DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼSƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam 10 HÌNH Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông Hì
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
Họ và tên sinh viên: Phan Văn Khải
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa 5
1.1.1 Khái niệm xuất xứ hàng hóa 5
1.1.2 Chứng nhận xuất xứ và vai trò của chứng nhận xuất xứ 6
1.2 Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại 15
1.2.1 Tự do hóa thương mại và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới 15
1.2.2 Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại 19
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1 Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép 22
2.1.1 Giới thiệu về khu vực EU-MED và Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MEDITERRANEAN 22
2.1.2 Quy định về cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED 24
2.2 Cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu 32
2.2.1 Giới thiệu về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định NAFTA 32
2.2.2 Quy định về cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu của NAFTA 34
2.3 Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu 42
2.3.1 Giới thiệu về cơ chế chứng nhận xuất xứ trong các FTA của Mỹ 42
2.3.2 Quy định về cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu trong các FTA của Mỹ 44
2.4 So sánh các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới 49
2.4.1 Về nghĩa vụ của cơ quan nhà nước 49
2.4.2 Về nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu 51
2.5 Đánh giá các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ 53
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 57
3.1 Thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các FTA ở Việt Nam 57
3.2 Sự tất yếu của việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam 63
3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam 66
3.3.1 Thuận lợi 66
3.3.2 Khó khăn 69
Trang 43.4.1 Đề xuất cho cơ quan nhà nước 72
3.4.2 Đề xuất cho doanh nghiệp 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 82
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ
ĐỒ Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam 10
HÌNH
Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông
Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA
Hình 2.1: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước nhập
Hình 2.2: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước xuất
Hình 2.3: Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra xuất xứ thông qua
Hình 2.7: So sánh nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu
Hình 3.1: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA trung bình của các quốc gia
Hình 3.2: Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTA của doanh
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất xứ hàng hóa là một trong các công cụ quan trọng thực hiện chính sáchthương mại, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và việc ápdụng các biện pháp phi thuế quan Mức chênh lệch thuế suất của hàng hóa có xuất
xứ ưu đãi và không có xuất xứ ưu đãi theo một Hiệp định thương mại có thể rất lớn,làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa đó khi xuất khẩu vào lãnh thổ của một quốcgia thành viên Hàng hóa có xuất xứ ưu đãi cũng gặp nhiều thuận lợi khi tiếp cận thịtrường vì tránh được các biện pháp đối xử không ưu đãi như áp thuế chống bán phágiá, chống trợ cấp, tự vệ… Chính vì những lợi ích đó, xuất xứ hàng hóa cùng cácquy tắc để xác định xuất xứ luôn là một trong các vấn đề được các bên đặc biệt chútrọng khi tham gia đàm phán một Hiệp định thương mại tự do và luôn chiếm mộtphần đáng kể trong toàn nội dung Hiệp định
Cùng với các tiêu chí xác định xuất xứ, thì quy trình chứng nhận xuất xứ làmột trong các yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quy tắc xuất xứ nào Hàng hóamuốn được hưởng các ưu đãi về xuất xứ thì xuất xứ của hàng hóa đó phải đượcchứng nhận và được công nhận ở nước nhập khẩu Do đó, quy trình chứng nhậnxuất xứ đơn giản hay phức tạp, tiết kiệm hay tốn kém chi phí ảnh hưởng trực tiếpđến việc tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các Hiệp định thương mại
Trên thế giới hiện nay tồn tại song song hai mô hình chứng nhận xuất xứ:chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ Điểmkhác biệt cơ bản nhất giữa hai mô hình này là ở người thực hiện việc chứng nhậnxuất xứ; trong mô hình đầu tiên là cơ quan nhà nước, còn mô hình thứ hai là khuvực tư nhân Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hàng hóa được lưu chuyển dễdàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trường toàn cầu, mô hình tự chứngnhận xuất xứ với nhiều ưu điểm đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì đáp ứngđược yêu cầu của thời đại Mô hình tự chứng nhận xuất xứ có lịch sử hình thành vàphát triển lâu đời, được rất nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ sử dụngnhưng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vốn chỉ quen thuộc với
mô hình chứng nhận truyền thống bởi cơ quan có thẩm quyền, hãy còn là một điềumới mẻ và xa lạ
Trang 8Năm 2015 có thể là một năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của ViệtNam khi nước ta sắp sửa ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quantrọng với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệpđịnh thương mại tự do Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc… Trong các FTA thế
hệ mới này, vấn đề áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trở thành một vấn đề đặcbiệt được quan tâm bởi các cơ quan quản lý cũng như nhận được nhiều sự chú ý củađông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, ASEAN cũng đang có lộtrình áp dụng tự chứng nhận xuất xứ cho toàn khối vào cuối năm 2015 Nghiên cứu
để hiểu rõ và làm chủ cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm
từ các quốc gia đã áp dụng cơ chế này là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết
Vì lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới và khuyến nghị cho việc áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh tự
do hóa thương mại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Bài khóa luận có mục đích nghiên cứu trước hết giới thiệu, cung cấp thôngtin một cách cơ bản nhất về tự chứng nhận xuất xứ và các dạng cơ chế tự chứngnhận xuất xứ khác nhau được áp dụng trên thế giới Sau đó, trên cơ sở đánh giá ưu,nhược điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ kết hợp với nghiên cứu thực trạngtận dụng ưu đãi xuất xứ ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho việc ápdụng cơ chế này tại Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của một số Hiệpđịnh thương mại tự do trên thế giới, bao gồm quy trình chứng nhận và kiểm traxuất xứ
- Thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các FTA ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản củamột số Hiệp định thương mại tự do trên thế giới, đối với mỗi dạng cơ chế tác giảchọn nghiên cứu mô hình của một khu vực, quốc gia, cụ thể lần lượt là khu vựcchâu Âu – Địa Trung Hải EU-MED, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và
Trang 9nước Mỹ Lựa chọn những khu vực, quốc gia này là bởi đây là những nơi có truyềnthống áp dụng tự chứng nhận xuất xứ, có hệ thống pháp luật quy định về tự chứngnhận xuất xứ hoàn chỉnh, có nhiều kinh nghiệm áp dụng thực tiễn, tiêu biểu chotừng dạng cơ chế khác nhau, là hình mẫu cho các khu vực, quốc gia khác học tập.
Về mặt thời gian, đối với các quy định về tự chứng nhận xuất xứ, tác giả đềudẫn chiếu và phân tích trên cơ sở sử dụng phiên bản mới nhất, đã sửa đổi (nếu có)của các văn bản Hiệp định thương mại tự do Đối với thực trạng tận dụng ưu đãixuất xứ ở Việt Nam, tác giả tập trung trong khoảng thời gian 5 năm kể từ thời điểmnghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: phương phápnghiên cứu tình huống case study, thông qua việc mô tả và phân tích đặc điểm củacác mô hình từ quan điểm tác giả để rút ra đánh giá, kết luận Ngoài ra bài khóaluận còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như tổng hợp, so sánh – đốichiếu, thống kê,…
5 Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh tự do hóa thương mại
Chương 2: Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới Chương 3: Khuyến nghị áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu phức tạp cộng thêm khó khăn trong việc tiếp cận cácnguồn tài liệu, trong khuôn khổ của một bài khóa luận không thể bao quát đượctoàn bộ nội dung của vấn đề nghiên cứu Tác giả mong các thầy cô và độc giả có thểtha thứ cho những thiếu sót này, đồng thời hy vọng bài khóa luận có được nhiều góp
ý, đóng góp để được thêm hoàn thiện
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên hướng dẫn củatác giả, Thạc sĩ Nguyễn Cương, đã giúp đỡ tận tình và sát sao trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài, từ hình thành và đặt tên đề tài, xây dựng đề cương đến khi bài khóaluận được hoàn thiện Thầy cũng rất nhiệt tình giải đáp thắc mắc và hỗ trợ rất nhiều
Trang 10về mặt tài liệu Ngoài ra, tác giả cũng chân thành cảm ơn tới tất cả các giảng viêntrường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thờigian qua để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
1.1.1 Khái niệm xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa” hay “Nước xuất xứ của hàng hóa” là khái niệm được sửdụng rộng rãi trong thương mại quốc tế Tuy nhiên, không có một định nghĩa thốngnhất cho xuất xứ hàng hóa trên toàn thế giới Mỗi một quốc gia, khu vực lại có địnhnghĩa riêng về khái niệm này
Ở góc độ luật pháp quốc tế, Chương 1, Phụ lục chuyên đề K của Công ước
Kyoto sửa đổi năm 1999 quy định rằng: “Nước xuất xứ của hàng hóa” là quốc gia nơi hàng hóa được sản xuất/chế tạo, theo các tiêu chí đặt ra cho các mục đích áp dụng thuế quan, hạn ngạch hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương mại .
Trong Mục 134.1, Phần phụ A, Phần 134, Chương I, Tiêu đề 19 Bộ pháp
điển các quy định liên bang của Mỹ định nghĩa: “Nước xuất xứ” là nước sản xuất, chế tạo, hoặc nuôi trồng bất cứ thứ gì có nguồn gốc nước ngoài được đưa vào nước
Mỹ Gia công hoặc phần nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với hàng hóa để nước đó được coi là “nước xuất xứ” như định nghĩa ở phần này; tuy nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA, quy tắc xuất xứ của NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa.
