PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
Lớp: K40TCNH
Huế, 11/2009 TÓM TẮT
Trang 2Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông là một trong những doanhnghiệp có tiềm lực mạnh trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếusáng Những năm qua với sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như các bộ của các phòngban, công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên thị trường tiêu thụ dặc biệt là miền Bắc
- Lợi nhuận qua các năm có xu hướng gia tăng, các chỉ số tài chính của công ty khá tốt sovới đối thủ cạnh tranh là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang Có được những thànhtựu đó là nhờ công ty đã có chiến lược phát triển đúng đắn: tập trung vào ngành kinhdoanh cốt lõi, phát triển các sản phẩm mũi nhọn là các loại nguồn sáng tiết kiệm điện,thân thiện với môi trường, xem nội địa là thị trường mục tiêu của của mình
Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm soátdòng tiền Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục, đây là dấu hiệu không tốtđối với các cổ đông cũng như các ngân hàng mà công ty đang có quan hệ giao dịch Vấn
đề mà doanh nghiệp đang mắc phải là lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷtrọng lớn trong tổng tài sản khiến cho vốn bị ứ đọng Nguyên nhân: do hạn chế của bộphận kinh doanh trong việc đàm phán các hợp đồng ngoại thương, của bộ phận sản xuấttrong khâu dự báo mức tiêu thụ, dự trữ nguyên vật liệu tồn kho sử dụng trong sản xuất,của bộ phận marketing trong chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến côngchúng
Trên cơ sở nhận biết được ưu và nhược điểm của doanh nghiệp, nhóm đề ra một sốcác giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt kiến thức, cũng như kinh nghiệm nên những phân tích,nhận định và giải pháp mà nhóm đưa ra có thể chỉ mang ý kiến chủ quan
Cấu trúc báo cáo gồm 3 chương
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Kết luận chung và giải pháp
Mục lục
Trang 3CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 8
1.1 Mục đích 8
1.2 Phương pháp nghiên cứu 8
1.3 Nguồn thông tin sử dụng 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 9
2.2 Môi trường kinh doanh 10
2.2.1 Môi trường vĩ mô 10
2.2.2 Môi trường vi mô 12
2.3 Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính: 16
2.4 Phân tích tình hình tài chính công ty 16
2.4.1 Phân tích khái quát cấu trúc tài sản và nguồn vốn 16
2.4.2 Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động 20
2.4.3 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh 23
2.4.4 Phân tích các chỉ số tài chính 29
a Chỉ số về khả năng thanh toán 29
b Tỷ số hoạt động 32
c Tỷ số đòn bẩy 35
d Tỷ số sinh lời 36
e.Chỉ số giá trị thị trường 39
2.4.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 40
2.5 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 44
2.5.1 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng 44
2.5.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 45
Chấm điểm qui mô doanh nghiệp 45
Chấm điểm đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp 47
Chấm điểm dòng tiền 49
Chấm điểm chất lượng quản lý 50
Chấm điểm uy tín trong giao dịch 53
Chấm điểm các yếu tố bên ngoài 55
Chấm điểm các yếu tố khác 56
Tổng hợp điểm tín dụng 57
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 58
3.1 Kết luận chung về tình hình công ty 58
3.2 Giải pháp đề xuất đối với công ty 59
PHỤ LỤC 63
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.4.1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty RAL
Bảng 2.4.2.1 Bảng cấn đối kế toán rút gọn công ty RAL
Bảng 2.4.2.2 Bảng vốn lưu động và vốn lưu đồng ròng của công ty
Bảng 2.4.3.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty RALBảng 2.4.4.1 Chỉ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.4.4.2 Bảng tỷ số hoạt động
Bảng 2.4.4.3 Bảng tỷ số đòn bẩy
Bảng 2.4.4.4 Bảng tỷ số sinh lời
Bảng 2.4.5.1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt của công ty RAL
Bảng 2.4.5.2 Phân tích khả năng thanh toán từ LCTT ròng từ hoạt động kinhdoanh
Bảng 2.5.1 Bảng phân tích dấu hiệu khủng hoảng
Bảng 2.5.2.1 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
Bảng 2.5.2.2 Chấm điểm các tỷ số tài chính
Bảng 2.5.2.3 Chấm điểm dòng tiền
Bảng 2.5.2.4 Chấm điểm chất lượng quản lý
Bảng 2.5.2.5 Chấm điểm uy tín trong giao dịch
Bảng 2.5.2.6 Chấm điểm các yếu tố bên ngoài
Bảng 2.5.2.7 Chấm điểm các yếu tố khác
Bảng 2.5.2.8 Bảng tổng hợp điểm các yếu tố phi tài chính
Bảng 2.5.2.9 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.4.1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
Hình 2.4.1.2 Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu RAL
Hình 2.4.2.1 Biểu diễn vốn lưu động ròng dương của công ty RAL
Hình 2.4.2.2 Giá trị vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty RAL
Hình 2.4.3.1 Doanh thu của RAL và DQC qua 3 năm (2006-2008
Hình 2.4.3.2 Lợi nhuận trước thuế của RAL và DQC
Hình 2.4.4.1 Hệ số khả năng thanh toán
Hình 2.4.4.2 Hệ số vòng quay HTK, KPT
Hình 2.4.4.3 Hệ số ROE
Hình 2.4.4.4 Chỉ tiêu EPS
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Mục đích
-Tìm hiểu chung về công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Trên cơ sở các
thông tin thu thập được tiến hành phân tích để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạtđộng và xếp hạng tín nhiệm của công ty
- Củng cố và nâng cao việc vận dụng lý thuyết các môn học: tài chính doanh nghiệp, phântích hoạt động kinh doanh trong thực tế phân tích
1.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: Dựa trên số liệu thu thập được, tiến hành tính toán các chỉ số đểđánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Dựa trên các số liệu đã tính toán tiến hành so sánh đốichiếu sự biến động qua các thời kỳ, cũng như so sánh với đối thủ cạnh tranh
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng văn bản: Dựa trên các thông tin từ BCTC,BCTN, thông tin kinh tế thu thập được để tiến hành phân tích
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu từ BCTC công ty RAL trong 3 năm
1.3 Nguồn thông tin sử dụng
Báo cáo sử dụng các nguồn thông tin sau: Bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo cáo tàichính trong 3 năm từ 2006 đến 2008 ( bao gồm: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, thuyếtminh BCTC) của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ( xem phần phụ lục)
