Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Phân tích tình hình tài chính công ty

2.4.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu % tăng, giảm % so với doanh thu

2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008

1. Doanh thu thuần 36,54 6,40

2. Giá vốn hàng bán 38,38 3,83 79,34 80,41 72,67

3. Lợi nhuận gộp 29,49 48,43 20,66 19,59 27,33

4. Chi phí bán hàng 34,29 63,84 6,59 6,48 9,97

5. Chi phí quản lý 28,75 97,32 3,07 2,89 5,36

6. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 26,82 24,84 11,00 10,22 11,99

7. Doanh thu hoạt động tài chính 125,48 71,86

8. Chí phí hoạt động tài chính 83,36 87,03

Trong đó: Chi phí lãi vay 87,63 41,87

9. Lợi nhuận hoạt động tài chính 80,73 88,20

10. Lợi nhuận hoạt động tài chính

(không tính lãi vay) 306,74 611,68

11. EBT của hoạt động kinh doanh 9,74 8,23

12. Lợi nhuận khác 148,77 56,53

13. Tổng EBIT 34,30 9,00

14. Tổng EBT 16,17 9,05

15. Thuế thu nhập doanh nghiệp

16. Lợi nhuận sau thuế 16,17 9,05

Bảng 2.4.3.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty RAL Căn cứ vào số liệu trên bảng, ta có thể nhận xét như sau:

- Xét về con số tuyệt đối, doanh thu thuần của công ty qua ba năm 2006, 2007, 2008 tăng khá nhanh. Tuy nhiên xét về số tương đối thì tốc độ tăng trưởng doanh thu có xu hướng giảm.

Doanh thu 2005 2006 2007 2008

RAL 441.216.767.161 576.406.932.227 787.039.768.530 837.444.994.058

DQC 444.322.441.316 1.111.337.684.825 353.333.255.170

Hình 2.4.3.1 Doanh thu của RAL và DQC qua 3 năm (2006-2008)

Tăng trưởng doanh thu 2006 2007 2008

RAL 30,64% 36,54% 6,40%

DQC 150,12% -68,21%

Năm 2007 các sản phẩm cùng loại của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Philip, Toshiba… với mức thuế nhập khẩu giảm còn 0-5% và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong nước như công ty cổ phần Điện Quang, nhưng RAL vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn năm 2006 đó là nhờ chủ động nổ lực tập trung vào những sản phẩm tiết kiệm điện và sự đóng góp từ khoản doanh thu của đơn hàng xuất khẩu sang thị trường CuBa.

Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, cụ thể là Cuba đã đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu đã ký kết trong thời gian 5 năm (2006-2010) làm cho doanh thu sụt giảm đáng kể.Tuy nhiên, sự sụt giảm đó vẫn đảm bảo cho RAL có mức tăng trưởng doanh thu dương, có được điều này là nhờ công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa, và xác định đây là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Một lý do nữa giúp Rạng Đông vượt qua được khó khăn khi thị trường Cuba không còn và vẫn giữ được tăng trưởng doanh thu đó là chiến lược về

cơ cấu sản phẩm. Năm 2008, riêng dòng hàng phích nước đã mang lại cho Rạng Đông doanh thu 227 tỷ, doanh thu từ mặt hàng này luôn chiếm trên 30% tổng doanh thu

So sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành là công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang, mặc dù tốc độ tăng trưởng của RAL không ấn tượng bằng nhưng lại ổn định hơn so với DQC. Có thể nói, việc doanh thu DQC tăng trưởng đột biến, tăng hơn 150% trong năm 2007 cho thấy sự bứt phá của DQC so với RAL. Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độ này lại đảo ngược ở mức -68,21%. Điều này được giải thích là do DQC tập trung vào thị trường xuất khẩu, do đó trong năm 2007 nhờ kí kết được hợp đồng với các nước như: Trung Đông, Nam Mỹ,Châu Phi đã làm cho doanh thu 2007 rất lớn. Ngoài ra, DQC cũng triển khai các chương trình như “hái lộc đầu xuân”, “truy tìm bóng đèn vàng Điện Quang”… đã góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng cao đến như vậy. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó nhanh chóng bị đẩy lùi trong năm 2008. Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, doanh thu của DQC đã bị ảnh hưởng, trong khi đó RAL với chiến lược thông minh và an toàn của mình, cùng với việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm đã có thể vượt qua được khó khăn đó. Như vậy, đối với RAL ngoài sản phẩm chính là đèn chiếu sáng các loại, còn có thêm mặt hàng phích nước nóng, chính nhờ sự đa dạng hóa này đã làm giảm thiểu được rủi ro, đây cũng chính là thế mạnh của RAL so với DQC cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành sản xuất mặt hàng đèn chiếu sáng.

- Lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 29,49%, năm 2008 tăng 48,43%. Mặc dù năm 2008 là một năm gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng lợi nhuận gộp lại cao hơn nhiều so với năm 2007. Mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu thuần tăng từ 79,34 đồng lên 80,41 đồng ở năm 2007 nhưng lại giảm xuống 72,67 đồng ở năm 2008. Lý do là trong năm 2008, công ty đã có những nổ lực trong việc kiểm soát chi phí nguyên liệu, yếu tố quan trọng nhất của chi phí sản xuất.

