giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mớ
3.2.2 Các giải pháp dài hạn
13 tuyến tham quan mới được xây dựng trên chính khu vực du lịch của các tuyến tham quan cũ nhưng với một cách tiếp cận mới là tiếp cận theo chuyên đề, không gian mở, không hạn chế về điểm tham quan. Các tuyến tham quan mới này đang trong thời gian đầu của dự án đầu tư, tôn tạo để đưa vào phục vụ du khách. Rút kinh nghiệm về tính hiệu quả của 8 tuyến tham quan cũ, để 13 tuyến tham quan mới đi vào hoạt động thực sự có hiệu quả Trước hết cần tiếp tục duy trì những ưu điểm trong công tác khai thác, sử dụng tài nguyên và tuyên truyền, thu hút khách... đồng thời khắc phục những yếu kém, sai phạm của cách làm đối với các tuyến tham quan cũ.
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề quan ngại đầu tiên trong hầu hết những hạn chế tồn đọng của ngành. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, con người phục vụ con người, do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp khả thi đầu tiên nhằm hạn chế các vấn đề tồn đọng. Hiện du lịch vịnh Hạ Long đang phải đối diện với rất nhiều ý kiến phàn nàn chất lượng
phục vụ của đội ngũ nhân viên các bộ phận làm việc trên vịnh. Để khắc phục vấn đề này cần:
• Thường xuyên tiến hành đào tạo lại và tạo điều kiện học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành du lịch đảm bảo tiêu chuẩn nghề theo cấp quốc gia và quốc tế.
• Đào tạo bổ sung nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên mới.
• Đào tạo bổ sung nghiệp vụ du lịch cho lao động phổ thông và các nhân viên khác trên vịnh Hạ Long.
• Có chế độ khen thưởng, phê bình và kỉ luật chính xác, kịp thời để động viên, khuyến khích các hoạt động, các cá nhân tốt và ngăn chặn những biểu hiện xấu không nên có.
• Thường xuyên tổ chức các hội thi hướng dẫn viên giỏi, các cuộc thi tìm hiểu vịnh Hạ Long, tổ chức cỏc khúa học ngắn ngày, học hàm thụ hoặc tổ chức hội thảo một cách thường xuyờn cho toàn thể cỏn bộ, cụng nhõn viờn... qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên ngành và nâng cao nhận thức về giá trị Di sản vịnh Hạ Long cho cộng đồng.
• Tăng cường các biện pháp quản lý lao động đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên điều hành du lịch của các tổ chức, các đơn vị kinh doanh du lịch khi đến làm việc trên vịnh Hạ Long.
• Tăng cường các hoạt động hợp tác trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và các kĩ năng nghề với các đơn vị, các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch .
• Ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp suy thoái phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp như hiện tượng “chăn dắt” khách hay việc cấu kết giữa nhân viên các bộ phận (nhà tàu, hướng dẫn viên, soát vé với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh) nhằm trục lợi.
3.2.2.2 Bảo tồn giá trị Di sản
Đối với một điểm du lịch các giá trị tài nguyên là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định khả năng phát triển du lịch. Sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững trong phát triển du lịch. Thị trường khách du lịch có sự cạnh tranh cao và sự thay thế thì luôn luôn có sẵn. Vì vậy để phát triển du lịch bền vững thu hút được du khách đến với mình quan trọng nhất là việc bảo tồn các giá trị tài nguyên. Và điều đó hẳn quan trọng hơn nữa đối với vịnh Hạ Long – một điểm du lịch thiên nhiên nổi tiếng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới và đang trong top dẫn đầu danh sách đề cử 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Và để bảo tồn các giá trị Di sản cần đưa ra các giải pháp tích cực để bảo vệ môi trường biển đảo và tính nguyên vẹn của tài nguyên:
• Ngăn chặn tình trạng thương mại hoá quá mức đối với vịnh Hạ Long bằng cách có biện pháp kiểm soát, quản lý và thường xuyên thanh tra các hoạt động kinh doanh trên vịnh Hạ Long.
• Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động du lịch có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vịnh.
• Mọi hoạt động khai thác trên vịnh Hạ Long cần tuân thủ đúng các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và khai thác bền vững. Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú có thể tận dụng để khai thác kinh tế trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như du lịch, vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt hải sản... Tuy nhiên phải hạn chế sự phát triển quá mức của các ngành nghề này bằng cách quy hoạch lại toàn bộ khu vực phân định rõ ràng các khu vực khai thác tài nguyên biển.
• Giảm thiểu thậm chí là cấm hẳn các động cơ máy nổ ở các khu vực dễ tổn thương. Loại bỏ các phương tiện vận chuyển không đạt tiêu chuẩn an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
• Hạn chế đưa các công trình gây ô nhiễm nặng tới gần khu vực ven bờ vịnh bởi việc đó có thể làm cho không khí khu vực ven bờ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi khí gas và bụi.
• Nâng cấp, bổ sung các phương tiện, thiết bị quản lý và xử lý môi trường.