1.4 Cấu trúc báo cáo Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứuChương 3: Kết luận chung và giải pháp
1.5 Hạn chế báo cáo
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tìm hiểu do công ty kiểm toán Việt Nam thực hiệnnên độ tin cậy chưa cao
- Kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích tài chính vẫn còn nhiều hạn chế
- Một số thông tin về công ty trong trường hợp không khai thác được nhóm đã đưa ra cácgiả định, tuy nhiên các giả định này có thể không đúng với thực tế
Trang 8CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, thành lập năm 1961
- Trụ sở chính: 87- 89 phố Láng Hạ, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: http://rangdongvn.com
- Ngày 30/4/2004 công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông tiến hành cổ phần hóa
-Ngày 6/12/2006 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm GDCK Tp HCM, mã chứng khoán niêm yết RAL
- Vốn điều lệ: 115.000.000.000 đồng
Đặc điểm ngành và lĩnh vực kinh doanh
- Ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất trong lĩnh vực đồ gia dụng
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bóng đèn, vật tư thiết bị điện, dụng cụ chiếu sáng
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp
+ Tư vấn và thiết kế chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp
+ Sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng công nghiệp
+ Dịch vụ quảng cáo thương mại
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Các nhóm sản phẩm chính: Sản phẩm của RAL được chia thành 2 nhóm
+ Nhóm sản phẩm Nguồn sáng & Thiết bị chiếu sáng
Bóng Đèn tròn
Bóng đèn Huỳnh Quang
Bóng đèn Huỳnh quang Compact
Phụ kiện của các thiết bị chiếu sáng
+ Sản phẩm Phích nước
Trang 92.2 Môi trường kinh doanh
2.2.1 Môi trường vĩ mô
* Kinh tế
- 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nhiều hãng nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường, họ xây dựng các cơ sở lắp ráp, sản xuất tại nước ta cạnh tranh với sản phẩm của công ty
- Trong năm 2008 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đặc biệt vật tư linh kiện công ty nhập khẩu từ Trung Quốc Giá đầu vào tăng cao trong khi đó giá bán sản phẩm trong nước không tăng được ngay do thuế xuất nhập khẩu các sản phẩm cùng loại theo lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT-AFTA năm 2007 đã giảm xuống mức thấp 0-5% (trong những năm đầu là 40-50%) 1
- Cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Đây là thời kỳ mà doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa cũng như việc thu hồi các khoản nợ từ việc bán hàng xuất khẩu cho Cuba
- Lạm phát: Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 lạm phát gia tăng nhanh chóng2 làm giánguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng như hạn chế sức tiêu thụ hàng hóa của doanhnghiệp Vì vậy, để đối phó với tình hình đó công ty cần phải có kế hoạch dự trữ hàng tồnkho thích hợp, mặt khác phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí, dự báo chính xác khảnăng tiệu thụ của thị trường để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp
- Lãi suất : Lạm phát gia tăng ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bảntăng khiến cho lãi suất vay của các ngân hàng cũng tăng cao Cụ thể trong năm 2008 ngânhàng nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản,cao nhất lên đến 14% làm cho lãi
1 Nguồn: Theo báo cáo thường niên 2008 của cồn ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông ( http://cafef.vn/hose/ bao-cao-tai-chinh/RAL-cong-ty-co-phan-bong-den-phich-nuoc-rang-dong.chn#taichinh )
2 Lạm phát năm 2007 ở mức 12,63%, và đến 12/2008 là 22,3%
( http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh-360/Lam_phat_hien_nay_o_Viet_Nam/ )
Trang 10suất cho vay có lúc lên đến 21% khiến cho việc sử dụng vốn vay của công ty gặp nhiềukhó khăn.
* Văn hóa - Xã hội
- Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chiếu sáng phụ thuộc vào tốc độ đô thị hoá củamột đất nước Hiện nay, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn chậm so với các nưóc khác trong khu vực châu Á (26,7% dân số là dân thành thị) Thêm vào đó, xu thế phát triển chung của thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới là tiêu thụ những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế về tính năng tiết kiệm điện, tính năng thẩm mỹ, an toàn cho người tiêu dùng và xã hội (về môi trường, sức khỏe) Vì vậy, tiềm năng phát triển củangành chiếu sáng trong những năm tới là còn rất lớn Hơn nữa, xu hướng các tập đoàn chiếu sáng, thiết bị điện trên thế giới đang chuyển dịch hướng sang các nước đang phát triển, có nhiều lợi thế quốc gia về nguyên liệu, về chi phí nhân công.v.v ; trong đó Việt Nam đang là một đối tượng tiếp nhận đầu tư mới, do đó công ty cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài xuất hiện ở thị trường Việt Nam
- Cùng với quá trình phát triển rất nhanh của các đô thị Việt Nam, nhu cầu về chiếu sáng
đô thị nói riêng và chiếu sáng công cộng nói chung có bước tăng trưởng mạnh mẽ Nếunhư đầu những năm 90, chỉ một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Huế và Đà Nẵng được đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng với quy mô còn hếtsức khiêm tốn thì đến nay, hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) đã được đầu tư xâydựng trên 646 đô thị trong cả nước, trong đó có 4 thành phố lớn, 82 thành phố, thị xã vàtrên 560 thị trấn3
Với 2 nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng vàcác sản phẩm phích nước (những sản phẩm thiết yếu của sản xuất, đời sống, phục vụ chomọi đối tượng) đây là cơ hội để công ty có nguồn đầu ra ổn định
* Chính trị - Pháp luật
3 Nguồn: http://www.veepl.vast.ac.vn/Index.aspx?ID=1291&Style=1&NewsID=1112&Content=Detail
Trang 11- Trong năm 2006 theo lịch trình ưu đãi thuế quan CEPT-AFTA thuế suất thuế nhập khẩucác mặt hàng cùng loại sản phẩm của công ty đều giảm 0%-5% do đó có rất nhiều sảnphẩm của các hãng nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta như GE, National, Philip,Toshiba khiến cho việc giữ vững thị phần của công ty rất khó khăn Tuy nhiên công ty vẫn có lợi thế là am hiểu được thị trường trong nước hơn hẳn các đối thủ nước ngoài mới gia nhập.
