xu hướng oda trên thế giới

36 3K 9
xu hướng oda trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA ra đời nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác. Trên thực tế vai trò của ODA hết sức quan trọng. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ mà EU đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, trở về thời thịnh vượng như trước chiến tranh, thậm chí còn phát triển hơn trước. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nước nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất định, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ; còn Hàn Quốc cũng vươn lên thuộc nhóm các nước công nghiệp mới – NICs. Trong quá trình đổi mới, tình trạng thiếu vốn cho phát triển đã được giải quyết một phần đáng kể khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA từ năm 1993. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng: trung bình đóng góp 11% tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội, trong giai đoạn 2006-2010. Các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan nhờ vào nguồn vốn ODA và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đã tạo ra một nền kinh tế phát triển cao và ngày nay bắt đầu trở thành nước cung cấp viện trợ cho các nước khác. Ngoài ra, viện trợ ODA cũng đóng góp một phần tỷ lệ đáng kể vào tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển, bình quân 1-2%/năm. Như vậy, có thể thấy viện trợ ODA sẽ giúp giải quyết phần nào “cơn khát vốn” này và mang lại luồng sinh khí mới cho các nước đang phát triển và sẽ làm “thay da đổi thịt” cho nhiều nền kinh tế nếu ODA được sử dụng một cách hiệu 1 1 quả. Ngày nay vốn ODA có xu hướng ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô . CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ ODA 1. Khái niệm ODA Theo Bách khoa toàn thư điện tử wikipedia.org: “ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance: nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức, là một hình thức đầu tư nước ngoài. − Hỗ trợ: bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài − Phát triển: vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư − Chính thức: vì nó thường là cho Nhà nước vay.” Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006: “ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.” Như vậy, về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Mục tiêu chính là giúp các nước kém và đang phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. 2. Phân loại ODA 2.1. Theo phương thức hoàn trả − Viện trợ không hoàn lại (1) 2 2 Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: • Hỗ trợ kỹ thuật. • Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. − Viện trợ có hoàn lại (2) Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những điều kiện ưu đãi thường là: • Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay). • Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm) • Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm) − ODA cho vay hỗn hợp (3) Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. 2.2. Theo nguồn cung ODA − ODA song phương (1) là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. − ODA đa phương (2) là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB ) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) 2.3. Theo mục tiêu sử dụng − Hỗ trợ cán cân thanh toán (1): Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: • Chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA • Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá) − Tín dụng thương nghiệp (2): Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc. 3 3 • Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào. • Viện trợ dự án: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA" 3. Đặc điểm của ODA Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau: - Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện các tổ chức chính thức cung cấp Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Gắn với nguồn cung cấp, người ta chia ODA thành hai dạng, ODA song phương và ODA đa phương: • ODA song phương: Chủ yếu do các nước là thành viên của DAC cung cấp. Hiện nay Uỷ ban này có 22 quốc gia, hàng năm viện trợ một lượng ODA chiếm tỷ trọng khoảng 85% của toàn thế giới. Năm 2006, các nước DAC viện trợ 103 tỷ USD và năm 2007: 102 tỷ USD. Dự kiến trong ngắn hạn và trung hạn, lượng ODA do các quốc gia này cung cấp tiếp tục tăng. • ODA đa phương: Do các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, các Tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, Ngân hàng phát triển châu Phi, Quỹ viện trợ của OPEC, Quỹ Cô oét và các Tổ chức phi chính phủ cung cấp. - Mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao 4 4 thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế… - Thành tố hỗ trợ (Grant element - GE) phải đạt ít nhất 25% Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm, và tỷ lệ chiết khấu. Công thức xác định như sau: %100). )( )1( 1 )1( 1 1).