Hiện trạng khai thác du lịch trên các tuyến tham quan ở vịnh Hạ Long
2.1.1 Các tuyến tham quan cũ (ban hành theo quyết định 4117/2005/QĐ UBND ngày 03/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
UBND ngày 03/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Theo thông báo chính thức của Ban Quản lý vịnh Hạ Long tại Trung tâm thông tin hướng dẫn, cảng tàu du lịch Bãi Cháy, các tuyến tham quan chính thức gồm:
• Tuyến 1: Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (hoặc cảng bến được ghi trong giấy phép rời cảng) - động Thiên Cung - hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương - hòn Trống Mái - Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (hoặc cảng bến được ghi trong giấy phép rời cảng).
Nếu xuất phát từ cảng tàu du lịch Bãi Cháy đi về phía Tây Nam, sẽ đi qua đảo Rều, đảo Tuần Châu. Đi khoảng 30 phút sẽ đến đảo Đầu Gỗ, thăm hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung khoảng 90 phút. Sau khi dời hang du khách sẽ xuống tàu tiếp tục đi thăm hòn Con Chó (ở ngay chân đảo Đầu Gỗ), thăm hòn Đỉnh Hương và các đảo đá với rất nhiều hình thù, dáng vẻ. Tiếp tục đi thăm hòn Trống Mái rồi trở về điểm xuất phát hết khoảng 45 phút.
• Tuyến 2: Cảng tàu du lịch Bãi Cháy - động Thiên Cung - hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương - hòn Trống Mái - hang Sửng Sốt - bãi tắm Ti Tốp (hoặc bãi Soi Sim) - cảng tàu du lịch Bãi Cháy.
Hành trình tương tự với tuyến trên. Sau khi thăm động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ du khách sẽ đi qua rất nhiều đảo đá đẹp khác để đến hang Sửng Sốt. Từ Sửng Sốt đến Ti Tốp hết 10 – 15 phút. Với tuyến tham quan này du khách có cơ hội được thăm nhiều hang động và các đảo đẹp như hòn Đầu Người, hòn Con Cóc và rất nhiều đảo đá khác nữa. Vì khu vực hòn Đỉnh
Hương là khu vực tập trung nhiều đảo đá đẹp của vịnh Hạ Long. Du khách vừa được leo núi, tắm biển, chơi các trò chơi giải trí biển.
• Tuyến 3: Cảng tàu Bãi Cháy - bãi Soi Sim - động Mê Cung - làng chài Cửa Vạn - cảng tàu.
Từ cảng tàu du lịch đi thẳng tới động Mê Cung hết khoảng 1 giờ, thời gian thăm động chỉ hết 30 phút. Với cách sắp xếp của tuyến tham quan này du khách ưa tìm hiểu văn hoá và khảo cổ sẽ có dịp được tìm hiểu văn hoá của cư dân vịnh Hạ Long đương đại (làng chài Cửa Vạn) và cũng được xem lại cuộc sống cư dân vịnh Hạ Long cổ đại qua các hiện vật khảo cổ ở động Mê Cung. Đồng thời du khách cũng có những khoảng thời gian thư giãn với các hoạt động vui chơi giải trí biển ở đảo Soi Sim.
• Tuyến 4: Cảng tàu Bãi Cháy - Động Thiên Cung - hang Đầu Gỗ - hòn Chó Đá - hòn Đỉnh Hương - hòn Trống Mái - hang Sửng Sốt - bãi tắm Ti Tốp - (hoặc bãi Soi Sim) - động Tam Cung (hoặc Mê Cung) - cảng tàu.
Du khách sẽ đến đảo Đầu Gỗ trước để tham quan động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ. Sau đó lên tàu vòng qua đảo Đầu Gỗ để thăm hòn Chó Đá qua khu nhà bè của dân chài Hạ Long (nếu muốn du khách có thể yêu cầu tàu cho lên thăm một nhà bè nào đó và mua hải sản tươi sống). Sau đó sẽ tiếp tục đi thăm động Tam Cung. Khi qua hòn Đỉnh Hương du khách sẽ được thăm nhiều đảo đá đẹp khác. Sau đấy mới đến tham quan, leo núi và tắm biển ở đảo Ti Tốp. Dời đảo Ti Tốp đi thăm hang Sửng Sốt và quay về cảng tàu. Trong suốt hành trình du khách sẽ được thăm rất nhiều đảo đẹp nữa.
