảo đảm thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước;

 Phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, trong trường hợp có trượt giá, chỉ xem xét điều chỉnh tăng số bổ sung cho ngân sách cấp dưới theo một phần trượt giá;

 Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ khả năng thu và yêu cầu chi, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Một phần của tài liệu quản lý các hoạt động của ngân sách nhà nước (Trang 26)