• Quan tâm và có phương án đầu tư trở lại cho môi trường, cảnh quan biển.
• Xây dựng các phương án đề phòng và ứng cứu trước những biến động của thiên nhiên.
• Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn cộng đồng tham gia bảo vệ Di sản vịnh Hạ Long. Thực hiện chương trình giáo dục về Di sản vào các trường phổ thông. Cho đến nay công tác này đã được thực hiện thí điểm tại một số trường phổ thông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh và còn cần nhân rộng mô hình này ra nhiều điạ phương khác nữa.
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Sản phẩm du lịch có những đặc điểm rất khác với các loại sản phẩm hàng hoá khác trong đó có sự khác biệt rất lớn đó là quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng sản phẩm diễn ra cùng một lúc. Như vậy, chất lượng của sản phẩm du lịch ngoài do phía cung quyết định còn có sự tác động hỗ trợ rất lớn của phía cầu. Do đó muốn nâng cao chất lượng hoạt động du lịch thì không chỉ cần có những cố gắng của phía cung ứng các dịch vụ du lịch mà còn cần đến sự hợp tác rất lớn từ phía khách du lịch.
• Phát triển các dịch vụ vận chuyển khách cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Kiên quyết loại bỏ các phương tiện cũ nát gây mất mỹ quan, không an toàn đồng thời mở rộng phát triển các loại phương tiện thân thiện với môi trường như thuyền buồm, thuyền nan, mủng.... nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ an toàn.
• Đa dạng hoá sản phẩm du lịch:
- Khuyến khích các hoạt động vui chơi giải trí và thể thao biển hay tổ chức các tour du lịch tham quan động thực vật hoang dã, ngắm phong lan... - Có thể học tập các điểm du lịch khác có cùng kiểu dạng tài nguyên như
Nha Trang hay một số vịnh cùng là thành viên “câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới” đã rất thành công trong phát triển du lịch.
- Phát huy thế mạnh riêng biệt của mình bằng cách xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo như: phát triển sản phẩm du lịch homestay trên vịnh, du lịch tìm hiểu đời sống cư dân chài, thực hiện “3 cùng” với dân chài: cùng ăn, cùng ngủ, cùng đánh cá giăng câu (hiện dưới sự giúp đỡ của Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) dự định cải tạo và nâng cấp 10 nhà dân tại khu làng chài Cửa Vạn); cung cấp các sản phẩm du lịch văn hoá nghệ thuật như du lịch nghe và học hát “đúm” – một sản phẩm văn hoá phi vật thể độc đáo của vịnh Hạ Long...
- Cho phép và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tự xây dựng tour du lịch và các dịch vụ khác trên vịnh Hạ Long. Hiện nay ban Quản lý vịnh Hạ Long là cơ quan duy nhất xây dựng các tuyến tham quan trên vịnh. Tuy không có văn bản nào cho phép các doanh nghiệp du lịch được tự ý xây dựng tuyến tham quan nhưng theo quy định về việc bán, sử dụng và kiểm soát vé thắng cảnh thì cũng không có điều lệ nào bắt buộc du khách phải đi đúng tuyến tham quan có sẵn.
• Cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về vịnh Hạ Long. Du khách càng có nhiều thông tin trước chuyến đi càng tốt bởi điều đó giúp cho khách có được những chuẩn bị chu đáo hơn cho chuyến đi. Công tác thuyết minh, giới thiệu và đón tiếp du khách phải được thực hiện một cách đầy đủ không xao nhãng huà theo những nhu cầu nhất thời của du khách.
• Thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách nhưng đó phải là nhu cầu chính đáng không đi ngược lạị với các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sai trái của du khách như bẻ hay khắc chữ lên măng đá, nhũ đá, mua san hô và các mặt hàng cấm khác trên vịnh, xả rác bừa bãi...
3.2.2.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài
Khách du lịch nước ngoài đến vịnh Hạ Long bằng các đường hàng không, đường biển và đường bộ. Trong mọi trường hợp cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho du khách không chỉ với mục đích thu hút được số đông lượng khách quốc tế, tăng doanh thu du lịch mà còn quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam thân thiện với bạn bè quốc tế.
• Cần hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục nhập cảnh của du khách. Không gây phiền hà cho du khách về các thủ tục hành chính song cũng cần đảm bảo đúng đủ các thủ tục cần thiết, cảnh giác với vấn đề tội phạm quốc tế và an ninh quốc gia.
• Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các nhân viên ngành du lịch.
• Cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin về vịnh Hạ Long cho du khách. Để làm được điều đó cần chủ động phối hợp với các đại lý du lịch đặc biệt là các đại lý du lịch nước ngoài. Cung cấp cho họ các thông tin hướng dẫn có liên quan đến du lịch vịnh Hạ Long. Dịch và phát hành đầy đủ các tài liệu về vịnh Hạ Long ra tiếng nước ngoài (ít nhất là các thứ tiếng thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc...)
• Mở thêm nhiều điểm thu đổi ngoại tệ xung quanh khu du lịch vịnh Hạ Long. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần mở rộng thêm nhiều hình thức thanh toán. Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong vấn đề thanh toán là cho họ cơ hội thoải mái vui chơi và sinh hoạt, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng doanh thu du lịch.
3.2.2.5 Giảm tải ở khu vực trung tâm
Hiện tượng quá tải ở một số tuyến tham quan trong khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản đã lên đến mức báo động. Trong khi đó tại nhiều khu vực tham quan khác trên vịnh lượng khách ít hơn nhiều.
• Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng giới hạn chịu tải ở các điểm tham quan để ngăn chặn những ảnh hưởng bất lợi do việc quá tải gây ra.
• Không nên đưa khách quá nhiều đến cùng một khu vực tham quan nhằm giảm áp lực chịu tải của điểm đến. UNESCO cũng đã có khuyến nghị đối với các hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long là “không nên cập bến”. Tuy nhiên giải pháp này khó có thể thực thi bởi sức hấp dẫn của các hang động và đảo đá. Trong trường hợp này “phân tán” khách du lịch là biện pháp khả quan hơn.
• Tuyên truyền, quảng bá cho các điểm tham quan mới trên vịnh Hạ Long. Lựa chọn các ví dụ điển hình mới cho các giá trị tài nguyên trong các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch.
• Di dời các hoạt động vui chơi giải trí và thể thao biển ra ngoài khu vực này.
• Mở rộng không gian du lịch. Các tuyến du lịch mới đưa du khách ra xa khu vực trung tâm hơn song vẫn đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu du lịch của du khách. Điều này có nghĩa là cần có các dự án đầu tư mới cho khu vực ngoại biên này.
3.2.2.6 Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
Tuy du lịch vịnh Hạ Long đang có tốc độ phỏt triển nhanh nhưng lại là một ngành cũn khỏ non trẻ, do đó cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật cũn chưa theo kịp tốc độ phỏt triển. Việc đầu tư cho du lịch nhất là cơ sở hạ tầng thiết nghĩ nú vừa là tiền đề cho phỏt triển du lịch nhưng thực chất lại là sự xõy dựng và phỏt triển kinh tế chung cho cả địa phương và điều đó là phù hợp với
chớnh sỏch chung của Nhà nước. Để việc đầu tư thuận lợi cú kết quả cần quan tâm đến các yếu tố mang tính đặc thù của vịnh Hạ Long.
• Hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú và nghỉ dưỡng trên đảo. Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn nổi lưu động cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, có quy hoạch và được kiểm soát ngặt nghèo đảm bảo tiêu chuẩn du lịch sinh thái, vấn đề bảo tồn, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi cần có các dịch vụ lưu trú, nhà hàng khách sạn nổi trên vịnh để phục vụ chính nhu cầu của du khách nhưng nếu phát triển quá mức đi ngược lại với các tiêu chí trên sẽ tạo ra sự phản cảm với du khách lại gây nguy hại cho môi trường cảnh quan vịnh.
• Đầu tư cơ sở hạ tầng một cách hạn chế nhất. Muốn phát triển du lịch cần phải đầu tư hạ tầng vật chất kĩ thuật song với một điểm du lịch như vịnh Hạ Long, giảm thiểu sự phát triển của hạ tầng là cần thiết. Bởi bất kỳ sự đầu tư hạ tầng nào ngoài biển đảo Hạ Long đều có nguy cơ gây ra những tác động xấu đến môi trường và sự đa dạng sinh học.
• Nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác thuyết minh hướng dẫn, vận chuyển và cứu hộ cứu nạn.
3.2.2.7 Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch
• Cụng tỏc tuyờn truyền quảng bỏ là mảng cũn yếu kém, do đó cần cú sự tham gia, phối hợp đồng bộ giữa cỏc ban ngành và Chớnh phủ trong việc xỳc tiến, khuếch trương hỡnh ảnh du lịch Viờt Nam ra cộng đồng Quốc tế. Du lịch Hạ Long cần tỡm thời cơ, điều kiện để tham gia các chương trỡnh tuyờn truyền quảng bỏ hỡnh ảnh du lịch của mỡnh ra thế giới
• Coi trọng cụng tỏc tuyờn truyền quảng bỏ du lịch, tiến hành tuyờn truyền quảng bá thường xuyờn, trờn diện rộng và bằng nhiều hỡnh thức và bằng nhiều phương tiện đặc biệt là qua internet.
• Thường xuyên cung cấp và trao đổi thông tin với các đại lý du lịch đặc biệt là các công ty du lịch nước ngoài nhằm cung cấp thông tin mới nhất, chính xác nhất cho nguồn cấp khách và du khách.
3.2.2.8 Với cộng đồng dân cư địa phương
Để phát triển du lịch một cách bền vững, cần có trách nhiệm với cộng đồng địa phương bởi hoạt động du lịch có những ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Vịnh Hạ Long là nơi sinh