Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li (Trang 47 - 49)

6/ Cảng tàu Bãi Chá y Mê Cung Tiên Ông Thiên Long làng chài Cửa Vạn Cảng tàu.

2.2.1 Bối cảnh chung

Khu vực Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long nằm gần kề với các khu vực phát triển kinh tế rộng lớn, chịu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế diễn ra trong và ngoài vùng biên. Các hoạt động này bao gồm việc đổ đất lấn biển, giao thông vận tải thuỷ, nạo vét luồng tàu, vận chuyển container, cảng biển, nuôi trồng và đánh bắt hải sản .... Tất cả các hoạt động này đều đã và đang xâm hại nghiêm trọng đến tính nguyên vẹn của các giá trị tài nguyên du lịch trên vịnh Hạ Long. Thực tế là ngành du lịch đã phải “đấu tranh” mạnh mẽ với các ngành khác để bảo tồn tài nguyên du lịch cho vịnh Hạ Long và cũng là phần “vốn” kinh doanh của mình.

Ngoài sức ép do các ngành kinh tế khác mang lại bản thân hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long còn chịu nhiều sức ép do chính hoạt động du lịch gây

ra. Đó là tình trạng quá đông đúc tại một số điểm tham quan và những nguy cơ phá huỷ cảnh quan, xâm hại đến sự đa dạng sinh học... Và cùng với đó là sức ép từ phía các hoạt động bảo tồn.

Vượt qua các áp lực trên, hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long đã có những cải thiện với sự gia tăng nhanh chóng về số lượt khách tham quan và về doanh thu du lịch. Tuy nhiên xu hướng du lịch ở vịnh Hạ Long hiện nay chưa được coi là tốt nhất, còn tập trung vào xu hướng du lịch đại trà tức là còn “chạy” theo số lượng. Đây cũng là xu thế chung của du lịch Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình chung về chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay, du lịch vịnh Hạ Long đang phát triển trong một môi trường chung có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn.

 Thuận lợi

Là một Di sản thế giới, vịnh Hạ Long luôn có được sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư.

Cơ chế, chính sách, các quy chế về quản lý, đầu tư, bảo tồn và khai thác đang từng bước được hoàn chỉnh và đồng bộ hoá tạo cơ sở cho phát triển du lịch.

Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đã và đang được cải thiện.

Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vẫn đang được tiếp tục đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện phát triển du lịch và bảo vệ Di sản.

 Khó khăn

Sự cạnh tranh với các ngành kinh tế khác như khai thác than, vận tải biển, việc lấn biển, xây dựng hạ tầng du lịch, nạo vét luồng lạch...

Vấn đề môi trường và các nguy cơ suy thoái tài nguyên.

Sự biến động của thị trường kinh tế toàn cầu đang theo hướng không có lợi cho ngành du lịch và hầu hết các ngành kinh tế khác.

Thiếu các sản phẩm du lịch. Chất lượng dịch vụ du lịch thấp.

ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên của cộng đồng dân cư thấp (bao gồm cả một phần khách du lịch đặc biệt là khách nội điạ).

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mới trên vịnh hạ longdu li (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w