Đối với quy định của Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định
nghĩa xuất xứ hàng hóa tại Khoản 14 Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.”
Như vậy, nói đến xuất xứ của hàng hóa là nói đến quốc tịch của hàng hóa đó.Mỗi hàng hóa trong thương mại quốc tế phải có một quốc tịch, đó là nơi mà hànghóa được sản xuất, gia công, chế biến, chế tạo Nếu hàng hóa được sản xuất, chế tạotoàn bộ tại một nước thì hàng hóa nghiễm nhiên có xuất xứ từ quốc gia đó, hay còn
Trang 12gọi là có “xuất xứ thuần túy” Trong trường hợp có nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo hàng hóa, thì hàng hóa có “xuất xứ không thuần túy”, và
xuất xứ của hàng hóa sẽ được xác định theo những quy tắc nhất định được mỗi quốc
gia, khu vực đặt ra Những quy tắc đó được gọi là “quy tắc xuất xứ”.
Quy tắc xuất xứ phân loại theo mục đích sử dụng gồm: Quy tắc xuất xứ không ưu đãi và quy tắc xuất xứ ưu đãi Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được dùng để
xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ những nước mà quốc gia đó có quan hệ
thương mại thông thường hoặc quan hệ tối huệ quốc (Most Favoured Nation –
MFN) Quy tắc xuất xứ ưu đãi được dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu từcác thành viên của Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực có đượchưởng mức thuế quan ưu đãi hay không Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức thuếMFN – mức thuế không ưu đãi và mức thuế ưu đãi trong các hiệp định Ví dụ nhưcác mặt hàng nông sản trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA hầuhết được miễn thuế, trong khi mức thuế không ưu đãi khá cao, có thể lên tới 30%như ở mặt hàng quả sầu riêng mã HS 08106000, hay 25% như với các loại quả khácnhư thanh long, nhãn, chôm chôm… Tuy nhiên đạt được những ưu đãi về thuế này
là rất khó vì quy tắc xuất xứ ưu đãi thường khắt khe hơn quy tắc xuất xứ không ưuđãi
Việc một nước xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi thường là để áp dụngcác biện pháp thương mại không ưu đãi cho hàng hóa nhập khẩu như: chống bánphá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan; nếu khôngnó chỉ phục vụ cho việc thống kê thương mại hay mua sắm chính phủ Vì thế,không phải quốc gia nào cũng xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi Trên thực tế,theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO, cho tới tháng 3 năm 2012,chỉ có 83 quốc gia có quy tắc xuất xứ không ưu đãi trong hệ thống luật của mình,
“và trong một vài trường hợp chỉ bao gồm một hoặc hai dòng văn bản” (WCO, n d., p.11).
1.1.2 Chứng nhận xuất xứ và vai trò của chứng nhận xuất xứ
1.1.2.1 Khái niệm chứng nhận xuất xứ
Chúng ta có thể áp dụng các quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ của hànghóa, tuy nhiên xác định không thôi là chưa đủ và trong thương mại quốc tế, cần một
Trang 13bằng chứng rõ ràng, hợp pháp chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Việc xácnhận xuất xứ của hàng hóa thể hiện ra bằng một chứng từ cụ thể có ý nghĩa về mặt
pháp lý là “chứng nhận xuất xứ”, chứng từ thể hiện xuất xứ của hàng hóa được gọi
là “chứng từ xuất xứ” (documentary evidence of origin).
Chương 2, Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 địnhnghĩa: “Chứng từ xuất xứ” có thể là một Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate oforigin – C/O), một Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận (certified declaration oforigin) hoặc một Tuyên bố xuất xứ (declaration of origin).”
“Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác định hàng hóa, trong đócác cơ quan có thẩm quyền cấp nó xác nhận rõ ràng rằng hàng hóa đó có nguồn gốc
từ một quốc gia cụ thể Giấy chứng nhận này có thể cũng bao gồm một tuyên bố củanhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền
“Tuyên bố xuất xứ” là một tuyên bố phù hợp về xuất xứ của hàng hóa đượclập bởi nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác cóthẩm quyền trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến hànghóa
“Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận” là một tuyên bố xuất xứ được chứngnhận bởi một cơ quan có thẩm quyển được ủy quyền làm việc đó
Như vậy, chứng từ xuất xứ có thể đơn giản ở dưới dạng một tuyên bố trênhóa đơn thương mại hoặc các chứng từ thương mại khác, lập ra bởi nhà sản xuất,cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền Trong một số trườnghợp, những tuyên bố xuất xứ này phải được chứng thực bởi một cơ quan có thẩmquyền độc lập với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu Trong các trường hợpkhác, chứng từ xuất xứ phải được phát hành dưới dạng một mẫu đặc biệt (giấychứng nhận xuất xứ) trong đó cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứngnhận nhằm chứng thực xuất xứ của hàng hóa Trên giấy chứng nhận xuất xứ có thểbao gồm cả tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu… Giấychứng nhận xuất xứ hay C/O có nhiều mẫu khác nhau tùy theo quy định của từnghiệp định Muốn hưởng ưu đãi của hiệp định ưu đãi nào phải sử dụng đúng mẫu C/
O quy định trong hiệp định đó
Trang 14Nhìn chung, việc xuất trình chứng từ xuất xứ – kết quả của việc chứng nhậnxuất xứ, là cần thiết khi người nhập khẩu muốn hưởng những ưu đãi thuế quan vàphi thuế quan; hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu hoặc đang trong thời kỳ códịch bệnh cần kiểm soát; trong thời điểm nước người nhập khẩu áp dụng các biệnpháp thương mại không ưu đãi Tuy nhiên trong thương mại cũng có một số trườnghợp không cần thiết đến các chứng từ xuất xứ như trong Chương 2 Phụ lục chuyênđề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đã đưa ra, ví dụ như: lô hàng nhỏ giá trịkhông quá 60 USD, hàng hóa được cấp tạm nhập, hàng hóa quá cảnh,.v.v
1.1.2.2 Các cơ chế chứng nhận xuất xứ
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới xuất xứ của hànghóa, không có định nghĩa về “chứng từ xuất xứ” mà chỉ có định nghĩa về “giấy
chứng nhận xuất xứ” Khoản 4 điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP định nghĩa:
" Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Nếu so sánh với định nghĩa về chứng từ xuất xứ trong Công ước Kyoto sửađổi, có thể thấy định nghĩa của Việt Nam hẹp hơn Ở Việt Nam chỉ có một trườnghợp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hànghóa cấp, trong khi Công ước Kyoto sửa đổi, chứng từ xuất xứ còn có thể ở dạng mộttuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩmquyền Sự khác biệt này xuất phát từ thực tiễn, quy định trong luật pháp của ViệtNam hay ở trong các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đều chỉ tồn tại một môhình chứng nhận xuất xứ là mô hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền
Thực tế, trên thế giới có hai hình thức chứng nhận xuất xứ: chứng nhận xuất
xứ bởi cơ quan có thẩm quyền (chứng nhận bởi bên thứ ba) và tự chứng nhận xuất
xứ (chứng nhận bởi các bên tham gia vào giao dịch thương mại)
Chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền
Hình thức chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là hình thức mà ởđó, cơ quan có thẩm quyền ở nước người xuất khẩu phát hành chứng từ xuất xứ.Chứng từ xuất xứ được phát hành dưới dạng một giấy chứng nhận theo mẫu quyđịnh theo từng hiệp định thương mại đề ra
Trang 15Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở nước người xuấtkhẩu phải là cơ quan được nhà nước ủy quyền Tùy theo quy định của từng nước,từng chế độ khác nhau mà cơ quan này là khác nhau Có thể là cơ quan hải quan,một Bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp…), Phòng Thương mại
Công nghiệp… (WCO, n.d., p4) Ở Việt Nam, Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức
việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc
ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khácthực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Hiện tại, các phòng quản lýxuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khucông nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AJ, C/O form VJ, C/O form AI,C/O form AANZ, C/O form VC… Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Namcó thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dépxuất khẩu sang EU)
Nội dung cơ bản được trình bày trên C/O xuất phát từ đặc điểm chung của
nó Thứ nhất, C/O chỉ được cấp đối với lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu cụ thể: điều
này có nghĩa, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đãđược đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu Vì vậy, các thông tin sau phải có trêncác C/O: Tên, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu; Tiêu chí về vận tải (tênphương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng, dỡ hàng, số vận tải đơn…); Tiêu chívề hàng hóa (tên hàng, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, số lượng, trị giá…); Xácnhận của các bên có liên quan (người xuất khẩu, cơ quan cấp, cơ quan kiểm tra…)
Thứ hai, C/O phải tuân theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được
nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thìđược hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dànhcho các ưu đãi đó Do đó ngoài những thông tin trên, một C/O phải thể hiện đượcquy tắc xuất xứ được áp dụng (mỗi quy tắc xuất xứ thường quy định một mẫu C/Oriêng, tên mẫu C/O thường nằm ở phần trên cùng) và tiêu chí xuất xứ mà hàng hóađáp ứng được C/O thường được viết bằng tiếng Anh và được đánh máy
Trang 16Thủ tục xin cấp C/O tương đối giống nhau ở các nước áp dụng mô hìnhchứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền Ở Việt Nam, đối với doanh nghiệplần đầu xin cấp C/O, thủ tục cấp C/O theo 3 bước như sau:
Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O
Đối với những doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ lần đầu, trướchết phải nạp bộ hồ sơ đăng ký thương nhân Đây là việc chỉ phải làm một lần vàgiấy chứng nhận xuất xứ chỉ được cấp cho Doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thươngnhân Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O
và mẫu con dấu của thương nhân;
- Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh củathương nhân;
- Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếucó);
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O;
Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân phải được cập nhậthai năm một lần
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộpcho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O
Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp
Trang 17xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thựcvề nội dung bộ hồ sơ đó Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương;
- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá
trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HScủa sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chícông đoạn gia công chế biến cụ thể)
Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc sản phẩm mới xuất khẩulần đầu, trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp C/O có thể kiểm tra thực tế tại cơ
sở sản xuất người xin C/O hoặc yêu cầu nộp thêm các tài liệu, chứng từ về quy trìnhsản xuất, các nguyên phụ liệu, giấy phép xuất khẩu,v.v
Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp
Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xácđịnh xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ và thu lệ phí pháthành Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu khôngđáp ứng được tiêu chí về xuất xứ hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ Trongtrường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia người nhập khẩuyêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhậnxuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thông báo lại cho cơquan đã yêu cầu Vì vậy, nhà sản xuất/người xuất khẩu đề nghị cấp C/O có tráchnhiệm lưu lại C/O và các chứng từ liên quan trong vòng ít nhất 3 năm để phục vụcho công tác hậu kiểm xuất xứ này Tổ chức cấp C/O cũng phải lưu trữ hồ sơthương nhân, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo năm, tháng Việc lưu trữ này cần đảm bảokhoa học, rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này
Mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền xuất hiện ở nhiềukhu vực trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở các quốc gia châu Á và châu Phi.Theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO công bố vào tháng 2 năm
Trang 182014, tất cả 4 FTA nội châu Phi áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan cóthẩm quyền Đối với châu Á, có tới 31 trên 36 FTA nội châu Á lựa chọn cơ chế này.Tất cả 9 hiệp định liên khu vực áp dụng cơ chế trên đều có một quốc gia châu Á là
một bên ký kết (Phụ lục 1) Có thể thấy rằng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ
quan có thẩm quyền thường được sử dụng trong các hiệp định mà có ít nhất một bêncó hệ thống thủ tục hải quan phần lớn còn dựa trên giấy tờ, thủ tục hải quan điện tửchưa thực sự phát triển mạnh, mức độ tuân thủ pháp luật thương mại chưa cao
(Newzealand, 2011).
