Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
148,84 KB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG LỜI MỞ ĐẦU Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được cần rất nhiều nhân tố, một trong những nhân tố không thế thiếu là vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh được phân chia thành nhiều loại vốn khác nhau, trong đó vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu của vốn kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó cũng là nhân tố đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung cũng như tới công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân nói riêng. Mặc dù rất quan trọng, nhưng các doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng và chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân, em nhận thấy công tác huy động, sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự có hiệu quả. Do đó, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân”. Bài viết có kết cấu gồm ba phần như sau: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Phần II: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Phần III: Phương hướng, mục tiêu PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÙA XUÂN 2 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG 1.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. 1.1.1.Thông tin chung về Công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân Tên tiếng anh: Vermundus Joint Stock Company. Tên viết tắt: Vermundus.,JSC Trụ sở chính: Số 29, ngõ 106 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 37672815 Email: mailto: sales@darianculbert.com website: www.thegioimuaxuan.com Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Mã số thuế: 0101920204 Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103042377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25/11/2005. Tổng giám đốc: Nguyễn Trọng Hạnh Vốn điều lệ: 15.000.000.000 (Mười lăm tỷ đồng) Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: 1.Kinh doanh thiết bị điện tử viễn thông. 2.Kinh doanh dịch vụ du lịch và những dịch vụ liên quan 3.Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, cho thuê xe vận chuyển có hoặc không có người lái. 1.1.2.Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Tiền thân của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân là Công ty TNHH du lịch Bình Minh Việt Nam, giấy chứng nhận ĐKKD 0102025915 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2003. Ban đầu khi mới thành lập, Công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khách sạn, cụ thể là tổ chức các tour du lịch phía Bắc như tour du lịch xung quanh thành phố Hà Nội, tour du lịch trên biển vịnh Hà Long và tour du lịch đến các dân tộc thiểu số ở Sapa. Năm 2004, công việc kinh doanh của công ty khá thuận lợi, Công ty quyết định mở thêm dịch vụ cho thuê xe du lịch có hoặc không có người lái. Tháng 3 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG 9/2004, công ty phát triển thêm dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa theo nhu cầu. Cuối năm 2005, sau gần ba năm hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH du lịch Bình Minh Việt Nam, Công ty thay đổi tên và loại hình hoạt động thành Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Không những thế, Công ty còn mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường và xu thế hiện nay như buôn bán máy vi tính, các loại thiết bị điện tử viễn thông. Từ đầu năm 2006, công ty có mở rộng quy mô kinh doanh đối với từng loại dịch vụ khác nhau như: không chỉ kinh doanh thiết bị điện tử mà còn mở thêm dịch vụ sửa chữa các linh kiện điện tử, máy tính, buôn bán kèm dịch vụ bảo hành cho các khách hang lẻ và bảo hành tận nơi đối với các khách hang lớn… 1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân kinh doanh rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là các lĩnh vực sau: Buôn bán và sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông: buôn bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện điện tử, máy vi tính, phần mềm tin học, dịch vụ viễn thông (lắp đặt mạng…) Dịch vụ du lịch: chuyên tổ chức các tour du lịch ở phía Bắc Việt Nam đặc biệt là du lịch trên biển Vịnh Hạ Long, các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch… Dịch vụ vận tải: cho thuê xe du lịch chất lượng cao loại từ 4- 24 chỗ, vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường bộ Công ty luôn luôn phục vụ 24/7 và luôn tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm bảo rằng các du khách khi đến với công ty sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất, chất lượng với giá cả phải chăng nhất. 4 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B Giám đốc Phòng hành