Trước hết, sự đi vào hoạt động của các thiết bị mới đã giúp nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm tỷ lệ phế phẩm. Thứ hai, bằng việc sử dụng công nghệ mới của Nhật, chi phí nguyên liệu dầu gas đã giảm đáng kể, điều này có ý nghĩa lớn khi giá dầu có thời điểm tăng rất cao. Hơn nữa, trong cơn bão giá 2008, công ty vẫn thực hiện ứng trước tiền hàng cho

nhà cung ứng vật tư để bình ổn giá nguyên liệu đầu vào. Do vậy, chi phí nguyên vật liệu được giữ ở mức ổn định hơn. Cuối cùng, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm đi một cách tương đối. Nhờ có những biện pháp quản lý chi phí sản xuất như vậy mà giá vốn hàng bán của Rạng Đụng trong năm 2008 đó giảm rừ rệt từ 80,41 đồng xuống cũn 72,67 đồng gúp phần làm lợi nhuận gộp được cải thiện tương ứng.

- Chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm 2008: 63,84%.Chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh thu năm 2006 là 6,59 đồng, giảm xuống còn 6,48 đồng năm 2007 và tăng lên 9,97 đồng năm 2008. Mặc dù lợi nhuận gộp của công ty năm 2008 tăng cao so với năm 2007 nhưng sự gia tăng quá cao của chi phí bán hàng là một trong các tác nhân làm giảm lợi nhuận bán hàng của công ty. Lý do của việc tăng chi phí bán hàng như vậy là bởi khi lạm phát đã giảm nhưng Rạng Đông vẫn không hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy để giữ chân khách hàng, Rạng Đông buộc phải tăng chi phí bán hàng như khuyến mại, hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đại lý.

- Chí phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 28,75% và năm 2008 tăng 97,32%, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng ở năm 2007. Chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu năm 2006 là 3,07 đồng, giảm xuống 2,89 đồng ở năm 2007, nhưng năm 2008 lại tăng đáng kể lên 5,36 đồng.Tăng chi phí quản lý đã làm giảm lợi nhuận bán hàng của công ty. Chi phí quản lý tăng lên chủ yếu là do các chi phí có liên quan đến nhà máy 2 tại Bắc Ninh, các chi phí tường rào bảo vệ, đưa đón chuyên gia từ Hà Nội sang Bắc Ninh để nghiên cứu giải pháp thay cho việc mua Know-how của lò thuỷ tinh không chì, chi phí nhân công tăng lên làm chi phí quản lý tăng tương ứng. Tuy nhiên trong năm 2009, khi các hoạt động đã ổn định thì chi phí quản lý sẽ giảm xuống.

- Lỗ từ hoạt động tài chính tăng nhanh qua 3 năm, năm 2006 lỗ hơn 15 tỷ, năm 2007 lỗ hơn 27 tỷ, năm 2008 lỗ gần 52 tỷ. Nguyên nhân là do lãi tiền vay tăng. Nếu loại trừ lãi vay khỏi chi phí hoạt động tài chính thì năm 2006 hoạt động tài chính lãi hơn 480 triệu, năm 2007 lãi gần 2 tỷ, năm 2008 lỗ hơn 10 tỷ. Cơ cấu vốn tự có và vốn vay của công ty Rạng Đông không cân bằng. Vốn vay dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, còn lại là vốn vay ngắn hạn. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa tạo ra

dòng tiền đủ lớn để có thể trang trải nhu cầu vốn lưu động nên công ty bắt buộc hoải sử dụng vốn vay nhằm bù đắp sự thiếu hụt này. Trong năm 2008, mặc dù biến động về lãi suất rất mạnh, công ty vẫn phải vay ngắn hạn bổ sung cho vốn lưu động. Do vậy tổng lãi vay công ty phải trả trong năm tăng đột biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của công ty trong năm 2008 bị ảnh hưởng.

Lợi nhuận trước

thuế 2005 2006 2007 2008

RAL 40.320.525.230 46.289.184.978 53.771.896.155 48.905.529.229

DQC 54.111.836.713 213.150.139.801 1.255.303.091

Hình 2.4.3.2 Lợi nhuận trước thuế của RAL và DQC

Tăng trưởng LNTT 2006 2007 2008

RAL 14,80% 16,17% -9,05%

DQC 293,91% -99,41%

Lợi nhuận trước thuế tăng trong năm 2007 nhưng lại giảm trong năm 2008. Mặc dù năm 2008, doanh thu của công ty tăng và giá vốn hàng bán giảm là tín hiệu tốt để tăng lợi

nhuận của hoạt động kinh doanh chính, nhưng các khoản chi phí của công ty như chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các khoản chi phí lãi vay trong hoạt động tài chính tăng quá cao, tốc độ tăng các khoản chi phí này nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu và tốc độ giảm giá vốn hàng bán nên cuối cùng lợi nhuận của công ty phải chịu mức tăng trưởng âm.

Tương tự như doanh thu, so với DQC thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của RAL ổn định hơn. DQC có sự nhảy vọt trong tăng trưởng lợi nhuận năm 2007 lên đến gần 300%, điều này cho thấy được tiềm lực phát triển của DQC, tuy nhiên sự phát triển đó không bền vững khi mà sang năm 2008 tốc độ đó giảm sụt mạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do DQC gặp khó khăn đối với thị trường xuất khẩu trong năm 2008, trong khi 1 năm trước đó, DQC đã ký kết được rất nhiều hợp đồng độc quyền phân phối sản xuất ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông…

Khi bước sang năm 2008, thị trường xuất khẩu đỗ vỡ đã làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của DQC sụt giảm đáng kể. Có thể nói, với ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm 30-40 năm gắn bó với doanh nghiệp, cùng với sự am hiểu sâu sắc về thị trường cũng như sự bám sỏt ngành nghề kinh doanh cốt lừi đó giỳp cho RAL cú được thành tựu này.

Chúng ta thấy rằng, hoạt động kinh doanh của RAL qua các năm tăng trưởng ở mức ổn định.Các chính sách mà doanh nghiệp lựa chọn trở nên phát huy hiệu quả trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chính nhờ lập trường kiên định đó mà RAL trở thành một trong rất ít doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

2.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w