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ là mô hình mà nhà sản xuất, người xuất khẩuhoặc người nhập khẩu tự phát hành bằng chứng xuất xứ Theo cơ chế này, tráchnhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quanchuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhậpkhẩu) Điều này có nghĩa nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu sẽ tựthực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêuchuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố
đó (Trung tâm WTO – VCCI, 2014).
Phụ thuộc vào người phát hành bằng chứng xuất xứ là ai mà mô hình tựchứng nhận xuất xứ được phân loại thành 3 cơ chế khác nhau Trong một số hiệpđịnh, chỉ có một số nhà xuất khẩu được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyềncủa nước xuất khẩu (thường là cơ quan hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Côngnghiệp…) mới được tự chứng nhận xuất xứ Những nhà xuất khẩu muốn được cấpphép phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, tuy nhiên nguyên tắc cơ bản làngười xuất khẩu vào bất cứ thời điểm nào cũng có khả năng chứng minh đượcnguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo các tiêu chí của một quy tắc xuất xứ
cụ thể Đây là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép (Approved exporter) Nếu là
người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) bất kỳ tự chứng nhận xuất xứ, chúng ta có
cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu (Full exporter based certification) Nếu trách nhiệm chứng minh xuất xứ của hàng hóa thuộc về người nhập khẩu, đó là cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (importer based certification system).
Trang 19Về bằng chứng xuất xứ, đối với mỗi loại cơ chế tự chứng nhận lại có mộtdạng riêng Đối với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, bằng chứng xuất xứ ởdưới dạng một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từthương mại nào liên quan đến hàng hóa Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toànvào nhà xuất khẩu lại yêu cầu người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) phát hànhmột giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O C/O này có điểm giống với C/O trong môhình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là theo mẫu quy định, tuy nhiên đây làC/O do người xuất khẩu tự khai và xác nhận, không có sự tham gia của cơ quanquản lý trong việc phát hành Bằng chứng xuất xứ trong cơ chế chứng nhận dựa vàonhà nhập khẩu là một bản xác nhận xuất xứ của hàng hóa không phải theo khuônmẫu nào, do nhà nhập khẩu tự chuẩn bị và nộp cho cơ quan hải quan nước mình,dựa vào hiểu biết của bản thân về hàng hóa hoặc có thể dựa trên cơ sở yêu cầungười xuất khẩu, nhà sản xuất… cung cấp các chứng từ, tài liệu để chứng minh xuất
xứ hàng hóa Cho dù ở dạng nào, bằng chứng xuất xứ trong mô hình tự chứng nhậnxuất xứ vẫn phải chứa đựng những nội dung cơ bản như: thông tin về người xuấtkhẩu, nhập khẩu; thông tin về hàng hóa; quốc gia xuất xứ của hàng hóa; quy tắcxuất xứ được áp dụng; tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đạt được và xác nhận củangười phát hành
Nếu như trong mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tổchức cấp C/O có trách nhiệm xác minh tính xác thực của mỗi tuyên bố xuất xứtrước khi phát hành C/O, thì trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ, người xuất khẩucó thể chuyển bằng chứng xuất xứ của mình trực tiếp cho người nhập khẩu màkhông bị can thiệp bởi các cơ quan quản lý Điều này không có nghĩa trong mô hình
tự chứng nhận xuất xứ không có sự kiểm soát về tính xác thực của bằng chứng xuất
xứ được đưa ra, mà trách nhiệm xác minh xuất xứ được chuyển sang cho cơ quanhải quan ở nước người nhập khẩu Việc áp dụng mô hình tự chứng nhận xuất xứcũng đồng nghĩa với việc tăng cường công tác hậu kiểm Các nhà xuất khẩu, nhàsản xuất, cung cấp sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra ngẫu nhiên theo nguyên tắcquản lý rủi ro hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ về tình hình tuân thủ các quy địnhtrong cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Gian lận xuất xứ sẽ bị xử phạt rất nặng Ví dụtheo quy định của Singapore, lần vi phạm đầu tiên doanh nghiệp có thể bị phạt tiền
Trang 20đến 100,000 USD hoặc 3 lần giá trị của lô hàng; hoặc phạt tù đến 2 năm hoặc áp
dụng cả hai hình thức trên (Singapore, 2011) Để phục vụ cho công tác xác minh và
hậu kiểm xuất xứ, bằng chứng xuất xứ và tất cả tài liệu chứng từ có liên quan phảiđược người xuất khẩu, nhà sản xuất, người nhập khẩu lưu giữ trong vòng từ 3-5năm tùy theo quy định của mỗi quốc gia và từng hiệp định
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ thường được sử dụng ở các FTA mà tất cảcác bên đều có hệ thống thông quan điện tử hiện đại, có chương trình quản lý rủi rohiệu quả, công tác kiểm tra nghiêm ngặt và mức độ tuân thủ pháp luật thương mạicao Mô hình tự chứng nhận xuất xứ phân bố không đều trên thế giới mà có sự phânkhu vực khá rõ ràng theo từng loại cơ chế Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép chủyếu được sử dụng bởi các quốc gia châu Âu trong khi cơ chế chứng nhận dựa hoàntoàn vào nhà xuất khẩu xuất hiện nhiều trong các FTA nội hoặc liên khu vực củacác quốc gia châu Mỹ Đặc biệt với cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu, cơchế này chỉ có trong các hiệp định thương mại mà Mỹ là một bên tham gia, ngoại
trừ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (Phụ lục 1).