- Trường hợp Công ty RAL thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại điểm 2 Điều 36 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22-12-2003 của Chính phủ, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (năm 2005 và năm 2006), được giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo (năm 2007, năm 2008 và năm 2009) do công
ty tiến hành cố phần hóa Mặt khác, công ty có chứng khoán niêm yết lần đầu vào ngày 25-12-2006 thì Công ty được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo, tổng hợp lại, Công ty được miễn thuế TNDN 100% trong ba năm (năm 2006, 2007, năm 2008)
2.2.2 Môi trường vi mô
* Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu của công ty sử dụng do các doanh nghiệp trong nước cung cấp, ngoài
ra có một số các nhà cung cấp nước ngoài do có một số nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được Tuy nhiên từ khi dây chuyền công nghệ sản xuất thủy tinh không chì đi vào hoạt động , công ty đã tự chủ được về thủy tinh dùng trong sản xuất, giảm chi phí nhập khẩu từ nước ngoài đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Malaysia, các nước Trung Đông 4
Các nguyên liệu đầu vào của Công ty được cung cấp theo hình thức lựa chọn nhà cung cấp với mức giá hợp lý nhất Một số nhà cung cấp chính và lớn đều là các đối tác có mối quan hệ lâu năm và ổn định với Công ty Do đó, nguồn nguyên liệu đầu vào là tương đối
ổn định, kéo theo sự ổn định của sản lượng đầu ra
4 vung.htm
Trang 12Nguồn:http://dddn.com.vn/20090721110813825cat159/cty-cp-bong-den-phich-nuoc-rang-dong-phat-trien-ben-Một số nhà cung cấp chủ yếu của công ty:
10 TAEYANG METAL INDUSTRY CO
-Korea
Nguyên liệu SX đầu đènhuỳnh quang
-Taiwan
Phụ tùng dây chuyển SX đènhuỳnh quang
* Khách hàng
Bên cạnh việc cung cấp cho khách hàng trong nước, để gia tăng doanh thu, công tycũng hướng đến thị trường nước ngoài Trong năm 2006, công ty đã ký được 5 hợp đồng xuất khẩu 61 triệu đèn huỳnh quang Compact sang Cuba trong 5 năm 2006-2010 Tuy nhiên trong năm 2007 phía Cuba đã thông báo giãn tiến độ giao hàng của hợp đồng 2007
và đơn phương huỷ bỏ các hợp đồng từ năm 2008-2010 gây khó khăn cho công ty trong việc hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh Tuy nhiên do đã có tính đến khả năng biến động, nên khi hợp đồng xuất khẩu chấm dứt đột ngột, số sản phẩm và linh kiện dư đãchuyển sang điện thế 220V
Bên cạnh đó công ty hiện đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường nước ngoàinhư Hàn Quốc, Australia, Srilanka, Anh Quốc, Pháp, Ai Cập, Mỹ Latin
Trang 13- Công ty đã thực hiện một số các dự án trong và ngoài nước góp phần tăng doanh thu chocông ty như: cải tạo hệ thống chiếu sáng 6 665 lớp học thuộc 625 trường của 56 tỉnhthành ; 145 doanh nghiệp, siêu thị, khách sạn văn phòng và thí điểm ở 9 ngõ xóm thuộc 7thành phố, trong đó UBND Thành phố Đà Nẵng đã quyết định cho triển khai đại trà chiếusáng ngõ xóm bằng đèn Compact 50w của Rạng Đông Rạng Đông đang là đối tác dự ánchiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP/GEF tài trợ, trúng gói thầu củaNgân hàng Thế giới WB trình diễn chiếu sáng 405 lớp học trên 27 tỉnh của cả nước theo
mô hình chiếu sáng chất lượng cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường
* Đối thủ cạnh tranh
- Rạng Đông là công ty duy nhất ở Việt Nam tự sản xuất được ống phóng điện để dùng
trong sản xuất các sản phẩm đèn huỳnh quang compact của mình Đối với bóng đèn tròn, Rạng Đông đã vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường với sản lượng tiêu thụ khoảng 45-50 triệu sản phẩm Thị trường phích nước, sản phẩm của công ty chiếm 85% thị phần tiêu dùng trong nước, tuy nhiên vẫn có đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường nội địa của doanh nghiệp là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang đang không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách khuyến mãi đã lấn dần thị trường của RAL.5
Ngoài ra còn có một số đối thủ nước ngoài như: GE, National, Philip, Toshiba , đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty trong thời gian tới
* Nguồn nhân lực
Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành, bên cạnh đó với lực lượng lao động trên 2000 người là một nhân tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Để khuyến khích nhân viên lao động tốt công ty đã có nhiều chính sách khen thưởng như chính sách thưởng cổ phiếu với giá sổ sách mà ĐHĐCĐ 2006
* Chiến lược kinh doanh: Công ty luôn bám sát ngành kinh doanh cốt lõi, chú trọng đầu
tư vào khoa học kỹ thuật, đầu tư nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện tốt chiến lược về sản phẩm trong đó chiến lược mũi nhọn là các nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chất
5 Nguồn: BCTN công ty RAL năm 2008
Trang 14lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, do đó tạo nên thế đứng vững chắc trên thị trường.
* Cơ sở vật chất hạ tầng
- Để cung cấp sản phẩm cho khách hàng trong nước, một trong những khách hàng mục tiêu của công ty, RAL đã có một hệ thống với 5.000 của hàng bán và giới thiệu sản phẩm phủ khắp 64 tỉnh thành trên cả nước Công ty hiện có 04 văn phòng phía Bắc có chức năng hỗ trợ tiêu thụ, chăm sóc khách hàng và thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi thị trường cũng như tìm hiểu về thông tin của các đối thủ cạnh tranh; 04 chi nhánh tại khuvực miền Trung và Nam ngoài các chức năng tương tự như những văn phòng khác còn kiêm thêm chức năng bán hàng và phân phối sản phẩm
- Trong năm 2006 công ty triển khai đầu tư cở sở hạ tầng và thiết bị tại Cơ sở II Quế Võ Bắc Ninh, việc đầu tư này đã giúp giảm được chi phí tiêu hao nhiên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng chật hẹp ở Hà Nội do đó giảm được chi phí thuê mặt bằng kho bãi
- Các sản phẩm chiến lược mũi nhọn được đầu tư các dây chuyền mới hiện đại, lò thủy tinh bóng ống mới xây dựng trong năm 2007 giúp giảm chi phí sử dụng dầu FO, từ đó giúp công ty có thể giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh
Bên cạnh đó, việc xây dựng xưởng sản xuất ống thủy tinh không chì đi vào hoạt động trong năm 2008, giúp giảm nhập khẩu mỗi năm hàng trăm tấn thủy tinh trị giá hàng trăm ngàn USD Thủy tinh không chì còn là loại vật liệu mới nên giúp cho một số loại nguồn sáng Rạng Đông sản xuất đạt hiệu quả cao hơn tăng sức cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành
2.3 Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính trong năm 2006-2008 của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông được công ty kiểm toán bởi công ty kiểm toán AASC với ý kiến của kiểm toán viên đối với BCTC là ý kiến chấp nhận toàn phần ( chi tiết xem phụ lục)
Trang 152.4 Phân tích tình hình tài chính công ty
2.4.1 Phân tích khái quát cấu trúc tài sản và nguồn vốn
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
I Tiền và các khoản tương đương tiền 7,81% 21,20% 5,55% 13,39% -15,65%
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% III Các khoản phải thu 25,37% 31,29% 21,08% 5,92% -10,21%
1 Phải thu của khách hàng 24,31% 26,24% 14,37% 1,93% -11,87%
2 Trả trước cho người bán 0,77% 4,84% 6,50% 4,07% 1,66%
3 Các khoản phải thu khác 0,39% 0,26% 0,25% -0,13% -0,01%
4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) -0,10% -0,05% -0,04% 0,05% 0,00%
- Giá trị hao mòn lũy kế -35,55% 19,57%- -19,17% 15,98% 0,40%
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6,47% 8,64% 2,67% 2,18% -5,97%
5 Lợi nhuận chưa phân phối 6,63% 5,82% 6,18% -0,81% 0,36%
II Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0,72% 0,96% 1,33% 0,24% 0,37%
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,72% 0,96% 1,33% 0,24% 0,37%
Bảng 2.4.1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty RAL
Qua bảng, so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong 3 năm từ 2006 đến 2008,
Trang 16ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2007 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọngtài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn TSNH tăng lên chủ yếu là do tăngcác khoản phải thu và trả trước cho người bán Nguyên nhân là trong năm 2007, cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của RAL,phía Cuba đơn phương chấm dứt hợp đồng, chưa trả tiền cho lô hàng đã nhập khẩu vàthị trường tiêu thụ trong nước cũng gặp nhiều khó khăn khiến cho khoản phải thutăng lên đáng kể Bên cạnh đó, do dự báo giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng cao,nhằm ổn định cho khâu sản xuất, công ty đã tiến hành ứng tiền trước cho đối tác đểđảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu sản xuất Tỷ trọng tài sản dài hạn của công
ty có xu hướng giảm chủ yếu do sự sụt giảm tỷ trọng của tài sản cố định và khấu hao.Việc giảm tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là do dự án di dời nhà máy ở BắcNinh đã được tiến hành trong năm 2006, sang năm 2007 công ty đã ổn định và giảmchi phí đầu tư vào TSCĐ
Trong năm 2008 tỷ trọng TSNH và TSDH lại có sự đảo ngược Tuy tình hình kinh tế
có nhiều biến động, hàng hóa không thể tiêu thụ như trước, mặt khác với việc thịtrường xuất khẩu bị thu hẹp làm gia tăng lượng hàng tồn kho đáng kể từ 226,287 tỷlên đến 444,488 tỷ, nhưng tỷ trọng TSNH giảm là do việc thu hồi một phần nợ từ hợpđồng xuất khẩu đã giúp giảm khoản phải thu khách hàng từ 210,575 tỷ xuống còn128.632 tỷ
Điểm đáng lưu ý là tuy gia tăng hàng tồn kho nhưng công ty không tiến hànhtrích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, có thể do sản phẩm bóng đèn phích nước lànhững sản phẩm dễ bảo quản hơn so với các mặt hàng thực phẩm, và nó ít bị lỗi thời
do đó mà giá gốc hàng tồn kho không lớn hơn giá trị thuần ( nguyên tắc lập dự phònghàng tồn kho)
Cơ cấu tài sản không có sự chênh lệch nhiều qua 3 năm và thay đổi theohướng này phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Tuynhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn còn lớn so với TSDH, đặc biệt là các khoản mụcHTK và KPT, do đó doanh nghiệp cần cải thiện chính sách quản lý đối với các khoản
Trang 17Hình 2.4.1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nợ phải trả và tăng
tỉ trọng vốn chủ sở hữu Do nhu cầu vốn lưu động của công ty lớn do đó mà nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn Trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 50% tổng nguồn vốn và cao hơn so hẳn so với nợ dài hạn Nguyên nhân là do đến năm 2007, 2008 tìnhhình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã làm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị
ảnh hưởng rất nhiều, chủ yếu nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong đó phần lớn nằmtrong khỏan mục hàng tồn kho (bao gồm cả thành phẩm và nguyên vật liệu) và khoản phải thu Mặc dù công ty vẫn tiến hành đầu tư dài hạn nhưng nợ dài hạn lại có xu hướng giảm
trong các năm, cho thấy công ty đã dùng một phần vốn chủ sở để tài trợ cho hoạt động này Trong năm 2007 VCSH tăng lên đáng kể là do công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu ra
Trang 18thị trường để huy động thêm vốn Việc gia tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty có nguồn tài chính ổn định thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.Mặt khác sử dụngVCSH đầu tư cho TSDH thay cho vốn vay dài hạn cũng có tác động tích cực là tạo sức ép
đối với ban giám đốc cần phải sử dụng vốn hợp lý tạo ra hiệu quả cao
Trang 192.4.2 Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động
2007/2006 2008/2007
Tài sản
1.Tài sản ngắn hạn 330.936.735.758 652.306.381.516 689.078.102.822 321.369.645.758 36.771.721.306 2.Tài sản dài hạn 109.539.798.790 150.340.720.513 206.081.875.348 40.800.921.723 55.741.154.835 Tổng tài sản 440.476.534.548 802.647.102.029 895.159.978.170 362.170.567.481 92.512.876.141 Nguồn vốn
1.Các khoản ptnh 49.495.742.865 49.701.750.076 68.658.023.975 206.007.211 18.956.273.899
2 Nợ vay ngắn hạn 176.195.679.037 309.790.398.807 365.167.749.314 133.594.719.770 55.377.350.507 3.Nợ dài hạn 75.507.929.942 54.251.832.066 44.152.816.572 (21.256.097.876) (10.099.015.494) 4.Vốn chủ sở hữu 139.277.182.704 388.903.121.080 417.181.388.309 249.625.938.376 28.278.267.229 Tổng nguồn vốn 440.476.534.548 802.647.102.029 895.159.978.170 362.170.567.481 92.512.876.141
Bảng 2.4.2.1 Bảng cấn đối kế toán rút gọn công ty RAL
Trang 20Hình 2.4.2.1 Biểu diễn vốn lưu động ròng dương của công ty RAL
Hình 2.4.2.2 Giá trị vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty RALVốn lưu động của RAL tăng qua các năm, từ 281 tỉ năm 2006 lên 603 tỉ năm 2007
và 620 tỉ năm 2008 do công ty tăng mạnh tài sản ngắn hạn ( khoản phải thu và hàng tồnkho đều tăng nhanh) trong lúc đó các khoản phải trả ngắn hạn không tăng ở 2007 và chỉtăng nhẹ ở 2008
Năm 2006, vốn lưu động ròng 105 tỉ đã tài trợ 32% tài sản ngắn hạn, các khoảnphải trả tài trợ 15% còn lại 53% được tài trợ bởi nợ vay ngắn hạn Cơ cấu tài chính này
Trang 21tuy giảm được chi phí sử dụng vốn (do nguồn vốn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồnvốn dài hạn), việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt và tiết kiệm nhưng rủi ro thanh toán là rất lớn.
