1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về thực phẩm chống lão hóa

27 639 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 211,36 KB

Nội dung

Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÃO HÓA 4 1.1 Khái niệm lão hóa 4 1.2.1 Lão hóa theo chương trình 6 1.2 Nguyên nhân lão hóa 6 1.2.2 Lão hóa do lỗi cấu trúc 6 1.2.2 .1 Những yếu tố làm gia tăng lỗi cấu trúc trong cơ thể 8 1.3 Cơ chế lão hóa 10 1.4 Chương trình phòng chống lão hóa 12 1.4.1.Vận động thể lực 13 1.4.2. Cuộc sống cân bằng 14 1.4.2.1. Chất chống ôxi hóa 14 1.4.2.2. Hormon 15 1.4.2.3. Các chất bổ sung 16 1.4.2.4. Chế độ ăn hạn chế calo 16 1.4.2.5 Ăn uống có thể trì hõan sự lão hóa 16 Chương 2 MỘT SỐ THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA 18 2.1 Một số thực phẩm chống lão hóa 18 2.1.1 Những thực phẩm giàu beta caroten 18 2.1.2 Những thực phẩm giàu vitamin E 18 GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 1 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa 2.1.3 Những thực phẩm giàu vitamin C 19 2.1.4 Selen – Một khóang chất đặc biệt 19 2.2 Xây dựng thực đơn 20 Kết Luận 26 Tài liệu tham khảo 27 GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 2 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa LỜI MỞ ĐẦU Sống khỏe – “không bệnh tật" - đó là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, sức khỏe của con người tùy thuộc vào các yếu tố như di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh, trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Ngày nay, ăn uống và sức khỏe càng ngày càng được chú ý và có nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa ăn uống và sức khỏe.Ăn uống không chỉ là đáp ứng nhu cầu cấp thiết hằng ngày, mà còn là biện pháp để duy trì và nâng cao sức khỏe tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển mọi người tất bật với công việc, chế độ ăn không hợp lý và phải luôn phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt như từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… làm cho cơ thể chúng ta mất cân bằng nghiêm trọng, hệ miễn dịch của không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh. Vì thế , làm cho cơ thể chúng ta bị lão hóa đặc trưng như nếp nhăn, giảm trí nhớ, giảm khả năng thể chất, suy yếu chức năng của các cơ quan cảm giác, đến các bệnh như vấn đề về tim, tiểu đường, huyết áp, viêm khớp Do đó, việc sử dụng thực phẩm chống lão hóa mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hổ trợ điều trị và phòng chống bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Với tầm quang trọng của thực phẩm chóng lão hóa trên nên nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu về thực phẩm chống lão hóa. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 3 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÃO HÓA 1.1 Khái niệm lão hóa Khái niệm lão hóa thường gắn liền với tuổi tác, tức là người ta thường nghĩ rằng lão hóa đi đôi với với tuổi đời và sự già nua. Điều đó đúng, vì con người là một sinh vật, giống như bất kỳ một sinh vật sống nào trong tự nhiên, đều chịu quy luật tất yếu của vòng tuần hoàn sinh ra - trưởng thành – lão hóa – mất đi. Lão hóa chính là nguyên nhân của sự già nua và bệnh lý. Thế nhưng, cái khái niệm lão hóa là già nua thì không hoàn toàn đúng, vì có nhiều người có tuổi đời cao nhưng vẫn khỏe mạnh và có vẻ ngoài trẻ hơn tuổi, trong khi một số người khác có thể mắc bệnh khi tuổi còn rất trẻ và có vẻ ngoài già hơn là tuổi thật. Vì vậy, có thể hình dung về sự lão hóa như là sự suy giảm một