1.1.2.3 Vai trò của chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cần thiết và có vai trò quan trọng trongthương mại quốc tế, đó là lý do mà các quốc gia xây dựng các quy tắc xuất xứ và ápdụng các cơ chế chứng nhận khác nhau Có thể tổng kết vai trò của chứng nhận xuất
xứ như sau:
- Thực hiện chính sách thương mại: ưu đãi thuế quan, phi thuế quan; hạn chế thương mại; trừng phạt…
Lý do các quốc gia muốn xác định và chứng nhận xuất xứ của hàng hóa là vì
sự tồn tại của những chính sách khác biệt trong thương mại quốc tế Quy tắc xuất xứ
và hệ thống chứng nhận xuất xứ sẽ không cần thiết trong một nền kinh tế hoàn toàn
mở, vì tất cả hàng hóa sẽ được đối xử như nhau không cần phải xét đến xuất xứ.Trong một hệ thống mà các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trên cơ sởkhông phân biệt đối xử, việc phân biệt xuất xứ của hàng hóa là không quan trọng vìnhững biện pháp hạn chế thương mại này sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả cácnước Tuy nhiên trong thực tế, các nước không áp dụng các biện pháp tương tự đốivới các nước khác trong thương mại hàng hóa quốc tế, dẫn đến việc phải có các
Trang 21chính sách khác nhau được đưa ra đối với hàng hóa có xuất xứ khác nhau Cácchính sách đó là thuế nhập khẩu, hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá hoặc áp
dụng các biện pháp chống tự vệ khác, v.v… (WCO, 2014a) Chính vì vậy, có những
trường hợp một số nước cố tình xác định sai xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩuvào một nước có những biện pháp hạn chế thương mại hoặc trừng phạt đối với hànghóa nước mình để lẩn tránh những biện pháp đó
- Thống kê thương mại
Số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thống kê dễ dàng, nhất là số liệuđối với một nước hay một khu vực cụ thể, đặc biệt đối với những cơ chế sử dụnggiấy chứng nhận xuất xứ Trên cơ sở những số liệu đó có thể xác định được xuhướng thương mại, các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực hoặc tiềm năng… từ đóđề ra các chiến lược phù hợp Bên cạnh đó, thống kê thương mại qua xuất xứ gópphần kiểm soát sự xâm nhập vào thị trường nội địa của hàng hóa nước ngoài Thôngqua việc tính toán và dự đoán lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với nhữnghàng hóa có thể gây hại đến nền sản xuất trong nước, các nhà hoạch định chính sáchcó thể đưa ra các biện pháp thương mại phù hợp, chẳng hạn như điều chỉnh thuếsuất, áp dụng hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng,v.v…
- Xúc tiến thương mại
Việc chứng nhận xuất xứ có vai trò xúc tiến thương mại vì xuất xứ của hànghóa gắn liền với thương hiệu của quốc gia, thể hiện uy tín chất lượng của hàng hóa.Đặc biệt đối với những đặc sản hay sản phẩm nông thủy hải sản, xuất xứ của hànghóa có ý nghĩa hết sức quan trọng vì những sản phẩm có xuất xứ từ những quốc giađó có chất lượng hơn hẳn cùng sản phẩm đó ở các quốc gia khác, ví dụ Sô cô la Bỉ,Rượu vang Pháp, Gạo Thái Lan, Cà phê Brazil… Chính vì những hàng hóa làm nênthương hiệu này, các quốc gia thường chặt chẽ hơn trong việc chứng nhận xuất xứcho những hàng hóa đó, tránh việc hàng hóa kém phẩm chất lợi dụng xuất xứ của
nước mình để tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (VCCI, 2011).
1.2 Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại
1.2.1 Tự do hóa thương mại và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ trên thế giới
Trang 22Tự do hóa thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản đối với thươngmại, hay nói cách khác là quá trình giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào cáchoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng vàthuận lợi cho các hoạt động đó phát triển Hoạt động thương mại theo cách hiểuhiện nay không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cảđầu tư và sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, thương mại hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớnnhất trong thương mại quốc tế, vào năm 2013 tổng giá trị hàng hóa được trao đổitoàn thế giới là 18,5 nghìn tỷ USD so với 4,7 nghìn tỷ USD của thương mại dịch vụ,
chiếm khoảng 78% (UNCTAD, 2014) Đối với hàng hóa, những rào cản có thể chia
thành hai nhóm lớn là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan Thuế quan làbiện pháp bảo hộ mang tính định lượng, thể hiện trong mức thuế suất của các loạimặt hàng; trong khi đó các biện pháp phi thuế quan lại thiên về các luật lệ, chínhsách, quy định như: hạn ngạch, giấy phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ,các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, chống trợ cấp, chống bán phá giá,quyền sở hữu trí tuệ…
Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng được cắt giảm và dỡ bỏthông qua những quy định của WTO và quy định trong các hiệp định thương mại tự
do của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như EU, NAFTA, ASEAN… hay của cácquốc gia Có thể thấy xu thế tự do hóa thương mại khu vực và song phương đangphát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do (FreeTrade Agreement – FTA) Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,tính đến tháng 1 năm 2015, WTO đã nhận được 604 thông báo về hiệp định thươngmại khu vực (Regional Trade Agreement – RTA), trong đó 398 hiệp định đã có hiệulực Về thương mại hàng hóa và dịch vụ, có 446 thông báo, trong đó 259 hiệp định
đã đi vào hiệu lực Trong số đó, các FTA chiếm tới 90%, 10% còn lại là các hiệpđịnh về liên minh thuế quan (Customs Unions – CU) Điều đáng chú ý là từ năm
2008 đến nay, đã có tới 106 (41%) hiệp định thương mại khu vực đi vào hiệu lực,
đó là chưa kể đến rất nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán (WTO, 2015) Riêng với Việt Nam trong năm 2015 này đang trong quá trình đàm phán và
có thể đi tới ký kết 7 hiệp định thương mại tự do nữa, bao gồm Hiệp định Thươngmại tự do Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh thuế quan
Trang 23Nga-Belarus-Kazakhstan, Việt Nam – EFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiếnlược xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực RCEP
(Trung tâm WTO Việt Nam, 2015).
Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông báo cho
GATT/WTO từ năm 1948 – 2015
Nguồn: WTO, 2015, Regional trade agreements
Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự bùng nổ của các hiệp định
thương mại khu vực, nhưng tập trung trong ba nguyên nhân chính sau Một là, sự gần gũi về địa lý và nhu cầu hợp tác cùng phát triển Hai là, việc tham gia các hiệp
định thương mại khu vực là bước thử nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển, tham gia vào hệ thống tự do hóa thương mại toàn cầu Ba là, quan
trọng hơn cả, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phươngtrong điều kiện các vòng đàm phán của WTO chưa đạt được kết quả Các hiệp địnhthương mại khu vực là sự thỏa thuận giữa các bên cùng nhau đưa ra cam kết loại bỏcác rào cản thương mại trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên, thường thì chỉ có sựtham gia của một số ít quốc gia Trong khi đó, WTO có tới 160 thành viên (tính đếnngày 26/6/2014), khiến cho việc đi tới sự đồng thuận cuối cùng giữa các thành viên
là hết sức khó khăn Bằng chứng là, vòng đàm phán gần nhất của WTO, vòng đàmphán Doha về nông nghiệp, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, khởi động từ năm 2001 nhưng
Trang 24ít có tiến triển và phải tạm ngừng vào năm 2008 Từ năm 2008 đến nay các nỗ lựcnối lại vòng đàm phán vẫn lâm vào bế tắc Nguyên nhân chính là sự xung đột lợi íchgiữa các nước và các nhóm nước, trong khi các quyết định của WTO lại theonguyên tắc đồng thuận (quyết định được đưa ra khi và chỉ khi đạt được sự chấpnhận của tất cả các quốc gia thành viên) Vì thế đàm phán và ký kết các hiệp địnhthương mại khu vực là nhanh và dễ dàng hơn nhiều, ngoài ra lĩnh vực của các hiệpđịnh thương mại này còn có thể rộng hơn phạm vi mà WTO bao quát.
Lợi ích chủ yếu và trực tiếp từ các FTA là việc cắt giảm và loại bỏ thuế quanđối với hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường các quốc gia thành viên Hàng hóamuốn hưởng những ưu đãi đó phải có xuất xứ từ các quốc gia tham gia FTA đó.Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ cùng với vấn đề chứng nhận xuất xứ rất được quantâm và luôn đóng vai trò quan trọng trong các FTA Cơ chế chứng nhận bởi cơ quancó thẩm quyền bên cạnh một số ưu điểm như: thông tin về xuất xứ của hàng hóađược kiểm tra trước khi xuất khẩu bởi một bên thứ ba không đại diện cho bên nào,doanh nghiệp được tư vấn những vướng mắc về xuất xứ thì cũng tồn tại nhiềunhược điểm: quy trình thủ tục phức tạp có thể gây ra chậm trễ trong việc gửi hàng,tốn kém chi phí, tính chính xác không đảm bảo do sự thiếu trách nhiệm của cơ quancó thẩm quyền trong chứng nhận hoặc kiểm tra Trong bối cảnh tự do hóa thươngmại yêu cầu hàng hóa phải được lưu chuyển nhanh chóng, những nhược điểm trên
là khó có thể chấp nhận Vì những lý do này, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngàycàng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế Theo một khảo sát của Tổ chứcHải quan thế giới WCO thực hiện vào năm 2013, bao gồm 149 FTA có hiệp lực từnăm 1994 - 2013 (20 năm), 100 trên 149 FTA (67,1%) sử dụng một dạng cơ chế tựchứng nhận xuất xứ, hoặc cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, hoặc cơ chế chứngnhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu hoặc cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhậpkhẩu Chỉ 49 FTA (32,9%) sử dụng duy nhất cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ
quan có thẩm quyền (WCO, 2014b).