Sang năm 2007, vốn lưu động ròng đã tăng 188 tỉ, từ mức 105 lên 293 tỉ Nguyênnhân do trong năm 2007 nguồn vốn dài hạn của công ty tăng thêm 229 tỉ ( nguồn vốn chủ
sở hữu tăng thêm 250 tỉ do phát hành thêm cổ phiếu trong tháng 12/2007, nợ dài hạn giảm
21 tỉ) trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng 41 tỉ Vốn lưu động ròng tăng, độ an toàn và khảnăng thanh toán của RAL trở nên tốt hơn.Tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho tài sản ngắnhạn đã tăng lên từ 32% năm 2006 lên 45% năm 2007, đây là một tỉ lệ khá an toàn Bằngcách tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ dài hạn, RAL đã tăng vốn lưu động ròng nhằmgiảm rủi ro thanh toán đồng thời công ty vẫn duy trì một tỉ lệ tài trợ của nợ vay ngắn hạncho tài sản ngắn hạn hợp lí là 47% để tiết kiệm chi phí
Đến 2008, tài sản ngắn hạn của công ty là 689 tỉ, vốn lưu động là 620 tỉ Ở đây,công ty chiếm dụng vốn ở các khoản phải trả 69 tỉ cao hơn hai năm trước đó Lúc này vốnlưu động ròng giảm 38 tỉ và chỉ tài trợ 37% tài sản ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn tài trợ 53%tài sản ngắn hạn Nguyên nhân của việc giảm vốn lưu động ròng trong giai đoạn này là tàisản dài hạn tăng 56 tỉ do RAL mở thêm nhà máy tại Bắc Ninh trong khi đó nguồn vốn dàihạn chỉ tăng 18 tỉ Đồng thời, với tình hình kinh tế đầy biến động trong giai đoạn này thìRAL thay đổi cơ cấu tài chính tăng nợ vay ngắn hạn để giảm chi phí sử dụng vốn đã làmtăng rủi ro trong thanh toán so với năm 2007
So với RAL thì DQC có vốn lưu động và vốn lưu động ròng lớn hơn và tăng đềuqua các năm, tỉ lệ tài trợ cho tài sản ngắn hạn của vốn lưu động ròng qua 3 năm lần lượt là5%, 37% và 48% Điều này chứng tỏ cơ cấu tài chính của DQC có độ an toàn và khả năngthanh toán tốt hơn
Dựa vào kết quả phân tích trên, có thể kết luận trong cơ cấu tài chính của RALnguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho cáctài sản ngắn hạn Độ an toàn và khả năng thanh toán tốt nhất trong 2007, tuy có giảmtrong 2008 và không ổn định bằng DQC nhưng tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và hiệuquả sử dụng vốn lại tốt hơn
Trang 222.4.3 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh
6 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 26,82 24,84 11,00 10,22 11,99
7 Doanh thu hoạt động tài chính 125,48 71,86
8 Chí phí hoạt động tài chính 83,36 87,03
Trong đó: Chi phí lãi vay 87,63 41,87
9 Lợi nhuận hoạt động tài chính 80,73 88,20
10 Lợi nhuận hoạt động tài chính
11 EBT của hoạt động kinh doanh 9,74 8,23
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 2.4.3.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty RALCăn cứ vào số liệu trên bảng, ta có thể nhận xét như sau:
- Xét về con số tuyệt đối, doanh thu thuần của công ty qua ba năm 2006, 2007, 2008tăng khá nhanh Tuy nhiên xét về số tương đối thì tốc độ tăng trưởng doanh thu có xuhướng giảm
Trang 230 200 400 600 800 1.000
1.200
Billions
RAL DQC
Hình 2.4.3.1 Doanh thu của RAL và DQC qua 3 năm (2006-2008)
Năm 2007 các sản phẩm cùng loại của nước ngoài thâm nhập vào thị trường ViệtNam như Philip, Toshiba… với mức thuế nhập khẩu giảm còn 0-5% và sự cạnh tranh gaygắt của các đối thủ cạnh tranh trong nước như công ty cổ phần Điện Quang, nhưng RALvẫn giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn năm 2006 đó là nhờ chủ động nổ lựctập trung vào những sản phẩm tiết kiệm điện và sự đóng góp từ khoản doanh thu của đơnhàng xuất khẩu sang thị trường CuBa
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trườngxuất khẩu bị thu hẹp, cụ thể là Cuba đã đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu đã kýkết trong thời gian 5 năm (2006-2010) làm cho doanh thu sụt giảm đáng kể.Tuy nhiên, sựsụt giảm đó vẫn đảm bảo cho RAL có mức tăng trưởng doanh thu dương, có được điềunày là nhờ công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa, và xác định đây làthị trường mục tiêu của doanh nghiệp Một lý do nữa giúp Rạng Đông vượt qua được khókhăn khi thị trường Cuba không còn và vẫn giữ được tăng trưởng doanh thu đó là chiến
Trang 24lược về cơ cấu sản phẩm Năm 2008, riêng dòng hàng phích nước đã mang lại cho RạngĐông doanh thu 227 tỷ, doanh thu từ mặt hàng này luôn chiếm trên 30% tổng doanh thu
So sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành là công ty cổ phần bóng đèn ĐiệnQuang, mặc dù tốc độ tăng trưởng của RAL không ấn tượng bằng nhưng lại ổn định hơn
so với DQC Có thể nói, việc doanh thu DQC tăng trưởng đột biến, tăng hơn 150% trongnăm 2007 cho thấy sự bứt phá của DQC so với RAL Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độnày lại đảo ngược ở mức -68,21% Điều này được giải thích là do DQC tập trung vào thịtrường xuất khẩu, do đó trong năm 2007 nhờ kí kết được hợp đồng với các nước như:Trung Đông, Nam Mỹ,Châu Phi đã làm cho doanh thu 2007 rất lớn Ngoài ra, DQC cũngtriển khai các chương trình như “hái lộc đầu xuân”, “truy tìm bóng đèn vàng ĐiệnQuang”… đã góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng cao đến như vậy Tuy nhiên, sự tăngtrưởng đó nhanh chóng bị đẩy lùi trong năm 2008 Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn,doanh thu của DQC đã bị ảnh hưởng, trong khi đó RAL với chiến lược thông minh và antoàn của mình, cùng với việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm đã có thể vượt qua được khókhăn đó Như vậy, đối với RAL ngoài sản phẩm chính là đèn chiếu sáng các loại, còn cóthêm mặt hàng phích nước nóng, chính nhờ sự đa dạng hóa này đã làm giảm thiểu đượcrủi ro, đây cũng chính là thế mạnh của RAL so với DQC cũng như các doanh nghiệp kháchoạt động trong ngành sản xuất mặt hàng đèn chiếu sáng
- Lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 29,49%, năm 2008 tăng 48,43% Mặc dù năm 2008
là một năm gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng lợi nhuận gộp lại cao hơn nhiều so vớinăm 2007 Mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu thuần tăng từ 79,34 đồng lên80,41 đồng ở năm 2007 nhưng lại giảm xuống 72,67 đồng ở năm 2008 Lý do là trongnăm 2008, công ty đã có những nổ lực trong việc kiểm soát chi phí nguyên liệu, yếu tốquan trọng nhất của chi phí sản xuất
Trước hết, sự đi vào hoạt động của các thiết bị mới đã giúp nâng cao hiệu suất hoạtđộng, giảm tỷ lệ phế phẩm Thứ hai, bằng việc sử dụng công nghệ mới của Nhật, chi phínguyên liệu dầu gas đã giảm đáng kể, điều này có ý nghĩa lớn khi giá dầu có thời điểmtăng rất cao Hơn nữa, trong cơn bão giá 2008, công ty vẫn thực hiện ứng trước tiền hàng
Trang 25cho nhà cung ứng vật tư để bình ổn giá nguyên liệu đầu vào Do vậy, chi phí nguyên vậtliệu được giữ ở mức ổn định hơn Cuối cùng, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm đi mộtcách tương đối Nhờ có những biện pháp quản lý chi phí sản xuất như vậy mà giá vốnhàng bán của Rạng Đông trong năm 2008 đã giảm rõ rệt từ 80,41 đồng xuống còn 72,67đồng góp phần làm lợi nhuận gộp được cải thiện tương ứng.
- Chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm 2008: 63,84%.Chi phí bán hàng trên 100đồng doanh thu năm 2006 là 6,59 đồng, giảm xuống còn 6,48 đồng năm 2007 và tăng lên9,97 đồng năm 2008 Mặc dù lợi nhuận gộp của công ty năm 2008 tăng cao so với năm
2007 nhưng sự gia tăng quá cao của chi phí bán hàng là một trong các tác nhân làm giảmlợi nhuận bán hàng của công ty Lý do của việc tăng chi phí bán hàng như vậy là bởi khilạm phát đã giảm nhưng Rạng Đông vẫn không hạ giá thành sản phẩm Vì vậy để giữchân khách hàng, Rạng Đông buộc phải tăng chi phí bán hàng như khuyến mại, hỗ trợ chiphí vận chuyển cho các đại lý
- Chí phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 28,75% và năm 2008 tăng 97,32%,gấp hơn 3 lần tốc độ tăng ở năm 2007 Chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu năm 2006
là 3,07 đồng, giảm xuống 2,89 đồng ở năm 2007, nhưng năm 2008 lại tăng đáng kể lên5,36 đồng.Tăng chi phí quản lý đã làm giảm lợi nhuận bán hàng của công ty Chi phí quản
lý tăng lên chủ yếu là do các chi phí có liên quan đến nhà máy 2 tại Bắc Ninh, các chi phítường rào bảo vệ, đưa đón chuyên gia từ Hà Nội sang Bắc Ninh để nghiên cứu giải phápthay cho việc mua Know-how của lò thuỷ tinh không chì, chi phí nhân công tăng lên làmchi phí quản lý tăng tương ứng Tuy nhiên trong năm 2009, khi các hoạt động đã ổn địnhthì chi phí quản lý sẽ giảm xuống
- Lỗ từ hoạt động tài chính tăng nhanh qua 3 năm, năm 2006 lỗ hơn 15 tỷ, năm 2007
lỗ hơn 27 tỷ, năm 2008 lỗ gần 52 tỷ Nguyên nhân là do lãi tiền vay tăng Nếu loại trừ lãivay khỏi chi phí hoạt động tài chính thì năm 2006 hoạt động tài chính lãi hơn 480 triệu,năm 2007 lãi gần 2 tỷ, năm 2008 lỗ hơn 10 tỷ Cơ cấu vốn tự có và vốn vay của công tyRạng Đông không cân bằng Vốn vay dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, còn lại là vốnvay ngắn hạn Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa tạo ra
Trang 26dòng tiền đủ lớn để có thể trang trải nhu cầu vốn lưu động nên công ty bắt buộc hoải sửdụng vốn vay nhằm bù đắp sự thiếu hụt này Trong năm 2008, mặc dù biến động về lãisuất rất mạnh, công ty vẫn phải vay ngắn hạn bổ sung cho vốn lưu động Do vậy tổng lãivay công ty phải trả trong năm tăng đột biến Đây là một trong những nguyên nhân chínhkhiến lợi nhuận của công ty trong năm 2008 bị ảnh hưởng.
Lợi nhuận trước
0 50.000.000.000
Hình 2.4.3.2 Lợi nhuận trước thuế của RAL và DQC
Lợi nhuận trước thuế tăng trong năm 2007 nhưng lại giảm trong năm 2008 Mặc
dù năm 2008, doanh thu của công ty tăng và giá vốn hàng bán giảm là tín hiệu tốt để tăng
Trang 27lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính, nhưng các khoản chi phí của công ty như chiphí bán hàng, chi phí quản lý và các khoản chi phí lãi vay trong hoạt động tài chính tăngquá cao, tốc độ tăng các khoản chi phí này nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu
và tốc độ giảm giá vốn hàng bán nên cuối cùng lợi nhuận của công ty phải chịu mức tăngtrưởng âm
Tương tự như doanh thu, so với DQC thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của RAL
ổn định hơn DQC có sự nhảy vọt trong tăng trưởng lợi nhuận năm 2007 lên đến gần300%, điều này cho thấy được tiềm lực phát triển của DQC, tuy nhiên sự phát triển đókhông bền vững khi mà sang năm 2008 tốc độ đó giảm sụt mạnh Nguyên nhân của hiệntượng này là do DQC gặp khó khăn đối với thị trường xuất khẩu trong năm 2008, trongkhi 1 năm trước đó, DQC đã ký kết được rất nhiều hợp đồng độc quyền phân phối sảnxuất ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông…
Khi bước sang năm 2008, thị trường xuất khẩu đỗ vỡ đã làm cho doanh thu cũng như lợinhuận của DQC sụt giảm đáng kể Có thể nói, với ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm 30-
40 năm gắn bó với doanh nghiệp, cùng với sự am hiểu sâu sắc về thị trường cũng như sựbám sát ngành nghề kinh doanh cốt lõi đã giúp cho RAL có được thành tựu này
Chúng ta thấy rằng, hoạt động kinh doanh của RAL qua các năm tăng trưởng ởmức ổn định.Các chính sách mà doanh nghiệp lựa chọn trở nên phát huy hiệu quả trongthời kỳ nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chính nhờ lập trường kiên định đó màRAL trở thành một trong rất ít doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thếgiới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng
2.4.4 Phân tích các chỉ số tài chính
a Chỉ số về khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.05 1.47 1.59 1.81 1.92 1.59
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.74 0.65 1.27 1.17 1.43 0.55
Trang 28Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền (lần) 0.01 0.15 0.03 0.47 0.01 0.11K/n thanh toán lãi vay=EBIT/I (lần) 2.27 1.94 3.68 0.82 (0.97) 0.17
Tỷ số lưu chuyển tiền từ HĐKD/NNH -0.45 -1.74 -0.63 0.20 -0.18
Bảng 2.4.4.1 Chỉ số về khả năng thanh toán
Các chỉ số về khả năng thanh toán cho biết được mức độ an toàn của DN trướcnhững khoản nợ ngắn hạn được tài trợ bằng cách sử dụng tài sản ngắn hạn của DN Đâycũng là các chỉ số cơ bản nhất mà nhà đầu tư quan tâm trước khi ra quyết định đầu tư vàomột DN
hệ số khả năng thanh toán
Hình 2.4.4.1 Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Đối với RAL, hệ số này trong 3 năm đều từ 1,5 trở lên do đó có thể đảm bảo thanhtoán tốt các khoản nợ ngắn hạn So với công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC), tathấy hệ số này của RAL luôn tốt hơn DQC trong 2 năm 2006 và 2007 Tuy nhiên trongnăm 2008 lại thấp hơn rất nhiều so với DQC, do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn củaRAL 6% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 21%, đồng thời trong năm 2008 lượnghàng tồn kho tăng gấp 2 lần 2007 do RAL huỷ hợp đồng với Cuba cuối 2007, đồng nghĩa
Trang 29gần một nửa TS của RAL đang nằm trong kho dưới hình thức nguyên vật liệu tồn kho,hàng sản xuất ra chưa bán được hoặc các chi phí SXKD dở dang Như vậy, trong năm
2008 nhu cầu vốn lưu động của RAL lớn và công ty đã gia tăng việc vay ngắn hạn để tàitrợ Trong lúc đó, DQC giảm nợ ngắn hạn được hơn 266 tỷ đồng đồng thời tài sản ngắnhạn cũng có sự gia tăng , do đó mà DQC đã cải thiện được chỉ tiêu này
Tuy nhiên hệ số thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanhtoán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn lớn nhưng chưa hẳn đã có thể tạo ra tiền đểdoanh nghiệp cho trả trong trường hợp bất trắc xảy ra Do đó chúng ta tiếp tục nghiên cứu
về hệ số thanh toán nhanh để biết được khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạndựa vào tính lỏng của các tài sản ngắn hạn
Trong 3 năm 2006-2008 hệ số này của RAL luôn thấp hơn DQC đặc biệt trong
2008 có sự chênh lệch rất lớn (DQC là: 1.43 lần con RAL chỉ 0.55 lần) điều này cho thấychính lượng hàng tồn kho ứ đọng lớn, RAL lại không trích lập dự phòng giảm giá HTK
đã làm cho nguy cơ RAL mất tính thanh khoản rất cao trong khi đó lượng hàng tồn khocủa DQC chỉ tăng nhẹ hơn 28 tỷ và vẫn có trích lập dự phòng đã khiến cho khả năngthanh toán DQC trở nên tốt hơn RAL
Điều đáng chú ý, khi xem xét hệ số thanh toán bằng tiền tức là khả năng trả nợbằng tiền và các khoản tương đương tiền thì RAL lại vượt trội hơn so với DQC Qua 3năm liên tiếp hệ số này của RAL cao hơn rất nhiều so với DQC vì giá trị các khoản phảithu trong 3 năm của RAL luôn thấp hơn nhiều so với DQC Trong năm 2008 RAL đã thuhồi được gần 63 tỷ chỉ còn lại hơn 188 tỷ trong khi DQC vẫn còn hơn 961 tỷ khoản phảithu trong đó có hơn 952 tỷ phải thu của khách hàng Điều này cho thấy chính sách bánhàng của DQC lỏng lẻo hơn so với RAL
Ngoài ra, do công ty RAL có nhu cầu vốn lưu động tăng qua các năm mà phần lớnđược tài trợ từ vốn vay, do đó chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về khả năng thanh toán lãi vay
và tỷ số lưu chuyển tiền từ HĐKD/nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này của RAL trong 3 năm có xu hướng giảmmạnh đặc biệt trong 2007 và 2008 hệ số này thấp hơn 1 (0.82 và 0.17) chứng tỏ khả năng
Trang 30thanh toán các khoản lãi từ lợi nhuận kém Còn DQC năm 2007 tăng cao trong khi 2008giảm xuống mức âm ( -0.97) Do trong năm 2007, 2008 tình hình kinh tế rơi vào khủnghoảng, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, các chi phí đầu vào tăng đã làm cho tổng nợ tăng hơn
64 tỷ, rủi ro tài chính của 2 công ty cao Tuy nhiên trong 2008 DQC rơi vào tình trạng rủi
ro tài chính trầm trọng so với RAL là do trong năm này doanh thu của DQC giảm mạnh,gián tiếp làm giảm lợi nhuận dẫn đến khả năng thanh tóan lãi vay không còn được đảmbảo
Tỷ số LCTT từ HĐKD/Nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn đầu kỳ và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ được đảm bảo từ số tiền tạođược từ HĐKD (hệ số này nếu >1 là tốt)6 Nhìn chung hệ số này của cả 2 doanh nghiệptrong 3 năm đều âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cả 2 DN đều không tạo ra đủ tiền
để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đầu năm và các khoản nợ dài hạn đến hạn trảtrong năm Hệ số này của RAL thấp hơn rất nhiều so với DQC chứng tỏ khả năng thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn đầu năm từ dòng tiền từ HĐKD rất kém so với DQC Nguyênnhân là do doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lưu động để mở thêm nhà máy sản xuất,hiệu quả kinh doanh trong 3 năm có sự giảm sút do tồn đọng tiền hàng trong hàng tồn kholàm cho lưu chuyển tiền từ HĐKD qua 3 năm đều âm, và các khoản nợ dài hạn đến hạnkhá lớn
Bảng 2.4.4.2 Bảng tỷ số hoạt động
Trang 31Đây là nhóm chỉ số đo lường về hoat động kinh doanh của doanh nghiệp Trước tiên,chúng ta tìm hiểu việc công ty đầu tư vào tài sản đã giúp doanh nghiệp tạo ra thu nhậptương xứng hay không thông qua vòng quay HTK và vòng quay TSCĐ
Hệ số vòng quay TSCĐ cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu Hệ số này của RAL có xu hướng giảm đây là dấu hiệu của việc sử dụngTSCĐ không hiệu quả Tuy nhiên, trong năm 2008 hệ số này của RAL giảm so với 2007
là 1.39 vòng do công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ như mua sắm thêm dây chuyền sảnxuất tại nhà máy Bắc Ninh làm cho giá trị TSCĐ chưa khấu hao tăng hơn 96 tỷ khiếnvòng quay TSCĐ giảm Mặt khác do nền kinh tế bị ảnh hưởng lạm phát khiến cho các dự
án đầu tư xây dựng giảm sút đã trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ các sản phẩmcủa doanh nghiệp gián tiếp làm cho tốc độ tăng doanh thu giảm mạnh Do đó đi đến kếtluận, sự sụt giảm của hệ số này là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên so với DQC, công
ty đã sử dùng TSCĐ hiệu quả hơn Mặc dù trong năm 2007, hệ số này của DQC ở mứccao nhưng sụt giảm rất mạnh ở năm 2008 Điều đó cho thấy rằng năng lực sản xuất củaTSCĐ DQC là không ổn định
Hệ số vòng quay tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp baonhiêu đồng doanh thu Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản để tạo
ra doanh thu của RAL vượt trội hơn DQC trong 2 năm 2007-2008, doanh thu thuần củaRAL tăng 6.4% (từ 787 tỷ lên 837 tỷ) trong khi DQC lại giảm 68.21% (từ 1111 tỷ xuôngcòn 353 tỷ) đã làm cho vòng quay tổng tài sản của DQC đã giảm mạnh từ mức 0.98 vòngxuống 0.22 vòng trong khi chỉ số này của RAL giảm nhẹ hơn từ 1.27 vòng xuống 0.99vòng.Nguyên nhân là do DQC tập trung vào thị trường xuất khẩu nên khi nền kinh tế thếgiới khủng hoảng, các đối tác chấm dứt hợp đồng khiến cho doanh thu của DQC giảm độtbiến Tài sản của RAL vận động nhanh cũng chứng tỏ rằng công ty đã sử dụng tài sản cóhiệu quả trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận ổn định hơn sovới DQC
