1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li

96 819 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp, nổi tiếng của Việt Nam đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới (năm 1994 và 2000) bởi giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên và giá trị địa chất địa mạo. Số lượt khách tới vịnh Hạ Long trong hơn mười năm qua tăng trưởng rất mạnh. Đã có 8 tuyến tham quan được xây dựng và triển khai trên khắp khu vực vịnh Hạ Long. Tuy nhiên từ nhiều năm nay chỉ có 4 trong 8 tuyến tham quan ấy trở nên quen thuộc với du khách. Tổng số lượt khách trên 4 tuyến tham quan còn lại chỉ bằng một phần nhỏ trong tổng số lượt khách đến vịnh Hạ Long. Bốn tuyến tham quan thu hút được nhiều lượt khách tham quan nhất nằm trọn vẹn trong khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Tại khu vực này (khu vực đảo Đầu Gỗ, đảo Bồ Hòn, Ti Tốp hay Soi Sim) thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Đặc biệt trong giai đoạn chính vụ, mỗi ngày khu vực đáng ra được bảo vệ tuyệt đối này phải đón hàng nghìn lượt khách và khoảng trên 500 lượt tàu ra vào. Điều này tất nhiên đã gây ra những hậu quả to lớn đối với môi trường và vấn đề bảo vệ giá trị tài nguyên. Đồng thời còn trực tiếp tác động làm giảm chất lượng tour du lịch và là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng “khách không muốn quay trở lại”. Việc vịnh Hạ Long trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới đã mở ra nhiều triển vọng mới cho du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Nhưng cùng với đó là trách nhiệm nặng nề đối với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành một trung tâm du lịch lớn và quan trọng của tỉnh, của quốc gia. Do đó bảo tồn và giữ nguyên giá trị tài nguyên là một trách nhiệm to lớn hàng đầu song trách Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 1 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long nhiệm khai thác và phát triển du lịch cũng không thể coi là thứ yếu. Giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển du lịch là một bài toán khó với nhà quản lý. Và việc mở rộng không gian du lịch, giảm tải cho khu vực trung tâm, giãn khách ra vùng đệm và ngoại biên có thể coi là một hướng đi an toàn. Với quan điểm trên, tác giả cho rằng việc thực hiện được mục tiêu thu hút khách ra các tuyến tham quan mới hơn sẽ là một trong những bài giải phù hợp đối với vấn đề quá tải ở một số điểm trên vịnh Hạ Long. Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu: • Giảm tải cho khu vực trung tâm. • Giới thiệu, quảng bá các giá trị tài nguyên chưa được biết đến của vịnh Hạ Long. • Nâng cao nhận thức của du khách về vịnh Hạ Long. 3. Đối tượng nghiên cứu • Các yếu tố cung du lịch của vịnh Hạ Long. • Các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long. • Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long. 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ trong phạm vi hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long dưới góc độ tiếp cận của các bộ môn khoa học Du lịch. 5. Phương pháp nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 2 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: • Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Trước hết tác giả đã thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài. Đọc, chọn lọc thông tin và phân loại tài liệu theo các danh mục nghiên cứu, mức độ quan trọng và tin cậy để sử dụng làm tài liệu tham khảo và đưa ra được những nhận xét ban đầu. • Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã): Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhiều lần đến vịnh Hạ Long (đối tượng nghiên cứu của đề tài) để quan sát, thu thập và kiểm chứng thông tin. Tác giả cũng đã tham gia vào một số hoạt động du lịch cùng du khách và trước đó (tháng 3 năm 2005), tác giả đã thực tập tốt nghiệp Đại học tại Ban Quản lý vịnh Hạ Long. Qua những nghiên cứu thực địa đó có thể nhận biết chính xác và đầy đủ hiện trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp. • Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả đã thực hiện phương pháp này dưới hai hình thức là điều tra bằng bảng hỏi (300 khách) và phỏng vấn sâu đối với khách du lịch, nhân viên Ban Quản lý vịnh Hạ Long, nhân viên tàu, hướng dẫn viên Qua đó nắm bắt được các thông tin, các ý kiến, các gợi ý giải quyết vấn đề. • Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các yếu tố của vấn đề nghiên cứu, đặt chúng vào một hệ thống nhằm tìm ra mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, giữa các vấn đề. Từ đó thấy được căn nguyên vấn đề để có được những phân tích chặt chẽ và tìm ra được giải pháp thích hợp. • Phương pháp cân đối kinh tế: Trong phạm vi đề tài này, tác giả đã thực hiện phương pháp này để tính toán cân đối giữa lợi ích sẽ đem lại của các vấn đề đối nghịch như: nhu cầu du lịch và khả năng đáp ứng, phát triển du lịch với bảo tồn tài nguyên, lợi ích của nhà quản lý với các cơ sở kinh doanh, giữa du khách và các nhà cung ứng Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 3 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long 6. Bố cục Đề tài được hoàn thành với bố cục gồm 3 phần, kết cấu như sau: Phần 1: Phần mở đầu. Phần 2: Nội dung (gồm 3 chương): • Chương 1: Cung du lịch trên vịnh Hạ Long. • Chương 2: Hiện trạng khai thác du lịch trên các tuyến tham quan ở vịnh Hạ Long. • Chương 3: Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long. Phần 3: Kết luận. Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm còn ít nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, đánh giá, phê bình và chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và tất cả những người có quan tâm đến đề tài. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 4 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Chương 1 Cung du lịch trên vịnh hạ long Tiểu dẫn Từ lâu, vịnh Hạ Long Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ và hoành tráng của hàng ngàn đảo đá (1969 đảo) trên mặt biển. Với cảnh quan ngoại hạng ấy, vịnh Hạ Long đã hai lần được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng Hạ Long không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà trong nó còn ẩn chứa các giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, về giá trị đa dạng sinh học và lịch sử văn hoá. 1.1 Tài nguyên du lịch trên vịnh Hạ Long 1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long thuộc toạ độ địa lý từ điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng là 20 0 40’ độ vĩ Bắc đến điểm cực Bắc là dãy núi Mỏ Toòng của huyện Bình Liêu ở 21 0 40’ vĩ độ Bắc; từ điểm cực Tây ở 106 0 26’ kinh độ Đông với sông Vàng Chua của hai xã Bình Dương và Nguyễn Huệ thuộc huyện Đông Triều đến điểm cực Đông của tỉnh là Mũi Gót ở 108 0 31’ kinh độ Đông, trên đất Trà Cổ, thị xã Móng Cái [19, 3]. Khu vực Di sản có vùng bảo vệ tuyệt đối xác định trong toạ độ từ 106 0 59’24” đến 107 0 20’30” kinh độ Đông và 20 0 43’24” đến 21 0 56’12 vĩ độ Bắc, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông) với diện tích 434km 2 , gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 đảo đã được đặt tên [7, 7]. Đây cũng là khu vực giới hạn được nhắc đến trong khái niệm vịnh Hạ Long dưới đây. Tỉnh Quảng Ninh là đơn vị hành chính – kinh tế trọng điểm, nằm trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh của miền Bắc Việt Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 5 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Nam. Hơn nữa, ở vào vị trí chỉ cách Hà Nội (trung tâm đón khách lớn nhất miền Bắc) 165km – một khoảng cách lí tưởng trong phát triển du lịch, Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm đến quan trọng nhất của Việt Nam. Vùng biển Quảng Ninh nằm trên luồng giao lưu đường biển chính từ Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc Việt Nam và vào phần phía Nam biển Đông đến các quốc gia lân cận vùng Đông Nam á. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã nhận một vị thế đặc biệt ở cửa ngõ Đông Bắc trong giao lưu kinh tế, giao bang với Trung Quốc láng giềng và cả trong bảo vệ an ninh lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nói chung. Sự hội tụ giữa vị trí địa lý và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ cả trên đất liền và trên biển cùng những tiềm năng vốn có đã đưa vịnh Hạ Long vào vị thế thu hút khách thập phương về đây thưởng ngoạn, để nhận ra những nét hấp dẫn của các thắng cảnh trên một vùng thiên nhiên độc đáo để giao lưu tạo lập nên những mối quan hệ trong phát triển lâu dài. 1.1.1.2 Khí hậu Khí hậu Hạ Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ trung bình từ 27 – 29 0 C, mát khô vào mùa đông, nhiệt độ trung bình từ 16 – 18 0 C. Lượng mưa trung bình năm là 1680 mm, với khoảng trên 300 mm vào các tháng 6, 7, 8 và dưới 300 mm vào các tháng khô nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Những đặc trưng khí hậu quan trọng nhất của các mùa trong năm ở Hạ Long là: • Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) Từ các khối không khí cực đới ở phương Bắc tràn xuống, gió mùa Đông Bắc lạnh và khô xuất hiện với tần suất tương đối lớn và đến được những vĩ độ thấp nhất của nước ta. Tuy vậy, sự khống chế của nó không phải Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 6 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long là thường xuyên . Giữa các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh là các khối không khí nhiệt đới . Mùa Đông là mùa lạnh và ít mưa ở Quảng Ninh. Vào thời kì đầu mùa đông, từ tháng 11 đến giữa tháng 12, ảnh hưởng đến Quảng Ninh thường là từ rìa áp cao. Gió mùa Đông Bắc lạnh chưa nhiều, trời ít mưa và khô. Đôi khi rãnh phía Tây xuất hiện kết hợp lưỡi áp cao tạo nên sương mù, mưa nhỏ hoặc mưa phùn. Thời kỳ giữa mùa, từ tháng 2 đến cuối tháng 3 thường ít có gió mùa Đông Bắc hơn, thời tiết thường âm u, ẩm thấp, mưa phùn nhiều. Đây là khoảng thời gian có nhiều mưa phùn nhất trong năm. • Mùa xuân (tháng 4) Thực chất đây là khoảng thời gian quá độ từ đông sang hè, vì vậy thời tiết trong khoảng thời gian này có sự giao tranh giữa không khí cực đới và không khí nhiệt đới, trời bắt đầu có mưa giông. • Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) Thường xuất hiện khối không khí nhiệt đới xích đạo, áp cao Thái Bình Dương, bão xoáy thấp xuất hiện khá nhiều nhất là vào giữa mùa. Nửa đầu mùa thường có mưa dông và mưa rào, nửa cuối mùa ít dần đi. Thỉnh thoảng có gió mùa Đông Bắc yếu làm nhiệt độ giảm đi chút ít. Đây là thời gian nóng nhất trong năm, có nhiều dông bão và lượng mưa lớn. • Mùa thu (tháng 10) Thời gian này ảnh hưởng của áp cao đã yếu dần đi và rút dần ra biển. Bão và giải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở các vĩ độ thấp ở nước ta. Không khí cực đới bắt đầu phát triển, Quảng Ninh thường chịu ảnh hưởng của rìa áp cao lạnh. Vào khoảng thời gian này, tuy không thường xuyên song thỉnh thoảng Hạ Long vẫn có mưa lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 7 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Nhìn chung, khí hậu Hạ Long thích hợp cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tham quan, tắm biển, phơi nắng, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái. Tuy nhiên do có mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu nên đã có những trở ngại trực tiếp đến các hoạt động của con người, trong đấy có hoạt động du lịch và chính điều đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch Hạ Long. Mùa hè là thời kỳ hoạt động của dông bão và các trận mưa lớn gây ra biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói mòn bờ sông, bờ biển, gây nên những tổn thất lớn về kinh tế và khó khăn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đi du lịch của du khách và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của vịnh Hạ Long. Vì vậy ngành du lịch cần có kế hoạch chủ động phòng tránh thiên tai, lợi dụng xu thế nổi trội theo mùa để phát triển các dạng sản phẩm du lịch, đảm bảo sự hoạt động đồng đều cho du lịch vịnh Hạ Long trong cả năm. 1.1.1.3 Thắng cảnh Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi các giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Đây là một Di sản thiên nhiên rất có giá trị và nổi tiếng thế giới được cấu tạo bởi các chất liệu chính là đá, nước và bầu trời. Vịnh Hạ Long là thắng cảnh độc đáo có giá trị nhiều mặt, trong đó khu vực tập trung nhiều giá trị nổi bật nhất là khu vực nằm trong bán kính 434km 2 mà UNESCO đã công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Nếu nhìn bao quát vịnh Hạ Long sẽ hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên – một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà có lẽ chỉ có tạo hoá mới làm được. Bởi đó là sự kết hợp rất tinh tế và tài tình giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa sự cứng cỏi mạnh mẽ của đá với sự duyên dáng thơ mộng của nước. Đó thật là một tác phẩm mà khó có người nghệ sỹ nào làm được. Điều đặc biệt nữa khi đi tham quan thắng cảnh vịnh Hạ Long đấy Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 8 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long là du khách sẽ thấy cảnh quan vịnh Hạ Long sẽ không ngừng biến đổi theo từng góc nhìn, từng thời điểm và thậm chí là theo từng tâm trạng của du khách. Vâng, chắc chắn sẽ là như vậy, bởi tác phẩm nghệ thuật mà tạo hoá đã tạo dựng và cho đến nay Ngài vẫn chưa ngừng tu sửa đó là một tác phẩm nghệ thuật mang tính động. Hạ Long đẹp bốn mùa. Mùa xuân thảm thực vật đâm chồi nảy lộc, xanh biếc trên núi đá