Trang 25Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA giai đoạn
1994 – 2013
Chứng nhận bởi
cơ quan có thẩm quyền; 32.89%
Tự chứng nhận xuất xứ; 67.11%
Nguồn: WCO, 2014, Compartive study on certificate of origin
Có thể thấy cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang là cơ chế chủ đạo trong cácFTA hiện nay Trong các FTA mới có hiệu lực từ năm 2014 đến tháng 1 năm 2015,
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tiếp tục giữ vị thế chủ đạo của mình Điều đáng nói
là, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không chỉ được áp dụng trong các FTA mà quốcgia thành viên là những quốc gia/tổ chức kinh tế có truyền thống sử dụng cơ chế tựchứng nhận xuất xứ như EU, NAFTA, EFTA, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ,… mà còn ởcác quốc gia mới trước đó chưa hề áp dụng Có thể kể tới những quốc gia mớichuyển sang áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm trở lại đây nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Chính Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á ASEAN mà Việt Nam là quốc gia thành viên, cũng đang có lộ trình triểnkhai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ với mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ có hệ
thống tự chứng nhận xuất xứ chung cho toàn khối (Hoàng Hải, 2014).
1.2.2 Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa
thương mại
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang ngày càng tăng cao ở cả cấp độkhu vực và toàn cầu, luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia đã trở nên dễ dànghơn nhờ các thỏa thuận hợp tác khu vực và toàn thế giới, thể hiện ở tổng giá trị hànghóa trao đổi trên toàn thế giới ngày càng tăng Có được điều này là do sự tạo thuậnlợi thương mại của các quốc gia thông qua cắt giảm các rào cản thương mại thuế
Trang 26quan và phi thuế quan Và áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, kết hợp songsong hoặc thay thế cho cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền làmột trong những biện pháp tạo thuận lợi thương mại phi thuế quan đó Vai trò của
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại được thể hiệnnhư sau:
Đối với doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian, chi phí
Doanh nghiệp không mất thời gian chờ xét cấp C/O Doanh nghiệp khôngphải chuẩn bị bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không phảinộp phí đề nghị cấp C/O Chi phí của người xuất khẩu để chứng minh hàng hóa cóxuất xứ và chi phí xác nhận của tổ chức cấp C/O phản ánh vào giá của hàng hóa.Với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, những chi phí này được cắt giảm khiến giá củahàng hóa giảm theo, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- Tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy việc tận dụng ưu đãi từ các FTA
Quy trình thủ tục tự chứng nhận xuất xứ đơn giản, không nặng về giấy tờ.Không còn tình trạng hàng hóa bị trì hoãn do không xin được C/O, đặc biệt đối vớinhững chuyến hàng vào cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật các cơ quan nhà nước khônglàm việc), vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể hoạt động 24/7; hoặc khi nhậpkhẩu, trì hoãn do các lỗi nhỏ trên C/O (ví dụ thủ tục xác minh chữ ký của cán bộcấp C/O) Doanh nghiệp chủ động về thời gian phát hành bằng chứng xuất xứ chocác chuyến hàng Giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa giữa các nước
Đối với cơ quan nhà nước
- Tiết kiệm nguồn nhân lực, tinh giảm bộ máy hành chính
Cơ quan nhà nước không còn phải duy trì một hệ thống cồng kềnh và tốnkém để kiểm tra thực tế, kiểm tra bộ hồ sơ và cấp C/O Tiết kiệm được chi phí hànhchính phát sinh từ việc vận hành hệ thống như văn phòng, máy móc, thiết bị,…Không còn phải kiểm tra đối với mỗi một chuyến hàng mà thay vào đó là kiểm trangười xuất khẩu hoặc hậu kiểm xuất xứ theo nguyên tắc quản lý rủi ro Không cònphải lưu giữ giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ có liên quan khác
- Giảm rủi ro cho cơ quan nhà nước
Trang 27Mỗi khi có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng xuất xứ, cơ quan hảiquan của nước người nhập khẩu sẽ yêu cầu người phát hành bằng chứng xuất xứchứng minh Cơ quan hải quan nước người nhập khẩu có thể yêu cầu sự hợp tác của
cơ quan hải quan nước người xuất khẩu tuy nhiên trách nhiệm chứng minh vẫnthuộc về người xuất khẩu/người nhập khẩu Nếu phát hiện sai sót hoặc gian lậnngười phát hành bằng chứng xuất xứ, người xuất khẩu/người nhập khẩu, phải chịutrách nhiệm và bị xử phạt theo luật định Người xuất khẩu, nhập khẩu nên gánh rủi
ro này vì họ là những người được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ bằng chứng xuất
xứ, nắm rõ về hàng hóa và có tất cả tài liệu, bằng chứng về quy trình sản xuất, cácnguyên phụ liệu… Bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với xuất xứ hànghóa của mình
Tiểu kết chương 1: Trong chương 1 tác giả đưa ra các khái niệm về xuất xứ
hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, các dạng chứng nhận xuất xứ (chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ) và vai trò của chứng nhận xuất xứ trong thương mại quốc tế Tiếp theo tác giả giới thiệu thêm về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đặc biệt nhấn mạnh xu hướng áp dụng ngày càng rộng rãi và vai trò quan trọng của cơ chế này trong bối cảnh tự do hóa thương mại Đây là các cơ sở
lý thuyết phục vụ cho việc phân tích cụ thể các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới ở chương 2.
Trang 28CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI
Trở lại khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã đề cập ở phần 1.2trong chương 1, trong 149 FTA của các thành viên trả lời khảo sát có 100 FTA có
sử dụng một trong các các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Cụ thể hơn, bài tổng kếtkhảo sát chỉ ra rằng, trong 100 FTA đó, 55 FTA sử dụng cơ chế nhà xuất khẩuđược cấp phép, 33 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vàonhà xuất khẩu và chỉ 12 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhậpkhẩu Mặc dù con số 100 trong cuộc khảo sát chỉ tượng trưng cho rất nhiều FTAkhác cũng sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, nhưng qua đó chúng ta có thể cómột cái nhìn khái quát về tình hình áp dụng các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hànghóa trên toàn thế giới Mặc dù quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là khácnhau trong các hiệp định khác nhau, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn vào các quy địnhđó có thể thấy rằng hầu như tất cả các đặc điểm được tìm thấy trong các mô hìnhchứng nhận xuất xứ ở các quốc gia đều xuất phát từ mô hình của khu vực châu Âu– Địa Trung Hải (Euro – Med), mô hình của Khu vực thương mại tự do Bắc MỹNAFTA và mô hình của Mỹ; tương ứng lần lượt với 3 dạng cơ chế tự chứng nhậnxuất xứ: Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa
hoàn toàn vào nhà xuất khẩu và Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (WCO, n.d.b) Từ việc nghiên cứu những mô hình này chúng ta có thể hiểu được hầu hết
các mô hình tự chứng nhận xuất xứ khác trên thế giới
2.1 Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
2.1.1 Giới thiệu về khu vực EU-MED và Hệ thống cộng gộp xuất xứ
PAN-EURO-MEDITERRANEAN
Khu vực EU-MED (châu Âu – Địa Trung Hải) bao gồm 28 nước thành viênLiên minh châu Âu EU, 4 nước thành viên Hiệp hội Thương mại tự do châu ÂuEFTA (Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ and Liechtenstein), Thổ Nhĩ Kỳ, Quần đảo Faroe
và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải tham gia ký Tuyên bố Barcelona (Albania,Algeria, Bosnia and Herzegovina, Ai Cập, Israel, Jordan, Lebanon, Mauritania,Monaco, Montenegro, Morocco, Palestine, Syria, Tunisia) Quan hệ đối tác EU-MED đã được thiết lập bởi một tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao từ
Trang 29các quốc gia EU và các nước vành đai Địa Trung Hải ở thành phố Barcelona vàotháng 11 năm 1995 – do đó tuyên bố này được gọi là Tuyên bố Barcelona – với mụctiêu cung cấp một khuôn khổ đối thoại và tăng cường hợp tác toàn diện ở khu vựcĐịa Trung Hải Các quốc gia tham gia đã thống nhất một chiến lược nhằm tạo ramột khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung thông qua việc đến thiết lập cácquan hệ thương mại tự do giữa EU và các đối tác Địa Trung Hải, và giữa các quốcgia thành viên với nhau.
Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED là sự mở rộng của hệ thốngcộng gộp xuất xứ PAN-EURO trước đây Hệ thống cộng gộp PAN-EURO đượcthành lập năm 1997 trên cơ sở Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu EEA năm
1994 giữa Cộng đồng châu Âu EC, các nước EFTA, các nước CEEC và các quốcgia vùng Baltics; sau đó được mở rộng ra với sự gia nhập của Slovenia và Thổ Nhĩ
Kỳ Sau khi thiết lập quan hệ đối tác với Quần đảo Faroe và các quốc gia vùng ĐịaTrung Hải, hiện nay hệ thống này được mở rộng và thường được gọi là hệ thốngcộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED Hệ thống được dựa trên một mạng lưới các
hiệp định ưu đãi mà trong đó các điều khoản về xuất xứ phải bao gồm các quy tắc giống hệt nhau Có điểm đặc biệt này là do vào tháng 10 năm 2007 tại Lisbon, các
Bộ trưởng thương mại đã đưa ra đề nghị thay thế mạng lưới các điều khoản songphương về quy tắc xuất xứ trong khoảng 60 Hiệp định thương mại tự do đang cóhiệu lực trong khu vực EU-MED với một công cụ pháp lý duy nhất dưới hình thứcmột công ước khu vực Mục đích chính của đề nghị này là cho phép quản lý hệthống PAN-EU-MED hiệu quả hơn và cung cấp một bộ quy tắc xuất xứ chungthuận lợi hơn cho việc cộng gộp xuất xứ của hàng hóa trao đổi giữa các quốc giathành viên Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ thường xuyên phải thay đổi để phù hợpvới thực tiễn thương mại vì thế với một công cụ pháp lý duy nhất, khi có sửa đổi sẽdễ dàng hơn là với một mạng lưới các điều khoản phức tạp
Sau nhiều năm đàm phán, chuẩn bị, Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưuđãi của khu vực PAN-EURO-MED cũng đã mở ra cho các quốc gia tham gia ký vàongày 15 tháng 6 năm 2011 Kể từ đó, EU, EFTA, Macedonia, Montenegro, Croatia,Albania và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký tên vào Công ước Các quốc gia đã phê chuẩn Côngước này chỉ cần dẫn chiếu tới nó trong điều khoản xuất xứ của các hiệp định thương
Trang 30mại với các đối tác khu vực EU-MED cũng đã phê chuẩn khác (European Commission, 2015).