Tiếp đến, chúng ta xem xét về hệ số vòng quay HTK và KPT
Trang 32có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng hàng tồn kho, do đó hệ
số vòng quay hàng tồn kho vẫn giảm Đây là một dấu hiệu xấu, do lượng hàng tồn kho giatăng sẽ làm cho vốn bị ứ đọng Tuy nhiên, việc hàng tồn kho gia tăng chủ yếu là dô Cubachấm dứt hợp đồng xuất khẩu, điều này công ty không thể lường trước được Mặt khác dokhủng hoảng tài chính vào năm 2008 đã đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao, RAL phải tíchluỹ để sản xuất đã làm cho số vòng quay HTK giảm 1.31 vòng Hệ số này của DQC còngiảm mạnh hơn nhiều tới 2.63 vòng Đây là một lợi thế vượt trội của RAL so với DQCtrong việc chống chọi với khủng hoảng tài chính
Hệ số vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm đối với cả 2 công ty Tuy nhiêntrong năm 2008 vòng quay khoản phải thu của RAL giảm không đáng kể, chỉ 0.02 vòng
Sở dĩ vòng quay khoản phải thu qua 3 năm đều giảm là do tốc độ tăng khỏan phải thunhanh hơn tốc độ tăng doanh thu Năm 2007, RAL có khoản phải thu gia tăng rất lớn doxuất khẩu sang Cuba nhưng không thu được tiền.Tuy nhiên sang năm 2008, nhờ có chính
Trang 33sách thu hồi nợ tốt cùng với việc ổn định được khoản phải thu trong nước, công ty đãgiảm khỏan phải thu, giúp cho vòng quay khoản thu giảm Điều này cho thấy công tycũng đã giảm được một phần rủi ro từ việc bị khách hàng chiếm dụng vốn Đối với DQC,vòng quay khoản phải thu lại giảm mạnh tới 1.17 vòng tương đương hơn 212 tỷ do DQChướng ra thị trường xuất khẩu nên khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, DQC khó thu hồiđược nợ, song bên cạnh đó, doanh thu của DQC trong năm 2008 lại giảm mạnh nên dẫnđến vòng quay khoản phải thu của công ty này giảm đột biến.
Do số vòng quay khoản phải thu của RAL cao nên kỳ thu tiền bình quân của RAL thấphơn nhiều so với DQC Nguyên nhân RAL có chính sách thu hồi nợ tốt hơn DQC, thờigian tồn đọng các khoản phải thu khách hàng ngắn do đó vốn của doanh nghiệp ít bị đọngtrong khâu thanh toán giúp cho khả năng thanh toán của RAL tốt hơn DQC
sở hữu thêm 35.85 tỷ đồng lên mức 115 tỷ làm cho thặng dư vốn cổ phần tăng 175 tỷ.Còn DQC trong vòng 2 năm huy động tới 2 lần làm cho thặng dư vốn cổ phần tăng400.673 tỷ Ta thấy, hệ số này của RAL và DQC đều giảm, cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữukhá cân bằng ở cả 2 công ty
Hệ số nợ / VCSH đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết nợbằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu Trong 3 năm ở cả 2 doanh nghiệp hệ số này có xu
Trang 34hướng giảm đây là một tín hiệu tốt Đặc biệt năm 2007, hệ số này của RAL giảm mạnh là
do VCSH tăng từ việc công ty phát hành thêm cổ phiếu Nhìn chung hệ số này của 2 công
ty đều lớn hơn 1, tuy nhiên đối với RAL không quá cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệpkhông chỉ được tài trợ bởi các khoản nợ mà còn có sự tham gia của VCSH
Hệ số Tổng TS / VCSH cho biết mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằngVCSH Hệ số này của RAL và DQC trong 3 năm rất cao (đều lớn hơn 2 ) chứng tỏ mức
độ độc lập về tài chính của DN thấp vì tài sản của DN chỉ được tài trợ một phần bằngVCSH
Trang 35doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, mà đặc trưng của lĩnh vực này là tốc độ tăng trưởngcủa lợi nhuận không lớn 7
Hệ số ROA cho biết lợi nhuận được tạo ra từ tổng tài sản sau khi trừ thuế TNDN Chỉ số này đối với RAL có xu hướng giảm qua các năm Nguyên nhân là do ảnh hưởngbiến động của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, cùng với sự gia tăng về chi phíquản lý, chi phí bán hàng trong năm 2007, 2008 đã khiến cho lợi nhuận doanh nghiệpgiảm Ngoài ra, việc RAL cũng gia tăng đầu tư vào các dây chuyền máy móc ( tạo nên lợithế cạnh tranh về công nghệ đối với doanh nghiệp khác) cũng là nguyên nhân khiến hệ sốnày giảm qua các năm Tuy nhiên, đáng chú ý ở đây là tài sản gia tăng trong đó có sự giatăng của lượng HTK và KPT đây chính là hạn chế của doanh nghiêp So với DQC, mứcgiảm của RAL trong 2008 so với 2007 thấp hơn nhiều so với DQC (RAL : 2.89%,DQC :18.91%) Như vậy, với chiến lược phát triển thị trường nội địa RAL đã bù đắp mộtphần lớn lợi nhuận mất đi từ thị trường xuất khẩu, điều mà Điện Quang không làm đượcnày đã khiến cho hệ số này giảm đột ngột Tuy nhiên , việc giảm sút hệ số này ở cả haicông ty cho thấy sự tăng trưởng về tài sản của cả hai DN đã không mang lại sự tăngtrưởng tương ứng về lợi nhuận, tuy nhiên hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợinhuận của RAL khả quan DQC
Hệ số ROE cho biết lợi nhuận được tạo ra từ VCSH sau khi trừ đi thuế TNDN Hệ
số này cũng có xu hướng giảm đối với cả 2 doanh nghiệp Trong năm 2007 hệ số ROEgiảm mạnh nhất chưa hẳn là dấu hiệu xấu, nguyên nhân là do 12/2007 công ty đã pháthành thêm cổ phiếu, tiền thu được từ khoản này chưa phát huy tác dụng ngay trong nămnày Sang năm 2008, do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩugiảm, mặt khác chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng tăng đã làm cho lợinhuận sụt giảm khiến ROE của RAL giảm từ 20.36% xuống còn 12.13% Trong khi đó,
hệ số này của DQC lại giảm từ 54.66% xuống còn 0.18% Như vậy, so với DQC thì khảnăng sinh lợi của VCSH vẫn ở mức cao và tương đối ổn định hơn
7 Theo nguồn http://www.vneconomy.vn/69551P0C7/phan-tich-co-phieu-nganh-san-xuat-hang-tieu-dung.htm