Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy lợi (Trang 52 - 57)

2 Đánh giá quá trình triển khai thực hiện

4.5.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

2.5.2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiện nay, khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã có những bước chuyển biến mới, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nền kinh tế và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả, góp phần đưa nước ta đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp là yêu cầu rất cấp bách. Ngày 25/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1244/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015, trong đó, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ “Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đổi mới cơ bản toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ năm 2011”. Chúng

tôi cho rằng Đề án này có ý nghĩa quyết định, là chìa khóa, là khâu đột phá để đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ của đất nước.

Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một trong những nội dung mang tính quyết định đến sự thành công và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Hiện nay, cách thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, địa phương đến cấp cơ sở đều thực hiện theo một phương thức chung, đó là:

- Hàng năm, các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước;

- Các cơ quan quản lý nhà nước tập hợp, thống kê, phân loại các đề xuất; thành lập các hội đồng xét chọn, tuyển chọn và phê duyệt các nhiệm vụ đưa vào triển khai thực hiện.

Cách làm này tồn tại nhiều năm nay, mặc dù đã mang lại những hiệu quả tích cực nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, thể hiện ở các khía canh sau đây:

1. Việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thật sự xuất phát từ thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ chức, cá nhân thường đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tổ chức, cá nhân mình, mạnh về lĩnh vực nào thì đề xuất nghiên cứu về lĩnh vực đó. Điều này làm cho hiệu quả nghiên cứu khoa học không cao, sản phẩm nghiên cứu manh mún, rời rạc, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế, của xã hội.

2. Do không có cơ chế kiểm soát nên tồn tại tình trạng trùng lặp các đề tài/dự án khoa học và công nghệ giữa các Bộ, ngành và địa phương.

3. Chất lượng đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân không cao. Việc đề xuất mang nặng tính thời vụ, chưa có sự đầu tư, xem xét kỹ lưỡng các nhiệm vụ nghiên cứu dẫn đến lãng phí thời gian, công sức, tiền của cho việc tổng hợp, thống kê, xét chọn, tuyển chọn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm nhận được hàng ngàn đề xuất nhưng chỉ có một phần nhỏ đề xuất được cho là có chất lượng để đưa ra xem xét, tuyển chọn cho triển khai thực hiện.

4. Các tổ chức, cá nhân khi đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, do không được đầu tư kỹ lưỡng nên thường thiếu tự tin, không biết các đề xuất của mình có được chấp nhận không, có được thông qua không? Tâm lý nếu được chấp nhận thì triển khai nghiên cứu, không thì thôi dẫn đến thái độ bàng quan, thiếu động lực, thiếu quyết tâm nghiên cứu.

5. Việc xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp thường phải hoàn thành trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch. Do vậy tình hình triển khai ở các cơ sở còn vội vàng, chất lượng đề xuất chưa cao.

Từ những phân tích nêu trên, rõ ràng là cần phải đổi mới căn bản việc xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Cùng với việc duy trì cách thức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ như hiện nay thì cần phải bổ sung phương thức mới xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cấp nào phải căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của cấp đó, phải được xác định bởi một cơ quan hoạch định chính sách phát triển về khoa học và công nghệ hoặc một hội đồng khoa học và công nghệ có đủ uy tín chuyên môn, đủ tâm, đủ tầm. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi như sau:

1. Thúc đẩy áp dụng cơ chế ”đặt hàng” trong hoạt động khoa học và công nghệ nhất là đối với các sản phẩm quốc gia, các vấn đề có tầm cỡ “quốc kế dân sinh”.

2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, ngành, địa phương phải được xác định bởi người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ cấp bộ, ngành, địa phương. Các hội đồng này phải có quy chế hoạt động thích hợp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên hội đồng với hiệu quả mang lại của những nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà hội đồng đề xuất.

3. Việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nên được tiến hành thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào “thời vụ” như hiện nay. Cơ sở dữ liệu về đề xuất đề tài/dự án phải được cung cấp đầy đủ, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh sự trùng lặp.

Cần thiết xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giao cho các trường đại học có thế mạnh để triển khai gắn với nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, đồng thời giao cho các giáo sư đầu ngành tổ chức các nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện theo chuẩn quốc tế.

Cơ chế tài chính

Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ tồn tại nhiều bất cập, thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ thấp (<1%GDP), trong đó, nguồn kinh phí ngoài ngân sách (từ xã hội, doanh nghiệp...) quá thấp (0,3%GDP).

- Việc phân bổ kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ dàn trải, cào bằng, không dựa trên các tiêu chí khoa học, không gắn với hiệu quả nghiên cứu.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ lạc hậu, chậm được sửa đổi, định mức chi cho các hoạt động nghiên cứu không còn phù hợp.

- Các quy định về thủ tục thanh quyết toán đề tài/ dự án mang nặng tính hành chính, rườm rà, cứng nhắc.

Để đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ, cần thiết: 1. Phải có cơ chế, chính sách thích hợp huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ.

2. Đối với hoạt động khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương, kinh phí phải được phân bổ kinh phí dựa vào các tiêu chí như: Kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc điểm, đặc thù hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương

3. Phân bổ kinh phí khoa học và công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào, nơi nào có khả năng đem lại lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng cho xã hội. Những đơn vị nào sử dụng kinh phí có hiệu quả, đúng mục đích thì được đầu tư tăng cường, nếu sử dụng không hiệu quả thì kiên quyết cắt giảm.

4. Việc cấp kinh phí cho các đề tài/dự án phải dựa trên cơ sở thẩm định hết sức kỹ lưỡng, nghiêm túc, phải tính đúng, tính đủ, đảm bảo tính khả thi thực hiện đề tài.

5. Giao khoán cho chủ nhiệm đề tài/dự án toàn quyền trong việc sử dụng kinh phí thực hiện đề tài/dự án. Mấu chốt của vấn đề là nhà nước nắm sản phẩm cuối cùng, đầu tư đúng, đủ, phát huy cao nhất năng lực, chủ động của các nhà khoa học để đạt hiệu quả cao nhất.

6. Cải tiến công tác nghiệm thu đề tài và giao nộp sản phẩm.

7. Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí thảo đáng cho đề tài/ dự án được ứng dụng, triển khai vào thực tiễn cuộc sống.

2.5.2.2. Đối với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm khoa học tránh để “lọt lưới” các sản phẩn không đạt yêu cầu. Hướng dẫn các đơn vị chuyên phối hợp cùng chủ nhiệm đề tài, dự án xây dụng kế hoạch triển khai thực hiện đề tài theo từng giai đoạn ngắn (từ 1 đến 3 tháng) và kết thúc giai đoạn phải có kiểm tra đánh giá để kịp thời đôn đốc và tháo gỡ khó khăn.

Tăng cường tổ chức các hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan quản lý, địa phương về định hướng nghiên cứu của các đề tài để có phương án điều chỉnh

kịp thời cho phù hợp. Tránh trường hợp một số đề tài gần kết thúc mới tổ chức Hội thảo nên khi có vấn đề, yêu cầu mới phát sinh không kịp điều chỉnh

Tăng cường mức độ hoạt động của Hội đồng khoa học trong việc xây dựng kế hoạch khoa học

Thường xuyên kết nối với cơ quan quản lý (Vụ KHCN, các Tổng Cục) nắm bắt các định hướng cụ thể từ Bộ từ đó hướng dẫn đơn vị xây dựng kế hoạch khoa học

Hỗ trợ các đơn vị kết nối với địa phương tổ chức các Hội thảo giới thiệu, quảng bá sản phẩm khoa học

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy lợi (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w