vôi, thời tiết lại hay có mưa phùn, nhiều sương tuy làm hạn chế tầm nhìn của du khách song lại càng làm tăng vẻ đẹp mờ ảo quyến rũ. Mùa hè trời trong xanh, nhiệt độ không quá cao, lại có ánh nắng chiếu xuống làm đổ bóng những đảo đá vôi xuống mặt nước biển. Những đảo đá này vốn đã rất tạo hình nay lại càng đẹp lung linh dưới ánh nắng ngày hè. Mùa thu, nhất là vào những đêm trăng sáng, trăng soi các đảo đá xuống mặt nước, Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp của một thiếu nữ. Mùa đông, khói sóng, khói sương bay là là nửa như muốn giấu bớt đi vẻ đẹp của Hạ Long và điều đó lại càng làm cho Hạ Long trở nên quyến rũ hơn. Theo quy hoạch, khu vực vịnh Hạ Long được chia thành ba tiểu khu vực như sau: • Tiểu khu vực 1: bao gồm 775 hòn đảo của vịnh Hạ Long nằm trong ranh giới được UNESCO công nhận. • Tiểu khu vực 2: theo vùng đệm UNESCO đã hoạch định, bao gồm một số khu vực tác động trực tiếp đến Di sản. • Tiểu khu vực 3: từ ranh giới vùng đệm đến ranh giới bảo tồn quốc gia.[19, 14] 1.1.1.4 Hang động và bãi tắm Vịnh Hạ Long có tổng diện tích là 1553km 2 với 1969 hòn đảo, trong đó có hơn 900 đã có tên. Nhưng không phải tại tất cả các đảo đều có hang động và bãi tắm, một số đảo có hang động hoặc bói tắm cũng chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Vỡ vậy, cỏc bói tắm và hang động được nói đến Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 9 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long dưới đây chỉ bao gồm các hang động và bói tắm đó được đưa vào danh sách các điểm đến trờn vịnh với mục đích phục vụ hoạt động tham quan, tắm biển của du khỏch. 1.1.1.4.1 Hang động Động Thiờn Cung: Tổng diện tớch rộng hơn 3000m 2 , động có độ tuổi khoảng 2000 năm. Đây là loại động cú kiểu kiến trỳc dọc, 2 tầng, nằm theo hướng bắc nam, treo lơ lửng cỏch mặt nước 27m [27]. Nền động là loại đất hoàng thổ, đá màu gan gà và rất nhiều măng đá. Trần động là cỏc dải nhũ kết tủa và các rèm đá. Trong động cũng cú rất nhiều cỏc cột đá lớn nhỏ. Sự hỡnh thành cỏc cột đá là do sự tớch tụ lâu ngày làm cho măng đá và nhũ đá chạm nhau và hợp lại làm một, quỏ trỡnh này cần đến cả gần nhỡn năm. Tờn gọi của động xuất phỏt từ vẻ đẹp nguy nga, trỏng lệ của nó. Thiên Cung có nghĩa là hoàng cung nơi tiên giới. Động được một người dõn chài Hạ Long tỡm ra vào năm 1993 nhưng theo dấu tớch cũn ghi lại trờn vỏch động thỡ động được người Phỏp phỏt hiện từ đầu thế kỉ XX (1901 và 1946) Hang Đầu Gỗ: Nằm trong quần thể khu thắng cảnh Thiên Cung - Đầu Gỗ. Xưa đảo này cú tên là Canh Độc, sỡ dĩ gọi là đảo Đầu Gỗ, theo truyền thuyết kể lại rằng: Trong cuộc khỏng chiến chống quân Nguyên Mông, tướng Trần Hưng Đạo đó cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống sụng Bạch Đằng, cú rất nhiều mảnh cũn sút lại nờn mới gọi là hang Đầu Gỗ. Hang được chia làm 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hỡnh vũm, trần hang được vớ là một bức tranh sơn dầu khổng lồ, ở giữa hang cú một cột đá lớn (khoảng chục người ụm). Ngăn thứ hai được ngăn cách với ngăn thứ nhất bằng một khe cửa hẹp. Tận cựng hang là một chiếc giếng tiờn bốn mùa đều có nước ngọt trong vắt. Hang Sửng Sốt: Hang nằm ở khu trung tõm của vịnh Hạ Long, thuộc đảo Bồ Hũn, cỏch bến tàu du lịch Bói Chỏy 14 km về phiỏ Nam. Cửa hang rộng và khá cao ước chừng 25m, trần hang chỗ cao nhất đo được 30m, lòng hang rộng khoảng 10000m 2 [27]. Đây là một hang rộng và đẹp nhất nhỡ Hạ Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 10 [...]... sức thu n lợi cho du khách Nhưng cũng xuất phát từ chính những thu n lợi này cũng đã tạo ra một số bất cập trong việc điều tiết khách tại các điểm tham quan Hiện Ban Quản lý vịnh chưa có thay đổi về việc thu phí tham Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 35 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long quan nhưng đã xây dựng thêm các tuyến tham quan mới theo chuyên đề và... bền vững phát huy được các nội lực trên đang thực sự là một vấn đề thời sự đối với các nhà quản lý, các nhà đầu tư và cả cộng đồng dân cư Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 34 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long Chương 2 Hiện trạng khai thác du lịch trên các tuyến tham quan ở vịnh Hạ Long Tiểu dẫn Đối với du khách quốc tế “chưa đến vịnh Hạ Long tức là chưa đến... chính đáng của du khách là được thăm vịnh, quả là vấn đề nan giải Để giải quyết vấn đề đó trước hết phải nắm bắt được thực trạng khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long và động cơ, nhu