( / 1( aGaMd dd d ar GE aMaG − + − + −−= Trong đó: • GE: Yếu tố không hoàn lại. • r: Tỷ lệ lãi suất hàng năm. • a: Số lần trả nợ trong năm (theo điều kiện của bên tài trợ). • d: Tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ: • d’: Tỷ lệ chiết khấu của cả năm (theo thông báo của OECD hoặc các thoả thuận của bên tài trợ). • G: thời gian ân hạn. • M: Thời hạn cho vay. CHƯƠNG II – SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI Viện trợ ODA trên thế giới chủ yếu do các nước thuộc tổ chức OECD và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF tiến hành. 5 5 Hiện nay, có 22 quốc gia thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp ODA (còn được gọi là các nước OECD/DAC), đó là: Áo, Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, Italia, Nhật Bản, Lúc-xăm- bua, Hà Lan, Niu Di-lân, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh và Mỹ. Vốn ODA do các quốc gia này cung cấp được gọi là ODA song phương và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn ODA của thế giới. Bên cạnh các nước OECD/DAC là nhà tài trợ song phương chính, các quốc gia OECD không thuộc nhóm DAC (Cộng hoà Séc, Hungari, Ai-xơ-len, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hoà Slôvakia, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao (Cô-oét, Ả Rập Xê-út, Đài Loan…) cũng tiến hành viện trợ ODA. Bên cạnh các hoạt động tài trợ song phương, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức quốc tế, như các cơ quan của liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ,… tiến hành các khoản tài trợ ODA đa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi phần này, người viết chỉ đề cập ODA song phương và đa phương cung cấp bởi các nước DAC. 1. Sự biến động chung về quy mô ODA qua các năm 1.1. ODA song phương (Bilateral ODA) Biểu đồ 1: Nguồn: OECD, http://webnet.oecd.org/dcdgraphs/ODAhistory 6 6 Từ Biểu đồ 1, chúng ta có thể thấy được sự biến động của xu hướng ODA song phương trong suốt 50 năm từ 1960-2010. − Từ năm 1960-1990, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước DAC cho các nước đang phát triển tăng tương đối đều. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm ODA trong thu nhập quốc dân (GNI) của các nước DAC - một mục tiêu để đánh giá nguồn tài trợ - đã giảm trong giai đoạn từ năm 1960- 1970, và sau đó dao động từ 0,27% và 0,36% trong gần 20 năm. − Từ những năm 1990, ODA giảm cả về giá trị thực và giá trị danh nghĩa do những ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1990 tác động vào nền kinh tế thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 1993-1997, dòng ODA giảm 16%. Trong khi đó, phần trăm ODA trong GNP đã giảm mạnh từ 0,33% (1992) xuống mức thấp kỷ lục 0,22% (1997). − Viện trợ thực tế sau đó bắt đầu tăng nhanh trong giai đoạn 1997-2005, sau đó giảm xuống trong năm 2006 và 2007. − Dựa vào biểu đồ trên, ODA ròng tăng 59 tỷ USD năm 1997 lên 107,1 tỷ USD vào năm 2005. Tỷ lệ ODA trên GNI của các nước tài trợ đã tăng lên 0,33% so với mức 0,26% năm 2004 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1992. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2005, ODA ròng đã giảm xuống còn 104,4 tỷ USD vào năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 103,7 tỷ USD năm 2007. Xét về tỷ trọng, ODA giảm 4,5% trong năm 2006 và giảm 8,4% trong năm 2007. Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự kết thúc thời gian dài gia tăng viện trợ nợ từ năm 2002. − Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm gần đây, dòng ODA tiếp tục tăng từ năm 2008. Dòng ODA đạt mức cao nhất 128,7 tỷ USD năm 7 7 2010 tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,32%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Tuy nhiên sự gia tăng này còn cách xa so với mục tiêu 0.7% vào năm 2015. Dự báo khối lượng viện trợ trong những năm tới Dựa vào việc khảo sát các kế hoạch chi tiêu sắp tới của các nhà tài trợ, OECD dự báo khối lượng viện trợ theo chương trình quốc gia (CPA) toàn cầu sẽ tăng thực với tốc độ 2% từ năm 2011-2013, so với tốc độ tăng trung bình 8% trong ba năm qua. Riêng đối với viện trợ song phương của các nước thuộc DAC, tốc độ tăng được dự báo sẽ thấp hơn, ở mức 1,3% mỗi năm. Mức giảm mạnh nhất là CPA dành cho châu Phi, được dự báo tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 1% trong giai đoạn 2011-2013 so với tốc độ tăng 13% hàng năm trong ba năm trước. 1.2. ODA đa phương (Multilateral ODA) Biểu đổ 2: 8 8 Nguồn: 2010 DAC Report on Multilateral Aid Biểu đồ 3: Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: OECD, 2010 DAC Report on Multilateral Aid 9 9 Biểu đồ trên cho chúng ta thấy tổng ODA cung cấp bởi các nước thành viên DAC trong 2 thập kỷ qua. Trong khi ODA song phương sụt giảm trong giai đoạn 1991-1997 thì ODA đa phương khá ổn định. Trong vòng 20 năm, ODA đa phương đã tăng thêm khoảng 50%, từ 23 tỷ USD năm 1989 lên 35 tỷ USD năm 2008 (xét theo giá cả và tỷ giá năm 2008). Năm 2008, tỷ lệ ODA đa phương chiếm 28% tổng ODA. Trong suốt giai đoạn, tỷ lệ ODA đa phương trong tổng giá trị ODA tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 27% - 33%, không kể đến cứu trợ nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ viện trợ từ các nước thành viên DAC chuyển thông qua hệ thống đa phương rất khác nhau. Nếu không xét đến sự đóng góp của EU (thực tế tăng nhanh hơn các thành phần còn lại của ODA đa phương), tỷ lệ ODA đa phương giảm nhẹ trong 20 năm qua, từ 22% năm 1989 xuống còn 20% năm 2008. 