Xu hướng FDI trên thế giới

54 935 6
Xu hướng FDI trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, việc đầu tư quốc tế là một hướng đi đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của các nước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm một phần quan trọng trong hoạt động đầu tư. Sau khi đạt mức kỷ lục vào năm 2007, FDI sụt giảm nặng nề trong năm 2008, năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hiện nay đang trong quá trình hồi phục. Việc tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng FDI sẽ là một lợi thế trong quá trình đầu tư ở giai đoạn mới đối với các tổ chức trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về xu hướng FDI trên thế giới trong những năm từ 2008 đến nay và đưa ra những dự báo cho xu hướng FDI trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng em cũng sẽ đề cập đến xu hướng FDI ở Việt Nam và đưa ra những biện pháp để thu hút FDI ở Việt Nam. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1 Khái niệm: Ngày 12-11-1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo điều 2 của luật này, FDI là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới. 1.2 Các nguồn hình thành vốn FDI - Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn một nước thiếu vốn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi thửa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận vì chi phí sản xuất của nước thừa vốn thường cao hơn nước thiếu vốn. - Chu kỳ sản phẩm: 3 Chu kỳ của sản phẩm bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: xuất hiện, tăng trưởng (chin muồi), chững lại (suy giảm). Ở giai đoạn 1, công ty phát minh bán sản phẩm ra thị trường trong nước. Ban đầu quá trình sản xuất còn phức tạp mà doanh nghiệp muốn tối đa hóa chi phí đầu tư nên chưa đưa ra thị trường nước ngoài. Trong giai đoạn này, xuất khẩu không đáng kể, FDI chưa xuất hiện. Giai đoạn 2, sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nước ngoài và đương đầu với cạnh tranh thì công ty sẽ đầu tư trực tiếp sang các nước có nhu cầu cao về sản phẩm, điều này dẫn đến sự xuất hiện FDI. Giai đoạn 3, sản phẩm và quy trình sản xuất được chuẩn hóa, các doanh nghiệp chịu áp lực giảm chi phí. Để làm được điều đó, doanh nghiệp mang vốn sang đầu tư trực tiếp ở các nước đang phát triển, FDI tiếp tục phát triển. - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty này sẽ chọn nơi nào có các điều kiện về lao động, đất đai, chính trị,… cho phép họ phát huy những lợi thế đặc thù nói trên. - Tiếp cận thị trường và xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. - Khai thác chuyển giao và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều nước lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa nhằm mục đích khai thác đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật công nghệ. - Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: 4 Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. 1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay - Theo phương thức xâm nhập thị trường: + Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doand đã tồn tại. + Mua lại và sát nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger & Acquisition): chủ đầu tư nước ngoài mua lại một cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. M&A bao gồm: Đầu tư theo chiều ngang - Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công nghiệp. Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Đầu tư vào công ty nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. - Theo quan hệ ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư: + FDI theo chiều dọc: doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. + FDI theo chiều ngang: FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư. + FDI hỗn hợp: chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. - Theo định hướng của nước nhận đầu tư: + FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. + FDI tăng cường xuất khẩu: thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới. + FDI theo các định hướng khác của chính phủ. - Theo định hướng của chủ đầu tư: 5 + FDI phát triển (Expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. + FDI