Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy lợi (Trang 26 - 28)

3.1 Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện Khoahọc Thủy lợi Việt Nam học Thủy lợi Việt Nam

Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam là một Viện hàn lâm khoa học hàng đầu của cả nước về khoa học và công nghệ thuỷ lợi, được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10-5-2007. Viện có 17 đơn vị thành viên. Các đơn vị của Viện tập trung ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ngoài ra còn một số cở sở thí nghiệm đặt tại Bình Dương, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định.

Tổng số cán bộ của Viện là 1.300 người trong đó có 03 giáo sư, 28 phó giáo sư, 75 tiến sĩ và 294 thạc sĩ, 650 là kỹ sư và cử nhân, phần còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động khác. Đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao của Viện chiếm tỷ lệ không cao khoảng 30%. Hoạt động chuyên môn của Viện và các đơn vị thành viên tập trung chủ yếu theo 04 chức năng chính là: Nghiên cứu khoa học, Chuyển giao công nghệ, Tư vấn đầu tư và xây dựng, Đào tạo Sau đại học và Hợp tác quốc tế. Là Viện nghiên cứu đa ngành, hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) gắn liền với 7 chuyên ngành sau đây:

- Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;

- Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển, phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai; - Thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước;

- Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện; - Công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện; - Kinh tế thủy lợi;

- Thiết bị cơ điện chuyên dùng thủy lợi;

- Công nghệ thông tin, tự động hóa và phần mềm.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của Viện sau khi sát nhập đã từng bước được nhà nước đầu tư thông qua các kênh: Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển, sửa chữa lớn xây dựng nhỏ, đầu tư chiều sâu và tăng cường các trang thiết bị nghiên cứu, bên cạnh đó các đơn vị thuộc Viện cũng đã trích từ ngồn vốn tự có để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của đơn vị để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Trong giai đoạn 2008-2012 Viện được Nhà nước đầu từ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ như sau:

Biểu 3.1. Kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của Viện KHTLVN 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số

kinh phí và hoạt độngQuỹ lương bộ máy Nhiệm vụ KH&CN các cấp Các dự án Thiết bị và SCN KP từ dự án viện trợ (HTQT) 2008 68.271.423 10.246.000 54.930.000 29.287 3.066.136 2009 97.747.499 13.487.638 78.369.861 5.890.000 - 2010 80.793.928 14.744.406 53.568.000 10.930.238 1.551.284 2011 97.510.873 16.620.405 63.068.485 8.922.442 8.899.541 2012 123.449.497 26.808.310 80.004.956 13.130.000 3.506.231 2013 99.042.875 29.545.875 63.627.000 4.670.000 1.200.000 Tổng cộng 566.816.095 111.452.634 393.568.302 43.571.967 18.223.192

Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước bao gồm đề tài độc lập cấp Nhà nước, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ hợp tác theo nghị định thư và đề tài thuộc các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

Tính chung trong giai đoạn từ 2008-2012 (sau khi sát nhập và thành lập Viện), tổng kinh phí nhà nước đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ tăng 25%. Mặc dù hầu hết các nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp bộ được phê duyệt và giao theo cơ chế tuyển chọn, việc đảm bảo mức tăng trung bình hàng năm về 30% kinh phí thể hiện những bước phát triển và lớn mạnh về tiềm lực khoa học công nghệ của Viện.

Hoạt động khoa học công nghệ của Viện và các viện thành viên gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Tham gia tuyển chọn và thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ (KC) cấp Nhà nước, các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư với nước ngoài…

- Thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực nghiên cứu.

- Thực hiện các đề tài với các tình dưới dạng các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng thông qua Sở Khoa học và Công nghê.

- Hoạt động thông tin khoa học công nghệ, hội nghị, hội thảo khoa học (trong nước, quốc tế), hoạt động sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn/quy chuẩn đo lường chất lượng….

- Tham gia đào tạo và ghắn kết quá trình nghiên cứu với đào tào, hợp tác quốc tế trong đào tạo và chuyển giao công nghệ.

- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, liên doanh liên kết với doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu và thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy lợi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w