Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
37,67 KB
Nội dung
Xã hội học gia đình ( Tiểu luận cuối kỳ ) @ Giảng viên: Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên: Trần Thị Tuyết Thư Lớp: K55 Xã hội học MSSV:10030823 Bài tiểu luận: Thực trạng và xu hướng về việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái ( trường hợp ở các đô thị ). 1 Mục lục Bài làm 1. Dẫn nhập. Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội, là một trong những thiết chế quan trọng nhất trong hệ thống các thiết chế của cấu trúc xã hội. Đây cũng là môi trường xã hội hóa đầu tiên của các cá nhân, góp phần hình thành nhân cách của mỗi người. Sự ổn định và 2 phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Mỗi thiết chế xã hội đều có chức năng của riêng nó. Thiết chế gia đình cũng có những chức năng không thể thay thế được. Và để duy trì được sự ổn định và phát triển của mình thì gia đình đã thực hiện một số chức năng sau: Chức năng sinh sản. Chức năng giáo dục. Chức năng kinh tế. Chức năng quản lý… Một trong những chức năng có thể xem là cơ bản nhất và quan trọng nhất trong hệ thống chức năng của gia đình từ hiện đại đến truyền thống là chức năng chăm sóc trẻ nhỏ, người cao tuổi, người ốm đau… Các cá nhân đều trải qua cuộc sống của mình bên gia đình. Xuất phát từ môi trường đầu tiên này và cuối cùng khi già yếu đều có xu hướng quay trở lại với gia đình. Hầu hết các cá nhân sinh ra đều nhận được sự chăm sóc, che chở, dạy dỗ của gia đình. Và theo chu kỳ của cuộc sống thì các cá nhân có sự trưởng thành để rồi sau này khi già họ thường trở lại giai đoạn đầu tiên là giai đoạn lệ thuộc vào gia đình mà ở đây chính là con cái giống như khi họ có thời kỳ lệ thuộc vào cha mẹ của mình trong giai đoạn đầu của chu kỳ cuộc sống. Người cao tuổi trong có một vị trí rất quan trọng trong xã hội nói chung và trong gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nói riêng. Người cao tuổi ở Việt Nam có một số đặc thù so với người cao tuổi của các nước khác trên thế giới. Ở các nước phương Tây, người cao tuổi có thể có nhiều sự lựa chọn cho việc chăm sóc bản thân chứ không phải chỉ có lệ thuộc vào con cái. Ví dụ như những người cao tuổi có tài chính họ có thể thuê chuyên viên y tế chăm sóc cho bản thân còn những người cao tuổi khác có thể chọn lựa cách sống tập thể trong những sơ sở chuyên chăm sóc người cao tuổi với tiện nghi khá đầy đủ do chính phủ hoặc các tổ chức từ thiện xây dựng. Khác với họ, người cao tuổi ở Việt Nam có ít sự lựa chọn hơn di hoàn cảnh kinh tế cũng như các dịch vụ phúc lợi của nước ta chưa phát triển. Do vậy người cao tuổi chủ yếu dựa vào gia đình con cháu mình. Đạo đức truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay là bổn phận đền đáp công ơn nôi dưỡng của cha mẹ mình. Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội và người cao tuổi đang có một chỗ dựa vào đơn vị gốc này (Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012:152). Tuy nhiên trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến một trong những hệ quả của nó là việc: một số chuẩn mực đang dần thay đổi mà biểu hiện của nó là thiếu vắng sự chăm sóc của gia đình với người cao tuổi đặc biệt là ở các đô thị. Và tình cảnh éo le này cũng dẫn đến nhiều tác động lớn đối với xã hội nói chung và đối với bản thân mỗi gia đình Việt Nam nói riêng. 3 2. Nội dung chính. Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cần phải hiểu thế nào là người cao tuổi. Theo điều 2, Luật người cao tuổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2012 quy định: “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. 