phòng ngự (Defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất. - Theo động cơ của nhà đầu tư: + FDI tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng) và các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. + FDI tìm kiếm hiệu quả: nhà đầu tư phân bổ một số công đoạn sản xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí rẻ nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất. + FDI tìm kiếm thị trường: là hình thức đầu tư sản xuất cùng loại sản phẩm với nước đầu tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước đầu tư. + FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI Nhìn chung FDI toàn cầu thường có xu hướng giảm nhanh và hồi phục chậm. Trong quá khứ, FDI tăng trưởng mạnh trong những năm 1990-2000 rồi suy giảm, sau đó giai đoạn 2004-2007 là khoảng thời gian quả bom FDI bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng vốn FDI bắt đầu giảm từ đầu năm 2008 và đến 2010 thì có dấu hiệu tăng trở lại. Dòng vốn FDI hầu hết chịu sự chi phối bởi các công ty xuyên quốc gia (TNC) và có sự phân bổ không đều giữa các nhóm nước cũng như các vùng lãnh thổ. Hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) là hình thức chính trong đầu tư, ngoài ra còn có hình thức đầu tư mới (Greenfield Investment). Các công ty 6 xuyên quốc qua thuộc sở hữu Nhà nước cũng bắt đầu cho thấy sức mạnh của mình. Ngoài ra, chúng ta còn thấy được có sự chuyển đổi trong nước nhận đầu tư và nguồn đầu tư của dòng FDI trong thời gian gần đây. Hình 2.1: Dòng vốn FDI toàn cầu phân theo nền kinh tế từ 1995 đến 2012 (đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2012 (www.unctad.org/fdistatistics) 7 2.1 Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 2.1.1 Tổng quan về FDI trên thế giới giai đoạn 2008-2010 FDI toàn cầu có xu hướng giảm mạnh từ đầu năm 2008 và chỉ có dấu hiệu khởi sắc từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã kết thúc chu kì bốn năm tăng trưởng liên tục của vốn FDI toàn cầu. FDI thế giới giảm từ 2000 tỷ USD trong năm 2007 xuống còn 1700 tỷ USD vào năm 2008. Dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các tập đoàn vừa phải đối mặt với sự suy giảm nguồn tài chính vừa phải gánh chịu những tác động nặng nề do rủi ro tăng cao và sự thất bại trong dự đoán tăng trưởng kinh tế gây ra. Những biến đổi trên đã làm sức đầu tư của các tập đoàn yếu đi trông thấy. Cụ thể, dòng FDI chảy vào nhóm các nước phát triển giảm 29% còn 962 tỷ USD, nhóm các nước đang phát triển vẫn còn ở mức dương, tăng 17% lên đến 621 tỷ USD, những nước có nền kinh tế chuyển đổi lại đạt được kỉ lục mới thời gian này với tổng giá trị đầu tư là 114 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2007. Những nước phát triển chịu ảnh hưởng nhiều nhất thời gian này là Anh, Pháp, Bỉ, Canada và Đức. Bên cạnh đó, ta thấy được một thực tế rằng, chiếm một nửa số nước thu hút vốn FDI nhiều nhất là các nước đang phát triển, đây chính là tượng trưng cho sự biến đổi về quang cảnh FDI năm 2008. Dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển vẫn tăng lên bất chấp cuộc khủng hoàng tài chính. Năm 2009, tình hình vẫn chưa có chiều hướng khả quan khi FDI lại liên tục giảm mạnh. Sau khi giảm 16% trong năm 2008, dòng vốn vào của FDI năm 2009 tiếp tục giảm 37% xuống còn 1114 tỷ USD trong khi dòng vốn ra giảm khoảng 43% và chỉ đạt mức 1101 tỷ USD. Sự sụt giảm này diễn ra trên cả ba nhóm nước: nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và nhóm nước có nền kinh tế chuyển đổi. Những quốc gia đang phát triển và quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi cho đến năm 2009 mới thực sự chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Sau sáu năm liên tục tăng trưởng, FDI các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi Hình 2.2: Dòng vốn FDI của 20 quốc gia đứng đầu giai đoạn 2007-2008 (đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2009 (www.unctad.org/fdistatistics) 8 giảm 27%, đạt 548 tỷ USD. Tuy nhiên, sự suy giảm của các nước phát triển có phần nặng nề hơn với 44%. Có một sự thay đổi lớn trong xu hướng FDI vào khoảng cuối năm 2009 làm sáng lên những dấu hiệu phục hồi trong năm 2010 và 2011: Nhóm các quốc gia phát triển và quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi thu hút một nửa FDI toàn cầu trong năm 2009 và tỉ trọng tương đối của hai nhóm quốc gia này cho thấy điểm đến cũng như nguồn vốn của dòng FDI sẽ còn tăng hơn nữa. Trong số 6 nước thu hút FDI nhiều nhất, có 3 nước thuộc nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Mỹ vẫn là quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất trong năm 2009 với 130 tỷ USD cho dù con số này đã giảm 59% so với năm 2008. Vị trí thứ hai thuộc về Trung Quốc với 95 tỷ USD với mức FDI giảm 12% và tiếp theo là Pháp với số vốn FDI giảm 3% và đạt 60 tỷ USD. 9 Hơn 2/3 hoạt động sáp nhập và mua lại quốc tế vẫn diễn ra giữa các nước phát triển nhưng đóng góp của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đã tăng từ 26% trong năm 2007 lên 31% trong năm 2009. Thị phần của 10 các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi trong dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng trong thời kỳ suy thoái chủ yếu vì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giảm mạnh ở các nước phát triển. Sự sụt giảm của hoạt động sáp nhập và mua lại xuyên biên giới chiếm phần lớn sự sụt giảm của FDI trong năm 2009. Mặc dù việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới ở các nước đang nổi tăng đều trong những năm gần đây, nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển. Sự sụt giảm của dòng FDI đã chạm đến mức thấp nhất vào nửa cuối năm 2009, nối tiếp sau đó là sự phục hồi nhẹ vào năm 2010 với số vốn FDI tăng và đạt 1420 tỷ USD, đây là một dấu hiệu khả quan trong ngắn hạn và cho những năm sau đó. Lần đầu tiên, các nước có nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi cùng nhau thu hút hơn một nửa dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn ra từ các nền kinh tế này cũng đạt mức cao kỷ lục, hầu hết các khoản đầu tư của họ hướng về các quốc gia khác ở miền Nam. Ngược lại, dòng vốn FDI vào các nước phát triển tiếp tục giảm. Một số khu vực nghèo nhất tiếp tục đối mặt với sự suy giảm dòng vốn FDI. Dòng vốn chảy vào châu Phi, các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển tên đất liền và ở các đảo nhỏ đều giảm. Tình trạng tương tư cũng xảy ra đối với dòng chảy vào Nam Á. Đồng thời, các khu vực mới nổi lớn, chẳng hạn như Đông Á, Đông Nam Á và Mỹ Latinh tăng trưởng mạnh mẽ trong việc thu hút FDI. Sản xuất quốc tế đang mở rộng, với doanh số bán hàng nước ngoài , việc làm và tài sản của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tất cả đều tăng. Việc sản xuất của các TNC trên toàn thế giới đã tạo ra giá trị gia tăng khoảng 16 nghìn tỷ USD trong năm 2010, chiếm một phần tư GDP toàn cầu. Chi nhánh nước ngoài của các TNC chiếm hơn 10% GDP toàn cầu và một phần ba kim ngạch xuất khẩu trên thế giới. Các công ty xuyên quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước là một nguồn mới nổi quan trọng của FDI. Có ít nhất 650 công ty xuyên quốc gia thuộc Nhà nước, với 8.500 chi nhánh nước ngoài trên toàn cầu. Mặc dù các công ty này chỉ chiếm 1% trong hệ thống TNC, đầu tư ra nước ngoài của các công ty này chiếm 11% vốn FDI toàn cầu trong năm 2010. Quyền sở hữu và quản lý của công ty xuyên quốc gia thuộc Nhà [...]... trị các vụ sáp nhập và mua lại trên thế giới đã tăng 36% so với cùng kỳ năm trước 2.1.2 Dòng vốn FDI một số khu vực trên thế giới giai đoạn 2008- 2010 2.1.2.1 Nhóm các nước đang phát triển a Châu Phi Hình 2.4: Dòng vốn FDI chảy vào châu Phi năm 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011 (www.unctad.org/fdistatistics) 12 Sau một thập kỉ tăng trưởng, dòng vốn FDI vào châu Phi đạt đỉnh điểm... vốn FDI chảy vào Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á giai đoạn 2007-2008 (đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2009 (www.unctad.org/fdistatistics) Hình 2.8: Dòng vốn FDI chảy ra Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á năm 20002010 (đơn vị: tỷ USD) 17 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2009 (www.unctad.org /fdistat istics) Dòng vốn FDI chảy ra từ 3 khu vực này tăng 7%, đạt 186 tỷ USD Dòng vốn FDI. .. sự suy giảm trong tổng số M&A đã tác động nặng nề đến dòng vốn FDI, vì