Giai đoạn 2011-2013 và triển vọng trong tương lai 1 Tổng quan về FDI 2011-

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI trên thế giới (Trang 37 - 40)

c, Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các quỹ đặc biệt

2.2 Giai đoạn 2011-2013 và triển vọng trong tương lai 1 Tổng quan về FDI 2011-

2.2.1 Tổng quan về FDI 2011-2013

Ba năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, 2011-2013 là giai đoạn có nhiều sự chuyển biến trong nền kinh tế theo chiều hướng ảm đạm về tất cả các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong dòng vốn FDI trên thế giới.

Hình 2.24: FDI toàn cầu, trung bình giai đoạn 2005-2007, giai đoạn 2007-2013

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2013 (www.unctad.org/fdistatistics)

Đầu năm 2010 nền kinh tế đã có những khởi sắc nhất định. Cuộc khủng khoảng nợ công ở Châu Âu tưởng chừng đã gây ảnh hưởng không tốt, vì nó đã có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI ở các nước phát triển tuy nhiên đó chính là yếu tố tạo ra hiệu hứng tích cực đối với tổng thể nền kinh tế từ đó thúc đẩy FDI tăng, đó là việc mua bán và sát nhập (M&A). Vì vậy, năm 2011 tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu tăng nhưng không trở thành nguồn đầu tư mở rộng sản xuất. Cụ thể là tăng 16% so với năm 2010, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 25% của đỉnh cao năm 2007 theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Trong báo cáo “Giám sát FDI toàn cầu” của UNCTAD cho thấy dòng FDI từ các nước đang phát triển giảm 7% (từ 31% năm 2010 xuống 26% năm 2011) trong khi đó FDI từ các nước phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi tăng tới 25%, quá 1,2 nghìn tỷ USD với nguồn vốn FDI chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Có thể nói kinh tế thế giới năm 2012 đã trải qua một năm tồi tệ hơn năm 2011, những vấn đề mang tính cơ cấu vẫn chưa có một giải pháp nào khả thi để giải quyết một số vấn đề điển hình là “Vách đá tài khóa” và nợ trần ở Mỹ. Bên cạnh đó còn nhiều những bất đồng về việc phối hợp chính sách mang tính toàn cầu, dẫn đến những dự báo tiêu cực và suy giảm lòng tin, kéo theo tình trạng giảm giải nợ, hạn chế giao dịch tài chính xuyên quốc gia và làm suy yếu thương mại toàn cầu. Đó

39

cũng là một phần nguyên nhân để lí giải cho tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong tổng vốn FDI toàn cầu từ 1,6 nghìn tỷ USD trong năm 2011 xuống còn khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2012, nghĩa là giảm 18,75%. Dòng vốn FDI vào các nước phát triển giảm mạnh xuống 550 tỷ USD, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt là ở Châu Âu và Mỹ. Các nước đang phát triển lại trở nên thu hút vốn FDI hơn, chiếm 52% tổng FDI toàn cầu. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước tiếp nhận FDI đứng thứ nhất thế giới mặc dù không tránh khỏi sự suy giảm.

Tình hình có vẻ khả quan hơn cho đến nửa đầu năm 2013 tổng vốn FDI toàn cầu đạt 745 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Do việc đồng tiền Euro suy thoái đã tạo ra một luồng ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhưng rồi cũng suy giảm dưới mức trung bình kỳ vọng. Điều này đã tác động trực tiếp đến sự lưu chuyển các dòng vốn FDI giữa các quốc gia. Cụ thể là nguồn vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục giảm, dịch vụ và các khu vực chế biển thực phẩm có cơ hội thu hút nguồn vốn FDI lớn hơn. Các nước đang phát triển và những nền kinh tế chuyển đổi hay những nền kinh tế mới nổi là nơi thu hút vốn FDI nhiều nhất (hơn 60% vốn FDI toàn cầu) đặc biệt là Châu Á, Châu Âu và đến Châu Phi. Trong khi đó, vốn FDI vào các nước phát triển lại sụt giảm. Cụ thể, FDI vào khu vực Bắc Mỹ tăng 6% trong năm 2013, chủ yếu là nhờ các khoản vay nội bộ cho các chi nhánh nước ngoài của các công ty và tập đoàn ở Canada. Tại châu Âu, FDI phục hồi đáng kể: ở Đức (tăng 392%, đạt 32,3 tỷ USD), Tây Ban Nha (tăng 37%, đạt 37,1 tỷ USD) và Ý (từ 0,1 tỷ USD lên 9,9 tỷ USD)… Mặc dù vậy, vai trò của các nước phát triển trong việc khắc phục sự trì trệ của nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Nhìn chung, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong năm 2013 đang trên đà phục hồi (bao gồm các dự án đầu tư mới, cũng như các dự án sát nhập và mua lại và đầu tư chứng khoán) ước tính tăng 11% đạt 1.461 tỷ USD, đạt mức trung bình như thời kì trước khủng hoảng (theo báo cáo Đánh giá Đầu tư toàn cầu công bố cuối tháng 1/2014 của UNCTAD).

Dưới quan điểm của các nhà dự báo của UNCTAD, 2014 sẽ là năm sáng sủa hơn đối với tình hình vốn FDI trên toàn cầu, được ước tính sẽ tăng lên 1.600 tỷ USD và thậm chí tiếp tục tăng 1.800 tỷ USD vào năm 2015.

Hình 2.25: FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1991-2013 (đơn vị: %)

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2013 (www.unctad.org/fdistatistics)

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI trên thế giới (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w