2.1.3.1. Nguồn vốn FDI từ việc mua lại và sáp nhập (M&A)
Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tác động không nhỏ đến hoạt động mua lại và sáp nhập qua biên giới của các quốc gia, chứng kiến mức giảm lên tới 35% so với năm 2007. Ngoài việc thiếu hụt trong tài chính, sự sụt giảm của M&A trong năm này còn do tác động của việc giá cổ phiếu tuột dốc. Cụ thể là trong năm 2008, chỉ riêng sự sụt giảm của giá cổ phiếu đã chiếm 81 tỷ USD, tương đương với 18% trong tổng số lượng suy giảm M&A qua biên giới. Số lượng và giá trị các giao dịch lớn (tức là các giao dịch có giá trị trên 1 tỷ USD) cũng có những mức giảm đáng kể. Bằng chứng là số lần diễn ra các giao dịch như vậy đã giảm 21% và giá trị của chúng giảm 31% (Hình 2.4). Ở các nước phát triển, số lượng giao dịch lớn giảm từ 274 cuộc giao dịch vào năm 2007 xuống còn 203 cuộc năm 2008. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng ghi nhận con số giảm: 7 cuộc giao dịch năm 2008 so với 10 cuộc trong năm 2007. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, M&A vẫn còn mạnh mẽ trong năm 2008, với 41 cuộc giao dịch lớn, tăng lên so với 35 cuộc giao dịch như vậy trong năm 2007. Nhìn chung, sự suy giảm trong tổng số M&A đã tác động nặng nề đến dòng vốn FDI, vì FDI liên quan chặt chẽ với giá trị của các giao dịch M&A xuyên biên giới.
27
Hình 2.17: Tình hình sáp nhập và mua lại xuyên biên giới với giá trị trên một tỷ USD giai đoạn 1987- tháng 6/2009 (đơn vị: tỷ USD)
Trong năm 2009, hoạt động M&A giảm 34% về số lượng và giảm 65% về giá trị, phản ánh mức độ ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng đến hoạt động này. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Dealogic, trong tám thàng đầu năm 2009, tổng giá trị M&A toàn thế giới đạt chưa đầy 1500 tỷ USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 56% so với cùng kỷ năm 2007- năm kỷ lục của hoạt động này. Mặc dù phần lớn các hoạt động M&A diễn ra ở các nước phát triển, số lượng M&A ở các nước đang phát triển và chuyển đổi vẫn luôn được gia tăng. Nổi bật trong thời kì này là sự tăng lên trong số lượng các cuộc giao dịch M&A của nhóm nước BRIC (nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi, đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và có quy mô tương đồng bao gồm bốn quốc gia Liên bang Nga,Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil). Từ năm 2000 đến năm 2009, các công ty Ấn Độ hoàn thành 812 giao dịch ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc hoàn thành 450 giao dịch, các công ty Brazil hoàn thành 190 giao dịch, và các công ty của Nga hoàn thành 436 giao dịch (Hình 2.5). Một số các giao dịch trị giá hơn 1 tỷ USD. Ngoài hình thức M&A, nằm trong dự án của dòng FDI còn có hình thức đầu tư mới (việc đầu tư để xây mới hoặc mở rộng những nhà máy, dây chuyền hiện có), sự sụt giảm của M&A kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra cũng đã làm cho hình thức này được các nhà đầu tư xem xét nhiều hơn.
Hình 2.18: Dòng vốn FDI chảy ra và cổ phiếu của nhóm nước BRIC, 1998-2009 (đơn vị: tỷ USD)
29
Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2010 (www.unctad.org/fdistatistics)
Hoạt động M&A có dấu hiệu hồi phục với giá trị tăng 36% trong năm 2010, đạt 339 tỷ USD, mặc dù co số này vẫn chỉ bằng khoảng một phần ba của đỉnh cao năm 2007 trước đó (Hình 2.6). Giá trị các giao dịch M&A vào các nền kinh tế đang phát triển tăng gấp đôi do sự hấp dẫn từ việc định giá tài sản của các công ty, lợi nhuận ở nhóm nước này tăng trưởng mạnh mẽ và nền tảng kinh tế cũng trở nên vững chắc hơn, đây là một dấu hiệu tích cực của tăng trưởng thị trường. Đồng thời, nhóm nước đang phát triển và nhóm nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng dần trở thành những chủ đầu tư quan trọng trong năm 2010, trong khi năm trước vẫn còn là những đích đến đầu tư của nhóm nước phát triển. Hoạt động M&A qua biên giới trong khu vực Mỹ Latinh và các nước Caribe đã tăng đến 29 tỷ USD trong năm 2010, trong khi giá trị này trong năm 2009 là con số âm. Giá cổ phiếu cao hơn làm tăng sức mua của các nhà đầu tư để đầu tư ra nước ngoài, giá trị cao hơn của tài sản các công ty trong năm 2010 đã khuyến khích các nhà đầu tư trong việc thực hiện M&A bằng cách sử dụng cổ phiếu trong phần thanh toán. Mặt khác, hình thức đầu tư mới - một hình thức khác của FDI - giảm trong năm 2010. Xu hướng khác nhau giữa hình thức M&A và đầu tư mới không phải là đáng ngạc nhiên, một số các công ty có xu hướng xem xét hai phương thức này như lựa chọn thay thế, việc tăng của hình thức này đồng thời cũng giải thích việc giảm của hình thức còn lại. Tuy nhiên, giá trị hình thức M&A đã thấp hơn đầu tư mới rất nhiều kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Hình 2.19: Giá trị và số lượng giao dịch M&A và đầu tư mới gia đoạn 2007-tháng 5/2011
Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2009 (www.unctad.org/fdistatistics)