chính Phòng TC-KT Phòng kinh doanh Phòng vật tư Phòng dịch vụ vận tải Phòng dịch vụ du lịchPhòng kinh doanh thiết bị Hội đồng quản trị CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG 1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Nguồn: công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân Để phù hợp với ngành nghề kinh doanh và số lượng nhân viên của Công ty, cơ cấu tổ chức của Công ty được sắp xếp theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng và hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, quyền quyết định cao nhất thuộc về giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho giám đốc. Hội đồng quản trị: Gồm tất cả các thành viên của Hội đồng cổ đông, có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với kết quả kinh doanh của Công ty theo số cổ phần của mình đóng góp trong Công ty; có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho Công ty, giám soát tình hình hoạt động của Công ty và công tác 5 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG quản lý Công ty của Giám đốc. Giám đốc: là người đại diện trước pháp luật của Công ty, có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công việc của Giám đốc là điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty với sự tham mưu tư vấn của các phòng ban chức năng. Phòng hành chính: chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự như tổ chức tuyển dụng lao động, đào tạo lao động và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách cho cán bộ công nhân viên (phòng tổ chức hành chính phải làm cả công việc của phòng nhân sự vì Công ty có quy mô không lớn, bộ máy quản lý được thiết kế tinh gon hơn nên không có phòng nhân sự); chịu trách nhiệm quản lý về hành chính của Công ty như tổ chức các buổi họp, sắp xếp nhân sự, sắp xếp công việc, tiếp khách hàng… Phòng tài chính kế toán: là bộ phận không thể thiếu của bất cứ Công ty nào, có trách nhiệm tư vấn cho giám đốc về mặt tài chính trong công việc quản lý Công ty, trong các dự án kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn vốn hoạt động kinh doanh của Công ty, thay mặt Công ty quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hạch toán chi phí cho từng hợp đồng kinh doanh, thực hiện chính sách lương bổng cho cán bộ công nhân viên… Phòng kinh doanh: thực hiện công tác quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung cấp nhằm thu hút khách hàng, đưa ra các chính sách cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, mở rộng thì trường cũng như nghiên cứu để phát triển các ngành nghề kinh doanh hiện tại cũng như mở rộng sang một lĩnh vực mới… Phòng vật tư: xây dựng kế hoạch về vật tư cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hoạt động buôn bán và sửa chữa thiết bị điện tử viễn thông, chịu trách nhiệm lien hệ với các nhà cung ứng vật tư, tổ chức công tác mua, nhận và dự trữ nguyên vật liệu, kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng nguyên vật liệu… Phòng kinh doanh thiết bị: bán các sản phẩm linh kiện điện tử viễn thong, phát triển các phần mềm tin học, sửa chữa các thiết bị điện tử viễn thông, tổ chức dịch vụ chăm sóc khách hàng như bảo hành, bảo dưỡng… Phòng dịch vụ du lịch: tìm kiếm các địa điểm mới hấp dẫn, có khả năng thu hút được khách hàng; tổ chức các tour du lịch trong nước, đặt phòng khách sạn và một số dịch vụ khác… 6 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG Phòng dịch vụ vận tải: cho thuê xe du lịch từ 4 – 24 chỗ có hoặc không có người lái, nhận và thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển ( lưu kho, bảo quản về chất lượng cũng như số lượng). Tất cả các công việc, hoạt động của các phòng chức năng đều chịu sự ảnh hưởng và chi phối của các phòng chức năng khác trong Công ty và dưới sự chỉ đạo của Giám đốc nhằm thực hiện theo đúng kế hoạch mà Công ty đã đề ra. 1.2.2. Đặc điểm về tài chính Vốn là nhân tố không thể thiếu trong bất cứ một Công ty nào, tổng nguồn vốn cũng như kết cấu nguồn vốn cũng đều ảnh hưởng đến quy mô, đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để biết được nguồn lực, năng lực tài chính của Công ty, phải phân tích dựa vào các chỉ tiêu khác nhau. Dưới đây là Bảng cân đối kế toán tổng quát của Công ty trong ba năm trở lại đây. 7 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12 của các năm từ năm 2006 – 2010 Đơn vị: nghì đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2008 - 2009 2009 - 2010 CL % CL % A. Tổng tài sản 21.874.000 21.947.476 22.170.000 73.479 0,35 222.524 1,02 I. Tài sản lưu động 6.928.818 6.985.767 6.995.305 56.949 0,82 9.538 0,14 1.Tiền mặt 4.647.030 4.595.600 4.507.000 -51.430 -1,11 -88.600 -1,93 2. Các khoản phải thu 1.923.100 2.020.510 2.051.032 97.410 5,07 30.522 