giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mớ
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
• Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Phấn đấu phát triển du lịch Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng nhanh, thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh, Hạ Long trở thành một trong 9 trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trong tương lai.
• Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao và có quan hệ với nhiều ngành khác nhất là công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng, hệ thống cảng biển... phát triển du lịch trong cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, tác động cùng nhau phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
• Phát triển du lịch Quảng Ninh phải gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ an ninh quốc gia, củng cố quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
• Trong quá trình phát triển du lịch, đi đôi với việc khai thác tối đa các đối tượng để tạo ra sản phẩm du lịch như cảnh quan thiên nhiên, bãi biển, hang động, các di tích văn hoá, di tích lịch sử... thì đồng thời phải coi trọng công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, nâng cấp, phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
• Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc có mối quan hệ liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần phải phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, lấy du lịch quốc tế làm đột phá, lấy du lịch biển làm trọng tâm đồng thời coi trọng du lịch nội địa, đảm bảo cho mỗi người dân trong nước và trong tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu về du lịch đều được tận hưởng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Đảm bảo cho ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp này càng to lớn cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng
biên giới và hải đảo, đóng góp thiết thực cho chương trình xóa đói giảm nghèo trên lãnh thổ tỉnh [19, 56 – 57].