2.1.2 Quy định về cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED
Quy định về nhà xuất khẩu được cấp phép
Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu đãi của khu vực PAN-EURO-MED(sau đây gọi là Công ước PEM) không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm
“nhà xuất khẩu được cấp phép” Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM nêu các quy địnhvề “nhà xuất khẩu được cấp phép” như sau:
“Các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu có thể cho phép bất cứ nhà xuất khẩu nào, sau đây gọi là “nhà xuất khẩu được cấp phép”, những người thường xuyên thực hiện các chuyến hàng theo những điều khoản của Công ước này được phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MED không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan Nhà xuất khẩu muốn có sự cho phép
đó phải cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan tất cả sự bảo đảm cần thiết để xác minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa cũng như sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác của Nghị định thư này.
Văn bản hướng dẫn (Explanatory Notes) của EU phát hành có giải thích chitiết hơn về các quy định này như sau:
“Thuật ngữ “nhà xuất khẩu” chỉ những người thực hiện việc xuất khẩu từ lãnh thổ của một nước tham gia hiệp định, bất kể họ là nhà sản xuất hay thương nhân, miễn là họ tuân thủ tất cả các quy định khác của Nghị định thư này Đại lý làm thủ tục hải quan không được cấp tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép trong phạm vi ý nghĩa của Công ước này.” Như vậy, có thể hiểu “nhà xuất khẩu” là người
sở hữu hàng hóa hoặc có quyền bán hàng hóa hợp pháp, không nhất thiết phải làngười sản xuất ra hàng hóa
Từ Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM chúng ta thấy được hai đặc điểm phânbiệt “nhà xuất khẩu được cấp phép” và nhà xuất khẩu không được cấp phép bất kỳlà:
- Thường xuyên thực hiện những chuyến hàng theo các điều khoản của Công ướcnày
Trang 31- Được phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MEDkhông phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan
Như vậy những nhà xuất khẩu không thường xuyên xuất khẩu hàng hóa,hoặc thường xuyên xuất khẩu hàng hóa nhưng xuất khẩu sang các quốc gia khôngphải là quốc gia ký kết Công ước thì không được cấp tư cách “nhà xuất khẩu đượccấp phép” Ngoài ra, những “nhà xuất khẩu được cấp phép” có quyền phát hành
tuyên bố xuất xứ hàng hóa của mình trên hóa đơn mà không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan Quy định này nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục, tạo
thuận lợi cho những nhà xuất khẩu thường xuyên xuất khẩu hàng hóa đến các nướcđối tác trong khu vực EU-MED Đối với từng chuyến hàng, những nhà xuất khẩunày sẽ không phải xin tổ chức cấp giấy chứng nhận dịch chuyển (movementcertificate) EUR.1 hoặc EU-MED nữa Tuy nhiên, trước khi được cấp phép để làmđiều đó, các nhà xuất khẩu phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định
Về những tiêu chí để cấp phép cho những nhà xuất khẩu, Khoản 2 Điều 22
Công ước PEM quy định: “Các cơ quan hải quan có thể cấp tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép theo bất cứ tiêu chí nào mà họ thấy là phù hợp” Đây là một quy
định mở, cho phép các cơ quan hải quan ở các quốc gia thành viên có thể linh hoạt
tự đặt ra các tiêu chí cấp phép mà họ thấy là hợp lý và phù hợp với thực tiễn quốcgia mình Số lượng thành viên của Công ước này khá lớn, ở mỗi nước số lượng cácdoanh nghiệp là khác nhau, mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách quản lý xuấtnhập khẩu… cũng khác nhau Khó có thể áp đặt một hệ thống tiêu chí chung chotoàn bộ các quốc gia, ngoài ra việc liệt kê các chỉ tiêu cụ thể có thể vừa khó đầy đủvừa có thể dẫn tới việc tận dụng kẽ hở để lách luật
Công ước PEM không quy định về thủ tục cấp phép cho các nhà xuất khẩu,
nhưng Văn bản hướng dẫn do EU phát hành có quy định thêm: “Tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép chỉ được cấp khi một nhà xuất khẩu nộp một đơn xin cấp phép bằng văn bản.” Cộng với các yêu cầu đối với nhà xuất khẩu được cấp phép được
nêu trong Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM, các tiêu chí cơ bản để trở thành một
nhà xuất khẩu được cấp phép trong khuôn khổ ý nghĩa của Công ước là:
- Phải nộp đơn xin cấp phép bằng văn bản cho cơ quan quản lý
- Phải là nhà xuất khẩu hàng hóa thường xuyên theo các điều khoản của Công ước
Trang 32- Có khả năng cung cấp đầy đủ những bằng chứng liên quan đến tình trạng xuất
xứ của hàng hóa và đáp ứng được những yêu cầu khác của Công ước (Ví dụnghĩa vụ về lưu giữ bằng chứng xuất xứ…)
Quy định về bằng chứng xuất xứ
Mỗi chuyến hàng muốn được hưởng ưu đãi xuất xứ đều phải được đi kèmvới một bằng chứng xuất xứ Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của khu vực EU-MEDcung cấp một sự lựa chọn khác ngoài việc xin cấp một giấy chứng nhận dịch chuyểnEUR.1 hoặc EUR-MED, đó là tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hànhbởi (1) nhà xuất khẩu được cấp phép đối với bất kỳ chuyến hàng nào, không phụthuộc vào giá trị chuyến hàng, hoặc (2) bất kỳ nhà xuất khẩu nào đối với nhữngchuyến hàng có tổng giá trị không vượt quá 6 000 EUR (Khoản 1 điều 21 Công ước
PEM) Văn bản hướng dẫn do EU phát hành còn quy định thêm: “Giá ex-works (giá xuất xưởng) được dùng làm cơ sở cho việc xác định khi nào một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được sử dụng thay cho giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc EU-MED Trong trường hợp không có giá ex-works do chuyến hàng là miễn phí, trị giá hải quan tính toán bởi cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu được coi
là cơ sở cho giới hạn giá trị phát hành tuyên bố xuất xứ.” Trong thực tiễn thương
mại ở châu Âu thì những lô hàng có giá trị từ 6 000 EUR trở xuống là những lôhàng có giá trị nhỏ, không phổ biến; đối với những lô hàng có giá trị lớn hơn, cácnhà xuất khẩu không được cấp phép bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Mặc dù bằng chứng xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không phảitheo một mẫu nhất định như trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩmquyền, nhưng trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED,vẫn có những quy định về hình thức và nội dung của một tuyên bố xuất xứ trên hóađơn mà các nhà xuất khẩu phải tuân theo khi phát hành Trước hết cần phải phânbiệt một tuyên bố xuất xứ hóa đơn bình thường với một tuyên bố xuất xứ hóa đơnEU-MED Điểm khác biệt cơ bản là tuyên bố trên hóa đơn EU-MED được sử dụngtrong các trường hợp hàng hóa phải sử dụng tiêu chí cộng gộp để được coi là cóxuất xứ EU-MED, hàng hóa được sử dụng làm nguyên vật liệu để cộng gộp xuất xứcho hàng hóa khác được sản xuất tại nước nhập nguyên vật liệu, hàng hóa được táixuất khẩu Nếu hàng hóa có xuất xứ EU-MED mà không cần sử dụng tiêu chí cộng
Trang 33gộp thì không cần phải phát hành tuyên bố trên hóa đơn EU-MED (Khoản 3, 4 Điều
21 Công ước PEM)
Đối với nội dung và hình thức của tuyên bố hóa đơn, tuyên bố hóa đơn phải
sử dụng cách diễn đạt nêu tại Phụ lục IVa của Công ước, cụ thể là: “Nhà xuất khẩu của những hàng hóa đi kèm với chứng từ này (mã số hải quan Số … (1)) tuyên bố rằng, trừ trường hợp khác có quy định rõ ràng, những hàng hóa này được hưởng
ưu đãi xuất xứ… (2).” Đối với tuyên bố hóa đơn EU-MED, nếu có sử dụng tiêu chí
cộng gộp thì phải thêm dòng "CUMULATION APPLIED WITH … (name of thecountry/countries) (“Cộng gộp được áp dụng với … (tên nước/tên các nước)); nếukhông sử dụng tiêu chí cộng gộp thì phải thêm dòng "NO CUMULATIONAPPLIED" (Cộng gộp không được áp dụng) (1) điền Mã số hải quan là mã số do
cơ quan hải quan các nước cấp cho các nhà xuất khẩu được cấp phép ở nước mình.(2) điền tên nước xuất xứ của hàng hóa Trong Phụ lục Iva và b, dòng văn bản nàyđược dịch ra tất cả các thứ tiếng hiện hành của các quốc gia thành viên Công ước,khi phát hành các nhà xuất khẩu nên tìm trong Phụ lục đó để có thể có được phiênbản phù hợp với ngôn ngữ nước mình Tuy nhiên trong trường hợp tuyên bố hóađơn EU-MED được dùng, những chữ "CUMULATION APPLIED WITH … (name
of the country/countries) và "NO CUMULATION APPLIED" vẫn phải được để ởtiếng Anh Cách quy định cụ thể cách diễn đạt tuyên bố xuất xứ này nhằm tránhtrường hợp các nhà xuất khẩu đưa ra những tuyên bố xuất xứ mơ hồ, dễ gây nhầmlẫn hoặc không đầy đủ các thông tin cần thiết
Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hành dưới dạng đánh máy,đóng dấu hoặc in lên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc một chứng từ thương mại khác.Nếu được viết tay, tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn phải được viết bằng mực và bằngchữ in (Khoản 6 Điều 21 Công ước PEM) Có thể thấy đây là một quy định mềmdẻo, linh hoạt cho các nhà xuất khẩu về hình thức của tuyên bố xuất xứ Văn bảnhướng dẫn do EU phát hành thậm chí còn tạo ra những điều kiện thông thoáng hơn,cho phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên bản sao hóa đơn thương mại (miễn làđược ký), ở mặt sau hóa đơn hoặc một trang riêng biệt nếu đó là một phần của hóađơn thương mại Các chứng từ thương mại thay thế phải cho thấy đầy đủ tên và địachỉ của người giao hàng, nhận hàng cũng như ngày phát hành
Trang 34Khoản 7 điều 21 Công ước PEM quy định về việc xác nhận của nhà xuất
khẩu được cấp phép như sau: “Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn hoặc tuyên bố xuất
xứ trên hóa đơn EU-MED phải có chữ ký gốc viết tay của nhà xuất khẩu Tuy nhiên, một nhà xuất khẩu được cấp phép trong phạm vi ý nghĩa của Điều 22 thì không phải ký vào tuyên bố xuất xứ đó với điều kiện anh ta cung cấp cho các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu một văn bản cam kết rằng anh ta chịu hoàn toàn trách nhiệm với bất kỳ tuyên bố xuất xứ nào định danh anh ta và coi như tuyên bố
đó đã được ký bằng tay.” Việc không phải ký xác nhận rất có ý nghĩa với những
nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi họ là những nhà xuất khẩu hàng hóa thườngxuyên, số lượng hóa đơn thương mại phát hành ra lớn khó có thể ký tay được toànbộ Ngoài ra quy định còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng từthương mại điện tử (không phải in ra và ký), tiết kiệm chi phí giấy tờ và thời gianlưu chuyển chứng từ giữa người xuất khẩu và nhập khẩu Về phía người nhập khẩu,quy định này giúp họ tránh được những rắc rối khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng từcác nhà xuất khẩu được cấp phép và hưởng ưu đãi thuế suất, chẳng hạn như tuyên
bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại chưa được ký hay cơ quan hải quan nghi ngờtính xác thực chữ ký của nhà xuất khẩu Những rắc rối đó có thể làm trì hoãn việcgiao nhận hàng
Khoản 8 điều 21 Công ước PEM quy định về thời gian phát hành tuyên bố
xuất xứ trên hóa đơn: “Một tuyên bố trên hóa đơn hoặc một tuyên bố trên hóa đơn EU-MED có thể được phát hành khi hàng hóa mà nó liên quan được xuất khẩu, hoặc sau khi xuất khẩu với điều kiện nó được xuất trình ở nước nhập khẩu trong vòng 2 năm sau khi nhập khẩu hàng hóa đó.” Về thời hạn hiệu lực của tuyên bố
xuất xứ trên hóa đơn, Điều 23 Công ước PEM quy định thời hạn là 4 tháng kể từngày phát hành ở nước người xuất khẩu, trong thời hạn đó bằng chứng xuất xứ phảiđược xuất trình cho cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu Tuy nhiên trong nhữngtrường hợp bất khả kháng thì bằng chứng xuất xứ vẫn được hải quan nước nhậpkhẩu chấp nhận Điều 24 Công ước quy định rằng việc nộp các bằng chứng xuất xứphải được thực hiện theo các thủ tục được áp dụng tại nước nhập khẩu Đối vớinhững lô hàng giao nhiều lần hàng hóa được tháo rời, Điều 25 quy định bằng chứngxuất xứ chỉ cần xuất trình trong chuyến hàng đầu tiên Nhìn chung những quy định
Trang 35về thời gian phát hành, thời hạn hiệu lực và việc xuất trình bằng chứng xuất xứtrong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép tương đồng với những quy định trong cơchế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền.
Quy định về nghĩa vụ kiểm tra của các cơ quan hải quan
Trong mô hình nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED, cơ quanhải quan của nước xuất khẩu có trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát nhữngnhà xuất khẩu được cấp phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn (Khoản 3, 4Điều 22 Công ước PEM) Về việc kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép, Văn
bản hướng dẫn của EU quy định thêm: “Các cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với các nhà xuất khẩu được cấp phép Những cuộc kiểm tra này phải đảm bảo sự tuân thủ liên tục của việc sử dụng sự cho phép và có thể thực hiện trong khoảng thời gian được xác định, nếu có thể, trên cơ sở các tiêu chí phân tích rủi ro.” Nếu như Công ước PEM trao quyền cho các cơ quan hải quan các nước
thành viên cấp phép cho các nhà xuất khẩu đủ điều kiện thì Khoản 5 Điều 22 cũng
yêu cầu các cơ quan này tước sự cho phép ấy vào bất kỳ thời điểm nào nếu “nhà xuất khẩu được cấp phép không còn cung cấp được sự bảo đảm được nêu tại khoản
1, không còn đáp ứng được những tiêu chí được nêu ở khoản 2 hoặc sử dụng không đúng sự cho phép.” Đây là những quy định nhằm kiểm soát tình hình chấp hành
luật pháp của các nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi vì bằng chứng xuất xứ là do họ
tự phát hành, không có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Ngay cả với cơchế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tình trạng gian lận xuất xứ vẫnxảy ra bởi, hơn ai hết, nhà sản xuất/nhà xuất khẩu mới là những người có đầy đủthông tin cần thiết về việc hàng hóa có thỏa mãn các tiêu chí để được coi là hànghóa có xuất xứ ưu đãi theo một hiệp định thương mại tự do nào đó hay không Đểtránh các nhà xuất khẩu lợi dụng sự nới lỏng trong việc được tự chứng nhận xuất xứnày, cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép rất chú trọng trong việc kiểm soát các nhàxuất khẩu đã được cấp phép Thực tiễn ở các quốc gia, giấy phép của các nhà xuấtkhẩu chỉ được cấp trong một thời gian nhất định Ví dụ như ở Iceland, giấy phép chỉđược cấp với thời hạn 5 năm; đối với những trường hợp đặc biệt (nhà sản xuất, nhàxuất khẩu mới, sản phẩm mới…) giấy phép có thể chỉ được cấp với thời hạn 1 năm,nếu tuân thủ đầy đủ thì sau 1 năm đó mới được cấp phép thời hạn 5 năm Còn ở Na
Trang 36Uy, thời hạn đối với những nhà xuất khẩu xin cấp phép lần đầu chỉ là 2 năm, sau 2năm đó nếu tuân thủ tốt, giấy phép sẽ được cấp với thời hạn 5 năm Cơ quan hảiquan địa phương có nghĩa vụ kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép vào bất cứlúc nào Đặc điểm chung của các nước áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
ở khu vực EU-MED là nhà xuất khẩu khó được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ(thông qua hệ thống các tiêu chí) nhưng dễ bị tước giấy phép nếu có dấu hiệu saiphạm Đối với những trường hợp sai phạm lớn còn bị phạt theo luật định
Đối với việc kiểm tra bằng chứng xuất xứ, mô hình nhà xuất khẩu được cấpphép của khu vực EU-MED dựa trên cơ sở hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của các cơquan hải quan liên quan (Điều 31 Công ước PEM) Các cơ quan hải quan của nướcxuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm tra tính xác thực của các bằngchứng xuất xứ và tính chính xác của các thông tin được đưa ra trong các chứng từnày
Hình 2.1: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước nhập khẩu theo cơ
chế nhà xuất khẩu được cấp phép
Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications
Khi cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có những “nghi vấn hợp lý” vềhình thức hoặc nội dung của bằng chứng xuất xứ, họ có thể yêu cầu cơ quan hảiquan của nước xuất khẩu xác minh bằng cách trả lại hóa đơn (hoặc hóa đơn thươngmại) có tuyên bố xuất xứ, cùng yêu cầu hậu kiểm trong đó nói rõ lý do tại sao việchậu kiểm phải được tiến hành và những tài liệu cùng thông tin cần thiết, thông qua
Trang 37Trụ sở trung tâm của văn phòng Hải quan khu vực (Khoản 1, 2 Điều 32 Công ướcPEM – Kiểm tra bằng chứng xuất xứ) Thông thường, hải quan nước nhập khẩu sẽtạm đình chỉ việc cấp ưu đãi thuế quan đối với những hàng hóa đang được xácminh.