1,51 3. Tài sản lưu động khác 358.688 369.657 437.273 10.969 3,06 67.616 18,29 II. Tài sản cố định 14.945.182 14.961.709 15.174.695 139.963 0,94 165.575 1,10 B. Tổng nguồn vốn 21.874.000 21.947.476 22.170.000 73.479 0,34 222.524 1,01 I.Vốn vay 14.691.845 14.609.468 14.752.469 -82.377 - 0,56 143.001 0,98 1. Nợ ngắn hạn 7.491.845 7.409.468 7.452.469 -82.377 -1,10 43.001 0,58 2. Vay dài hạn 7.200.000 7.200.000 7.300.000 0 0 100.000 1,39 II. Vốn chủ sở hữu 7.182.155 7.338.008 7.417.531 155.853 2,17 79.523 1,08 1. Vốn góp 7.062.000 7.100.850 7.116.000 38.850 0,55 15.150 0,21 2. Lợi nhuận giữ lại 120.155 237.158 301.531 117.003 97,38 64.373 27,14 Nguồn: công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân 8 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG 1.2.2.1. Đặc điểm về tổng nguồn vốn: Từ Bảng cân đối kế toán trên ta thấy, năm 2008 tổng nguồn vốn của Công ty chỉ đạt được 21.874.000 đồng, cuối năm 2009 nền kinh tế dần phục hội sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 – đầu năm 2009, công việc kinh doanh đã có khởi sắc hơn nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tổng nguồn vốn của Công ty có tăng lên nhưng không nhiều, chỉ tăng 73.476.000 đồng, tương ứng với 0,35%. Đến năm 2010, Công ty hoạt động tốt hơn, đưa tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên 1,02% so với năm 2009 và đạt 22.170.000.000 đồng, đạt mức cao nhất từ khi Công ty đi vào hoạt động đến nay. 1.2.2.2. Đặc điểm về kết cấu tài tài sản – nguồn vốn: Qua Bảng cân đối kế toán của Công ty hàng năm có được thống kê về tổng nguồn vốn và kết cấu trong đó như sau: Bảng 2: Kết cấu tài chính của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân: Đơn vị: nghì đồng Năm Nguồn vốn 2008 2009 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 21.874.000 100 21.947.476 100 22.170.000 100 Tài sản cố định 14.945.182 68,32 14.961.709 68,17 15.174.695 68,45 Tài sản lưu động 6.928.818 31,68 6.985.767 31,83 6.995.305 31,55 Tổng nguồn vốn 21.874.000 100 21.947.476 100 22.170.000 100 Vốn vay 14.691.845 67,17 14.609.468 66,57 14.752.469 66,54 Vốn chủ sở hữu 7.182.155 32,83 7.338.008 33,43 7.417.531 33,46 Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty 9 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG Về tài sản: tỷ trọng Vốn lưu động chiếm trên 31% và khá ổn định qua các năm, Tài sản cố định chiếm khoảng 68% cho thấy Công ty đầu tư rất lớn vào Tài sản cố định. Việc đầu tư này là phương hướng đúng cho mục tiêu phát triển nhưng việc đầu tư nhiều như thế này thì không hẳn là đã tốt trong giai đoạn này, trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động, Công ty nên tăng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, vốn lưu động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng lên còn vốn bằng tiền mặt giảm, cụ thể: năm 2009, tài sản lưu động giảm tăng 0,82% trong đó tiền mặt giảm đi 66.487 đồng tương ứng giảm đi 1,11% và khoản phải thu thì tăng lên 97.410 đồng tương ứng tăng 5,07%; năm 2010, tài sản lưu động tăng lên 0,14%, nhưng tiền mặt lại giảm đi 88.600 đồng tương ứng giảm 1,93%, khoản phải thu lại tăng 30.522 đồng tương ứng tăng 1,51%. Công ty nên có biện pháp khắc phục, không nên để tình trạng này kéo dài bởi Công ty có thể sẽ thiếu vốn bằng tiền cho hoạt động kinh doanh cũng như chi trả cho những khoản vay đến hạn ngay do lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng lớn. Về nguồn vốn: lượng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng qua các năm nhưng không có những biến động lớn chỉ ở khoảng 33% tổng nguồn vốn, còn vốn vay chiếm khoảng 67% tổng nguồn vốn. Cơ cấu vốn được duy trì khá hợp lý. 1.2.2.3. Đặc điểm về tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: Bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù Tổng nguồn vốn thay đổi nhưng kết cấu của Bảng cân đối kế toán không thay đổi, Tổng tài sản cố định luôn luôn lớn hơn nguồn vốn dài hạn, điều này chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho Tài sản cố định, Công ty phải sử dụng một phần Nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư. Cụ thể là năm 2008, Công ty phải sử dụng 6,63% vốn ngắn hạn để đầu tư mua sắm Tài sản cố định, năm 2009 sử dụng 6,49% và năm 2010 là 6,14%. Việc Công ty liên tiếp phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào Tài sản cố định cho thấy Công ty đã rất mạo hiểm khi đầu tư lớn vào Tài sản cố định trong khi nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư. Việc mạo hiểm này mặc dù mang lại cho Công ty lợi ích là giảm chi phí sử dụng vốn nhưng đồng thời cũng có rủi ro rất cao trong việc thiếu vốn ngắn hạn để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. 1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực 10 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B [...]... kế sôi động này Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân cũng có những phương hướng để phát triển Công ty, phát triển hoạt động kinh doanh của mình cũng như phương hướng để sử dụng nguồn vốn mà cụ thể là Vốn lưu động hiệu quả hơn Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân: • Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh... ảnh hưởng đến công tác quản lý Vốn lưu động Nguồn vốn lưu động của Công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Do đó, việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn huy động vốn này Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân : bao gồm vốn góp của các chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại hàng năm, đó là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của Công ty, Công ty có quyền chiếm... rộng thị phần, quy mô Công ty, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường Mục tiêu về Vốn lưu động • Xác định nhu cầu vốn chính xác nhằm quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả, tránh lãng phí vốn lưu động • Quản lý khoản phải thu nhằm giảm sô vốn bị chiếm dụng, tăng vốn chiếm dụng của Công ty khách,... phải xác định chính xác nhất nhu cầu VLĐ, lựa chọn phương thức huy động vốn, cơ cấu vốn hợp lý, linh hoạt nhằm giảm thiểu được chi phí huy động và sử dụng vốn, sử dụng khoản vốn này đúng mục đích, đạt hiệu quả cao 2.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn lưu động • Các nhân tố khách quan: hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: • Môi trường kinh tế và các... thắt chặt tín dụng và quản lý lãi suất cho vay, việc huy động vốn từ đi vay rất khó khăn nhưng Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân đã rất thành công trong công tác huy động vốn từ cả hai nguồn Cơ cấu nguồn vốn cũng như vốn lưu động (cơ cấu vốn bằng tiền – các khoản phải thu; tiền tại quỹ - tiền gửi ngân hàng) của Công ty khá hợp lý, Công ty đã biết tận dụng nguồn vốn vay để làm giảm chi phí vốn, đáp ứng... này làm cho nguồn vốn lưu động bị ứ đọng nhiều, Công ty không có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh Trong năm 2010, tuy không có nhiều yếu tố gây cản trở đến việc vay vốn như trong năm 2008 – 2009 nhưng Công ty lại chỉ huy động được lượng vốn lưu động thấp, chủ yếu là huy động vốn dài hạn để đầu tư cho Tài sản cố định Điều này chứng tỏ Công ty chưa xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cũng như cơ cấu vốn hợp... và lưu kho, do đó Công ty nên chú trọng đến các khâu này, bảo đảm các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả cao 13 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS HÀ SƠN TÙNG PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÙA XUÂN 2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. .. Việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả làm cho tốc độ luân chuyển vốn còn chậm, thời gian quay vòng vốn dài, sử dụng lãng phí 876 triệu đồng năm 2010, hiệu suất và sức sinh lời của vốn lưu động còn thấp Công ty chưa lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn, đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định nên phải dùng vốn lưu động để đầu tư vì vốn cố định không có đủ, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh với số vốn lưu. .. chặt tín dụng, quản lý lãi suất cho vay… Trước tình hình này, Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân luôn gặp khó khăn trong việc huy động 17 SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS HÀ SƠN TÙNG nguồn vốn cũng như vốn lưu động từ ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng, nguồn huy động chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu Vì huy động khó khăn nên Công ty luôn chú ý đến việc sử dụng. .. quả sử dụng nguồn vốn và vốn lưu động • Xác định đúng nhu cầu về nguồn vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, sử dụng cân đối và có hiệu quả nguồn vốn huy động về, trong đó đặc biệt là vốn lưu động • Xác định rõ mục tiêu của quản lý tài chính trong từng giai đoạn, thực hiện tốt công tác hoạch định tài chính, quản lý tài chính và thường xuyên kiểm tra để có thể kịp thời điều chỉnh sao cho . đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân . Bài viết có kết cấu gồm ba phần như sau: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Phần II:. chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân, em nhận thấy công tác huy động, sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự có hiệu quả. . Xuân. Phần II: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Phần III: Phương hướng, mục tiêu PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÙA XUÂN 2 SVTH: Đỗ Thị Huyền