cách tự nhiên khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm cho các cơ quan này không thể hoàn thành một cách tối ưu chức năng của mình, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Sự lão hóa sẽ xảy ra ở tất cả các mức độ vật chất khác nhau, từ tế bào, đến mô, đến cơ quan, đến hệ thống… Tất cả mọi sự lão hóa đều bất đầu từ sự thay đổi cấu trúc của vật chất và dẫn đến suy giảm chức năng của cơ quan. Có một số sự lão hóa không dẫn đến bệnh lý hay những nguy cơ cho sức khỏe (như tóc bạc, da đồi mồi…) nhưng đa số sự lão hóa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân chính hoặc nguyên nhân phối hợp dẫn đến bệnh lý (như xơ vữa mạch máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, Alzheimer…) Có hai khái niệm về tuổi liên quan đến sự lão hóa:  Tuổi thời gian : Được tính bằng năm, tháng. Tuổi sinh học : tuổi của tế bào, tương ứng với khả năng hoạt động của từng tế bào trong cơ thể. Đây chính là tuổi trực tiếp liên quan đến biểu hiện của sự lão hóa. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 4 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa Sự lão hóa về mặt sinh học là một quá trình khó tránh khỏi của tự nhiên. Chẳng hạn vào độ tuổi 20, cơ thể của chúng ta luôn ở tình trạng tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Sau đó, quá trình thoái hóa bắt đầu từ từ diễn ra và đeo bám bền bỉ vào cơ thể của chúng ta. Bảng liệt kê những thay đổi chủ yếu của cơ thể:  Khi qua lứa tuổi 20, sự linh hoạt của các khớp xương đã bắt đầu suy giảm, các dây chằng trở nên kém đàn hồi dẫn đến chứng viêm khớp, gây cản trở hoạt động của các khớp.  Đến lứa tuổi 30 thì sự linh hoạt, khả năng chịu đựng của cơ thể càng suy giảm hơn, các chấn thương rất khó hồi phục. Xương bắt đầu trở nên mỏng và loãng hơn, không còn độ rắn chắc như trước nữa, vì khả năng hấp thu lượng calcium của cơ thể ngày càng kém đi.  Tuổi tác ảnh hưởng tới các giác quan của chúng ta. Kể từ 40 tuổi trở đi, mắt của chúng ta càng trở nên yếu, tai khó nghe những âm thanh có tần số cao, cảm giác thăng bằng bị suy giảm hẳn. Ở độ tuổi trên 40, các mô phổi mất dần đi tính đàn hồi, gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi. Nguyên nhân do các tác nhân ô nhiễm của môi trường làm giảm dung lượng hô hấp. Lồng ngực cứng nhắc và thói quen hít thở không đúng cách cũng khiến cho vấn đề càng trở nên phức tạp. Có khoảng 17% nam giới và 8% phụ nữ ở độ tuổi 40-65 mắc phải các chứng viêm phế quản và nghẽn khí quản mãn tính.  Sau tuổi 50, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch tăng vọt. Những thay đổi của cơ tim và mạch máu khiến cho chức năng hệ tim mạch hoạt động kém hiệu quả hơn.  Vào tuổi 65, tế bào não bị mất đi 10% so với lúc còn trẻ. Triệu chứng đầu tiên là trí nhớ bị giảm sút, sau đó phản xạ cũng trở nên chậm chạp hơn. Chức năng hệ miễn nhiễm bắt đầu suy yếu, dễ bị mắc bệnh, viêm nhiễm. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ung thư tăng sau độ tuổi 50. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 5 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa 1.2 Nguyên nhân lão hóa Người ta vẫn chưa tìm được các nguyên nhân thật sự dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng của tế bào. Hai giả thuyết về nguyên nhân lão hóa được công nhận nhiều nhất hiện nay là Thuyết Lão Hóa Theo Chương Trình (Programed Theories of Aging) và Thuyết Lão Hóa Do Lỗi Cấu Trúc (Error Theories of Aging). 