0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Các hình thức dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ VÀ ỨNG DỤNG HÌNH HỌC 10 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Trang 29 -30 )

Tuỳ theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, ngƣời ta nói tới các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề.

1.2.3.1.. Hình thức trình bày nêu vấn đề.

ở hình thức này, mức độ độc lập của học sinh thấp hơn ở hai hình thức trên. Thầy giáo tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân thầy đặt vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết (chứ không phải chỉ đơn thuần nêu lời giải). Trong quá trình này có tìm kiếm dự đoán, có lúc thành công, có khi thất bại phải điều chỉnh phƣơng hƣớng mới đi đến kết quả. Nhƣ vậy, kiến thức đƣợc trình bày không phải dƣới dạng có sẵn mà là trong quá trình khám phá ra chúng, quá trình này là một sự mô phỏng và rút gọn quá trình khám phá thực.

Hình thức này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp thông báo những sự kiện trong lịch sử phát triển khoa học mà chính khoa học cũng đứng trƣớc những tình huống có vấn đề, có khi đến nay vẫn chƣa giải quyết đƣợc. Hoặc trong trƣờng hợp do lô-gic của trình bày tài liệu mà nảy sinh ra những tình huống mâu thuẫn với các quan niệm quen thuộc hay với những khẳng định mới đây của giáo viên liên quan với việc nghiên cứu giai đoạn phát triển khoa học trƣớc đó. Trong hai trƣờng hợp vừa nêu, tình huống có vấn đề là không vừa sức học sinh. Nếu tình huống có vấn đề tuy cũng vừa sức học sinh nhƣng nó thuận tiện để giới thiệu với học sinh một mẫu mực về tƣ duy nghiêm túc, tiết kiệm... thì vẫn có thể sử dụng hình thức trình bày nêu vấn đề.

1.2.3.2.Hình thức tìm tòi từng phần.

Trong hình thức này, học sinh giải quyết vấn đề không hoàn toàn độc lập mà có sự gợi ý dẫn dắt khi cần thiết. Giáo viên tạo tình huống, học sinh tự

phát hiện và giải quyết vấn đề với sự hƣớng dẫn của giáo viên. Hình thức này là cần thiết trong trƣờng hợp học sinh gặp khó khăn, không có lối thoát khi giáo viên tạo tình huống gợi vấn đề. Khi đó, nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp đỡ học sinh mà không làm mất đi tính có vấn đề của bài toán. Có thể chỉ ra một số con đƣờng để thực hiện phƣơng pháp này. Nếu học sinh không thể giải đƣợc bài toán thì thì giáo viên xây dựng một bài toán khác tƣơng tự thế nhƣng hẹp hơn. Hoặc giáo viên chia một bài toán khó thành vài ba bài toán nhỏ, dễ hơn, nhƣng tập hợp lại thì thành lời giải cho bài toán ban đầu. Hoặc, giáo viên gợi ý những dữ kiện bổ sung cho điều kiện của bài toán khó, nhờ đó hạn chế đƣợc số bƣớc giải và phạm vi tìm tòi...

1.2.3.3. Hình thức nghiên cứu.

Trong hình thức nghiên cứu, tính độc lập của ngƣời học đƣợc phát huy cao độ. Thầy giáo chỉ tạo ra tình huống gợi vấn đề, học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề đó. Thầy giáo giúp học sinh cùng lắm là ở khâu phát hiện vấn đề. Nhƣ vậy, trong hình thức này, ngƣời học độc lập nghiên cứu vấn đề và thực hiện tất cả các khâu cơ bản của quá trình nghiên cứu này, nhờ đó chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề một cách trọn vẹn.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ VÀ ỨNG DỤNG HÌNH HỌC 10 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Trang 29 -30 )

×