Hình 2.2: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước xuất khẩu theo cơ
chế nhà xuất khẩu được cấp phép
Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications
Cơ quan hải quan nước xuất khẩu tiến hành việc điều tra theo yêu cầu và trảlời cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong thời gian sớm nhất có thể Kết quảtrả lời phải chỉ ra được các bằng chứng xuất xứ có đáng tin cậy và liệu hàng hóa cóđúng là có xuất xứ như trong tuyên bố xuất xứ hay không (Khoản 5 Điều 32 Côngước PEM) Để phục vụ cho mục đích này, cơ quan hải quan nước xuất khẩu có thểyêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bất cứ bằng chứng gì hoặc tiến hành các cuộc kiểmtra cơ sở của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nếu cần thiết (Khoản 3 Điều 32 Công ướcPEM) Cơ quan hải quan nước xuất khẩu phải trả lời trong vòng muộn nhất là 10tháng, quá thời gian trên, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ đình chỉ vĩnh viễnviệc cấp ưu đãi thuế quan cho hàng hóa đó, trừ các trường hợp bất khả kháng(Khoản 6 Điều 32 Công ước PEM) Trường hợp phát hiện ra sai phạm của nhà xuấtkhẩu, họ sẽ phải nộp phạt theo quy định tại Điều 34 Công ước PEM Với nhữngtranh chấp giữa các bên liên quan vẫn tồn tại sau quá trình xác minh bằng chứngxuất xứ, các bên phải thành lập một hội đồng chung để giải quyết; không có tòa án
Trang 38giải quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do (Điều 33 - Giải quyếttranh chấp).
Chú ý việc hậu kiểm bằng chứng xuất xứ cũng có thể được cơ quan hải quannước xuất khẩu tiến hành một cách ngẫu nhiên chứ không nhất thiết chỉ khi có yêucầu từ cơ quan hải quan nước nhập khẩu (Khoản 1 Điều 32 Công ước PEM)
Quy định về nghĩa vụ lưu giữ chứng từ
Cho dù là phục vụ cho công tác hậu kiểm hay một lý do gì khác, sẽ có nhữnglúc phải xem lại bằng chứng xuất xứ và các tài liệu liên quan khác đối với một lôhàng nhất định Vì vậy cho dù bản thân bằng chứng xuất xứ chỉ có thời hạn hiệu lực
là 4 tháng, trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, nhà xuất khẩu phát hànhtuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có nghĩa vụ lưu giữ bản sao tuyên bố này cũng nhưcác tài liệu hỗ trợ chứng minh xuất xứ của hàng hóa trong thời gian ít nhất là 3 năm(Khoản 2 Điều 28 Công ước PEM) Điều 27 Công ước quy định cụ thể một số loạitài liệu được coi là tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như bằng chứng trong hồ sơ hoặc sổsách kế toán nội bộ về quy trình nhận hàng của nhà xuất khẩu, nhà cung cấp; tài liệuchứng minh xuất xứ của nguyên vật liệu đầu vào; tài liệu chứng minh quá trình giacông chế biến Đối với các cơ quan hải quan, cơ quan hải quan nước nhập khẩu mới
là cơ quan phải có trách nhiệm lưu giữ tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn do nhà nhậpkhẩu xuất trình (Khoản 4 điều 28 Công ước PEM)
2.2 Cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu
2.2.1 Giới thiệu về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định NAFTA
Vào năm 1992, chính phủ 3 nước Canada, Mexico và Mỹ đã ký kết Hiệpđịnh Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA, tạo ra một khối thương mại 3 bên ở Bắc
Mỹ Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, thay thế và mởrộng Hiệp định thương mại tự do Canada – Mỹ thành lập năm 1989 Mục tiêu banđầu mà NAFTA đề ra là loại bỏ các rào cản đối với thương mại giữa các quốc giathành viên, tạo thuận lợi di chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Từ khi bắtđầu có hiệu lực, Hiệp định NAFTA đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng caomức sống của toàn bộ người dân 3 nước thành viên, thể hiện rõ ràng nhất ở mứctăng khối lượng thương mại nội khối, từ 289 nghìn tỷ USD vào năm 1993 đạt tới1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2012, nghĩa là tăng gần gấp 3,7 lần trong vòng 20 năm
Trang 39Thành công của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ là nhờ sự kết hợp của vốn và kỹthuật của Mỹ, Canada cùng nguồn tài nguyên dồi dào và nguồn nhân công giá rẻcủa Mexico Ngày nay, đây là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhấtthế giới, với quy mô diện tích 21,6 triệu km2, dân số hơn 470 triệu người và GDP
đạt 20,1 nghìn tỷ USD (số liệu năm 2013) (Foreign Affairs, Trade and Development Canada, 2014).
Hiệp định thương mại tự do NAFTA là hiệp định thương mại toàn diện nhấthiện nay, bao gồm các quy định về rất nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hóa,dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hành chính, lao động,môi trường… Khác với Liên minh châu Âu EU, NAFTA chỉ hướng tới tạo thuận lợithương mại giữa các quốc gia thành viên chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốcgia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ Những đặc điểm chínhcủa Hiệp định thương mại tự do NAFTA bao gồm:
- Xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ giữa 3 nước: cụthể, khoảng 50% thuế quan được cắt giảm ngay khi hiệp định có hiệu lực vàphần còn lại được cắt giảm dần dần trong vòng 15 năm và xóa bỏ hoàn toàn vàonăm 2008 Mỹ và Canada đã thỏa thuận cắt giảm thuế quan từ năm 1989 nênthực chất chỉ có sự cắt giảm thuế quan giữa Mexico và hai thành viên còn lại
- Xóa bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế quan vào năm 2008
- Thiết lập các quy chuẩn: 3 quốc gia thành viên NAFTA thỏa thuận thiết lập cáctiêu chuẩn chung về y tế, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn công nghiệp…; các tiêuchuẩn kỹ thuật quốc gia không còn được sử dụng như một rào cản đối vớithương mại tự do nữa
- Tăng cơ hội đầu tư, mở cửa thị trường bảo hiểm và tài chính
- Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ
- Thiết lập hội đồng chung xử lý các vấn đề về lao động và môi trường
Riêng về thương mại hàng hóa, đặc điểm chính của khu vực thương mại tự
do Bắc Mỹ NAFTA là tính bảo hộ cao Chỉ những hàng hóa có xuất xứ Bắc Mỹ mới
đủ điều kiện để miễn thuế Tuy nhiên để đạt được xuất xứ Bắc Mỹ thì tiêu chí hàmlượng giá trị khu vực của sản phẩm phải rất lớn, ví dụ đối với giày dép, hóa chấtphải chứa ít nhất 50% thành phần sản xuất ở Bắc Mỹ, đối với ô tô tỷ lệ nội địa hóa
Trang 40bắt buộc có thể lên tới 62,5% Ngoài các yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ, nhữngquy định về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động… đều ở mức rất
cao, ngăn chặn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào khu vực này (Lê Hồng Hiệp, 2014).
2.2.2 Quy định về cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu của
NAFTA
Quy định về người phát hành bằng chứng xuất xứ
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của NAFTA cũng là cơ chế mà người xuấtkhẩu phát hành bằng chứng xuất xứ Tuy nhiên đây là cơ chế chứng nhận dựa hoàntoàn vào nhà xuất khẩu, có nghĩa là không có sự liên quan của cơ quan có thẩmquyền trong việc phát hành bằng chứng xuất xứ, các nhà xuất khẩu tự phát hànhchúng mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát, quản lý nào từ các cơ quan có thẩmquyền Cụ thể Khoản 3 Điều 501 Hiệp định NAFTA quy định:
“Mỗi bên phải:
a) yêu cầu nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của mình hoàn thành và ký một Giấy chứng nhận xuất xứ đối với bất kỳ lô hàng xuất khẩu nào mà nhà nhập khẩu có thể được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu khẩu lô hàng đó vào lãnh thổ của Bên kia; và
b) trong trường hợp nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của bên đó không phải là nhà sản xuất của hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể hoàn thành và ký một Giấy chứng nhận xuất xứ trên cơ sở
(i) kiến thức của mình về việc hàng hóa có đủ điều kiện là một hàng hóa có xuất xứ,
(ii) sự căn cứ hợp lý của nhà xuất khẩu vào văn bản của nhà sản xuất chỉ ra rằng hàng hóa là có xuất xứ, hoặc
(iii) một Giấy chứng nhận xuất xứ điền đầy đủ và được ký của hàng hóa do
nhà sản xuất cung cấp tự nguyện cho nhà xuất khẩu.”
Như vậy, chỉ nhà xuất khẩu trực tiếp hàng hóa có trách nhiệm phát hành vàxác nhận Giấy chứng nhận xuất xứ Nhà phân phối, nhà sản xuất hàng hóa khôngthực hiện việc xuất khẩu hàng hóa không có trách nhiệm này Việc tự phát hànhGiấy chứng nhận xuất xứ phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà xuất khẩu về hàng hóa,