Nguồn vốn FDI từ việc đầu tư mới (Greenfield Investment)

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI trên thế giới (Trang 30 - 34)

Trái với M&A, dự án đầu tư mới (đầu tư xây mới và mở rộng các cơ sở hiện có) bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng chỉ trong quý IV năm 2008. Số lượng các khoản đầu tư thực sự tăng lên đáng kể trong ba quý đầu tiên của năm 2008, đạt trên 11.000 dự án. Nhưng từ tháng 9 năm 2008 trở đi đã có một sự suy giảm liên tục trong dòng đầu tư hàng tháng.Như với M & A, thông báo gần đây trong các ngành công nghiệp khác nhau đề cập đến việc hủy bỏ hoặc hoãn nhiều dự án.

Trong năm 2009, các dự án đầu tư mới có vẻ vững vàng hơn đối với cuộc khủng hoảng, trong khi M&A đang rất khốn đốn. Cụ thể là số lượng các dự án đầu tư mới chỉ giảm 15% trong khi M & A xuyên biên giới đã giảm 34% (Hình 2.20).

31

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2010 (www.unctad.org/fdistatistics)

Trong năm 2010, đầu tư mới đã trở nên lớn hơn nhiều so với M&A qua biên giới. Sự phục hồi của dòng vốn FDI dựa trên sự gia tăng của cả đầu tư mới và M&A. Tuy rằng hình thức đầu tư mới coá giảm so với M&A nhưng giá trị của hình thức này lại cao hơn nhiều so với M&A kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi có xu hướng nhận được đầu tư mới hơn là M&A qua biên giới . Hơn hai phần ba tổng giá trị đầu tư mới là hướng đến các nền kinh tế này, trong khi chỉ có 25% M&A qua biên giới được thực hiện ở đó.

2.1.3.3. Nguồn vốn FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs)

Mặc dù có sự đa dạng về chủ thể tham gia đầu tư nhưng hầu hết vốn FDI đang được kiểm soát bởi các công ty xuyên quốc gia. Do thực lực rất mạnh về vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường và phương thức quản lý, tiềm lực của công ty xuyên quốc qua có thể vượt cả tiềm lực kinh tế của nhiều quốc gia. Với cấu trúc mạng lưới, được sự hỗ trợ của các phương tiện thong tin hiện đại, các công ty đa quốc gia đang thực sự chi phối hệ thống kinh tế toàn cầu.

Các TNC tài chính (hoạt động chủ yếu là tài chính và công nghiệp) chiếm hơn 20% lượng dòng vốn FDI đi ra trong thời gian 2006-2008. Nhưng từ đầu năm 2008, vì phải đối mặt với suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, các TNC lớn nhất thế giới đã gặp rất nhiều khó khăn, một số công ty lớn bị buột phải chịu sự tiếp quản của Chính phủ. Sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận đăng ký ở đa số các TNC trong năm 2008 chỉ là một dấu hiệu của nhiều trở ngại mà họ cần phải vượt qua. Không những vậy, lượng cầu trên thế giới tiếp tục suy yếu và đe dọa trong suốt giai đoạn 2008-2009, rất nhiều các công ty xuyên quốc gia lớn nhất có doanh thu tuột dốc quá lớn so với những gì họ đã dự đoán cách đây một năm. Điều này sẽ có tác động mạnh tới những khuynh hướng và khả năng của họ để đầu tư ra nước ngoài. Với tình hình kinh tế hiện nay, khó khăn này diễn ra ở tất cả các công ty xuyên quốc gia trong gần như mọi khu vực trên thế giới và trong hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ cũng tạo ra một cơ hội cho các TNC mở rộng sang các thị trường khác với chi phí tương đối thấp. Rất nhiều công ty xuyên quốc gia lớn có thể thúc đẩy các chiến lược quốc tế hoá của họ với mục tiêu tối đa hoá hiệu quả thị trường cũng như khu vực địa lý, hơn nữa, đối với điều kiện hiện tại, các TNC từ nhóm nước đang phát triển có thể phát triển sức mạnh nếu họ có thể quản lý thành công cầu về hàng hoá nội địa cả về trong nước lẫn nước ngoài. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của họ cho đến nay là kết quả của sự năng động trong thị trường nội bộ, lượng cung sản phẩm của họ trên thị trường toàn cầu có thể sẽ tăng lên khi được điều chỉnh thích hợp.

