13 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 00 23 33
4.1.5. Tổng hợp các kết quả phỏng vấn các tiêu chí
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả thăm dò các tiêu chí
TT Các chỉ tiêu Rất cần Tỷ lệ % Cần Tỷ lệ % Không cần Tỷ lệ % Ý kiến khác Tỷ lệ %
1 Số bài báo được công bố
trong nước 40 80 8 16 1 2 1 2
2 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)
37 74 9 18 4 8 0 0
3 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán
36 72 11 22 2 4 1 2
4 Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế
35 70 10 20 2 4 3 6
5 Hợp đồng nghiên cứu khoa
học 34 68 13 26 2 4 1 2
6 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách
34 68 15 30 1 2 0 0
7 Số đầu sách chuyên khảo 34 68 11 22 3 6 2 4
8 Sổ tay hướng dẫn, Giáo
trình 31 62 12 24 5 10 2 4
9 Số bài báo được công bố
quốc tế 30 60 16 32 2 4 2 4
10 Hiệu quả bảo vệ môi trường 30 60 11 22 6 12 3 6 11 Số lượng thạc sĩ được đào
tạo 30 60 16 32 2 4 2 4
12 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát
TT Các chỉ tiêu Rất
cần lệ %Tỷ Cần lệ %Tỷ Khôngcần lệ %Tỷ Ý kiếnkhác lệ %Tỷ
triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh
13 Số lượng tiến sĩ được đào tạo
27 54 17 34 2 4 4 8
14 Hiệu quả khác từ đào tạo 26 52 11 22 6 12 7 14 15 Số phát minh khoa học đã
được công bố và công nhận
23 46 15 30 9 18 3 6
16 Công cụ, thiết bị mới 23 46 26 52 0 0 1 2
17 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh
23 46 15 30 9 18 3 6
18 Phương pháp quy trình công nghệ mới
22 44 21 42 2 4 5 10
19 Nguồn thu từ bán sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành thực tập… sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học
22 44 11 22 4 8 13 26
20 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ được thương mại hóa
20 40 18 36 6 12 6 12
21 Vật liệu mới 20 40 18 36 5 10 7 14
22 Bán bản quyền 20 40 18 36 6 12 6 12
23 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị
20 40 22 44 4 8 4 8
24 Số lượng cán bộ kỹ thuật
được đào tạo 19 38 19 38 12 24 0 0
25 Số lượng cán bộ địa phương và nông dân được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
19 38 22 44 8 16 1 2
26 Số đầu sách phổ biến
nghiên cứu khoa học 18 36 22 44 8 16 2 4
27 Số bản quyền sáng chế
được đăng ký bảo hộ 16 32 25 50 7 14 2 4
28 Số lượng mô hình thí điểm được nhân rộng
13 26 12 24 9 18 16 32
29 Nguồn thu khác 13 26 12 24 22 44 3 6
30 Đổi mới công tác quản lý, nghiên cứu
9 18 12 24 16 32 13 26
Hệ thống các tiêu chí trên có thể được chia thành 02 nhóm:
- Nhóm 1 bao gồm các tiêu chí có trên 50% ý kiến cho rằng rất cần thiết như: Số bài báo được công bố trong nước; Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công
nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận); Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán; Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế; Hợp đồng nghiên cứu khoa học; Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách; Số đầu sách chuyên khảo; Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình; Số bài báo được công bố quốc tế; Hiệu quả bảo vệ môi trường; Số lượng thạc sĩ được đào tạo; Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và Số lượng tiến sĩ được đào tạo.
- Nhóm 2 bao gồm các tiêu chí còn lại
Nhận xét chung:
Các tiêu chí trên đây phù hợp với việc đánh giá hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học nói riêng và hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức nghiên cứu khoa học nói chung.
Xác định hiệu quả của nghiên cứu khoa học bừng số liệu cho từng năm là một việc làm phức tạp và trong nhiều trường hợp là không khả thi, khó chính xác. Chẳng hạn như sách chuyên khảo, phổ biến khoa học công nghệ thường chỉ ra đời khá lâu sau khi nhà khoa học hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Và những sách này có thể là kết quả tổng hợp của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau. Ngược lại cũng có những sách không thực sự gắn liền với nghiên cứu khoa học
Tương tự với hiệu quả khoa học và công nghệ, ở các mục số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế và sản phẩm, sáng kiến được phổ biến (công cụ mới, quy trình công nghệ mới, vật liệu mới…). Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học hướng tới hiệu quả ứng dụng nhưng khó xác định được đề tài nào đã được ứng dụng và ứng dụng ở mức độ nào để liệt kê vào danh sách.
Hiệu quả xã hội từ nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí khó xác định bởi các con số. Nhiều đề tài đề xuất ứng dụng về mặt xã hội nhưng không được thực hiện trong thực tế. Ngược lại, nhiều kết quả nghiên cứu được các nhà quản lý sử dụng trong hoạch định đường lối, chính sách, đổi mới cơ chế, đổi mới hoạt động quản lý nhưng không thông tin phản hồi trở lại cho các nhà khoa học.