2.1. Tính bức xúc. Người xưa thường hay có câu: “Lão lai tài tận” nhưng thực tế trong xã hội Việt Nam hiện nay chúng ta có thể thấy quan điểm đó là sai lầm vì người cao tuổi vẫn có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và gia định nói riêng. Vai trò của người cao tuổi phải được coi là nguồn lợi quý giá cho xã hội, họ sẽ còn đóng góp cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Trong thư gửi các cụ phụ lão cả nước vào tháng 6-1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ của đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gầy dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức. Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng, phụ lão làm nhân dân làm theo”. Người cao tuổi là lực lượng chính trị, xã hội ngày càng đông đảo ở nước ta và đang có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính ở các địa phương, là nguồn lực quý giá trong sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc gia. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với xã hội, người cao tuổi còn có những đóng góp quan trọng đối với gia đình. Người cao tuổi hiện nay có vai trò quan trọng trong đời sống của gia đình con cái họ. Người cao tuổi giúp con cái mình bằng tiền hoặc hiện vật, trông nom nhà cửa, chăm sóc và dạy dỗ các cháu của mình, là người quan trọng trong việc đưa ra quyết định, đôi khi còn là người hòa giải các mâu thuẫn của con cái trong gia đình… Về kinh tế của gia đình, người cao tuổi cũng góp phần tích lũy thêm của cải vật chất cho gia đình họ. Tuy đã đến tuổi về hưu nhưng họ vẫn có thể làm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân để kiếm thêm thu nhập. Bằng chứng là có 2.696.668 người cao tuổi đang làm việc (chiếm 35,2% số người cao tuổi), 18,6% người 65 tuổi trở lên di cư tham gia lực lượng lao động (Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2007). Về kinh nghiệm, người cao tuổi tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như những kinh nghiệm làm ăn. Họ có thể truyền đạt lại cho con cháu và dạy dỗ con cháu cách ứng xử, xử sự sao cho đúng. (Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012:157). 4 Và thực tế thông qua các nghiên cứu về người cao tuổi trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng hiện tượng già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ cao ở Việt Nam. Theo hai tác giả Nguyễn Hữu Minh, Mai Văn Hai (Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020) cho biết: theo số liệu của những cuộc điều tra dân số trong những thập kỷ gần đây (1979 – 2000) thì xu hướng già hóa dân cư đang diễn ra khá nhanh ở Việt Nam. Nếu như năm 1979, tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số dân cư ở Việt Nam mới chiếm 7,1% thì đến năm 1999 là 8,1% và năm 2009 thì tỷ lệ này đã đạt đến 10%. Dân số người cao tuổi tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác. Theo dữ liệu của Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009; trong giai đoạn 1979 – 2009 tổng dân số tăng 1,6 lần trong khi đó nhóm người cao tuổi tăng 2,12 lần. Sức khỏe của người cao tuổi cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Theo một nghiên cứu công bố năm 1988, tình trạng sức khỏe nói chung của người cao tuổi không được khả quan lắm với khoảng 95% người cao tuổi nói rằng họ mệt mỏi và có nhu cầu chăm sóc y tế, Số liệu của bộ y tế vào thời gian đó cũng cho thấy khoảng 23% hay nói cách khác là 1,5 triệu người cao tuổi đang ở trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Theo kết quả điều tra của viện lão khoa, Bộ y tế, năm 2001 cho biết tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe kém (so với tuổi) là 22,9% trong khi những người có sức khỏe tốt chỉ chiếm 5,7%. Cũng theo điều tra này cho biết 1 người cao tuổi trung bình có 2,69 bệnh, 24,9% phải đi khám bệnh ít nhất là 1 lần/1 tháng. ( Bế Quỳnh Nga, 2010). Một thực trạng nữa đang rất được dư luận quan tâm bên cạnh việc số lượng người cao tuổi tăng nhanh, tình trạng sức khỏe giảm sút là việc vị thế của họ trong gia đình đã có nhiều thay đổi. Trước đây người cao tuổi là chủ nhà cửa, tài sản khác, ruộng vườn…do đó họ không chỉ là người giữ quyền quyết định trong mọi việc lớn nhỏ mà còn là người được tôn trọng tuyệt đối trong gia đình. Nhưng ngày nay tình hình đã đổi khác. Ngày nay đặc biệt là ở các đô thị, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên trong nhà con cái thường có học vấn và bằng cấp cao hơn cha mẹ, đồng thời họ cũng là người mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình. Do vậy họ thường giữ vai trò làm chủ gia đình và đẩy người cao tuổi xuống vị trí phụ thuộc. Nếu so với các nước khác thì người cao tuổi ở Việt Nam lại ở trong hoàn cảnh mang tính chất đặc thù. Do phải trải qua một thời gian chiến tranh dài nên đại đa số người cao tuổi không có sổ tiết kiệm, không có lương hưu và caccs của cải tích lũy khác, bảo hiểm xã hội cũng chưa hoàn toàn đến tay họ…đấy là còn chưa kể ở người già sức khỏe thường giảm sút, nhiều thứ bệnh tật phát triển, các quan hệ xã hội cũng mất dần theo thời gian…. Chính những điều này đã đặt ra một vấn đề xã hội rất hệ trọng cho gia đình cũng như cho cả xã hội mà trước đây chúng ta chưa hề gặp phải (Nguyễn Hữu Minh, Mai Văn Hai, 2012, tr 5 – 22). 5 Từ những thực trạng trên đã đặt ra một thách thức rất lớn trong công tác chăm sóc người cao tuổi mà trước hết phải là của gia đình hay cụ thể là con cái họ. Sau đó mới là trách nhiệm của xã hội. Chính vì vậy tôi chọn đề tài của mình là: Thực trạng và xu hướng về việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái, tập trung nghiên cứu ở trường hợp đô thị. Với vấn đề đặt ra như trên bài tiểu luận mong muốn làm rõ được hai vấn đề là thực trạng và xu hướng của việc người cao tuổi có hay không sống cùng con cái của họ để từ đó có thể các phần nào góp phần vào việc cải thiện công tác chăm sóc người cao tuổi hiện nay. 2.2. Mô hình sống của người cao tuổi hiện nay. Xung quanh việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái, có rất nhiều bài viết, nghiên cứu khoa học nói về vấn đề này. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2006 chỉ ra rằng với 9,300 hộ gia đình thì chi có 32,6% số hộ có người cao tuổi. Trong đó 20,8% một người cao tuổi sống cùng con cháu và 11.4% có hai người cao tuổi sống cùng con cháu. Theo một điều tra của UNFPA giai đoạn 1993 – 2008 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi sống cùng với con cháu vẫn cao 62% năm 2008. Theo một nghiên cứu nữa của Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, hơn 50% người cao tuổi có gia đình cho rằng người cao tuổi nên sống cùng con cháu, gần 50% người cao tuổi lại cho rằng người cao tuổi nên sống riêng, người cao tuổi ở độ tuổi càng cao càng ủng hộ mô hình sống chung cùng con cháu so với người cao tuổi có độ tuổi thấp hơn (Bộ Văn hóa, 2008). Qua những số liệu điều tra trên có thể nhận thấy một điều rằng đa số người già vẫn còn sống chung với con cái họ và có mong muốn được sống chung cùng con cái mình. Trong một nghiên cứu của Bùi Thế Cường, 2005 chỉ ra rằng đại đa số người già hiện nay đang sống cùng con cái mình nhưng lại chỉ ở với con trai (con trai trưởng hoặc con trai thứ) và gia đình người con