2. Cơ cấu ODA 2.1. Cơ cấu ODA theo nước tài trợ Năm 2010, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ròng do các thành viên của Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cung cấp đạt 128,7 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ xóa nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,32%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Biểu đồ 4: Đơn vị: Tỷ USD -Tổng ODA ròng 2009: 119,78 tỷ USD -Tổng ODA ròng 2010: 128,73 tỷ USD Nguồn: http://webnet.oecd.org/oda2010 & http://webnet.oecd.org/oda2009 10 10 [...]... 2,243,244,245,246,249,248,247,250,251,231+6:2002,2003,2004,2005,2006,200 7,2008,2009 Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy quy mô nguồn vốn ODA hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới có xu hướng tăng mạnh qua từng năm Trong 7 năm (2002-2009), tổng vốn ODA đã tăng gấp đôi từ 62 tỷ lên tới 125 tỷ USD Những năm gần đây, vốn ODA song phương và đa phương vẫn được ưu tiên dành cho châu Phi và châu Á Viện trợ... nước viện trợ nhằm tăng cường ODA trong thời kỳ khủng hoảng Sự vận động của dòng ODA năm trong sự vận động chung của nền kinh tế thế giới Đây là một tất yếu Sự lên xu ng của các chu kỳ kinh tế cũng dẫn đến dòng ODA lên xu ng cùng chiều Theo đó, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái khủng hoảng thì dòng ODA sụt giảm là điều không thể tránh khỏi Vì như chúng ta đều biết chỉ 25% ODA đến từ các tổ chức đa phương... tỷ USD và Nigeria 5,5 tỷ USD Từ năm 2007, viện trợ liên quan đến nợ giảm xu ng và chỉ chiếm tỉ lệ dưới 10%; đến năm 2009, viện trợ nợ chỉ còn chiếm 1,8% trong tổng viện trợ ODA 19 19 CHƯƠNG III – TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN VIỆN TRỢ VÀ NHỮNG XU HƯỚNG ODA 1 Tác động của ODA đối với nước nhận viện trợ 1.1 Tác động tích cực a ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang và chậm... công dân (civil society): Viện trợ ODA giành cho lĩnh vực này có sự gia tăng rất lớn trong thời gian gần đây So với năm 2003, ODA dành cho chính quyền và xã hội công dân bao gồm cả các hoạt động xung đột, gìn giữ hòa bình… đã tăng hơn 2 lần và luôn giữ ở mức cao • ODA dành cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ kinh tế cũng có xu hướng liên tục tăng trong giai đoạn này Tỉ trọng ODA cho lĩnh vực này tăng từ 12,63%... cạnh tranh Mặc dù vẫn còn đó những bất cập, song với những nỗ lực của mình, Việt Nam vẫn tạo được niềm tin lớn đối với các nhà tài trợ ODA lớn Các khoản cam kết viện trợ dành cho nước ta vẫn có xu hướng tăng đều đặn hằng năm Trong số 163 nước tiếp nhận vốn ODA trên thế giới, châu Phi có 56 quốc gia, châu Mỹ: 38, châu Á: 41, châu Âu: 11 và châu Đại Dương: 17 Biểu đồ 5: 15 15 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: http://stats.oecd.org/qwids/#?... chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những 23 23 mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới) - Mục tiêu về kinh tế Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển ODA được dùng để thiết... không đảm bảo hay không thoả mãn, họ thường tìm cách giảm mức cấp ODA xu ng Chính vì vậy, các nước giàu thường lựa chọn đối tác để cung cấp ODA gắn với các mục tiêu 24 24 cần đạt của mình Ví dụ, trên 50% tổng ODA của Mỹ hàng năm (trên 5 tỉ USD) được cung cấp cho Isrel và Ai Cập (là các nước đồng minh chiến lược của Mỹ) • Thứ tư, nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn... được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xu t • Thứ sáu, nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ... sách viện trợ) Trên thực tế, ODA vẫn là vốn vay, mà đã vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi Vì thế, nếu sử dụng không hiệu quả thì nợ nần là điều khó tránh khỏi Do đó, việc thu hút ODA sẽ phải xem xét lại trong các chương trình nghị sự của nước tiếp nhận không chỉ dưới giác độ chiến lược, thể chế mà cả trên giác độ chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn 26 26 Vì ODA là một hình thức của xu t khẩu tư bản,... tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần Sử dụng ODA là một sự đánh đổi Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn càng cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này Các nhà quản lý và các đơn vị sử dụng vốn ODA cần phải có những chính sách và hành động cụ thể nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của ODA 2 Nỗ lực của các nước nhằm cải thiện ODA 2.1 Nỗ . G: thời gian ân hạn. • M: Thời hạn cho vay. CHƯƠNG II – SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI Viện trợ ODA trên thế giới chủ yếu do các nước thuộc tổ chức OECD và các định chế tài chính quốc. vào biểu đồ trên, ta có thể thấy quy mô nguồn vốn ODA hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Trong 7 năm (2002-2009), tổng vốn ODA đã tăng gấp. lớn đối với các nhà tài trợ ODA lớn. Các khoản cam kết viện trợ dành cho nước ta vẫn có xu hướng tăng đều đặn hằng năm. Trong số 163 nước tiếp nhận vốn ODA trên thế giới, châu Phi có 56 quốc gia, châu

Ngày đăng: 18/12/2014, 14:54

Mục lục

  • CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ ODA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan