Những khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu dạy học tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng hình học 10 nâng cao trung học phổ thông theo hướng tiếp cận giải quyết vấn đề (Trang 26 - 29)

1.2.2.1. Vấn đề.

Trong giáo dục, ngƣời ta thƣờng hiểu khái niệm “vấn đề” nhƣ sau:

Một vấn đề đƣợc biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề và câu hỏi (hoặc yêu cầu hành động) thoả mãn các điều kiện sau:

- Học sinh chƣa giải đáp đƣợc câu hỏi đó hoặc chƣa thực hiện đƣợc hành động đó.

- Học sinh chƣa đƣợc học một quy tắc có tính chất thuật toán nào để giải đáp câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu đặt ra.

Hiểu theo nghĩa trên thì vấn đề không đồng nghĩa với bài tập. Những bài tập chỉ yêu cầu học sinh trực tiếp vận dụng một quy tắc có tính chất thuật toán thì không phải là những vấn đề.

1.2.2.2. Tình huống gợi vấn đề.

Tình huống gợi vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vƣợt qua, nhƣng

không phải là ngay tức khắc nhờ một quy tắc có tính chất thuật toán, mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tƣợng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Nhƣ vậy, một tình huống gợi vấn đề cần thoả mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề: Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với

trình độ nhận thức, chủ thể phải ý thức đƣợc một khó khăn trong tƣ duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chƣa đủ để vƣợt qua.

- Gợi nhu cầu nhận thức: Nếu tình huống có một vấn đề, nhƣng nếu học sinh

thấy xa lạ, không muốn tìm hiểu thì đây cũng chƣa phải là một tình huống có vấn đề. Trong tình huống có vấn đề, học sinh phải cảm thấy cần thiết, thấy có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.

Một vấn đề có thể có ý nghĩa do bản thân nội dung của nó, đó có thể là lời giải cho một câu hỏi nào đó mà cá nhân đã quan tâm đến từ lâu, hay một câu hỏi nảy sinh một cách tự nhiên và lý thú từ lôgic của đề tài đang nghiên cứu. Đó có thể là một tình huống nghịch lý khiến ngƣời ta ngạc nhiên thắc mắc. Song, quá trình dạy học nêu vấn đề hình thành tốt đẹp các chức năng của nó thì trong quá trình áp dụng nó ngày càng nhiều trong thực hành thì bản thân quá trình sáng tạo, quá trình tìm tòi sẽ trở thành động cơ chủ yếu.

- Gây niềm tin ở khả năng: Nếu một tình huống tuy có vấn đề và vấn đề tuy

hấp dẫn, nhƣng nếu học sinh cảm thấy nó vƣợt quá xa so với khả năng của mình thì học sinh cũng không sẵn sàng giải quyết vấn đề. Cần làm cho học sinh thấy rõ tuy họ chƣa có ngay lời giải, nhƣng đã có một số kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết vấn đề đó.

Đặt vấn đề tốt sẽ tác động đến cá nhân theo một phƣơng thức nhất định. Nếu việc khắc phục đƣợc khó khăn trong vấn đề nêu lên dẫn đến sự thoả mãn một nhu cầu nào đó của cá nhân, thì cá nhân đó sẽ có nguyện vọng giải quyết vấn đề ấy. Lúc này sẽ nảy sinh một sự căng thẳng trí tuệ nhất định, sự căng thẳng này chỉ mất đi khi vấn đề đã đƣợc giải quyết. Những ngƣời lƣời suy nghĩ, không quen với tƣ duy độc lập, sẵn sàng tránh sự căng thẳng đó và sự

băn khoăn về trí tuệ kèm theo nó. Điều đó cũng cho thấy, tình huống có vấn đề còn phụ thuộc vào chủ quan và tạo ra tình huống có vấn đề nhƣ thế nào để không bỏ rơi một bộ phận học sinh trong lớp là kết quả của nghệ thuật sƣ phạm của giáo viên.

1.2.2.3. Dạy học giải quyết vấn đề.

Trong dạy học giải quyết vấn đề, giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt đƣợc những mục đích học tập khác.

Có thể sơ đồ hoá quá trình dạy học giải quyết vấn đề nhƣ sau:

Sơ đồ 1.2. Quá trình dạy học giải quyết vấn đề

x

x k

t h

Đƣa học sinh (H) đến một trở ngại (T) (tình huống có vấn đề), ở đó T thoả mãn các điều kiện gây xúc cảm và trên sức một ít.

Học sinh tích cực hoạt động nhận thức dƣới sự gợi mở dẫn dắt toàn bộ hoặc từng phần của giáo viên, hoặc hoàn toàn độc lập để tìm ra con đƣờng HK vƣợt qua T đến kết quả K. Mô phỏng theo lý thuyết hoạt động các mũi tên Hx thể hiện yếu tố trực giác với tƣ cách là một sự mách bảo bất ngờ, không nhận thức đƣợc. Quá trình rèn luyện học sinh độc lập vƣợt qua trở ngại sẽ dần dần hình thành và phát triển ở họ các năng lực sáng tạo.

Dạy học giải quyết vấn đề có những đặc trƣng sau: - Học sinh đƣợc đặt vào một tình huống có vấn đề.

- Học sinh hoạt động tích cực huy động tri thức và khả năng của mình để giải quyết vấn đề.

- Mục đích của dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội đƣợc kết quả của quá trình giải quyết vấn đề, mà còn làm cho họ phát triển đƣợc khả năng tiến hành những quá trình nhƣ vậy. Nói cách khác, học sinh không chỉ học kết quả của việc học mà trƣớc hết là học bản thân việc học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu dạy học tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng hình học 10 nâng cao trung học phổ thông theo hướng tiếp cận giải quyết vấn đề (Trang 26 - 29)