trai này phải chịu toàn bộ trách nhiệm với bố hay mẹ của mình. Tuy vậy hiện nay chúng ta không thể phủ nhận được xu thế mô hình người cao tuổi sống cùng với con cháu đang giảm dần (Bộ văn hóa, 2008). Bằng chứng là Tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu hướng giảm, bằng chứng là năm 1992 – 1993 số người cao tuổi sống với con cái họ là 80% và giảm xuống còn 62% năm 2008. Và hiện tại thì số người già sống cô đơn và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai cặp vợ chồng người cao tuổi đang tăng nhanh. Người cao tuổi sống cô đơn tăng từ 3,47% năm 1992 – 1993 lên 6,14 năm 2008. Và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng người cao tuổi tăng nhanh, tăng gấp hai lần. (UNFPA, 2012). Những số liệu trên đã góp phần làm rõ thực trạng việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái. Tồn tại cả hai hình thức là người cao tuổi sống cùng con cái và không sống cùng con cái, trong đó thì phần đa người cao tuổi vẫn đang sống cùng con mà cụ thể ở đây là con trai. Tuy nhiên số liệu này ngày càng giảm mạnh, thay vào đó là việc người cao tuổi sống cô đơn và hộ gia đình người cao tuổi chỉ có hai vợ chồng tăng nhanh. 6 Điều này kết hợp với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng chiếm số đông trong cơ cấu dân số cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. 2.3. Ảnh hưởng đến gia đình, xã hội. Theo các chuyên gia dân số nhận định, già hóa dân số là một thành tựu to lứn của loài người nói chùng và các quóc gia trên thế giới nói riêng trong đó có Việt Nam. Và già hóa dân số không phải là gánh nặng, tuy nhiên nó sẽ làm gánh nặng kinh tế - xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu như các quốc gia không có sự chuẩn bị từ trước và thực hiện chính sách, chiến lược cho phù hợp. Già hóa dân số ở Việt Nam cũng khẳng định thành tựu về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ y tế…. Trong những năm gần đây kinh tế của Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh đã góp phần nâng cao mức sống của người dân đặc biệt là người dân đô thị, theo dó là những phát triển của dịch vụ y tế cũng đã kéo dài tuổi thọ của người dân. Già hóa dân số và thực trạng người cao tuổi không sống cùng con cái tăng nhanh cũng là sức ép lớn cho gia đình và toàn xã hội. Thứ nhất, ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình. Khi con người sống lâu hơn, sinh con ít hơn thì sẽ dẫn đến việc khi về già họ có ít sự lựa chọn chăm sóc. Mà hiện nay kinh tế nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người cao tuổi nên đa số người cao tuổi hiện nay vẫn đang ở cùng con cháu. Nếu cứ gia tăng nhanh như tình trạng hiện nay thì tương lai người cao tuổi sẽ gặp khó khăn về chỗ ở gây sức ép cho các dich vụ xã hội. Thứ hai, già hóa dân số sẽ khiến cho thời gian nghỉ hưu tăng lên nhanh. Điều này với một đất nươc đang phát triển như Việt Nam cũng chịu sức ép về mặt phúc lợi xã hội, nguồn ngân sách và sức ép cho y tế. Thứ ba, già hóa dân số sẽ là thách thức mới cho nền kinh tế mà từ trước đến nay chưa gặp phải. Cơ cấu dâ số già sẽ không có nguồn lao động thay thế, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi, sức ép cho nền kinh tế không thể phát triển những ngành cần trình độ khoa học kỹ thuật cao, tiến bộ. Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình cho thấy số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng tăng lên nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảm. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già ngắn hơn rất nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội khác cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi này. Trong khi ở các nước khác dân số của họ già khi mà kinh tế của họ đã phát triển mạnh. Điều này lại càng gây sức ép mạnh mẽ hơn nữa cho việc già hóa dân số khi kinh tế còn đang trên đà phát triển. 7 Hiện nay chủ yếu là người già sống cùng với con cái cũng giúp giảm bớt sức ép với xã hội. Tuy nhiên xu thế sống cùng con cái lại đang giảm mạnh nhất là ở khu vực đô thị đã dẫn đến nhiều tình trạng người già sống cô đơn gây sức ép cho các dịch vụ xã hội khác. 2.4. Nguyên nhân. Trong bài viết này tôi có áp dụng hai lý thuyết vào giải thích vấn đề là lý thuyết Nhu cầu của Maslow và thuyết sự lựa chọn hợp lý. Đa số người già hiện nay họ vẫn sống cùng con cái mà cụ thể là con trai cũng do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Do họ không có khả năng sống riêng vì theo như chúng ta thấy đại đa số người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu, không có sổ tiết kiệm, rất ít người được hưởng trợ cấp của xã hội, không có tài sản tích lũy thêm…lại thêm bệnh tật cùng với các mối quan hệ xã hội không còn nhiều. Do tư tưởng truyền thống của người Việt Nam ta “kính lão đắc thọ”. Trong bài viết “Một số ván đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay của Lê Thị Quý nói rằng: “Ở nước ta, sự hòa trộn giữa bản sắc dân tộc với đạo lý Nho giáo đã tạo ra các chuẩn mực văn hóa gia đình với những nét độc đáo. Nền tảng văn bản cho các mối quan hệ gia đình ở Việt Nam truyền thống chính là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm. Nó là nguyên tắc chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân…”. Với tư tưởng chủ đạo cuả Nho giáo trong gia đình Việt Nam truyền thống về tôn sư trọng đạo, kính trọng với người già đã theo thời gian trở thành một chuẩn mực trong xã hội Việt Nam từ xưa cho đến tận ngày nay. Bổn phận và trách nhiệm của gia đình là phải chăm sóc ông bà, bố mẹ. Một lý do nữa dùng để giải thích cho việc tại sao người cao tuổi thường chọn con trai trưởng hoặc con trai thứ để ở cùng mà không phải là con gái của mình. Do quan niệm “dâu con rể khách” và “khuynh hướng thiên về đằng nội” (Bế Quỳnh Nga, 2001). Ngoài ra cũng có thể giải thích nhu cầu muốn sống cùng con cái theo thuyết nhu cầu của Maslow. Trong thang nhu cầu của ông sắp xếp theo nhu cầu từ thấp đến cao và không phải ở cá nhân nào cũng có nhu cầu như vậy. Đối với người cao tuổi thì nhu cầu quan trọng nhất của họ là những nhu cầu ở hai bậc cơ bản nhất là nhu cầu có chỗ ăn, ở, được chăm sóc, có sức khỏe và có tình thương yêu. Mà theo họ thì không nơi nào ngoài gia đình có thể mạng đến cho họ những nhu cầu đó đầy đủ nhất. Khi về già thường có nhiều bệnh tật, ốm đau. Số lượng người già có lương hưu là rất ít nên họ có mong muốn được dựa vào con cái đã trưởng thành của mình. Tuy nhiên thì mô hình người cao tuổi sống chung với con cái hiện nay đặc biệt là ở đô thị đang có xu hướng giảm. Việc này có thể được lý giải qua hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: 8 Ngày nay chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang tạo ra những biến đổi sâu sắc cho cả xã hội và gia đình. Trước hết cơ sở kinh tế của xã hội và của nhiều gia đình đã phát triển nhanh chóng làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước và nâng cao mức sống của gia đình, đặc biệt là ở thành thị…chính những biến đổi về mặt kinh tế - xã hội như vậy đã làm cho mô hình gia đình cũ không còn phù hợp nữa, theo đó các chuẩn mực và hệ giá trị vì vậy cũng thay đổi theo. (Lê Thị Quý, 2010). Và mô hình gia đình nhiều thế hệ cũng đã không còn phù hợp nữa trong nền kinh tế thị trường. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và những cuộc diều tra mẫu (2002, 2004, 2006, 2008) trong mấy thập kỷ vừa qua cho thấy quy mô gia đình Việt Nam không ngừng nhỏ đi, đồng thời cấu trúc của gia đình cũng ngày càng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa, tức là gia đình chỉ gồm vợ chồng và các con chưa trưởng thành của họ. Việc thu nhỏ về quy mô của gia đình trong giai đoạn hiện nay có tác động tích cực đến mức sống của các gia đình trên cả hai phương diện kinh tế và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên mặt trái của kiểu gia đình thu nhỏ này cũng đã bộc lộ và ngày càng có xu hướng tăng nhanh: người già cô đơn hơn hay nói cách khác là thiếu vắng hình ảnh người cao tuổi trong các gia đình. Các chuẩn mực và hệ giá trị cũng theo sự phát triển hiện nay mà thay đổi theo. Có không ít những gia đình do chịu tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà cụ thể ở đây là lối sống thực dụng đã làm mất đi những chuẩn mực truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là có rất nhiều cuộc bạo hành của con cháu với người cao tuổi mà dẫn đến một hệ quả là người cao tuổi phải thay đổi hoàn cảnh sống cũng như địa vị của mình một cách ép buộc: “Nhiều người cao tuổi không chịu nổi những câu nói, hành vi thiếu tôn trọng của con cái nên tìm cách quay về quê sống một mình” (TS NGuyễn Thế Huệ, 2011). Một lý do nữa là trước đây người cao tuổi thường sống chung với con cháu trong gia đình mở rộng. Điều này đã trở thành thuần phong mỹ tục ở các gia đình Việt Nam. TÍnh ưu việt của mô hình này thể hiện ở chỗ, sống trong gia đình mở rộng một mặt người cao tuổi rất dễ dàng nhận được sự chăm sóc trực tiếp từ con cháu, mặt khác họ có thể giúp đỡ trở lại con cháu bằng các việc làm cụ thể như nội trợ, trông coi cháu nhỏ, dạy dỗ và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên các nghiên cứu về người cao tuổi cũng chỉ ra rằng, hiện nay do quá trình hạt nhân hóa gia đình tăng lên, cũng như do sự lựa chọn mô hình sống của người cao tuổi đa dạng hơn nên mô hình quen thuộc là người cao tuổi sống cùng con cháu đang giảm dần (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác, 2008; Viện gia đình và giới, 2010). Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân chủ quan ở đây là do sự lựa chọn của chính bản thân những người cao tuổi, họ quyết định lựa chọn không sống cùng con cái mình. Do bản thân họ cảm thấy mình không được tôn trọng trong gia đình. Theo số liệu điều tra của Bùi Thế Cường (2005) có 62,6% người cao tuổi nhận thức là họ được kính trọng, trong khi đó có đến 57,5% người già cảm thấy sự tôn trọng của con cháu với họ ngày càng kém đi. 9 Báo cáo từ cuộc điều tra của HelpAge International (2011) cũng chỉ ra kể cả những người cao tuổi đang được con cái nuôi dưỡng không thể song hành cùng với sự kính trọng. Khi họ nhận thấy mình phụ thuộc vào con cái, người cao tuổi cho rằng càng ít đòi hỏi ở con cái bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Trong trường hợp này họ cũng thường xuyên lựa chọn chấp nhận sự thay đổi hoàn cảnh, địa vị của mình – không sống cùng con cháu. Một nguyên nhân khác nữa là do quan niệm sống của người cao tuổi ở đô thị đang có sự thay đổi. Họ không còn chịu ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng phải sống với con trai trưởng hay không phải chỉ có một lựa chọn duy nhất là sống với con cái của họ khi họ về già. Với kinh tế ngày càng phát triển và các dịch vụ phúc lợi cho người già ngày càng được chú trọng thể hiện ở việc có nhiều loại hình chăm sóc người cao tuổi cũng là một sự lựa chọn cho họ. Có thể dựa vào lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để giải thích một phần cho hiện trạng tại sao người cao tuổi lại không ở cùng với con cái. Khi về già họ thường phải đứng trước quyết định của mình là lựa chọn giữa việc sống hay không sống cùng với con cháu mình. Và đôi khi thứ họ so sahs ở đây không phải là chi phí bỏ ra ít mà phần thưởng được nhiều mà họ lựa chọn dựa trên sự thoải mái về mặt tinh thần cho bản thân họ và cho cả con cháu của họ nữa. Người cao tuổi thường phát sinh nhiều bệnh tật, bản thân họ khi về hưu cũng chịu sự hụt hẫng và mặc cảm mình là người thừa, người vô dụng cho xã hội cũng như cho gia đình. Nên họ thường có cách nghĩ nếu ở cùng con cháu họ sẽ phải dựa dẫm vào con cháu nhiều và dẫn đến việc không thoải mái về mặt tư tưởng cho họ cũng như cho con cháu họ. Vì vậy họ lựa chọn quyết định sẽ ra ở riêng vừa để giải tỏa mặc cảm dựa dẫm vào con cháu vừa để thoải mái trong tư tưởng của bản thân họ. 3. Kết luận và xu hướng. Qua những trình bày trên về tính bức xúc và nguyên nhân của thực trạng người cao tuổi có hay không sống cùng con cái (ở khu vực đô thị) giúp chúng ta phần nào hình dung được một khía cạnh về thực trạng lựa chọn mô hình sống của một bộ phận người cao tuổi sống ở đô thị nói riêng. Và cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội thì việc người cao tuổi không lựa chọn sống cùng con cái sẽ trở thành một xu hướng “thịnh hành” của xã hội hiện đại. Bởi đây có thể coi là kết quả tất yếu của xu thế phát triển xã hội. Có thể được chứng minh qua một số những chiều cạnh sau: Thứ nhất, trong xã hội truyền thống, do chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng Nho giáo đã hình thành những chuẩn mực văn hóa gia đình như kính trọng người già, coi trọng tôn ti trật tự, thứ bậc trong gia đình và dần dần cùng với sự phát triển của thời gian đã hính thành nên truyền thống kính trọng người cao tuổi trong tư tưởng của người Việt Nam ta. Một trong những nét đặc trưng của truyền thống ấy là con cái phải có nghĩ vụ báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ mình bằng cách phụng dưỡng khi cha mẹ ốm đau, về già. Và mô hình gia đình ưu việt nhất cho việc thực hiện chức năng chăm sóc người cao tuổi này là mô hình gia đình truyền thống hay còn gọi là mô hình gia đình nhiều thế hệ. 10 [...]... cho người cao tuổi có nhiều lựa chọn hơn trong việc quyết định mô hình sống của mình mà không phải chỉ bó hẹp trong một lựa chọn duy nhất là sống cùng con cái Đây cũng là yếu tố tác động làm thay đổi nhận thức và quan điểm phải sống cùng con cái mà cụ thể ở đây là con trai của nhóm người cao tuổi Bằng việc phân tích những khía cạnh trên ta có thể nhận thấy xu hướng người cao tuổi ( ặc biệt là người cao. .. nhiều hơn nhóm 80 tuổi trở lên và nhóm 60 – 69 tuổi Bạo lực tinh thần đối với người cao tuổi chủ yếu là bị con cái chửi mắng, nhiếc móc (Lê Ngọc Văn, 201 1) Hậu quả của bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là rất lớn Người cao tuổi rơi vào tình trạng không có chỗ dựa về kinh tế Người cao tuổi dù không còn sức lao động vẫn phải làm những công việc nặng nhọc Nhiều người cao tuổi không chịu nổi những... tại các nước các phát triển như EU, Mỹ…chủ yếu không lựa chọn sống cùng con cái mình mà lại có xu hướng thích ở trong các trung tâm bảo trợ xã hoặc lựa chọn ở một mình Bằng chứng là tại Hà Lan, có rất ít trường hợp người già sống chung với các thành viên khác trong gia đình, chỉ có 8% số người già trên 11 75 tuổi sống cùng con cái Một kết quả nghiên cứu nữa của INED cũng cho thấy ngày càng có nhiều người. .. người già từ 75 tuổi trở