1.2.1 Lão hóa theo chương trình Sự lão hóa tuân theo một tiến trình tự nhiên được quy định sẵn trong di truyền của mỗi cá thể. Các yếu tố liên quan đến tiến trình tự nhiên này bao gồm:  Số lần phân chia của tế bào : mỗi tế bào chỉ phân đôi đến một số lần nhất định. Vì vậy, theo thời gian, sự sinh sản tế bào sẽ giảm dần đi, các tế bào mới không được tạo thành và vì vậy các mô không được làm mới (tái cấu trúc)  Gene điều hòa: hoạt động của mỗi nhiễm sắc thể được điều hòa bởi một gene điều hòa. Gene điều hòa quyết định đoạn gene nào được tháo xoắn từ đó RNA nào được tổng hợp và protein nào được tạo thành. Khi gene điều hòa thay đổi hoạt động theo chương trình, quá trình tổng hợp RNA và protein bị thay đổi làm thay đổi cấu trúc tế bào.  Sự thay đổi nội tiết tố: Sau giai đoạn hình thành và tăng trưởng, có sự sụt giảm các nội tiết tố liên quan đến sinh sản tế bào như GH, DHEA, nội tiết tố sinh dục…  Sự suy giảm của hệ miễn dịch và gia tăng yếu tố tự miễn: Yếu tố miễn dịch suy giảm làm giảm khả năng loại trừ các nguy cơ từ bên ngoài xâm nhập cơ thể và từ bên trong cơ thể (ví dụ như các tế bào bất thường do lỗi sao chép). Yếu tố tự miễn gia tăng làm tăng sự tổn thương cấu trúc của các mô cơ thể. 1.2.2 Lão hóa do lỗi cấu trúc Quá trình phát triển cơ thể sống từ một tế bào phôi duy nhất là một quá trình tái cấu trúc liên tục trên cơ sở mã di truyền do các gene quy định. Các vật chất của quá trình tái cấu trúc này bao gồm nhiều mức độ, từ gene, các bào quan, nhân tế bào, tế bào, mô cơ thể… Sự sao chép là động tác cơ bản để tái tạo được vật chất mới với cấu trúc giống hệt vật chất cũ. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 6 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa Quá trình sao chép không phải lúc nào cũng hoàn hảo, mà sẽ có những lỗi sao chép, tạo ra các vật chất không hoàn toàn đúng theo di truyền ban đầu. Các lỗi này được tích lũy dần theo thời gian và ngày càng sai lệch với cấu trúc ban đầu. Các lỗi cấu trúc được chú ý nhiều nhất là:  Độc chất (có thể từ bên ngoài hay do cơ thể tạo ra), stress (cả về tinh thần lẫn thể chất) là yếu tố làm gia tăng tốc độ chết của tế bào  Sự mất cân đối giữa thành phần các loại tế bào trong một mô (ví dụ sự tạo thành tế bào sợi tăng trong khi tế bào chính làm làm xơ hóa mô)  Sự tổn thương tế bào do gốc tự do: Được chú ý nhiều trong thời gian gần đây và được xem là cơ chế chính làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra sự lão hóa và các bệnh lý của tuổi tác hoặc rối loạn cấu trúc như tim mạch, ung thư…  Sự gia tăng hoạt động chuyển hóa của tế bào: Tế bào chuyển hóa càng nhiều, sự sao chép phải xảy ra càng nhiều, và nếu gia tăng chuyển hóa xảy ra liên tục các lỗi sao chép sẽ gia tăng tỉ lệ thuận với số lần sao chép, và tích lũy lỗi sẽ nhiều hơn. Như vậy, dựa trên những hiểu biết mới về quá trình lão hóa, có thể có một số khái niệm về sự lão hóa như sau: Lão hóa là một quá trình tất yếu xảy ra cho mọi sinh vật sống và tiếp nối ngay sau giai đoạn trưởng thành. Ở loài người sự lão hóa thường bắt đầu ở độ tuổi 25-30. Có nhiều yếu tố khác nhau cùng ảnh hưởng đến sự lão hóa: Các yếu tố liên quan đến lão hóa theo chương trình và các yếu tố làm gia tăng các lỗi sao chép trong quá trình tăng trưởng và hoạt động của cơ thể. Các yếu tố liên quan đến lão hóa theo chương trình phụ thuộc vào di truyền, với trình độ khoa học ngày nay vẫn chưa thể tác động vào. Có thể can thiệp để làm giảm thiểu tối đa các lỗi cấu trúc có thể dẫn đến lão hóa Chống lão hóa có nghĩa là duy trì tuổi trẻ, chứ không phải là quay lại với tuổi xuân. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 7 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa Vì vậy, chống lão hóa cần được quan tâm từ khi còn rất trẻ, khi các tế bào trong cơ thể vẫn còn trẻ, còn khả năng sinh sản và sao chép, chưa bị lỗi cấu trúc. Khi các lỗi cấu trúc đã xảy ra, không thể sửa chữa được nữa. 1.2.2 .1 Những yếu tố làm gia tăng lỗi cấu trúc trong cơ thể • Gốc oxy hóa hay gốc tự do (oxidants; free radical): Là các sản phẩm do quá trình chuyển hóa của cơ thể tạo ra. Do tính chất háo điện tử nên sẽ tấn công vào các cấu trúc của tế bào, nhất là DNA, tạo nên các tổn thương về mặt cấu trúc ở mức độ vi thể. Các yếu tố làm gia tăng gốc tự do trong cơ thể bao gồm:  Yếu tố ngoại sinh: Tia tử ngoại, hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc, tia xạ…  Yếu tố nội sinh: Sự gia tăng chuyển hóa các chất đạm, cồn, sự kích thích hệ thần kinh thực vật, rối loạn nội môi, mất ngủ, stress… Ngoài các nguyên nhân làm gia tăng sự thành lập các gốc oxy hóa, các yếu tố làm giảm khả năng trung hòa gốc oxy hóa của cơ thể như thiếu vi chất dinh dưỡng, mất cân đối về thành phần dinh dưỡng… cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ gốc tự do trong cơ thể. • Bệnh lý Tất cả mọi bệnh lý làm tổn thương mô tế bào đều để lại các sẹo vi mô có tác dụng làm thay đổi cấu trúc mô ngay cả khi đã điều trị ổn định. Ví dụ khi bị viêm phổi, sẽ có hiện tượng phù nề niêm mạc và mô kẽ, tập trung tế bào viêm, bạch cầu phóng thích hóa chất trung gian… Khi điều trị hết viêm phổi, cấu trúc vi mô vẫn có sự gia tăng tế bào sợi (để làm lành các tổn thương), giảm đàn hồi (do các sẹo xơ vi thể làm tổn thương các cấu trúc sợi chun elastin, collagen), và sự giảm kích thước các tế bào chức năng của phổi ở vùng đã bị viêm. • Gia tăng chuyển hóa: Có thể do nhiều nguyên nhân GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 8 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa - Bệnh lý - Ăn vượt quá nhu cầu - Thừa cân béo phì - Vận động quá mức kéo dài - Sử dụng các chất kích thích chuyển hóa (thuốc giảm cân, thuốc kích thích thần kinh gây nghiện, nội tiết tố…) Gen trong mỗi tế bào ngày càng bị hư hại nhiều và khó có khả năng phục hồi lại. Hoạt tính của một số phân tử có gốc tự do (một trong những phân tử gây tổn hại nghiêm trọng cho tế bào) phát triển mạnh. Phân tử có gốc tự do được phát sinh từ các phản ứng hóa học trong cơ thể, nhưng môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá và có thể là các chất phụ gia trong thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các phân tử có gốc tự do. Mặc dù cơ thể rất biết cách chống lại sự tăng trưởng của các phân tử tự do, nhưng do tuổi tác cao nên việc phòng ngự này trở nên kém hiệu quả. Mặc dù quá trình lão hóa về mặt sinh học là điều không thể tránh được, nhưng tốc độ thay đổi ở mỗi cá nhân lại không giống nhau mà phụ thuộc vào yếu tố gen của mỗi người. Ở một số người, khả năng chống chọi và phục hồi cao hơn so với những người khác. Đồng thời, các yếu tố về gen cũng có vai trò trong các chứng bệnh có liên quan tới tuổi tác như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, viêm xương khớp, đi tháo đường khi cao tuổi và một số chứng ung thư. Tuy nhiên, tính di truyền không phải là nhất thiết phải xảy ra. Lối sống, mức độ rèn luyện thể lực, chế độ ăn uống, tình trạng minh mẫn của trí não và cách bạn đối phó với stress - tất cả đều đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tốc độ lão hóa của bạn. Không thể xem thường các yếu tố có liên quan tới môi trường. Ví dụ GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 9 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa như, quá trình lão hóa của da phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc của bạn với ánh nắng mặt trời và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Niên kỷ cao có thể tác động tới tâm lý của bạn - với điều kiện chính bạn cho phép nó làm điều đó. Tình trạng thể chất của bạn so với tuổi tác ra sao cũng có ảnh hưởng nhất định tới yếu tố tâm lý. Tuy vậy, thái độ sống cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lão hóa về mặt thể chất. Nếu nghĩ rằng ta già chỉ vì ta đã đạt tới một độ tuổi nào đó, thì ta sẽ bị già đi nhanh chóng hơn, cả về mặt thể chất, lẫn tinh thần. Thái độ sống rất quan trọng. Một quan điểm sống tích cực, một thái độ vui tươi, hài lòng với bản thân, biết quan tâm tới thế giới và những người xung quanh, sống có mục đích, luôn sảng khoái, cởi mở trong mọi tình huống sẽ giúp trái tim và tinh thần của bạn trẻ mã. 1.3 Cơ chế lão hóa Cơ chế thật sự của quá trình lão hóa, cho đến nay vẫn còn là bí mật của tự nhiên. Lão hóa xảy ra khi các tế bào không còn khả năng phân chia. Cho tới giờ, người ta vẫn phỏng đoán rằng các tế bào già đi do các gen bị phá hủy hoặc biến mất. Nhưng qua nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành, nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc dẫn đầu bởi Giáo sư Thú y học Kang Kyung-sun thuộc Đại học Quốc gia Seoul vừa khẳng định chính sự thay đổi của các protein xung quanh các gen mới là nguyên nhân chính của hiện tượng lão hóa. Nghiên cứu này đã lần đầu tiên trên thế giới xác định được cơ chế gây lão hóa trong các tế bào gốc trưởng thành. Điều này sẽ đưa đến khả năng kìm hãm được tốc độ lão hóa của tế bào gốc trưởng thành và tìm ra cách khắc phục sự lão hóa sớm của tế bào gốc trong quá trình phát triển. Nó cũng sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của các phương pháp chữa bệnh dựa trên tế bào gốc cũng như ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến lão hóa. Điều đáng chú ý là giáo sư Kang đã khám phá ra điều này dựa trên các tế bào gốc trưởng thành chứ không phải từ tế bào gốc phôi thai. “Chúng tôi phát hiện ra rằng các tế bào gốc trưởng thành ở người lớn không phát triển tốt và lão hóa nhanh hơn rất nhiều so với các tế bào gốc phôi thai. Vì thế, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm thế nào để kiểm soát GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 10 [...]... số thực phẩm chống lão hóa GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 17 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa Để tự bảo vệ, cơ thể cũng có nhiều cơ chế chống lại quá trình oxy hóa của các gốc tự do, đặc biệt là các chất chống oxy hóa (antioxydant) trong ăn uống Hiện nay người ta đã biết đến nhiều chất có khả năng chống oxy hóa. .. Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa - Gia vị - Gia vị Cá rô kho tộ Dưa hấu: 100g - Cá rô: 100g - Tiêu: 5g - Đường: 5g - Nước mắm: 5g Rau muống luộc - Rau muống: 50g - Nước chấm: 10g KẾT LUẬN GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 25 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa Như vậy, chất chống oxy hóa hữu... ăn nhiều thực phẩm chống oxy hóa Tuy người ta còn nói tới những chất chống lão hóa khác nhưng trong ăn uống thì 4 chất chống oxy hóa nói trên là quan trọng hơn cả Cùng với hoạt tính riêng của từng chất nên trong ăn uống nếu có được hỗn hợp cả 4 thứ này chúng sẽ có tác dụng tương hỗ bảo vệ nhau chống sự phá hủy, giúp tái tạo, khiến cho khả năng chống oxy hóa càng đạt hiệu quả cao 2.2 Xây dựng thực đơn...Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa được quá trình lão hóa của tế bào gốc Cuối cùng, chúng tôi đã tìm ra được nhân tố có thể kiểm soát việc lão hóa này, ông nói Khác với các tế bào thông thường, tế bào gốc có khả năng tự tái sinh và có thể chuyển hóa thành những loại tế bào khác Có 2 loại tế bào gốc là tế bào gốc... cùng với sự lão hoá nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của ung thư ở các tế bào bị lão hoá Như một sự lựa chọn, sự gia tăng biểu hiện của protein p16INK4a có thể phản ảnh sự suy giảm chức năng của tế bào bị lão hoá nhằm đáp ứng lại các nguy hiểm ngày càng tăng khi tế bào càng già 1.4 Chương trình phòng chống lão hóa Do sự lão hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cùng lúc, vì vậy để chống lão hóa cần một... trong một số thực phẩm nguồn gốc động vật: trứng gà, thịt bò, cá mè Vitamin E có vai trò chính là chống oxy hóa thông qua việc loại trừ sự oxy hóa các lipid và sự xuất hiện các gốc tự do làm phân hủy các acid béo chưa bão hòa Ngoài ra, GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 18 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa vitamin E... GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 14 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa học cho rằng sự suy giảm này là nguyên nhân của quá trình lão hóa Lý thuyết của họ là: Hồi phục lại những mức hormon đó sẽ giúp đảo ngược sự lão hóa Nhưng có lẽ không phải điều đơn giản như thế Một số hợp chất bổ sung dạng hormon mà bạn có thể đã... tác dụng hoạt hóa vitamin E (giúp vitamin E “bẫy” các gốc tự do một cách rất hiệu quả), còn có mặt trong một số enzym dọn sạch lipo - peroxide ngăn cản sự sản sinh các gốc tự do thứ cấp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 19 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Tiểu luận dinh dưỡng Thực Phẩm Chống Lão Hóa Các gốc tự do ngoài nguyên nhân gây nên sự lão hóa cơ thể, còn... oxy hóa hữu hiệu nhất cho cơ thể là một chế độ ăn uống hợp lý Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ chống lại nhiều bệnh và có khả năng làm chậm quá trình lão hóa giúp chúng ta trẻ trung hơn Với một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta không những có thể giữ tinh thần thỏai mái mà còn có thể chống lại bệnh tật và chinh phục lão hóa Ngòai chế độ ăn uống hợp lý chúng ta cần phải giữ cho tâm hồn... được thực hiện trong mấy thập niên gần đây đã chứng minh tỷ lệ beta caroten trong thức ăn gắn liền với việc giảm nguy cơ của nhiều căn bệnh ung thư Ngoài ra nó còn giúp làm trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch 2.1.2 Những thực phẩm giàu vitamin E Vitamin E là chất chống oxy hóa chiến lược nhất hiện nay - Có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào vitamin E Các thực phẩm nguồn gốc thực . Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÃO HÓA 4 1.1 Khái niệm lão hóa 4 1.2.1 Lão hóa theo chương trình 6 1.2 Nguyên nhân lão hóa 6 1.2.2 Lão hóa do. có thể trì hõan sự lão hóa 16 Chương 2 MỘT SỐ THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA 18 2.1 Một số thực phẩm chống lão hóa 18 2.1.1 Những thực phẩm giàu beta caroten 18 2.1.2 Những thực phẩm giàu vitamin E. định tìm hiểu về thực phẩm chống lão hóa. GVHD: ThS.Nguyễn Thị Trang Lớp :DHTP5LT 3 Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Tiểu luận dinh dưỡng Viện Công Nghệ Sinh Học Thực Phẩm Thực Phẩm Chống Lão Hóa Chương

Ngày đăng: 18/12/2014, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w