• Tuyến 5: Bến tàu khách Cẩm Phả - đảo Thẻ Vàng - vịnh Hạ Long - bến tàu khách Cẩm Phả
Khu du lịch đảo Thẻ Vàng nằm ở phía ngoài khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Khu du lịch này được đầu tư để
trở thành một khu nghỉ dưỡng sinh thái biển, ngoài ra còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác. Với tuyến tham quan này du khách sẽ được chiêm ngưỡng vịnh Hạ Long theo một hướng mới (từ ngoài vùng đệm vào khu vực trung tâm). Khi vào khu Di sản du khách có thể tham quan ngắm cảnh từ trên tàu hoặc cập bến lên các hang động bãi tắm khác. Du khách có thể phải mua vé bổ sung theo quy định về việc sử dụng và kiểm soát vé thắng cảnh (chi tiết tại phụ lục số 2)
• Tuyến 6: Cảng tàu Bãi Cháy - Cửa Ông (Cẩm Phả) - bãi Dài (Vân Đồn)
Đây là tour du lịch đưa khách đến với các đảo đất thấp có thảm thực vật, có dân cư và có bãi biển đẹp nhất vùng biển Quảng Ninh, thuộc huyện đảo Vân Đồn. Bãi tắm này dài, rộng, đẹp và đặc biệt là còn rất hoang sơ. Vì tuyến này đã đi ra ngoài khu vực cản gió của vịnh Hạ Long nên thường có sóng lớn, dễ say phải đi bằng thuyền lớn (40 chỗ trở lên) và phải xin được công lệnh trong các ngày có gió bão. Dĩ nhiên để đến được với đền Cửa Ông hay Vân Đồn du khách có thể đi bằng đường bộ song nếu đi theo lộ trình này du khách sẽ được tham quan rất nhiều đảo đá đẹp của vịnh Hạ Long.
• Tuyến 7: Cảng tàu Bãi Cháy - đảo Quan Lạn (bãi tắm Minh Châu và Quan Lạn)
Điểm đến của hành trình này đều là một đảo đất, có nhiều cây xanh, có nhiều cư dân sống xa bờ. Tuyến tham quan này có thể thực hiện bằng tàu du lịch cũng có thể đi bằng đường bộ (nhưng nếu đi bằng đường bộ, đến Cái Rồng - thị trấn trung tâm huyện Vân Đồn du khách vẫn phải đổi tàu đi tiếp). Thực hiện tour du lịch này du khách có cơ hội đến với những bãi biển đẹp nhất Hạ Long, được hoà nhập vào cuộc sống cư dân vịnh đảo, được chiêm ngưỡng các giá trị lịch sử của một thương cảng cổ (Vân Đồn) và đình Quan Lạn.
• Tuyến 8: Cảng tàu du lịch Bãi Cháy - đảo Cát Bà, Hải Phòng (tại các bến đã được các cấp có thẩm quyền công bố.
Nếu nhìn từ bản đồ du lịch, đảo Cát Bà là một phần của biển Hạ Long, Quảng Ninh. Đảo Cát Bà thuộc vịnh Lan Hạ - vùng đệm của khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đây là khu du lịch đã rất phát triển và được hình thành sớm nhất trên vùng biển Hạ Long. Hiện nay Cát Bà được coi là một điểm du lịch cung cấp được những dịch vụ khá hoàn hảo vì vậy thu hút được rất nhiều khách đến thăm.
Ngoài các tuyến tham quan được công bố chính thức như trên, du khách có thể tự thay đổi lịch trình hay điểm tham quan. Không có quy định nào yêu cầu khách bắt buộc phải đi theo đúng lộ trình tham quan của từng tuyến. Liên quan đến lộ trình tham quan vịnh Hạ Long, chỉ có quy định chung về vé thắng cảnh (xem chi tiết tại phụ lục số 2).
Các điểm tham quan trên các tuyến trên chỉ có một số điểm được đón khách vào ban đêm theo các chương trình du lịch nghỉ đêm trên vịnh. Hiện du khách chỉ được phép nghỉ đêm tại khu đảo Lờm Bò, Ti Tốp, Bồ Hòn, hồ Ba Hầm và Cống Đỏ [23], [5]. Buổi tối nghỉ đêm trên vịnh du khách có thể thư giãn trên boong tàu ngắm cảnh vịnh Hạ Long về đêm hoặc đi câu mực hay thăm một làng chài trên vịnh. Ban ngày tiếp tục đi thăm vịnh theo quy định chung về vé thắng cảnh. Chỉ một số tàu du lịch được Sở Du lịch Quảng Ninh và các cơ quan chức năng cho phép vận chuyển, neo đậu cho khách nghỉ đêm trên vịnh.
Với cách phân chia tuyến tham quan như thế này và sự không ép buộc về lộ trình tham quan, cơ chế thoáng trong việc quản lý và bán vé đã cho phép du khách được thoải mái, tự do lựa chọn và thay đổi điểm đến. Nhưng nó cũng đã mang lại những bất cập lớn trong việc điều tiết khách tại các điểm đến, đặc biệt trong gian đoạn chính vụ du lịch.
Tính thời vụ du lịch ở vịnh Hạ Long biểu hiện khá rõ nét do đặc thù là du lịch biển. Những tháng hè nóng nực (đặc biệt vào các tháng 6, 7, 8) là giai đoạn vịnh Hạ Long đón nhiều khách nội địa nhất trong năm. Vào giai đoạn này vịnh Hạ Long gần như lúc nào cũng quá tải. Tại một số điểm tham quan như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, bãi tắm Ti Tốp... tàu du lịch không có điểm neo đậu, du khách tham quan quá đông làm hạn chế tầm nhìn và gây ách tắc trong hang. Trong khi đó tại một số điểm tham quan khác, lượng khách ít hơn rất nhiều. Nguyên nhân không phải do các điểm tham
quan này không đẹp, không hấp dẫn mà nguyên nhân chính là do chúng ít được biến đến và không được giới thiệu ở tên các tuyến tham quan như một điểm đến chính. Chính điều này đã gây ra một sự “hiểu lầm” đối với du khách về giá trị tài nguyên của các điểm tham quan này.