Có một xu hướng đáng chú ý có lẽ đã xuất hiện trước cuộc khủng hoảng 2008 và dần hiện rõ từ năm 2009 là sự nổi lên của các TNC ở các nhóm nước đang phát triển và nhóm nước có nền kinh tế chuyển đổi. Áp lực cạnh tranh quá lớn trong khu vực nước nhà đã thúc đẩy họ đầu tư sang các thị trường nước ngoài. Theo UNCTAD, tài sản nước ngoài của hai nhóm nước này đã tăng 11% trong năm 2009

33

lên gần 1000 tỷ USD. Việc các TNC mới mọc lên cộng với tác động không đồng đều của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã đẩy tỷ lệ phát triển và quá trình chuyển đổi về nhóm nước đầu tư lên mức cao kỷ lục. Ngoài quần đảo Virgin thuộc Anh, được mệnh danh là một trong những “thiên đường thuế”, ba nước Trung Quốc, Hồng Kông và Liên bang Nga là một trong những nhà đầu tư trong 20 nước đứng đầu thế giới. TNC của Trung Quốc và Liên bang Nga, cùng với Ấn Độ và Brazil - cũng được gọi chung là BRIC - đã trở thành các nhà đầu tư năng động. TNC ở Nhật trong năm 2009 cũng thu nhỏ việc đầu tư ra nước ngoài sau cuộc mua lại nhanh chóng năm 2008.

UNCTAD ước tính rằng trong năm 2010, các công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giới, trong hoạt động của mình cả trong và ngoài nước, đã tạo ra giá trị gia tăng khoảng 16 nghìn tỷ USD, chiếm hơn một phần tư GDP toàn cầu. Trong năm 2010, hoạt động đối ngoại của TNC phi tài chính lớn nhất tăng trở lại, thị phần trong tổng số hoạt động vẫn ở mức cao (Tập đoàn phi tài chính là các công ty có hoạt động chính là sản xuất hàng hoá thị trường hoặc các dịch vụ phi tài chính). Tuy nhiên không phải tất cả các công ty xuyên quốc gia lớn nhất có thể tăng cường quốc tế hoá, ví dụ như các TNC tài chính vẫn gặp khó khăn đáng kể trong năm 2010. Các TNCs lớn nhất từ các quốc gia phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi đã khéo léo vượt qua những áp lực khác nhau. Các công ty xuyên quốc gia ở hai nhóm nước này đã đấu tranh để cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng ở nước nhà với mục tiêu quốc tế dài hạn và mong muốn có được thương hiệu quốc tế, công nghệ và tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thị phần của các hoạt động nước ngoài trong tổng số hoạt động của các nhóm này tiếp tục tăng. Một làn sóng mới của ngành công nghiệp tài chính có thể hiện thực trong những năm tới, nhưng các TNC tài chính tại các thị trường phát triển có thể thấy rằng việc tham gia vào các thị trường phát triển nhanh chóng kéo theo các biện pháp kiểm soát vốn khác nhau. Trong cuộc khủng hoảng, các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước đang phát triển như Brazil và Trung Quốc xem tổ chức tài chính nhà nước là nhân tố quan trọng của một thị trường tài chính vững mạnh. Nếu việc thâm nhập vào các thị trường lớn nhất và

phát triển nhanh nhất gặp trở ngại thì các TNC tài chính sẽ cảm thấy khó khăn để duy trì quốc tế hoá trong dài hạn. Đáng chú ý hơn, sự xuất hiện của TNC thuộc sở hữu Nhà nước với vai trò là nhà đầu tư bên ngoài quan trọng có ý nghĩa cho nước đầu tư và cả nước nhận đầu tư. Các công ty này chủ yếu xuất hiện ở nhóm nước đang phát triển. Trong năm 2010 đã có ít nhất 650 TNC thuộc sở hữu Nhà nước, với hơn 8.500 chi nhánh nước ngoài, hoạt động trên toàn cầu. Tuy chỉ là một nhóm nhỏ nhưng TNC thuộc sở hữu Nhà nước vẫn góp mặt trong hệ thống các TNC lớn nhất trên thế giới. Trong năm 2010, FDI của các công ty này đạt 146 tỷ USD, khoảng 11% của dòng FDI toàn cầu, đây là một con số không nhỏ vì số lượng của các ông ty này chỉ chiếm hơn 1% trong mạng lưới TNC.

Hình 2.21: Giá trị dự án của các công ty xuyên quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước và phần trăm trong tổng số vốn FDI đi ra năm 2003-2010.

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2011 (www.unctad.org/fdistatistics)

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI trên thế giới (Trang 30 - 34)