FDI liên quan chặt chẽ với giá trị của các giao dịch M&A xuyên biên giới 27 Hình 2.17: Tình hình sáp nhập và mua lại xuyên biên giới với giá trị trên một tỷ USD giai đoạn 1987- tháng 6/2009 (đơn vị: tỷ USD) Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2009 (www.unctad.org/fdistatistics) 28 Trong năm 2009, hoạt động M&A giảm 34% về số... nhất trên thế giới Trong năm 2010, FDI của các công ty này đạt 146 tỷ USD, khoảng 11% của dòng FDI toàn cầu, đây là một con số không nhỏ vì số lượng của các ông ty này chỉ chiếm hơn 1% trong mạng lưới TNC Hình 2.21: Giá trị dự án của các công ty xuyên quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước và phần trăm trong tổng số vốn FDI đi ra năm 2003-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011 (www.unctad.org/fdistatistics)... triển Hình 2.15: Dòng vốn FDI chảy vào của các nước phát triển, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) 25 Hình 2.16: Dòng vốn FDI chảy ra của các nước phát triển, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) Năm 2008: Do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên dòng vốn FDI chảy vào và ra của các... Quốc đạt kỉ lục tương ứng 76 tỷ USD và 68 tỷ USD b.2 Tây Á Hình 2.9: Dòng vốn FDI chảy vào của Tây Á, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) Hình 2.10: Dòng vốn FDI chảy ra của Tây Á, 2000-2010 19 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) Năm 2008: FDI chảy vào Tây Á tăng trong 6 năm liên tiếp, đạt tổng 90 tỷ USD với mức tăng... kinh tế chuyển đổi có xu hướng nhận được đầu tư mới hơn là M&A qua biên giới Hơn hai phần ba tổng giá trị đầu tư mới là hướng đến các nền kinh tế này, trong khi chỉ có 25% M&A qua biên giới được thực hiện ở đó 32 2.1.3.3 Nguồn vốn FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Mặc dù có sự đa dạng về chủ thể tham gia đầu tư nhưng hầu hết vốn FDI đang được kiểm soát bởi các công ty xuyên quốc gia Do thực... gia độc lập Hình 2.13: Dòng vốn FDI chảy vào của Đông Nam châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) 23 Hình 2.14: Dòng vốn FDI chảy ra của Đông Nam châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) Năm 2008: FDI chảy vào khu vực này tăng liên... vốn FDI chảy vào của châu Mỹ La-tinh và các nước Caribe, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) 21 Hình 2.12: Dòng vốn FDI chảy ra của châu Mỹ La-tinh và các nước Caribe, 2000-2010 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011(www.unctad.org/fdistatistics) Năm 2008: FDI chảy vào tăng 13%, đạt 144 tỷ USD Tốc độ tăng không đồng đều giữa các tiểu vùng: tăng 29%... là số lượng các dự án đầu tư mới chỉ giảm 15% trong khi M & A xuyên biên giới đã giảm 34% (Hình 2.20) Hình 2.20: Đầu tư mới và M&A năm 2005-tháng 5/2010 31 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2010 (www.unctad.org/fdistatistics) Trong năm 2010, đầu tư mới đã trở nên lớn hơn nhiều so với M&A qua biên giới Sự phục hồi của dòng vốn FDI dựa trên sự gia tăng của cả đầu tư mới và M&A Tuy rằng hình thức . nghiên cứu về xu hướng FDI trên thế giới trong những năm từ 2008 đến nay và đưa ra những dự báo cho xu hướng FDI trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng em cũng sẽ đề cập đến xu hướng FDI ở Việt. sản xu t ra sản phẩm cuối cùng. + FDI theo chiều ngang: FDI được tiến hành nhằm sản xu t cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xu t ở nước chủ đầu tư. + FDI. tư: + FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xu t và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. + FDI tăng cường xu t

Ngày đăng: 11/06/2014, 17:13

Mục lục

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

    1.2 Các nguồn hình thành vốn FDI

    1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

    - Theo động cơ của nhà đầu tư:

    CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI

    2.1 Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010

    2.1.1 Tổng quan về FDI trên thế giới giai đoạn 2008-2010

    2.1.2 Dòng vốn FDI một số khu vực trên thế giới giai đoạn 2008- 2010

    2.1.2.1 Nhóm các nước đang phát triển

    2.1.2.2 Đông Nam châu Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...