Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
2,9 MB
Nội dung
Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Phần 1: Đặc điểm tổ chức hoạt động của Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân. 1.1Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân. -Bệnh viện được thành lập vào năm 1964 cho đến nay. Trong suốt 50 năm qua, ngành y tế huyện Thường Xuân đã tường bước trưởng thành, vững mạnh và có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Những thành quả đó góp phần tạo thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Thường Xuân đã đạt được trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. -Là tổ chức sự nghiệp y tế công lập, có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và tài khoản riêng Tên đơn vị: BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THƯỜNG XUÂN Giám đốc : CẨM BÁ THỂ Địa chỉ : Thị trấn Thường Xuân-Huyện Thường Xuân-Tỉnh Thanh hóa. Quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn: +Giai đoạn năm 1964-1970: Phòng y tế bệnh viện Thường Xuân thành lập do y sĩ Mai Xuân Kiểu (người huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) làm Trưởng phòng kiêm Bệnh viện trưởng. Bệnh viện lúc đó gồm 2 khoa cơ bản là: Khoa Nội-nhi-lây và khoa Ngoại sản, có 01 bác sĩ Nguyễn Huy Bình làm phẩu thuật viên và 2 y sĩ làm công tác khám chữa bệnh là y sĩ Lương Quân Hợi và y sĩ Lê Huy Tưởng. +Giai đoạn 1971-1975: Phòng y tế do bác sĩ Lương Vinh Quang làm trưởng phòng. Bệnh viện huyện do Bác sĩ Dương Văn Thanh làm bệnh viện trưởng. +Giai đoạn 1976-1985: Mô hình tổ chức ngành đã có những thay đổi cho phù hợp với các hoạt động thực tiễn. Phòng y tế vẫn do Bác sĩ Lương Vinh Quang làm trưởng phòng. +Giai đoạn 1986 cho đến nay: Đã có một đội ngũ cán bộ vững mạnh; Toàn trung tâm hiện nay đã có 120 y Bác sĩ trong đó có 53 Bác sĩ CKI, Bác sĩ 05, ys làm điều dưỡng 30 và 14 cán bộ khác. Với nhiệm vụ là trung tâm y tế xử lý những ca bệnh nhẹ, không qua khó và phức, tạp giảm bớt gánh nặng về tình trạng thiếu phòng bệnh thiếu bác sỹ của bệnh viện. Lúc mới thành lập đứng trước muôn ngàn khó khăn do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ y bác sỹ còn thiêu kinh nghiệm, các các bộ công nhân viên trong trung tâm không quản ngại khó khăn cùng nhau vượt qua những khó khăn ban đầu, nổ lực học hỏi trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đó dần dần chiếm đươc lòng tin của nhân dân trên địa bàn. Hiện nay trung tâm không chỉ tiếp nhận những ca bệnh nhẹ, đơn giản mà còn tiếp nhân nhiều ca bệnh khó. Từ chỗ vài căn nhà tranh đơn sơ vách nứa của thập kỷ 70,80 máy móc trang thiết bị cho công tác khám chữa bệnh đơn sơ, lạc hậu. Đến nay bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân là một trung tâm y tế huyện miền núi có cơ sở hạ tương đối hiện đại, đã có 3 nhà 2 tầng đủ để làm việc và thu dung bệnh nhân. Được trang thiết bị siêu SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 1 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ âm; XQ; Điện tim, máy tự tạo oxy, 2 xe ô tô cứu thương, và nhiều trang thiết bị hiện đại khác để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hàng năm tại bệnh viện đã khám cho hơn 4 vạn lượt người: Thu dung điều trị nội trú hàng năm hơn 4000 lượt người. Mỗi năm mổ cấp cứu và mổ phiên an toàn cho 350-400 bệnh nhân. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, y đức của người thầy thuốc ngày càng được khẳng định rõ nét. Với phương châm “lương y như từ mẫu” đặt sức khoẻ của bệnh nhân lên hàng đầu. Các cán bộ luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân, được nhân dân yêu mến, tin tưởng. 1.2Chức năng nhiệm vụ của bệnh viên: 1.2.1 Chức năng của trung tâm y tế. Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh. 1.2.2 Nhiệm vụ của trung tâm y tế. Nhiệm vụ của trung tâm y tế là khám chữa bệnh và cấp phát thuốc theo chế độ cho người dân. Mỗi năm trung tâm mở ra các phiên mổ miển phí cho người già và trẻ em. Mặt khác, trung tâm y tế đã có các trương trình y tế quốc gia đã được sớm phát triển khai trên địa bàn huyện; công tác phòng chống dịch đã được chủ động điều tra giám sát dịch ngay từ y tế cơ sở. Hàng năm tổ chức phun, tẩm hóa chất bảo vệ cho hàng chục vạn người không mắc các bệnh sốt rét. Bên cạnh đó công tác nước sạch vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ Bà mẹ trẻ em-kế hoạch hóa gia đình được triển khai và đi vào nề nếp thường xuyên, tỷ lệ các cháu được tiêm phòng các bệnh dịch nguy hiểm hàng năm đạt trên 95%; Tỷ lệ phát triển dân số đã đạt được mục tiêu đề ra. 1.3Đặc điểm tổ chức quản lý. Sơ đồ 1.1 Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận quản lý. -Giám đốc : +Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt đông của đơn vị. + Phụ trách khám, chữa những ca bệnh khó, phức tạp thuộc chuyên môn của mình. SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 2 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ + Trực tiếp ký các giấy tờ sau: Các bản dự toán ngân sách. Chứng từ thanh toán thu chi . Các quyết định về công tác tổ chức các bộ: Tuyển dụng, đề bạt, giảm biên chế. Các báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị. Các công văn giấy tờ gửi lên cấp trên . - Phó giám đốc: Trực tiếp ký các giấy tờ văn bản trong quyền hạn, điều hành khoa nội của trung tâm, tham gia khám, chữa bệnh cho người bệnh . - Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức của đơn vị, xem xét và trình bày với giám đốc các trường hợp biên chế, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng…tham gia cố vấn với giám đốc. - Phòng thu viện phí: Trực tiếp thực hiện công tác thu viện phí của bênh nhân đến trung tâm để khám chữa bệnh. - Phòng tổ chức kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn, tổ chức ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động. Quản lý vốn lập dự toán ngân sách báo cáo tài chính, theo dõi tình hình thu chi theo chế độ. - Khoa dược: Chuyên cung ứng thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, bảo quản thuốc. - Khoa nội nhi: Đây là nơi trực tiếp thực hiện chức năng khám chữa, điều trị các loại bệnh liên quan đến các bộ phận trong cơ thể bệnh nhân là trẻ em như: Tim mạch, nội tiết… - Khoa ngoại: Đây là nơi trực tiếp thực hiện chức năng khám chữa, điều trị các loại bệnh bên ngoài cơ thể bệnh nhân như: Răng hàm mặt, da liễu… - Khoa khám bệnh: Đây là nơi tổ chức khám và phát hiên bênh chuyển đên các chuyên khoa để điều trị. - Khoa xét nghiệm: Thực hiện các công tác xét nghiệm máu,nước tiểu - Khoa sản: Đây là nơi đảm nhận chức năng chăm sóc, giúp đỡ các bệnh nhân nữ thực hiện nghĩa vụ làm mẹ của mình. - Khoa truyền nhiễm: đây là nơi đảm nhận chức năng phòng, khám, chữa các bệnh dễ lây truyền như thủy đậu, lao và phòng các bệnh về sốt rét và ký sinh trùng khác. 1.4 Tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp trong năm 2012 là: Tổng thu: 11.616.468.000(đồng) Trong đó: +Thu phí BHYT: 8.008.113.002(đồng) +Thu viện phí :2.302.355.000(đồng) +Thu từ ngân sách nhà nước cấp: 1.234.000.000(đồng) +Thu từ hoạt động gửi xe: 72.000.000(đồng) Tổng chi: 10.252.636.000(đồng). SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 3 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Qua tình hình sử dụng nguồn kinh phí của năm 2012 ta thấy bệnh viện sử dụng thưà ngân sách là: 1.363.832.000(đồng). Điều này cho ta thấy được bệnh viện đã tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước. Mặt khác, ta thấy tổng thu phí BHYT và thu viện phí lớn hơn nguồi thu ngân sách nhà nước cấp có thể kết luận rằng bệnh viện đã chủ động tìm nguồn tài chính cho bệnh viện, xong muốn biết được bệnh viện có phải là bệnh viện tự đảm bảo 1 phần kinh phí hay kinh phí 100% do ngân sách nhà nước hay không chúng ta phải đi sâu vào vấn đề quản trị. Số kinh phí sử dụng không hết kế toán bệnh viện xin được chuyển sang năm sau và đang chờ phê duyệt cuả cấp trên. Phần 2: Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. 2.1 Hình thức kế toán: Là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đơn vị sử dụng phần mền DSOFT HCSN 2013 làm phầm mền quản lý. Là phần mền chuyên dùng cho đơn vị hành chính sự nghiệp rất tiện dụng và giúp kế toán dễ quản lý các chứng từ một cách rõ dàng, không gây nhầm lẫn chứng từ và lặp, mất chứng từ của đơn vị : 2.1.1 Trình tự thực hiện như sau: Tại bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân quá trình hạch toán kế toán được vi tính hoá với việc áp dụng phần mềm kế toán máy chuyên biệt dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Về cơ bản quy trình luân chuyển có thể được mô tả như sau - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hay bảng kê chứng từ thanh toán chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra, nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của “chúng” sau đó tiến hành định khoản và nhập liệu vào các sổ sách liên quan ở các phần hành nhất định : tiền lương, thanh toán, TSCĐ, vật tư thiết bị…Máy tính sẽ cho ra mẫu số Chứng từ ghi sổ như đã thiết kế sẵn. -Định kỳ, trên cơ sở các số liệu đã cập nhật máy tính sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển, tính toán số dư và lên các Sổ Cái của tất cả các tài khoản mà đơn SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ vị sử dụng để hạch toán. Đồng thời các số liệu đó còn là căn cứ để máy tính lập nên Bảng cân đối số phát sinh theo mẫu biểu đã thiết kế sẵn. Cuối cùng cuối tháng, quý, năm hoặc bất kỳ khi nào theo yêu cầu của nhà quản lý kế toán viên sẽ tiến hành thao tác in ra các báo cáo tài chính, các sổ sách liên quan để cung cấp cho Ban giám đốc, các cơ quan chức năng cấp trên và các đối tượng quan tâm bên ngoài khác ; đồng thời cũng để sao lưu dữ liệu đề phòng sự cố phần cứng. Sơ đồ nhập dữ liệu vào kế toán máy: Sơ đồ 2.1 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận: -Kế toán trưởng: + Tổ chức kế toán, công tác thống kê trong nội bộ đơn vị và các cơ sở y tế cấp dưới, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán thông kê theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý . + Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, mọi hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị và các đơn vị phụ thuộc . SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 5 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ + Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán ,tài chính và các quy định của cấp trên cho các bộ phận, cá nhân có liên quan, trong nội bộ đơn vị và cho các đơn vị cấp dưới . + Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và trong các đơn vị phụ thuộc + Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liêu và số liêu kế toán theo chế độ của nhà nước. + Tính toán và đôn đốc việc nộp đủ , đúng hạn các khoản phải nộp cho ngân sách. + Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, các chế độ ket quả kiểm kê tài sản, vật tư ( thường xuyên , định kỳ…) chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, tài liệu cần thiết cho viêc xử lý các khoản mất mát hao hụt, hư hỏng … đồng thời đề xuất cácbiên pháp xử lý. lập và gửi đầy đủ đúng hạn đúng hạn các bản báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán tổng hợp của các đơn vị thuộc phạm vi mà mình quản lý. + Nghiên cứu và tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị và các đơn vị cấp dưới. - Kế toán thanh toán : Là người thực hiện các nhiệm vụ sau : + Thẩm tra mọi khoản thu , chi phát sinh ở đơn vị. Qua đó xác định và có ý kiến về sự cần thiết thực hiên nhiệm vụ thu chi chủa đơn vị. Nếu đồng ý thanh toán thì lập phiếu thu hoặc phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc trình kkế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị duyệt làm căn cứ thực hiện thu hoặc chi. + Theo dõi và thanh toán các khoản tiền tạm ứng phải thu phải trả. + Theo dõi các khoản kinh phí do ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp cho đơn vị. + Theo dõi các khoản ngoài ngân sách cấp phát nhưng được ký gữi ở kho bạc -ngân hàng . + Làm các thủ tục kinh phí, thanh toán tiền qua kho bạc hoặc nộp tiền gữi vào kho bạc ngân hàng hay nộp tiền cho ngân sách . + Định kỳ đối chiếu tồn khoản với kho bạc ngân hàng. -Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của bệnh viện, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán - Kế toán tiền lương kiêm kế toán TSCĐ vật tư : Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của kế toán tiền lương là: + Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ - công chức của đơn vị, trên các mặt: Số lượng họ tên từng người, số tiền phải chi trả cho từng người, các khoản phải thu hoặc các khoản phải thu hoặc khấu trừ vào lương… + Nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý quỹ lương thuộc khu vực HCSN như: đăng ký biên chế, lập sổ lương, báo cáo quyết toán… +Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn cho cán bộ - công chức… + Thông qua công tác kế toán mà việc kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chế độ về quản lý lao động qua các mặt: tuyển dụng đề bạt, thuyên chuyển…. nhằm giảm nhẹ biên chế, nâng cao hiệu suất công tác. SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 6 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Kế toán tiền lương còn thực hiện nhiệm vụ của kế toán tài sản vật tư là: - Theo dõi tình hình tài sản - vật tư nhập xuất và bảo quản ở kho. - Lập các thủ tục nhập, xuất và chuyển kho. - Kiểm tra việc mua sắm, sử dung, bảo quản tài sản - vật tư ở đơn vị nhằm đảm bảo công tác và tiết kiệm. - Thường xuyên đối chiếu sổ sách với thủ kho. 2.3 Chế độ kế toán áp dụng. -Bệnh viện thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước là đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trương tài chính. -THÔNG TƯ 185/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn sủa đổi, bổ sung chế độ kế toán đơn vi hành chính sự nghiệp. -Luật số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật Kế toán. -Kỳ kế toán áp dụng: Bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Phần 3: Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại bệnh viện. 3.1 Kế toán tiền lương. 3.1.1. Khái niệm tiền lương : Tiền lương là khoản tiền mà các đơn vị trả cho người lao động theo kết quả công việc số lượng chất lượng lao động mà một người đã cống hiến cho đơn vị, hay nói cách khác tiền lương chính là khoản tiền công của một người lao động được nhận dựa theo số lượng và chất lượng người đó bỏ ra để thực hiện công việc của mình. 3.1.2 Chứng từ liên quan đến tiền lương bệnh viện đang sử dụng. -Bảng chấm công (mẫu số C01a-HD) -Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số C01b-HD) -Giấy báo làm thêm giờ (mẫu số C01c-HD) -Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số C02a-HD) -Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (mẫu số C02b-HD) -Hợp đồng giao khoán công việc (mẫu số C08-HD) -Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ(mẫu C07-HD) -Bản kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu C11-HD) Nội dung của tường chứng từ. 3.1.2.1Bảng chấm công: ( mẫu C01-HD) Hàng ngày tổ trưởng các ban, phòng, nhóm trong đơn vị sẽ thực hiện một nhiệm vụ là : căn cứ vào sự có mặt thực tế của cán bộ thuộc bộ phận mình để chấm công trong ngày, sau đó ghi vào các cột được đánh số từ 1-31 ( tương ứng với các ngày trong tháng ) theo các ký hiệu quy định trong bảng . SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 7 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.1.2.2 Giấy báo làm việc ngoài giờ (mẫu số :C01C-HD). Phiếu này do người báo làm thêm giờ và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt chấp nhận số giờ làm thêm và đồng ý thanh toán .Sau khi có đầy đủ chữ ký, phiếu làm thêm giờ đươc chuyển đến phòng kế toán lao động tiền lương để làm cơ sở tinh lương. 3.1.2.3 Hợp đồng giao khoán công viêc ngoài giờ (mẫu C06-H): Là bản ký kết giữa người giao khoán và nhận khoán về khối lượng công việc nội dung công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm,quyết định lợi ích của mỗi bên khi thực hiện công việc đó đồng thời làm cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán. 3.1.2.4 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Chứng từ này là cơ sở để ghi số kế toán về các khoản trích nộp theo lương, tính vào chi của đơn vị trừ vào lương của cán bộ, công chức, viên chức. 3.1.2.5 Bảng thanh toán tiền lương.(mẫu số C02a-HD) Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kê toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét và thủ trưởng duyệt, trên cơ sở lập phiếu chi phát lương cho công nhân viên chức rồi từ đó đưa vào chứng từ kế toán-bản kê chưng từ chi-sổ cái. 3.1.2.6 Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (mẫu số C02b-HD) Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm từ khoản tiết kiệm chi là chứng từ làm căn cứ để thanh toán số thu nhập tăng thêm từ khoản tiết kiệm để chi cho công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. 3.1.3 Quy trình hạch toán chứng từ. Sơ đồ 3.1 SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 8 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Giải thích: Các chứng từ kế toán như: Bảng chấm công… kế toán đưa vào bảng thanh toán tiền lương từ đó cập nhập dữ liệu vào máy tính xư lý số liệu đưa vào chứng từ ghi sổ và các sổ cái TK 334,sổ cái TK 332 và 661 rồi cuối tháng lên báo cáo tài chính. 3.1.4 Quy trình luân chuyển chứng từ . Sơ đồ 3.3 Giải thích: Hằng ngày cán bộ đi làm bộ phận chấm công đưa vào đánh dấu vào Bảng chấm công, cuối tháng kế toán tiền lương tập hợp Bảng chấm công và các chứng từ liên quan lên Bảng thanh toán tiền lương. Rồi đưa cho kế toán trưởng ký duyệt nếu (đồng ý), sau đấy đưa lên thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Thủ trương đơn vị đưa lại cho kế toán trưởng, kế toán trưởng có nhiệm vụ đưa lại cho kế toán tiền lương để trả lương lương cho cán bộ. 3.1.5 Sơ đồ hạch toán tiền lương. Sơ đồ 3.2 Ví dụ 3.1: Từ Bảng thanh toán tiền lương ta tính tổng số tiền và hạch toán vào chứng từ ghi sổ số 72(có chứng từ kèm theo trang số 23) như sau: SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 9 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Tổng tiền lương cán bộ là: • Nợ TK 661: 362.082.000 (đồng) Có TK 334: 362.082.000 (đồng) -Trong đó: Lương phải trả công nhân viên là: 315.000.000(đồng) Phụ cấp là : 47.082.0000(đồng) Trích bảo hiểm xã hội: • Nợ TK 334: 23.463.405 (đồng) Có TK 332(3321): 23.463.405(đồng) Trích bảo hiểm y tế: • Nợ TK 334: 5.027.872 (đồng) Có TK 332(3322): 5.027.872 (đồng) Trích bảo hiểm thất nghiệp: • Nợ TK 334: 3.351.915 (đồng) Có TK 332(3324): 3.351.915 (đồng) Tiền lương phải trả cho cán bộ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ bệnh viện thanh toán bằng cách rút dự toán: • Nợ Tk 334: 326.230.433 (đồng) Có Tk 461: 326.230.433 (đồng) 3.2 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. 3.2.1 Mục đích : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thuốc, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa làm căn cứ kiểm tra tình hình tiêu thụ, dự trữ thuốc, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý vật tư, trang thiết bị y dược. 3.2.2 Nội dung: Thuộc chỉ tiêu vật tư gồm các biểu mẫu sau : Phiếu nhập kho Mẫu số C20-HD Phiếu xuất kho Mẫu số C21-HD Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ Mẫu số C22-HD Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ Mẫu số C25-HD Nội dung từng phần: 3.2.2.1 Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho do kết toán lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất ) kế toán trưởng hoặc người phụ trách bộ phận (ghi rõ họ, tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, hàng hóa, dụng cụ, sản phẩm. 3.2.2.2 Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ (Mẫu số C22-HD) Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ khi lập xong phải có chữ ký của người lập phiếu, ý kiến chữ ký,họ và tên người phụ trách của bộ phận sử dụng, chữ ký, họ tên của thủ trưởng đơn vị. SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 10 [...]... xét tình hình tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân -Qua thời gian thực tập tại bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân, với mục đích chính của em là tìm hiểu học hỏi và nghiên cứu về công tác hạch toán của bệnh viện Sau đây em xin đưa ra một số đánh giá chủ quan của mình về công tác kế toán tại bệnh viện 4.1 Ưu điểm : -Hiện nay bệnh viện đang sử dụng phần mền DSOFTHCSN 2013 Việc... cho kế toán ghi vào sổ SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 11 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.2.4 Hạch toán theo phương pháp tổng hợp Hạch toán tổng hợp được thực hiện ở phòng kế toán khi có các hóa đơn nhập, xuất tồn người yêu cầu đưa chứng từ cho kế toán ở đây kế toán có nhiệm vụ lập “phiếu nhập”, “Phiếu xuất” rồi từ đó vào sổ sách kế toán Hạch toán tổng hợp trong đơn vị hành chính sự nghiệp được thực... nhất toàn bộ bệnh viện tạo nên sự chủ động trong công việc, khối lượng thông tin ghi chép được ghảm bớt nhiều, thông tin được đảm bảo tính hợp lý chung thực -Quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ , các sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động thực tế của bệnh viện -các sổ sách kế toán sử dụng phù hợp với chế độ quy định đồng thời phù hợp vời đặc điểm hoạt động thực tế của bệnh viện, do đó... toán tại bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân tuân thủ đúng với chế độ quy định đối với một đơn vị thực hiện chức năng sự nghiệp Tuy nhiên qua quá trình thực tập em thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau : -Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán : Với quy mô và tính chất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh không chỉ đối với các bệnh nhân trên địa bàn thi trấn Thường Xuân thì bộ máy kế toán tại bệnh. .. vào máy tính cho ra “Phiếu nhập kho” hoặc “Phiếu xuất kho”, máy tính tự động lên “Chứng từ ghi sổ” rồi đưa vào “Sổ cái”và “Sổ kê toán chi tiết” lên “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn” và các Báo cáo tài chính” SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 12 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.2.5 Sơ đồ hạch toán NVL,CCDC Sơ đồ 3.7 Ví dụ3.2: Khi nhập kho kế toán hạch toán vào các Phiếu nhập kho số 103 và số 104 ,số 105 (có... viên Trung tâm chưa SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 19 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ có được một quy chế, quy định rõ ràng về công tác kiểm tra, kiểm soát các chứng từ trước khi nhập liệu 4.3 Những ý kiến đề xuất và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện -Qua quá trình thực tập đơn vị có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có những tồn tại chưa giải quyết qua gần hai tháng thực tập... tiền được đánh dấu liên tục trong 1 quyển SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 15 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.3.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ Biên bản thu tiền và các chưng từ tiền mặt khác Giấy đề nghị tạm ứng, bản kê chứng từ thanh toán và các chứng từ khác CẬP NHẬP DỮ LIỆU VÀO MÁY TÍNH SỔ QUỸ PHIẾU THU PHIẾU CHI CHỨNG TỪ GHI SỔ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI TK 111 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chú thích: Ghi hằng... lên các chứng từ sổ sách Với giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và các hoa đơn thanh toán bằng tiền mặt kế toán lập “phiếu chi” rồi lên sổ sách kế toán SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 16 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.3.4 Quy trình luân chuyển chứng từ 3.3.4.1 Thu tiền mặt Sơ đồ 3.10 Giải thích: Người nộp đề nghị nộp tiền “Biên lai thu tiên” đưa cho kế toán thanh toán lập “Phiếu thu” rồi chuyển cho kế.. .Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ 3.2.2.3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ (Mẫu số C25-HD) Nhằm xác định số lượng, quy cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản 3.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ 3.2.3.1 Nhập kho Sơ đồ 3.4 Giải thích: Khi mua hàng hóa về nhập kho có biên lai... TK 111: 3.000.000 (đồng) Khi bệnh nhân đóng tiền viện phí kế toán ghi vào Biên lai thu tiền rồi lập Phiếu thu số 202 (tran số 44) định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: • Nợ TK 111: 823.000.000 (đồng) Có TK 511(5118): 823.000(đồng) Từ Phiếu chi và Phiếu thu kế toán đưa vào chứng từ ghi sổ số 76 vào sổ cái TK 111(trang số 46) SVTT: Phạm Thị Diệu Linh 18 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ PHẦN . Linh 18 Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ PHẦN 4: Nhận xét tình hình tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân. -Qua thời gian thực tập tại bệnh viện đa khoa huyện. Báo cáo tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Lệ Phần 1: Đặc điểm tổ chức hoạt động của Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân. 1.1Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện đa khoa huyện. tế bệnh viện Thường Xuân thành lập do y sĩ Mai Xuân Kiểu (người huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) làm Trưởng phòng kiêm Bệnh viện trưởng. Bệnh viện lúc đó gồm 2 khoa cơ bản là: Khoa Nội-nhi-lây và khoa Ngoại