lên chọn cuộc sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội Người già có xu hướng sống một mình nhiều hơn ở giai đoạn dưới 75 tuổi Cũng tại Hà Lan, gần 60% số người già trên 95 tuổi sống trong các nhà hưu trí và còn rất nhiều bằng chứng nữa cho thấy bộ phận lớn nhóm người cao tuổi không ở cùng với người thân mà cụ thể ở đây là con cái Nguyên nhân là do họ được đảm bảo về điều kiện chăm... nhau nhiều hơn, trẻ em và phụ nữ cũng có vị thế cao hơn trong gia đình…” Cũng trong bài viết này nhóm tác giả đã chỉ ra với xu thế phát triển tất yếu của gia đình hạt nhân thì sẽ xu t hiện một vấn đề mới là: sự vắng bong của người cao tuổi trong các gia đình Cũng nói về xu thế không sống cùng con cái ở đô thị của nhóm người cao tuổi hiện nay, tác giả Lê Ngọc Lân cũng cho rằng đây là xu thế phát triển tất... cấp cho người cao tuổi phải tăng là xu hướng tất yếu Và khi đó người cao tuổi Việt Nam sẽ có những điều kiện như mức trợ cấp tăng, điều kiện chăm sóc trong các trung tâm cũng tốt hơn, mức sống cao hơn…điều đó giúp họ phần nào không phải phụ thuộc nhiều vào con cái mà có thể phát triển chung theo xu thế của các nước phát triển Thứ ba là mặt trái của phát triển kinh tế thị trường, cách sống nhanh, sống. .. nhân khiến người cao tuổi – nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất trong xã hội có xu hướng không muốn lựa chọn sống cùng con cái “Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi duwois dạng thể chất chủ yếu là bỏ rơi, không chăm sóc, đe dọa, nhốt trong nhà, đánh đập Nhóm người cao tuổi 60 – 69 tuổi bị đánh đập và đe dọa, nhốt trong nhà nhiều hơn so với nhóm 70 – 79 tuổi Trong khi nhóm 70 – 79 tuổi bị bỏ rơi, không chăm... không nhỏ các cá nhân ngày nay chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng coi vật chất trên cả các chuẩn mực hay giá trị đạo đức Người cao tuổi trước đây là người làm chủ tài sản, nhà cửa nên họ là chủ gia đình, sau khi về già họ mất dần quyền làm chủ và nhiều khi bị con cái đối xử không hợp với chuẩn mực, đạo lý như: không chăm sóc mà đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hay thậm chí là bạo lực với người cao tuổi. .. số 3 (7 5) 5 Bế Quỳnh Nga, 2010, Người cao tuổi Việt Nam: phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe”, Tạp chí xã hội học, số 2 (1 1 0) 6 Lê Thị Quý, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay , Tạp chí gia đình và giới 7 Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm,2012, “Tập bài giảng xã hội học gia đình” 8 UNFPA, 2012, “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng, ... cạnh trên ta có thể nhận thấy xu hướng người cao tuổi ( ặc biệt là người cao tuổi ở đô th ) không sống cùng với con cái là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội Tuy vậy thì quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình vẫn là mối quan hệ bền chặt thể hiện đạo lý không bao giờ thay đổi của người Việt Nam – kính trọng người già Danh mục tài liệu tham khảo 13 Bùi Thế Cường, 2005, “Miền an sinh . thực trạng việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái. Tồn tại cả hai hình thức là người cao tuổi sống cùng con cái và không sống cùng con cái, trong đó thì phần đa người cao. đó có thể các phần nào góp phần vào việc cải thiện công tác chăm sóc người cao tuổi hiện nay. 2.2. Mô hình sống của người cao tuổi hiện nay. Xung quanh việc người cao tuổi hiện nay có hay không. ta có thể nhận thấy xu hướng người cao tuổi ( ặc biệt là người cao tuổi ở đô th ) không sống cùng với con cái là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Tuy vậy thì quan hệ giữa người cao