cầu của du khách 2.1 Các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long Việc xây dựng các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long (được công bố chính thức) là do Ban Quản lý vịnh Hạ Long xây dựng dựa trên nguồn tài nguyên hiện có, các quy định... nay ở Hạ Long mới chỉ có một số môn giải trí và thể thao biển như kayaking, môtô nước, kéo dù và bóng nước Các môn thể thao giải trí biển này tập trung chủ Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 24 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long yếu ở vùng biển quanh đảo Ti Tốp, đảo Soi Sim, khu Ba Hang, hang Luồn, hồ Ba Hầm Các dịch vụ vui chơi giải trí trên bờ và trên đảo... vận chuyển khách đi thăm vịnh là các phương tiện giao thông đường biển Các phương tiện vận chuyển khách hiện có ở vịnh Hạ Long gồm: xuồng cao tốc, ca nô kéo dù, mô tô trượt nước, lướt ván, kayak, tàu du lịch, thuyền buồm, thuyền nan nhỏ Tuy nhiên không phải tất cả các phương tiện Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 25 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long ấy... km/h Trên đây chỉ là cách phân loại phương tiện vận chuyển khách theo trọng tải, kích thước của phương tiện Ngoài cách phân loại này hiện ở vịnh Hạ Long vẫn tiến hành phân loại tàu theo chất lượng dịch vụ, điều kiện cơ sở Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 26 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long vật chất còn gọi là cách phân loại “sao” cho tàu chở khách Theo cách... Thị Thu Hằng – CH 3 30 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long 1.5.2.5 Giá trị văn hoá bản địa Nói về văn hoá bản địa, một nét độc đáo và hấp dẫn của Hạ Long phải nói tới là sự xuất hiện của các cư dân làng chài trên vịnh Hiện trên vịnh Hạ Long có 595 hộ (tức 595 nhà bè) với 2168 nhân khẩu [5] Họ được coi là hâụ duệ có tính kế thừa của nền văn hoá Hạ Long... Hằng – CH 3 23 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long lưu động này được hình thành một cách tự phát do các dân chài sống trên vịnh đi thuyền nhỏ bám theo các tàu du lịch để rao bán thực phẩm, đồ uống và đồ lưu niệm Một số trong số họ là cư dân trên bờ thậm chí là ở các tỉnh khác đến kinh doanh nhỏ ở đây Thực phẩm của họ ngoài các sản phẩm biển mà họ đánh... đang thu hút được nhiều khách thập phương Tuy nhiên, tính riêng khu vực vịnh Hạ Long yếu tố tài nguyên này rất ít mà hầu hết lại ở dạng quy mô nhỏ và ở vị trí xa khu vực trung tâm vịnh Đây chính là một sự thiếu sót về mặt tài nguyên song cũng không làm giảm đi sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 19 Khoa Du lịch học Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long... tại các điểm tham quan Trước tháng 7 năm 2007, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã nhiều lần xây dựng một số tuyến tham quan trên vịnh dựa trên vị trí địa lý, khu vực quản lý, khoảng cách giữa các điểm Tuy nhiên, các quy định về vé thắng cảnh lại không phụ thu c vào tuyến tham quan Do vậy du khách không nhất thiết phải đi theo lộ trình của các tuyến ấy Điều này đã tạo được những điều kiện hết sức thu n lợi cho . cứu • Các yếu tố cung du lịch của vịnh Hạ Long. • Các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long. • Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long. 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên. du lịch trên vịnh Hạ Long. • Chương 2: Hiện trạng khai thác du lịch trên các tuyến tham quan ở vịnh Hạ Long. • Chương 3: Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long. Phần. tham quan thắng cảnh vịnh Hạ Long đấy Nguyễn Thị Thu Hằng – CH 3 Khoa Du lịch học 8 Giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long là du khách sẽ thấy cảnh quan vịnh Hạ

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Bảng thống kê lượng khách và thu phí tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996 đến 2007, Quảng Ninh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thống kê lượng khách và thu phí tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996 đến 2007
2. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2005, Quảng Ninh, 2/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2005
3. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2006, Quảng Ninh, 17/ 01/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2006
4. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2007, Quảng Ninh, 26/ 01/ 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2007
5. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2008, Quảng Ninh, 18/ 7/ 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2008
7. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội 2007, 71tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới
Nhà XB: NXB Thế giới
8. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Quy chế quản lý vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, 2007, 32tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý vịnh Hạ Long
9. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Thông báo về việc ban hành, sử dụng và kiểm soát vé tham quan vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, 01 /01/ 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo về việc ban hành, sử dụng và kiểm soát vé tham quan vịnh Hạ Long
10. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2001, Quảng Ninh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2001
11. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2002, Quảng Ninh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2002
12. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2003, Quảng Ninh, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2003
13. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2004, Quảng Ninh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2004
14. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2005, Quảng Ninh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2005
15. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2006, Quảng Ninh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh năm 2006
16. Đội quản lý hang động – Ban Quản lý vịnh Hạ Long, bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh 6 tháng đầu năm 2007, Quảng Ninh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảng tổng hợp tàu, khách tham quan, bán vé bổ sung và đăng ký lưu trú nghỉ đêm trên vịnh 6 tháng đầu năm 2007
17. Hà Hữu Nga và Nguyễn Văn Hảo, Hạ Long thời tiền sử, NXB Thế giới, Hà Nội, 12/1999, 320tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ Long thời tiền sử
Nhà XB: NXB Thế giới
18. Michael Haynes, Hiện trạng du lịch ở vịnh Hạ Long và những khuyến nghị cho chiến lược quản lý du khách, Hà Nội, 6/2008, 44tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng du lịch ở vịnh Hạ Long và những khuyến nghị cho chiến lược quản lý du khách
20. Sở Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010, Quảng Ninh, 17/ 02/ 2005, 12 – 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010
21. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Danh sách tàu lưu trú năm 2008 – 2009, Quảng Ninh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách tàu lưu trú năm 2008 – 2009
22. Thi Sảnh, Vịnh Hạ Long Di sản Thiờn nhiờn Thế giới, Xớ nghiệp in Dịch vụ Ngõn hàng, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Hạ Long Di sản Thiờn nhiờn Thế giới

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân loại áng ở khu vực Hạ Long -  Cát Bà - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Bảng 1 Phân loại áng ở khu vực Hạ Long - Cát Bà (Trang 17)
Bảng  3: Đánh giá khả năng phát triển du lịch trên vịnh Hạ Long - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
ng 3: Đánh giá khả năng phát triển du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 33)
Hình 1: Bản đồ các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long (công bố năm 2005) - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Hình 1 Bản đồ các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long (công bố năm 2005) (Trang 39)
Bảng 4: Bảng phân chia các khu chức năng vịnh Hạ Long - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Bảng 4 Bảng phân chia các khu chức năng vịnh Hạ Long (Trang 41)
Bảng 6: Bảng thống kê lượt khách tham quan vịnh Hạ Long - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Bảng 6 Bảng thống kê lượt khách tham quan vịnh Hạ Long (Trang 55)
Hình 4: Biểu đồ phân loại động cơ du lịch của khách tham quan vịnh Hạ - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Hình 4 Biểu đồ phân loại động cơ du lịch của khách tham quan vịnh Hạ (Trang 57)
Bảng 8: Tỉ lệ khách Châu á trong tổng lượt khách quốc tế đến vịnh Hạ   Long giai đoạn 1996 -  2007. - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Bảng 8 Tỉ lệ khách Châu á trong tổng lượt khách quốc tế đến vịnh Hạ Long giai đoạn 1996 - 2007 (Trang 66)
Bảng 9: Sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế - giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li
Bảng 9 Sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w