giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham quan mớ
3.1.5 Xu hướng phát triển của thị trường khách
Du lịch không chỉ còn là đặc quyền của giới thượng lưu, của giai cấp trên nữa mà từ lâu đã trở thành một trào lưu trong xã hội. Với một xã hội phát triển như hiện nay, điều kiện vật chất đầy đủ cộng thêm các áp lực công việc, cuộc sống, môi trường... là những nhân tố chính hình thành nhu cầu ra khỏi nơi cư trú (đi du lịch). Khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển làm cho khoảng cách địa lý dường như ngắn lại, thời gian dường như dài hơn càng khiến cho nhu cầu đi du lịch của con người lớn hơn. Và du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Bằng chứng là sự tăng lên về số lượt khách tại tất cả các điểm du lịch trên thế giới. Xu hướng du lịch chung của tất cả các thị trường khách là ngày càng đi xa nơi cư trú hơn.
Theo dự bỏo của tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đến năm 2010, lượng khỏch du lịch quốc tế trờn Thế giới sẽ đạt gần một tỷ lượt người, thu nhập xó hội từ du lịch sẽ đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thờm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở khu vực Chõu á - Thỏi Bỡnh Dương, trong đó khu vực Đông Nam á (ASEAN) cú vị trớ quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khỏch và 38% du lịch của toàn khu vực [19, 52]. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đang tạo ra một làn súng du lịch sẽ đổ mạnh về phương Đông: Châu Á đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á là một thị trường lớn cú nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch với thế mạnh là cảnh quan kỳ thỳ cũn nguyờn sơ cùng với văn hóa đặc sắc.
Như vậy, Việt Nam nằm ở giữa khu vực có xu hướng phỏt triển du lịch rất mạnh mẽ lại vốn được coi là điểm đến khá mới mẻ và cũng là một quốc gia đầy tiềm năng trong khu vực nên cơ hội thu hút được khách nước ngoài là
rất lớn. Với nhiều thị trường khách trong nước chắc chắn sẽ có được những điều kiện hết sức thuận lợi. Cùng với đó là sự kiện vịnh Hạ Long được tổ chức New Open World (NOW) đề cử vào danh sách bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tất cả những điều đó đang tạo ra sức hút, sức hấp dẫn đặc biệt của du lịch vịnh Hạ Long.
Chiến lược phát triển thị trường khách du lịch quốc tế của vịnh Hạ Long là tập trung khai thác thị trường Đông Bắc á, Đông Nam á, châu Âu, châu Mỹ, châu úc. Trong đó cần ưu tiên hàng đầu với các thị trường then chốt như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Đông Âu, Đông Nam á, châu Mỹ và châu úc. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý tiêu dùng của từng thị trường, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã xây dựng định hướng sản phẩm du lịch cho từng thị trường:
Bảng 9: Sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế
Thị trường Tham quan Nghỉ dưỡng, biển đảo Sinh thái Văn hoá lịch sử Tàu biển Mạo hiểm Chuyên đề
Trung Quốc 1 1 - 2 4 - 4 (mua sắm)
Đài Loan 1 1 - - 3 3 2 (Vui chơi)
Nhật Bản và Hàn Quốc
1 2 2 3 3 - 3 (Câu cá)
Đông Nam á 1 3 3 - - 2 2 (Hội nghị)
Châu úc 1 - 2 - 3 2 2 (Câu cá)
Châu Mỹ 1 3 2 3 2 2 3
Tây Âu 1 3 2 3 3 2 2
Đông Âu 1 2 3 3 - - 3
Chú thích: 1. Ưu tiên loại thứ nhất 2. Ưu tiên loại thứ 2
3. Ưu tiên loại thứ 3 4. Ưu tiên loại thứ 4
Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long - Định hướng phát triển du lịch vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2010.
Thị trường du lịch nội địa cũng cần chỳ trọng phỏt triển và khai thỏc, phỏt huy tốt nhất lợi thế phỏt triển du lịch của vịnh Hạ Long nhằm đỏp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập và phự hợp với quy định Nhà nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam đã tăng nhiều hơn trước đặc biệt là xu hướng đi du lịch ra nước ngoài. Thị trường khách du lịch nội địa đang có xu hướng ngày càng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ.